Chiều 13/11, tại văn phòng dân biểu Zoe Lofgren
ở Washington D.C., nhà báo-blogger Đoan Trang đã có cuộc trò chuyện với bà Zoe
Lofgren, nhân cuộc vận động của các blogger liên quan đến vụ án Anh Ba Sàm.
Dân biểu Zoe Lofgren: Nhìn
chung, tôi giả định rằng chính phủ Việt Nam cần Mỹ, vì vấn đề Trung Quốc. Vì
thế cho nên chúng tôi sẽ không để lỡ cơ hội này đâu (cười). Ngược
lại, chúng tôi sẽ tận dụng nó để đòi hỏi một số tiến triển về nhân quyền ở Việt
Nam.
Như tôi được biết thì ở Việt Nam có hàng trăm tù
nhân lương tâm, mà Anh Ba Sàm chỉ là một trong số đó. Bạn đánh giá như thế nào
về blogger này?
Đoan Trang (ĐT): Vâng,
chưa có thống kê chính thức nhưng ở Việt Nam hẳn phải có hơn 100 tù nhân lương
tâm. Tuy nhiên, Nguyễn Hữu Vinh là một trường hợp rất đặc biệt. Ông cũng lập ra
blog và website, như nhiều người khác, và các website của ông thu hút hàng
nghìn người đọc. Đây là logo và slogan của website Thông Tấn Xã Vỉa Hè. Slogan
của nó là “phá vòng nô lệ”. Ông ấy tin rằng có thể phá vòng nô lệ bằng cách
nâng cao dân trí, bằng cách làm cho người dân hiểu về các giá trị của dân chủ
và tự do.
Nhưng điều quan trọng hơn ở ông, với cá nhân
tôi, đó là, ông gần như đã cho những nhà báo quốc doanh như tôi, như chúng tôi,
thấy một cách làm báo mới: khách quan, chính xác, bảo vệ nguồn tin. Thật ra đa
số nhà báo Việt Nam lâu nay vẫn được huấn luyện để tin rằng báo chí là một công
cụ tuyên truyền của Đảng và Nhà nước, và nhiệm vụ của nhà báo là giải thích và
phổ biến chủ trương, đường lối, chính sách của lãnh đạo cho dân chúng. Ba Sàm
đã cố gắng thay đổi điều đó. Bằng việc đăng tải nhiều bài viết, bài dịch mà báo
chí quốc doanh không thể đăng, kèm bình luận, ông ấy muốn nói với dân chúng,
trong đó có cả các nhà báo, rằng có vô số điều đang diễn ra ngoài kia và nhiệm
vụ của truyền thông là phải truyền tải chúng. Ông ấy từng nói: “Những bài viết,
sự kiện, những cơ quan, tổ chức… có điều gì hay/dở, những con người tốt/xấu đều
có thể được hội tụ về đây, phơi bày, cọ sát, so sánh, được đông đảo cư dân mạng
khắp trong ngoài nước tức khắc nhận biết. Kẻ xấu bị vạch mặt phải biết sợ,
người tốt được động viên, gắn bó”.
Zoe Lofgren: Rất
hay…
ĐT: Vâng, và blogger
chúng tôi rất nhớ ông ấy. Tôi nhớ hình ảnh ông ở các cuộc biểu tình ở Hà Nội,
với cái đèn treo trước trán như thế này này. Ông ấy đã luôn có mặt ở những nơi
đó: biểu tình, tuần hành trên đường phố, cưỡng chế đất đai, những cuộc họp mặt
của giới blogger… Ông ấy đã luôn ở đó, chụp ảnh, làm tin và đưa lên blog.
Zoe Lofgren: Hay
quá. Bạn biết đấy, nước Mỹ cũng không phải hoàn hảo. Chúng tôi có rất nhiều vấn
đề. Nhưng điều quan trọng là cần có những kênh truyền tải thông tin, điều quan
trọng là chúng ta phải trung thực, phải thừa nhận những vấn đề ấy, và tìm cách
xử lý chúng.
ĐT: Tôi nghĩ Ba Sàm
cũng nghĩ vậy. Và ông ấy đã là một kênh như thế. Ông thành lập website Thông
Tấn Xã Vỉa Hè từ tháng 9/2007, và đã sống trong sự sách nhiễu, theo dõi của lực
lượng an ninh suốt gần một thập niên qua.
Zoe Lofgren: Sức
khỏe của ông ấy hiện thế nào?
ĐT: Theo tôi biết thì
không được tốt. Có một vài vấn đề.
Zoe Lofgren: Sở
dĩ tôi hỏi vậy, vì đôi khi dường như những người có vấn đề về sức khỏe thì có
cơ may được can thiệp để trả tự do sớm hơn. Chính phủ nói chung không muốn thừa
nhận các vấn đề về sức khỏe của tù nhân là do họ gây ra, cho nên họ sẽ tìm cách
“đuổi” các tù nhân ra sớm. Có lẽ thế.
ĐT: Tôi biết là Nguyễn
Hữu Vinh bị một chứng bệnh gì đó – tôi không biết tên gọi tiếng Anh của nó là
gì – nó khiến ông ấy chịu lạnh rất kém. Cái khổ là Hà Nội đang vào đông rồi, mà
ông ấy thì không được gặp gia đình để có thể nhận chăn màn tiếp tế…
Zoe Lofgren: Ông
ấy bị giam ở Hà Nội à?
ĐT: Không, ở một trại
giam ngoại thành Hà Nội. Tôi được biết là vợ của ông Vinh đã cố tìm cách gặp
ông ấy và gửi chăn màn cho ông ấy, nhưng không được. Miền Bắc đang vào đông,
thời tiết cũng lạnh như ở D.C. đây. Và ta thử hình dung xem, ông ấy phải nằm
trên bệ xi măng để ngủ. Một cảm giác ớn lạnh đến xương.
Zoe Lofgren: Quá
tệ. Tôi nghĩ là chúng tôi có thể cùng thảo một lá thư gửi chung đến chính quyền
Việt Nam. Tôi cũng sẽ liên hệ với Đại sứ quán Hoa Kỳ ở Việt Nam để xem họ có đề
xuất gì thêm về trường hợp này không.
ĐT: Với trường hợp
Minh Thúy, tình hình có lẽ còn tệ hơn. Tôi muốn nói đến người cộng sự của ông
Vinh. Hoàn cảnh gia đình của cô ấy hiện nay rất khó khăn. Cô Thúy đã ly dị và
có hai đứa con nhỏ mới 7 tuổi. Hiện giờ chúng ở với bà ngoại.
Zoe Lofgren: Cô
ấy đang bị giam ở đâu? Có cùng trại giam với ông Vinh không?
ĐT: Nói thật là chúng
tôi không có cách nào tiếp cận với cô ấy cả. Cá nhân tôi không biết cô ấy đang
ở đâu, nhưng có lẽ cũng tại trại giam đó. Cả ông Vinh và cô Thúy đều bị bắt
cùng một ngày.
Zoe Lofgren: Thật
tội nghiệp. Chúng ta phải đề cập cả đến cô ấy nữa. Chúng ta nên làm cho chính
quyền Việt Nam nhận ra rằng có rất nhiều người đang theo dõi họ, xem họ làm gì.
ĐT: Cảm ơn bà. Tôi xin
nói thêm rằng, chúng tôi không muốn coi vụ việc của Nguyễn Hữu Vinh chỉ là một
vụ việc cá nhân, cũng như không chỉ đòi hỏi trả tự do cho ông Vinh. Chúng tôi
muốn xem xét lại toàn bộ Bộ luật Hình sự và các điều khoản mơ hồ, hà khắc của
nó…
Zoe Lofgren: Tôi
biết rồi. Các bạn muốn một sự thay đổi, các bạn muốn Việt Nam tự do, dân chủ
chứ gì?
ĐT: (cười) Trời
ơi, sao mà bà nói giống một nhân viên an ninh Việt Nam thế?
Dù sao đi nữa, nếu bà cũng như bất kỳ dân biểu
Mỹ nào lên tiếng, như bà Loretta Sanchez chẳng hạn, thì bà phải chuẩn bị tinh
thần là sẽ sớm được đưa vào danh sách những nhân vật bị báo chí của công an và
quân đội ở Việt Nam tấn công. Tôi có một người bạn làm giám đốc điều hành của
một tổ chức nhân quyền quốc tế. Anh này có lần bị “dư luận viên” hay là báo chí
của công an, quân đội gì đó gọi là “con lừa”. Tôi kể lại cho anh ấy nghe, anh
cười phá lên: “Chẳng sao cả. Tôi là đảng viên Đảng Dân chủ mà. Biểu tượng của
đảng Dân chủ là con lừa”.
Zoe Lofgren: Haha,
tôi cũng vậy.
ĐT: Phải nói thật là
tôi không hiểu tại sao chính quyền lại bắt Anh Ba Sàm và Minh Thúy. Họ hết sức
ôn hòa. Tôi tin những người như ông Vinh là cơ hội mà chính quyền Việt Nam có
thể nắm lấy nếu họ muốn một sự chuyển đổi ôn hòa về chính trị. Mong muốn duy
nhất của ông Vinh là khai dân trí, nâng cao dân trí, thay đổi nhận thức của
người dân, để từ đó dân chủ và tự do sẽ đến với Việt Nam. Có lẽ họ ghét ông ấy
vì ông ấy có tính hài hước chăng? Ông ấy có nhiều comment châm biếm họ lắm. Ông
ấy còn cười chính mình nữa. Bà biết đấy, ông ấy tự xưng là “Anh Ba Sàm”
(gossiper).
Zoe Lofgren: Và
ông ấy cũng châm biếm, biến chủ nghĩa cộng sản thành trò đùa, phải không?
ĐT: Đúng như vậy.
Zoe Lofgren: Thì
đó là cái mà những người cộng sản ghét nhất. Khi nào người dân bắt đầu cười
nhạo họ là khi họ bắt đầu phải lo sợ.
T.H.L
Tác giả gửi BVN
*Dân biểu Zoe Lofgren sinh năm 1947, nguyên là
một luật sư, tốt nghiệp ĐH Stanford ngành khoa học chính trị và lấy bằng luật
(juris doctor) tại trường luật của ĐH Santa Clara. Bà là đảng viên đảng Dân
chủ, vào Hạ viện từ năm 1995. Bà cũng là một chuyên gia về sở hữu trí tuệ và
đặc biệt, luôn ủng hộ quyền của người nhập cư.
Lý do Việt Nam bội thực Sao Tướng
Nguyễn Bá Chổi
(Danlambao) - Việc đảng và nhà nước ta mới đây “nâng
cấp” và phong thêm một lô tướng mới nữa đã gặp phải chống đối của tuyệt đại đa
số quần chúng nhân dân. Thực ra, đây chỉ là chống đối có tính tạm thời như đất
nước ta đang gặp khó khăn tạm thời do hậu quả chiến tranh, tội ác mỹ ngụy... vì
chưa nhận thức đúng đắn, chưa nắm bắt được tình hình cụ thể để hiểu tại sao
Việt Nam thời đại Hồ Chí Minh lại phải cần nhiều tướng như thế, đâm ra càm ràm,
tạo cơ hội cho bọn xấu chọc phá tổ Q.
Vậy,
tình hình cụ thể dưới sự lãnh đạo của Đảng CSVN quang vinh nhờ hở ra là rinh
tài sản của tư nhân lẫn quốc gia nó siêu việt, nó không giống ai là ở những chỗ
nào?
Trước
hết là về biểu tượng quân hàm cấp Tướng.
Trong
khi cả thế giới chỉ dùng hình ngôi sao năm cánh làm biểu tượng quân hàm giới
hạn cho cấp tướng mà thôi, thì nhà nước ta giàu lòng nhân đạo thả Điếu Cày
Nguyễn Văn Hải, à quên, thả Sao bay đậu khắp nơi, xuống tận chỗ thấp nhất là
vai anh lính mới tò te. Sự “sao hóa đại trà” này chứng tỏ ngoài tính nhân đạo,
tính bình đẳng không phân biệt đối xử của đảng ta, còn mang giá trị chiến lược
chiến thuật ở chỗ làm cho nhân dân bạn lẫn nhân dân thù tá hỏa tam tinh khi
thấy sao nhiều quá không biết đàng nào mà mò, đặc biệt đối với đồng bào Miền
Nam thời hậu phỏng hai hòn đã phải thốt lên tướng gì mà chạy đầy đường chường
khắp chốn; còn đám ngụy quân ngụy quyền được cách mạng khoan hồng cho đi học
tập cải tạo thì anh nào cũng tưởng mình quan trọng vì được bộ đội gác tù lẫn
anh nuôi cung cấp củ mì nước muối hàng ngày cho mình toàn là sĩ quan cấp tướng,
tướng VC. Do đó tướng sao, sao tướng là chỗ quen thân lờn mặt rồi, nay có thêm
dăm bảy chục vài trăm chỉ là chuyện nhỏ như con thỏ, không có gì phải ầm ỉ
trong khi đất nước đang cần ổn định để xây dựng CNXH, dù chưa biết hết thế kỷ
này mặt mày nó giống lá đa chị em ta phơi ra đêm tối trời hay mõm chó mực (*).
Thứ
đến là, không giống như quân đội các nước khác chỉ biết trung với nước với dân,
quân đội nhân dân ta chỉ biết trung với đảng, vì đảng mà chiến đấu; điều này
được ghi rõ ràng trong HP nước CHXHCNCC vừa được QH tu chính năn 2013. Vì chỉ
biết còn đảng mới còn mình nên lực lượng vũ trang ta nói chung bao gồm bộ đội
ta, công an ta, côn đồ ta, vân vân ta, phải là lực lượng tinh nhuệ nhất hành
tinh để chống lại bất cứ kẻ thù nào trong đó kẻ thù đáng sợ nhất, nguy hiểm gấp
vạn lần bọn Mỹ Ngụy lúc trước, đó là lực lượng 90 triệu tên dân chúng so với 3
triệu đảng viên trong số đó không ít đồng chí đang lăm le ra khỏi. Mà muốn có
quân đội tinh nhuệ thì phải huấn luyện đào tạo có hiệu quả, mà muốn có hiệu quả
giáo dục cao thì lớp học cần phải được biên chế sao cho trò càng ít thầy càng
nhiều. Thầy đây là tướng là sao chư còn ai trồng khoai đất này nữa, chẳng hạn
như tướng CACA nhờ chiến thắng Cống Rộc, ủi sập chòi bắt trọn cá đầm nhà an hem
họ Đoàn ở Tiên Lãng năm kia mà viết thành binh thư giáo dục binh sĩ.
Thứ
đến nữa là trong chế độ ta, việc thăng tướng không đòi hỏi yếu tố này, điều
kiện kia, nhu cầu nọ như các nước đế quốc xâm lược, thậm chí không như cả hai
nước láng giềng Miên và Lèo, trái lại rất đơn giản như động tác thộp hai hòn
dái lợn, cột buồng trứng heo của “bồ tát thị hiện” Đỗ Mười. Thí dụ điển hình là
Võ Nguyên Giáp có học quân trường nào đâu mà vèo một cái, chỉ cần hơi hướng
tướng Tàu Lã Qúy Ba là được bác Hồ phong cho cái lon bốn sao Đại tướng.
Thứ
thứ đến nữa là càng nhiều tướng tức càng nhiều sao càng làm sáng ngơi thêm
chính nghĩa của đảng ta khi đi... sang Tàu. Thử hỏi trên thế giới này có quân
đội nước nào dám để cho hàng tướng lãnh cùng một lúc sắp hàng cả tá kéo sang
nước khác, ngoại trừ với mục đích xâm lược hay giải phóng, như quân đội nhân
dân VN vừa rồi đi Tàu?
Cuối
cùng là có quân đội nước nào có được một vị Bộ trưởng Quốc Phòng can đảm dám
coi thường giặc ngoại xâm hùng hậu gấp mình vạn lần đến chiếm đóng biển đảo của
nước mình, xem đó chỉ là việc xung đột giữa anh em một nhà như Đại tướng Phùng
Quang Thanh của nước CHXHCNCC? Rõ ràng là mình có làm sao mới dám phát biểu như
vậy. Cái “mình có làm sao đó” là ở chỗ nhờ mình có tướng nhiều hơn thiên hạ.
Thành
thử, có nắm bắt tình hình cụ thể, có đi sát thực tế được như thế thì mới thôi
so bì, hết thắc mắc tại sao thời chiến tranh chống Mỹ cứu nước Tàu, chỉ cần 36
tướng mà ta vẫn đánh cho bọn Mỹ phải cút, nhà chồng tương lai con Phượng Yêu
phải nhào; phỏng hai hòn Miền Nam, giải toàn bộ sản phẩm đồi trụy Ngụy, bã tư
bản Mỹ, thu về một mối ngoài Bắc để xử lý trọn gói; thứ chiến lợi phẩm nào cố
định không di dời được, ta chia nhau tại chỗ. Vẫn còn ghi đó lệnh truyền của
Nguyễn Hộ, ủy ban Quân Quản Sài Gòn: "Chiếm được Saigon, nhà của ngụy ta
ở, xe của ngụy ta lái, vợ của ngụy ta lấy, con cái ngụy ta bắt làm nô lệ, ngụy
quân, ngụy quyền ta sẽ tống vào trại cải tạo, khai thác sức lao động cho chết
dần không cần phí đạn mà bắn chúng ". Thế mà nay đất nước sạch bóng quân
thù, lực lượng vũ trang thu hẹp lại, trong khi quân số giảm, tướng số lại tăng,
từ 39 lên 489.
No comments:
Post a Comment
Thanks for watching