Obama
cảnh báo an ninh khu vực châu Á
Từ Đoàn Kết
đến Tự Do
|
|||||||
|
|
|
|
|
|
||
Preview by Yahoo
|
|||||||
|
|||||||
- 8 giờ trước
Tổng thống Hoa Kỳ cảnh báo an
ninh khu vực châu Á không thể dựa trên lệ nước lớn 'hăm dọa' nước nhỏ.
Ông Obama nói trước các sinh viên ở Brisbane, Úc
– nơi ông đang tham dự Hội nghị G20 – rằng an ninh khu vực phải được dựa trên
mối quan hệ tương trợ đồng minh.
Tổng thống Hoa Kỳ không nhắc cụ thể tới Trung
Quốc nhưng ông cảnh báo mối nguy từ các tranh chấp lãnh thổ trên biển Nam Trung
Hoa, với hành động của Bắc Kinh gây lo ngại cho nhiều quốc gia láng giềng.
Ông nói “không có nghi ngờ” gì về cam kết của ông
với các đồng minh châu Á – Thái Bình Dương, và nhắc tới nỗ lực của Hoa Kỳ trong
việc củng cố quan hệ chiến lược với các nước trong khu vực.
Hội nghị thượng đỉnh G20 kéo dài hai ngày sẽ tập
trung vào đẩy mạnh tăng trưởng kinh tế.
Dự kiến các lãnh đạo thế giới sẽ mở rộng kế
hoạch đã được các bộ trưởng tài chính khối G20 thông qua hồi tháng Hai đối với
việc nâng mức tăng trưởng toàn cầu lên 2% trong 5 năm.
Tổng thư ký Liên Hợp Quốc Ban ki-moon cũng yêu
cầu hội nghị giải quyết các thách thức lớn như dịch Ebola, thay đổi khí hậu và
xung đột ở Ukraine.
'Ra khỏi Ukraine'
Thủ tướng Canada (ngồi giữa ông Obama và
ông Tập Cận Bình) tỏ ra lạnh lùng với Tổng thống Putin
Trong cuộc gặp bên lề hội nghị, Tổng thống Nga Vladimir Putin
hối thúc người tương nhiệm của Pháp, ông Francois Hollande cùng tham gia làm
giảm căng thẳng giữa hai quốc gia về vấn đề Ukraine.
Pháp đã tạm hoãn chuyển giao hai chiếc tàu chiến
cho hải quân Nga do những hành động của nước này ở Ukraine.
Tổng thống Nga cũng bàn về việc “xây dựng lại
quan hệ” với Anh Quốc sau cuộc họp song phương với Thủ tướng David Cameron,
theo ông Dmitry Peskov, phát ngôn viên của ông Putin.
“Trước khi bắt đầu kỳ họp, ông Cameron nói Nga
có thể sẽ phải chịu thêm cấm vận nếu không ngừng “làm mất ổn định” Ukrane.
Tổng thống Putin cũng đã bị Thủ tướng Canada,
Stephen Harper tiếp đón lạnh lùng do can thiệp quân sự của Nga ở Ukraine.
“Tôi sẽ bắt tay ông, nhưng điều duy nhất tôi
muốn nói với ông là: ông phải ra khỏi Ukraine,” ông Harper nói với lãnh đạo tối
cao của Nga.
Trước đó Tổng thống Obama gọi hành động “xâm
lấn” của Nga ở Ukraine là “mối đe dọa với cả thế giới”.
'Gánh vác kinh tế'
Tổng thống Obama phát biểu rằng tất cả các quốc gia cần tăng
cường phát triển kinh tế, cảnh báo Mỹ không thể “gánh vác kinh tế thế giới trên
lưng mình”.
Mở đầu hội nghị, Thủ tướng Tony Abbott nói ông
muốn dùng sự kiện này để trấn an người dân về hướng đi của kinh tế thế giới,
“với thông điệp đầy hy vọng và lạc quan”.
Ông cho biết những vấn đề như tạo việc làm, phát
hiện gian lận thuế và củng cố kinh tế toàn cầu sẽ được bàn đến.
Chính quyền của ông cũng đã không đưa thay đổi
khí hậu vào nghị trình, mặc dù có sự kêu gọi từ phía các nhà vận động.
Hôm thứ Năm 13/11, hơn 200 người đã tự vùi đầu
xuống hố cát ở bãi biển Bondi để biểu tình phản đối thái độ thụ động trước thay
đổi khí hậu.
Chính quyền Úc cũng phải đối mặt với chỉ trích
về chính sách khí hậu. Kể từ khi nắm quyền, ông Abbott đã cắt bỏ thuế áp dụng
lên khí carbon và đầu tư vào năng lượng sạch giảm tới 70%.
'Dàn lãnh đạo VN nên về
hưu tất'
Quốc PhươngBBC Việt ngữ
- 14 tháng 10 một 2014
Việt Nam có thể đang gặp 'bế tắc' về
chính trị và mô hình quyền lực, theo nhà quan sát.
Việt Nam đang bế tắc chính trị
nội bộ vì phe phái mắc trong cơ chế trách nhiệm tập thể nên kém hiệu quả, từ
cách ra quyết định lựa chọn, loại bỏ nhân sự cho tới chống tham nhũng, theo ý
kiến từ Singapore.
Lớp lãnh đạo được cho là 'đã già' hiện nay nên
'về hưu' để nhường chức cho lớp lãnh đạo trẻ hơn với những ý tưởng và năng lực
mới hơn lên chấp chính, vẫn ý kiến này nói với BBC ngay trước thềm sự kiện Quốc
hội Việt Nam họp kín về lấy phiếu tín nhiệm và lấy phiếu vào ngày 15/11/2014.
Trước hết, hôm 13/11/2014, Tiến sỹ David Koh từ
Singapore bình luận với BBC về hiệu quả và ý nghĩa của phiên họp kín ở Quốc hội
về lấy phiếu tín nhiệm và quan hệ giữa sự kiện với việc chuẩn bị nhân sự cho
Đại hội Đảng tiếp theo của Việt Nam.
'Thay đổi mô hình?'
Nhà nghiên cứu hiện là giảng viên liên kết thuộc
Trung tâm Đông Nam Á ở Đại học Quốc gia Singapore (NUS) nói:
"Tôi nghĩ rằng hai hệ thống có thể hơi khác
nhau một chút, nó không thể hoàn toàn chung, bởi vì là nếu Quốc hội không tín
nhiệm nhưng mà Đảng vẫn tín nhiệm thì sao?
Tiến sỹ David Koh
"Về cơ bản là trong cái bầu ở Quốc hội ấy,
thì người ta có tín nhiệm trong Đảng hay không, bởi vì làm việc cho Quốc hội là
một chuyện và làm việc cho Đảng lại là một chuyện khác," ông Koh nói.
Cũng hôm 13/11, Tiến sỹ Jonathan London từ Đại
học Thành thị Hong Kong nói với BBC rằng thăm dò tín nhiệm ở Quốc hội Việt Nam
không phải hoàn là không có ý nghĩa, nhưng Việt Nam cũng nên quan tâm tới những
vấn đề có tầm vóc hơn.
"Tôi nghĩ là việc bỏ phiếu tín nhiệm cũng
chưa phải là không có giá trị, không có ý nghĩa, nhưng tôi nghĩ những chuyện
lớn hơn và quan trọng hơn cả ở Việt Nam chưa phải là những sự kiện, những quá
trình như thế này.
"Những vấn đề lớn nhất, căn bản nhất ở Việt
Nam phải đối phó không phải là bỏ phiếu trong một phòng kín mà là đề cập vấn đề
làm sao đất nước có thể phát triển được những thể chế chính trị để cho phép đất
nước có một chính trị minh bạch hơn, có trách nhiệm giải trình hơn và có hiệu
quả hơn đối với việc đề cập những thách thức trước mặt của đất nước trong cả
lĩnh vực đối ngoại, cũng như những vấn đề trong nước...", ông Jonathan
London nói.
Theo ông London, đợt đo tín nhiệm của Quốc hội
sắp diễn ra cũng như các lần thăm dò tín nhiệm với các quan chức, lãnh đạo
trong Đảng và Quốc hội Việt Nam gần đây, kể cả một số sự kiện các đại gia được
cho là 'sân sau' của một số phe phái nào đó bị trừng phạt, cho thấy Việt Nam có
thể đang thay đổi văn hóa chính trị.
Dù những sắp xếp trong bỏ phiếu tín nhiệm cũng
có những hạn chế của nó, chẳng hạn họ sẽ bỏ phiếu trong một phòng kín còn thiếu
minh bạch như thế... cho chúng ta ý nghĩ là dần dần mô hình, kiểu chính trị của
VN đang thay đổi
Phó Giáo sư Jonathan London
Ông nói: "Việc lấy phiếu tín nhiệm ở Quốc
hội Việt Nam cũng là một sự kiện nhằm nâng cao trách nhiệm giải trình của các
Đại biểu Quốc hội, thứ hai có những sự kiện, những scandal như vừa qua được nói
đến, làm cho tôi nghĩ đến Việt Nam rất có thể và rất có khả năng đang trong một
quá trình mà văn hóa chính trị của đất nước đang thay đổi.
"Dù những sắp xếp trong bỏ phiếu tín nhiệm
cũng có những hạn chế của nó chẳng hạn họ sẽ bỏ phiếu trong một phòng kín còn
thiếu minh bạch như thế, hoặc có những việc xoay quanh việc anh Thắm (đại gia
Hà Văn Thắm) bị bắt, nhưng sự kiện này nhìn từ một góc độ nào đó, có thể cho
chúng ta ý nghĩ là dần dần mô hình, kiểu chính trị của Việt Nam đang thay
đổi."
'Bế tắc khó gỡ'
Trong khi đó, Tiến sỹ David Koh so sánh mô hình
và hiệu quả cầm quyền giữa lãnh đạo Việt Nam với lãnh đạo Trung Quốc, mà ông
đơn cử trong chống tham nhũng nhà nước, tham nhũng chức vụ từ cấp lãnh đạo
trung ương tới địa phương.
Ông Koh nói: "Trong vấn đề chống tham nhũng,
chắc người ta cũng so sánh với chống tham nhũng của Tập Cận Bình ở bên Trung
Quốc.
"Vấn đề là quyền lực ở Việt Nam tập trung
được, hay không tập trung được, để người cao nhất trong Đảng có thể cách chức
ai hơn là khởi động một cơ chế nào đó để đặt ra cái nghi vấn, dấu hỏi trên đầu
một con người nào đó đang nắm chức vụ nào đó mà thậm chí là dùng pháp luật của
nhà nước để mà tẩy được, đuổi được con người tham nhũng đấy đi?
Tôi nghĩ rằng vấn đề phe cánh ở Việt Nam ăn rất
sâu mà phe cánh nào cũng đăng đối và ngang với phe cánh khác, cho nên cái việc
này, trong tiếng Anh người ta gọi là 'dead-lock' (bế tắc)
TS. David Koh
"Vấn đề vẫn quay về chỗ quyền lực dù là bên
đảng, bên nhà nước, cái quyền lực để bổ nhiệm nhân sự có tập trung lại hay
không để những người trong chức vụ lãnh đạo ở Việt Nam có thể bổ nhiệm được
những người mới, những người có tư duy mới, những người trung thành với họ, để
họ có thể làm việc được.
"Tôi nghĩ rằng vấn đề phe cánh ở Việt Nam
ăn rất sâu mà phe cánh nào cũng đăng đối và ngang với phe cánh khác, cho nên
cái việc này, trong tiếng Anh người ta gọi là 'dead-lock' (bế tắc), cái bế tắc
này rất khó gỡ khi không có tập trung về quyền lực đó, điều mà Trung Quốc đã
làm được rồi, còn Việt Nam chưa làm được."
'Nên về hưu đi'
Khi được thăm dò liệu ai có thể sẽ ngồi vào hai
trong số bốn vị trí vẫn được gọi là 'Tứ trụ' ở Việt Nam là chức Tổng Bí thư
Đảng Cộng sản (có thể theo mô hình kiêm cả chức Chủ tịch nước) và Thủ tướng
Chính phủ trong năm 2016, nhà quan sát nói:
"Về cơ chế hiện hành thì phải là người
trong Bộ Chính trị để làm Thủ tướng, còn những người như một số gợi ý đều chưa
có chân đứng trong Bộ Chính trị, cho nên tôi không nghĩ những ông đó có thể làm
Thủ tướng được cả."
Nếu mà tôi là ông Dũng, ông Trọng, hay là ông
Hùng, tôi sẽ nghĩ rằng tất cả mọi người về hưu đi, cho người trẻ người ta làm
TS. David Koh
Về ứng viên cho các vị trí lãnh đạo 'tứ trụ' nói
chung, Tiến sỹ Koh bình luận thêm về khía cạnh 'tuổi tác'.
Ông nói: "Những người 'trẻ hơn', ví dụ như
ông Xuân Phúc (Phó Thủ tướng Nguyễn Xuân Phúc), ông Hải (Lê Thanh Hải, Bí thư
thành ủy) ở Thành phố Hồ Chí Minh, ông Phạm Quang Nghị (Bí thư Thành ủy Hà
Nội), mấy ông trẻ hơn, kỳ thực kể cả ông Nghị, cũng đều quá tuổi rồi.
"Cho nên tôi nghĩ đội ngũ lãnh đạo Việt Nam
bây giờ cần một sự thay đổi về thế hệ, và nếu mà tôi là ông Dũng, ông Trọng,
hay là ông Hùng, tôi sẽ nghĩ rằng tất cả mọi người về hưu đi, cho người trẻ
người ta làm.
"Bởi vì người trẻ người ta có ý tưởng,
người ta có sức lực. Trẻ hơn, người ta có thể bắt đầu lại những cái kỷ nguyên
mới. Tất nhiên việc này cũng do Đảng quyết định thôi...
"Có thể có người nghĩ rằng phải có tính
liên tục trong đội ngũ lãnh đạo đó, dứt khoát phải có một ông, hay hai ông ở
lại, nhưng những việc đó chưa có sự kết luận..."
'Còn sớm để nói'
Bây giờ còn quá sớm để dự đoán như vậy, mà tôi
nghĩ điều quan trọng hơn là Việt Nam nên bàn thảo những biện pháp cụ thể hơn để
cải tổ hệ thống
PGS. TS. Jonathan London
Hôm 13/11, một nhà bình luận từ Việt Nam, Tiến
sỹ Nguyễn Thanh Giang, chủ biên tạp chí Tổ Quốc và là một nhân vật bất đồng
chính kiến lâu năm trong nước, nói với BBC rằng nếu chưa thể có sự lựa chọn dân
chủ, công khai của nhân dân, đảng viên, thì có thể 'đành chấp nhận' một số
phương án nhân sự như sau.
Ông nói: "Tôi nghĩ ứng viên cho chức Tổng
bí thư có thể là các ông như Nguyễn Tấn Dũng, Phạm Quang Nghị, Nguyễn Thiện
Nhân.
"Còn chức Thủ tướng, nếu bỏ qua một số yêu
cầu về việc phải là Ủy viên Bộ chính trị, thì tôi nghĩ ông Vũ Đức Đam nên là
một ứng cử viên."
Cũng hôm thứ Năm, khi được vấn ý về vấn đề này,
Tiến sỹ Jonathan London nói:
"Bây giờ còn quá sớm để dự đoán như vậy, mà
tôi nghĩ điều quan trọng hơn là Việt Nam nên bàn thảo những biện pháp cụ thể
hơn để cải tổ hệ thống.
"Sao cho đất nước, xã hội và thể chế được
dân chủ, minh bạch hơn, người dân có nhiều quyền hơn để có thể phát huy tốt
nhất những khả năng của mình," nhà nghiên cứu nói với BBC từ Hong Kong.
Giải pháp nào cho bế tắc
chính trị VN?
14 tháng 10 một 2014 Cập nhật
lúc 22:57 ICT
Tiến sỹ David Koh, nhà nghiên cứu về chính trị,
giảng viên liên kết từ Trung tâm Nghiên cứu Đông Nam Á thuộc Đại học Quốc gia
Singapore nêu giải pháp cho vấn đề mà ông cho là thế 'bế tắc' trong nền chính trị nội bộ ở
Việt Nam hiện nay.
Trao đổi với BBC hôm 13/11/2014 từ Singapore,
nhà quan sát này nói:
"Vấn đề là quyền lực ở Việt Nam tập trung
được, hay không tập trung được, để người cao nhất trong Đảng có thể cách chức
ai hơn là khởi động một cơ chế nào đó để đặt ra cái nghi vấn, dấu hỏi trên đầu
một con người nào đó đang nắm chức vụ nào đó mà thậm chí là dùng pháp luật của
nhà nước để mà tẩy được, đuổi được con người tham nhũng đấy đi?
"Vấn đề vẫn quay về chỗ quyền lực dù là bên
đảng, bên nhà nước, cái quyền lực để bổ nhiệm nhân sự có tập trung lại hay
không để những người trong chức vụ lãnh đạo ở Việt Nam có thể bổ nhiệm được
những người mới, những người có tư duy mới, những người trung thành với họ, để
họ có thể làm việc được.
"Tôi nghĩ rằng vấn đề phe cánh ở Việt Nam
ăn rất sâu mà phe cánh nào cũng đăng đối và ngang với phe cánh khác, cho nên
cái việc này, trong tiếng Anh người ta gọi là 'dead-lock' (bế tắc), cái bế tắc
này rất khó gỡ khi không có tập trung về quyền lực đó, điều mà Trung Quốc đã
làm được rồi, còn Việt Nam chưa làm được."
Thay đổi thế hệ
Tôi nghĩ đội ngũ lãnh đạo VN bây giờ cần một sự
thay đổi về thế hệ, và nếu mà tôi là ông Dũng, ông Trọng, hay là ông Hùng, tôi
sẽ nghĩ rằng tất cả mọi người về hưu đi, cho người trẻ người ta làm
TS. David Koh
Bình luận về nhân sự cấp cao trong lãnh đạo Đảng
và Nhà nước ở Việt Nam mà có thể đang được chuẩn bị cho kỳ Đại hội Đảng kế tiếp
vào đầu năm 2016 tới đây, ông David Koh nói:
"Về cơ chế hiện hành thì phải là người
trong Bộ Chính trị để làm Thủ tướng, còn những người như một số gợi ý đều chưa
có chân đứng trong Bộ Chính trị, cho nên tôi không nghĩ những ông đó có thể làm
Thủ tướng được cả."
Tiến sỹ Koh bình luận thêm về khía cạnh và
nguyên tắc 'tuổi tác', ông nói:
"Những người 'trẻ hơn', ví dụ như ông Xuân
Phúc (Phó Thủ tướng Nguyễn Xuân Phúc), ông Hải (Lê Thanh Hải, Bí thư thành ủy)
ở Thành phố Hồ Chí Minh, ông Phạm Quang Nghị (Bí thư Thành ủy Hà Nội), mấy ông
trẻ hơn, kỳ thực kể cả ông Nghị, cũng đều quá tuổi rồi.
"Cho nên tôi nghĩ đội ngũ lãnh đạo Việt Nam
bây giờ cần một sự thay đổi về thế hệ, và nếu mà tôi là ông Dũng, ông Trọng,
hay là ông Hùng, tôi sẽ nghĩ rằng tất cả mọi người về hưu đi, cho người trẻ
người ta làm.
"Bởi vì người trẻ người ta có ý tưởng,
người ta có sức lực. Trẻ hơn, người ta có thể bắt đầu lại những cái kỷ nguyên
mới. Tất nhiên việc này cũng do Đảng quyết định thôi...
"Có thể có người nghĩ rằng phải có tính
liên tục trong đội ngũ lãnh đạo đó, dứt khoát phải có một ông, hay hai ông ở
lại, nhưng những việc đó chưa có sự kết luận..."
Ông Bùi Tín cầm cờ Vàng trong cuộc biểu tình chống Tàu cộng và việt cộng của Tập Thể Người Việt Tỵ Nạn cs tại Pháp năm 2011.
No comments:
Post a Comment
Thanks for watching