|
Tấm
lợp Amiang trắng được sử dụng nhiều ở Việt Nam. Ảnh tư liệu
|
(TBKTSG
Online) - Theo báo cáo của nhóm Hợp tác thúc đẩy Phát triển Chính sách Y
tế, hiện nay nhiều nước trên thế giới cấm hoàn toàn việc sản xuất và sử
dụng amiang trắng, nhưng Việt Nam lại tăng nhập khẩu và sử dụng
Cụ
thể, kể từ năm 2001 đến nay, số nước cấm triệt để amiang trên thế giới đã
tăng gấp 3 lần (từ 18 nước lên 54 nước). Trong thời gian này Việt Nam lại
tăng khối lượng amiang được sử dụng và lùi mốc cấm amiang từ năm 2004 đến
2010, 2020, và có ý định kéo dài đến năm 2030.
Amiang
trắng (Chrysotile Asbestos) có dạng sợi, màu trắng, có khả năng chống
cháy... từ lâu là nguyên liệu của nhiều sản phẩm công nghiệp như tấm lợp
fibroximăng, má phanh xe, các vật liệu bảo ôn, cách âm, cách nhiệt, vật
liệu chống cháy...
Tuy
nhiên, tại Hội thảo "Cơ sở khoa học bảo vệ sức khỏe cộng đồng tránh tác
hại của amiang trắng" được tổ chức tại Hà Nội ngày 23-12, các chuyên
gia về sức khỏe và phát triển cộng đồng cho rằng amiang là chất gây ung thư nghề nghiệp nguy hiểm nhất.
Theo
Tổ chức Y tế thế giới (WHO), gánh nặng toàn cầu do amiang gây ra mỗi năm là
hơn 100.000 người chết và hơn 1,5 triệu người nhiễm bệnh. Ước tính khoảng
50% số ca tử vong do ung thư nghề nghiệp trên thế giới có liên quan tới
việc tiếp xúc với amiang.
Số người chết do ung thư phổi liên quan tới amiang là 41.000
người, còn số người chết do ung thư trung biểu mô ác tính là 59.000 người.
Đáng chú ý, amiang là nguyên nhân của 80% các trường hợp bị ung thư trung biểu
mô ác tính ở người, và số người chết do bệnh này ngày càng gia tăng ở các
nước phát triển đã sử dụng nhiều amiang trong quá khứ.
Cũng
theo WHO, năm 2008 chi phí cho các bệnh liên quan đến amiang là 2,4 tỉ đô
la Mỹ, cao gấp ba lần so với 802 triệu đô la Mỹ giá trị kinh tế mà amiang
đem lại. Rất nhiều nước đã phải trả giá và bị kiện tụng cho sự chậm trễ
trong quyết định cấm sử dụng amiang trong đó có Nhật Bản, Úc, các nước
trong Liên minh châu Âu.
Mặc
dù amiang nguy hiểm như vậy và Chính phủ Việt Nam đã đặt mốc chấm dứt sử
dụng amiang trắng vào năm 2004, nhưng đến nay quyết định này vẫn chưa thực
hiện được. Hiện ở nước ta còn có 41 nhà máy sản xuất tấm lợp fibro-ximăng,
sử dụng nguyên liệu là amiang trắng, phân bố ở 23 tỉnh thành phố với 70 dây
chuyền, công suất đạt 75-100 triệu m2/năm.
Việt Nam từ 10 năm nay
luôn đứng trong nhóm 10 nước tiêu thụ amiang nhiều nhất thế giới. Hầu hết
amiang sử dụng cho nhu cầu trong nước được nhập khẩu từ nước ngoài, trung
bình hàng năm lượng amiang tiêu thụ khoảng 65.000 tấn/năm. Năm 2012 Việt
Nam tiêu thụ gần 79.000 tấn (đứng thứ 6 thế giới), để sản xuất khoảng 80
triệu m2 tấm lợp fibro-ximăng cung cấp cho thị trường trong
nước.
TS.
BS. Nguyễn Thị Hồng Tú, hiện là chuyên gia về bệnh không lây nhiễm của Tổ
chức Y tế Thế giới tại Việt Nam, cho biết: “Amiang trắng đã được đề nghị
xem xét đưa vào Phụ lục III Công ước Rotterdam tại Hội nghị năm 2013. Tại
hội nghị này, 143 nước đã đồng thuận đưa amiang trắng vào Phụ lục III, chỉ
còn 7 nước phản đối, trong đó có Việt Nam - nước duy nhất nhập khẩu amiang,
6 nước khác là các quốc gia xuất khẩu amiang.”
Các
chuyên gia của Tổ chức Y tế Công cộng, Tổ chức Y tế Thế giới, tổ chức bảo
vệ môi trường… đều kiến nghị Chính phủ cần xây dựng lộ trình tiến tới dừng
sử dụng amiang trắng chậm nhất vào năm 2020 và chấp thuận đưa amiang trắng
vào Phụ lục III Công ước Rotterdam tại kỳ họp năm 2015 của công ước này.
Đồng thời họ cũng khuyến cáo trong thời gian tới Việt Nam cần thực hiện
ngay việc dán nhãn sản phẩm nguy hiểm đối với sức khỏe trên tấm lợp có chứa
amiang để đảm bảo việc công khai những thông tin liên quan sức khỏe của
người tiêu dùng.
|
|
|
|
|
|
|
|
(TBKTSG Online) - Theo báo cáo của nhóm Hợp tác thúc đẩy Phát triển Chính sách Y tế, hiện nay nhiều nước trên thế giới cấm hoàn toàn việc sản xuất và sử dụng amia...
|
|
|
Aperçu par Yahoo
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
No comments:
Post a Comment
Thanks for watching