Tổng thống
Putin tuyên bố không ai có thể hăm doạ Nga
Chủ trương hạn chế quyền tự do Tôn giáo và các
hoạt động Tôn giáo, ngày 03.12.2014
|
|||||||
|
|
|
|
|
|
||
Preview by Yahoo
|
|||||||
|
|||||||
Ông Putin vẫn coi thường các chế tài ngày càng tăng của Tây
phương.
·
·
·
Tin liên hệ
- Tổng thống Nga trấn an dân chúng về tình hình khủng hoảng
kinh tế
- Đồng rúp tuột giá tác động đến du khách Nga và khách sạn Thái
Lan
Hình ảnh/Video
Video
Truyền hình vệ
tinh VOA Asia 18/12/2014
Video
Tổng thống Nga
trấn an người dân về nền kinh tế (VOA60)
21.12.2014
Tổng thống Nga Vladimir Putin nói nước ông sẽ không lùi bước trong
việc “ủng hộ những người yêu nước” tại bán đảo Crimea của Ukraine đã bị Moscow
sáp nhập trước đây trong năm dù có sự phản đối rộng rãi của Tây phương.
Nhà lãnh đạo Nga ngày thứ Bảy phát biểu tại Moscow vào lúc Bộ Ngoại giao của ông hứa sẽ trả đủa chống lại các chế tài mới của Tây phương nhằm vào Crimea.
Ông Putin vẫn coi thường các chế tài ngày càng tăng của Tây phương và một sự suy thoái trước mắt phát sinh do giá dầu sụt giảm và đồng tiền rúp của Nga giảm giá 40%.
Vào ngày thứ Bảy, giữa lúc cuộc khủng hoảng kinh tế của Nga ngày càng sâu rộng, Tổng thống Putin yêu cầu người dân Nga chuẩn bị “chịu đựng một vài khó khăn” trong những ngày tháng sắp tới.
Hôm thứ Sáu, Tổng thống Barack Obama ban hành một loạt các chế tài về mậu dịch rộng rãi chống lại Crimea bằng một lệnh hành chánh cấm xuất khẩu các hàng hoá và dịch vụ chính yếu của Mỹ và ngăn chặn việc nhập khẩu hàng hoá của Crimea.
Một thông cáo của Tòa Bạch Ốc nói hành động của tổng thống Obama nhằm chứng tỏ là Washington “sẽ không chấp nhận việc Nga chiếm Crimea.”
Các chế tài của Mỹ nối tiếp những biện pháp tương tự mà Liên hiệp Âu châu và Canada đã áp dụng trong những ngày gần đây.
Việc cấm buôn bán của Mỹ bao gồm những chế tài đối với 23 cá nhân và công ty được xác định là góp phần vào việc làm mất ổn định tại miền đông Ukraine.
Hôm thứ 5, Tổng thống Obama đã ký ban hành một đạo luật cho phép áp dụng thêm các biện pháp chế tài Moscow vì sự ủng hộ của Nga đối với cuộc nổi dậy đòi ly khai ở Ukraine gần biên giới Nga.
Luật có tên là Luật Tự do và ủng hộ Ukraine cũng cho phép viện trợ quân sự sát thương và không sát thương trị giá 350 triệu đô la cho Ukraine, gồm có những vũ khí chống tăng, đạn dược và máy bay không người lái do thám.
Chính phủ Kyiv, Liên hiệp châu Âu và Hoa Kỳ cáo buộc Moscow xúi dục bạo động tại Ukraine và vũ trang cho các phần tử đòi ly khai thân Nga muốn thành lập một khu tự trị gần biên giới Nga.
Moscow phủ nhận việc vũ trang cho các phiến quân và cho rằng chỉ sáp nhập Crimea vào Nga sau một cuộc trưng cầu dân ý cho thấy hầu hết người Crimea muốn trở thành một phần của nước Nga.
Nhà lãnh đạo Nga ngày thứ Bảy phát biểu tại Moscow vào lúc Bộ Ngoại giao của ông hứa sẽ trả đủa chống lại các chế tài mới của Tây phương nhằm vào Crimea.
Ông Putin vẫn coi thường các chế tài ngày càng tăng của Tây phương và một sự suy thoái trước mắt phát sinh do giá dầu sụt giảm và đồng tiền rúp của Nga giảm giá 40%.
Vào ngày thứ Bảy, giữa lúc cuộc khủng hoảng kinh tế của Nga ngày càng sâu rộng, Tổng thống Putin yêu cầu người dân Nga chuẩn bị “chịu đựng một vài khó khăn” trong những ngày tháng sắp tới.
Hôm thứ Sáu, Tổng thống Barack Obama ban hành một loạt các chế tài về mậu dịch rộng rãi chống lại Crimea bằng một lệnh hành chánh cấm xuất khẩu các hàng hoá và dịch vụ chính yếu của Mỹ và ngăn chặn việc nhập khẩu hàng hoá của Crimea.
Một thông cáo của Tòa Bạch Ốc nói hành động của tổng thống Obama nhằm chứng tỏ là Washington “sẽ không chấp nhận việc Nga chiếm Crimea.”
Các chế tài của Mỹ nối tiếp những biện pháp tương tự mà Liên hiệp Âu châu và Canada đã áp dụng trong những ngày gần đây.
Việc cấm buôn bán của Mỹ bao gồm những chế tài đối với 23 cá nhân và công ty được xác định là góp phần vào việc làm mất ổn định tại miền đông Ukraine.
Hôm thứ 5, Tổng thống Obama đã ký ban hành một đạo luật cho phép áp dụng thêm các biện pháp chế tài Moscow vì sự ủng hộ của Nga đối với cuộc nổi dậy đòi ly khai ở Ukraine gần biên giới Nga.
Luật có tên là Luật Tự do và ủng hộ Ukraine cũng cho phép viện trợ quân sự sát thương và không sát thương trị giá 350 triệu đô la cho Ukraine, gồm có những vũ khí chống tăng, đạn dược và máy bay không người lái do thám.
Chính phủ Kyiv, Liên hiệp châu Âu và Hoa Kỳ cáo buộc Moscow xúi dục bạo động tại Ukraine và vũ trang cho các phần tử đòi ly khai thân Nga muốn thành lập một khu tự trị gần biên giới Nga.
Moscow phủ nhận việc vũ trang cho các phiến quân và cho rằng chỉ sáp nhập Crimea vào Nga sau một cuộc trưng cầu dân ý cho thấy hầu hết người Crimea muốn trở thành một phần của nước Nga.
Không quân Mỹ mạnh
nhất thế giới, Trung Quốc hạng tư trên Nhật
Chiến đấu cơ tàng hình F-35 của lực lượng không
quân Mỹ - U.S. Air Force
Cuối năm thường là dịp để các phương tiện truyền thông lập ra
những bản tổng kết. Báo mạng Đài Loan Want China Times vào hôm nay 20/12/2014
đã nêu lại một bảng xếp hạng của tạp chí Mỹ National Interest (ngày 09/12) về
các lực lượng không quân hùng mạnh nhất thế giới hiện nay. Hoa Kỳ dĩ nhiên
chiếm thứ hạng đầu, nhưng Trung Quốc đã vươn lên đứng thứ tư, trong lúc Nhật
Bản chỉ xếp hạng 5.
Điểm độc đáo trong bảng xếp hạng do chuyên gia quốc phòng Kyle
Mizokami thực hiện, là không lực Mỹ chiếm hai thứ hạng đầu, với Lực lượng Không
quân Mỹ USAir Force đứng nhất, theo sau là Lực lượng không quân của hai binh
chủng Hải quân và Thủy quân lục chiến Mỹ gộp lại. Đứng thứ ba là Nga, theo sau
là Trung Quốc, và ở vị trí cuối trong Top 5 là Nhật Bản.
Đối với tác giả bài viết, với 5.600 phi cơ trong tay, Lực lượng
Không quân Mỹ xứng đáng với vị trí số một trên thế giới, đã đưa hai loại chiến
đấu cơ tàng hình F-22 và F-35 vào hoạt động. Bên cạnh đó, Không quân Mỹ còn dự
định mua thêm 1.763 máy bay chiến đấu F-35 và có khả năng mua đến 100 oanh tạc
cơ Long-Range Strike Bomber.
Ngay sau Lực lượng Không quân Mỹ USAF, Mizokami đã xếp không lực
của Hải quân và Thủy quân lục chiến Mỹ gộp lại thành lực lượng không quân hùng
hậu thứ hai trên thế giới, theo sau là Nga với khoảng 1.500 chiến đấu cơ, và
400 trực thăng quân sự. Vấn đề tuy nhiên là đội máy bay của Nga đa phần là loại
phi cơ đời cũ như Mig 29, Mig 31, Su 27, sản xuất từ sau khi Chiến tranh lạnh
kết thúc.
Điểm đáng chú ý trong bảng xếp hạng trên tờ National Interest là
vị trí thứ tư của Trung Quốc, gộp chung lực lượng không quân của cả hai binh
chủng Không quân và Hải quân, với tổng cộng 1321 chiến đấu cơ các loại, 134
oanh tạc cơ hạng nặng, 700 trực thăng chiến đấu ...
Trung Quốc cũng là nước hiếm hoi, tương tự như Hoa Kỳ, sở hữu và
chế tạo ra hai kiểu phi cơ tàng hình, J-20 và J-31. Loại J-31 được cho là bản
copy của F-35 của Mỹ, được thiết kế dựa theo một số tài liệu mà tin tặc đánh
cắp được từ một số nhà thầu cung cấp cho Không quân Mỹ.
Sự mô phỏng Mỹ sẽ còn đi xa hơn nữa vì loại chiến đấu cơ tàng hình
J-31, từng được cho bay thử nhân Triển lãm Hàng không Châu Hải ở Trung Quốc
tháng 11 vừa qua, sẽ được cải tiến để dùng trên tàu sân bay Trung Quốc tương tự
như loại F-35C của Hải quân Mỹ hiện nay.
Đứng thứ năm trong danh sách là Nhật Bản, đối thủ trực tiếp của
Trung Quốc trên vùng Biển Hoa Đông. Không quân Nhật có hơn 300 máy bay chiến
đấu tối tân và đa chức năng.
Vị trí khiêm tốn của Nhật Bản so với Mỹ, Nga hay
Trung Quốc có thể được giải thích bằng sự kiện là cho đến nay, vai trò chủ yếu
của không quân Nhật là phòng thủ chứ không phải là tấn công.
Tập Cận Bình nhắc lại nguyên tắc ''một nước Trung Quốc duy nhất''
Tuy trời mưa, nhưng Macao có lệnh cấm không được
che dù khi đón tiếp ông Tập Cận Bình
- MACAU-CHINA /CONTROL / REUTERS
Trong ngày thứ hai của chuyến viếng thăm tại Macao hôm nay,
20/12/2014, chủ tịch Tập Cận Bình đã nhắc Macao cũng như Hồng Kông nhớ rằng hai
vùng lãnh thổ này là bộ phận của « một
nước Trung Quốc duy nhất ».
Ông Tập Cận Bình viếng thăm Macao chỉ hai ngày sau khi chính quyền
Hồng Kông giải tỏa các tụ điểm cuối cùng của những người biểu tình đòi dân chủ.
Vào lúc mà lãnh đạo Trung Quốc kết thúc chuyến viếng thăm thuộc địa cũ của Bồ
Đào Nha, hàng chục nhà đấu tranh dân chủ đã tuần hành qua khu trung tâm lịch sử
của Macao, hô khẩu hiệu : « Chúng
tôi muốn phổ thông đầu phiếu ».
Nhưng chủ tịch Tập Cận Bình đã cảnh cáo Macao và Hồng Kông là
không nên đi theo « chính
sách sai lầm ». Ông nói : « Tất cả chúng ta phải tuân thủ nguyên tắc một nước Trung
Quốc duy nhất » và tôn trọng sự khác biệt giữa hai chế độ.
Ông Tập Cận Bình đã đến thăm Macao ngày hôm qua nhân kỷ niệm 15
năm ngày thuộc địa cũ của Bồ Đào Nha được giao trả lại Trung Quốc. Mặc dù hôm
qua trời mưa, nhưng đã có lệnh cấm không được che dù, ngay từ lúc đón tiếp ông
Tập Cận Bình ở sân bay. Các cây dù chính là biểu tượng của phong trào biểu tình
đòi dân chủ ở Hồng Kông vừa qua.
Tại Macao vào tháng 5 vừa qua cũng đã có khoảng 20.000 người dân
Macao xuống đường để đòi rút lại dự luật quy định lãnh đạo hành pháp không có
trách nhiệm về mặt hình sự và dự trù những khoản lương hưu rất cao cho những
lãnh đạo chính trị hàng đầu tại Macao.
Đồng rúp xuống giá làm cho dân chúng hốt hoảng,
đổ xô đi mua các mặt hàng tiêu dùng để dự phòng - REUTERS /Maxim Zmeyev
Với đồng rúp lao xuống dốc, đất nước bị quốc tế trừng phạt kinh
tế, người dân Nga sống như thế nào ? Báo Le Figaro tìm iểu tình hình qua bài
phóng sự dài mà tờ báo giới thiệu, lưu ý độc giả trong một hàng tựa trang nhất
: «Cuộc sống hàng ngày ở
Matxcơva vào giờ đồng rúp suy sụp ».
Ở trang trong dưới tựa đề « Cuộc sống dưới (tác động của) các biện pháp trừng phạt (của
quốc tế) ở Matxcơva »,
bài báo nêu bật trước tiên sự kiện đồng rúp suy sụp đã thổi một ngọn gió hốt
hoảng vào dân chúng, họ lao vào mua các mặt hàng tiêu dùng cần thiết dự phòng
giá lên cao thêm. Người dân Nga bước vào năm mới 2015, với con mắt dán vào bảng
giá, lạm phát dễ dàng vượt qua 10%.
Bài phóng sự mở đầu với cảnh cô Ania kèo nài để mua chiếc máy pha
cà phê ở cửa hàng M Video. Chiếc máy ở trước mặt, ngay trên kệ, nhưng cô không
thể mua, vì đã có người nhanh chân hơn đặt mua qua Internet.
Trường hợp của cô Ania không phải hiếm hoi : Trong thời buổi khủng
hoảng này, phải nhanh chân, nếu không, giá tăng vọt, không thể mua gì được nữa.
Trong mắt tác giả bài phóng sự, cửa hàng M Video bán các loại máy
móc gia dụng đang trở thành một loại thước đo của cuộc sống ở Matxcơva trong
thời buổi khó khăn hiện nay.
Của hàng mở ra lúc kinh tế thịnh vượng những năm 2000, mở cửa liên
tục 7/7 ngày, phục vụ cho tầng lớp trung lưu đang vươn lên mạnh mẽ. Giờ đây
cũng chính tầng lớp này là những người đầu tiên bị cuốn vào cơn bão táp tài
chính, và rất nhanh chóng thay đổi cách sinh hoạt.
Trong tình hình này bài báo nhìn thấy điểm khác với những người
tiêu ở các nước Tây Âu, tức là người Nga không tiết kiệm mà lại lao vào múa
hàng, mua một cách hầu như hốt hoảng để tìm bảo đảm cho ngày mai khó khăn hơn.
Bà Tatiana 61 tuổi, giải thích là bà có tiền nhưng chỉ là đồng
rúp, không có ngoại tệ, giờ đây đã quá trễ để đổi sang đô la hầu cứu vãn tài
sản của mình.
Giới giàu sụ cứu tài sản của họ bằng cách đổ xô mua nhà ở ngoài
nước, nhất là ở Luân Đôn. Nhìn chung, giới giàu có, hay người dân bình thường
đều có cảm nhận chung là ngày mai sẽ rất khó khăn. Nhiều người cũng tự trấn an
: đây không phải là lần đầu tiên. Một người nhớ lại tình hình khủng hoảng năm
1998, hay 2008.
Natalia, nhắc lại lời của một người bà vào năm 1998, bà ấy rất
bình tĩnh trước cơn gió lốc, giải thích là bà đã 4 lần mất đi tất cả tiết kiệm
của minh và phải làm lại từ đầu, điều đó lại hun đúc ý chí của bà. Bà Natalia
cho là bà sẽ không nản chí và sẽ noi theo gương người bà nói trên trong cơn lốc
hiện nay.
Thủ đô Nga hỗ trợ tâm lý nạn nhân khủng hoảng kinh tế
Kinh nghiệm người có tuổi là thế nhưng giới trẻ thì sao ? Đến giờ
tác giả bài báo cho là họ vẫn giữ nụ cười và óc trào phúng, Một cô gái mặt áo
khoác sang trọng truyền trên mạng ảnh tự chụp của mình vẻ tươi cười trước một
đĩa lúa mạch đen và viết : « Tôi sẵn sàng đối phó với phá sản ».
Nhưng thái độ lạc quan này kéo dài đến bao giờ. Số người mệt mỏi,
chán nản trước tình hình khủng hoảng không nguôi, rất nhiều, nhất là những
người trên 60.
Đô trưởng Matxcơva đã thông báo dịch vụ hỗ trợ tâm lý của thủ đô
sẽ tập trung giờ đây trên các nạn nhân khủng hoảng kinh tế : 350 nhà tâm lý học
được huy động trong việc hỗ trợ này. Thành phố cũng tổ chức semina miễn phí về
cách thư giãn đầu óc, lấy lại sự tự tin, đồng thời mở ra những nơi để dân chúng
được chăm sóc hầu thư giản thần kinh.
Theo bài báo, chính quyền Nga đang nỗ lực ngăn chặn mọi phản đối
của người dân, cho dù ông Pputin vẵn giữ được điểm tín nhiệm cao.
Nhưng bước vào năm mới, với mắt dán vào giá cả, lạm phát vượt 10%
và tiếp tục cao lên, tình hình có thể thay đổi. Bài báo trích giám đốc hãng
thăm dò dư luận Levada Centre, nhận thấy : « Trước mắt dân chúng chưa thấy sự
nghiêm trọng của tình hình. Người ta ghi nhận nỗi hoang mang, bất an, nhưng
chưa có gì làm thay đổi quan niệm của họ về chính quyền. Nhưng vào tháng Hai
hay tháng Ba năm tới, sự thay đổi thái độ có lẽ sẽ rõ nét hơn.’
Putin giảm nhẹ mức độ nghiêm trọng của tình hình
Le Monde cũng nhìn về nước Nga trong bối cảnh khủng hoảng hiện
nay, chú ý đến việc « Tổng thống Putin đang cố giảm nhẹ tính chất hệ trọng
trong cuộc khủng hoảng tại Nga », tựa bài viết trang Quốc tế.
Đối với Tổng thống Nga trừng phạt kinh tế của phương Tây chỉ tác
động trên 25 hay 30% kinh tế Nga.
Trước báo giới trong nước cũng như ngoài nước, ông Putin tỏ vẻ
không nao núng chút nào trước việc đồng rúp lao dốc, giá dầu hỏa tụt giảm, ảnh
hưởng đến thu nhập, và tình trạng hàng hóa khan hiếm dần dần do trừng phạt kinh
tế. Ngược lại ông tỏ ra vững tin, khẳng định : « Tình hình khó khăn hiện nay
không kéo dài quá hai năm », kinh tế sẽ vực dậy, giá dầu sẽ tăng lên.
Le Monde mỉa mai : con thuyền Nga đang chao đảo, nhưng thuyền
trưởng cứ bám lấy hưóng đi, để mặc cho hành khách chịu đựng hành trình.
Hồ sơ Sony Pictures : "Một vấn đề Quốc gia đại sự"
Phim hài giả tưởng "Cuộc phỏng vân chết người" về một âm
mưu ám sát lãnh đạo Bắc Triều Tiên Kim Jong Un của CIA và Sony Pictures bị tin
tặc tấn công, hăm dọa phải rút lại cuốn phim, được báo Pháp theo dõi kỹ.
Le Monde chạy tưa mang tính chất thông tin : « Tin tặc tấn công Sony Pictures :
Bình Nhưỡng bị nghi ngờ ». và chú thích bên dưới : Theo Nhà Trắng, Bắc Triều
Tiên dường như có vai trò ‘chủ chốt ‘ trong vụ tấn công ».
Báo Les Echos chạy tựa có vẻ mỉa mai : "Sony : Tin tặc đang trở thành một
vấn đề Quốc gia đại sự », và trích lời Tổng thống Mỹ : « Chúng ta sẽ đáp trả ».
Ông Obama cũng đã lấy làm tiếc về quyết định của Sony Pictures không cho chiếu
cuốn phim, ông nhìn thấy đấy là một sự sai lầm
Sai lầm như thế nào, đáp trả ra sao, thì chưa rõ, nhưng bài viết
trên Le Monde nhắc lại một hệ quả là một hãng phim khác New Regency, vì vụ Sony
đã bỏ dự án « Bình Nhưỡng », một phim diễn ra tại thủ đô Bắc Triều Tiên và
phỏng theo truyện tranh vẽ của Guy Delisle, người Québec – Canada.
Bài báo cũng thắc mắc về phản ứng của Bình Nhưỡng luôn chối cãi là
không có dính líu đến vụ tin tặc tấn công nhưng hoan nghênh hành động này và
nhất là không thấy Bình Nhưỡng phản ứng gì về quyết định của Sony Pictures
không chiếu cuốn phim.
Le Monde cũng ghi nhận tầm vóc của sự kiện khi nêu lên thái độ
thận trọng của Nhật, chờ đợi kết quả rõ ràng của cuộc điều tra đang tiến hành.
Tờ báo trích lời người phát ngôn chính phủ Nhật Yoshihide Suga không bình luận
về cuộc điều tra mà chỉ « hy
vọng hồ sơ Sony không ảnh hưởng trực tiếp đến các cuộc đàm phán về người Nhật
bị bắt cóc ».
Le Monde cũng trích những người am tường về hành vi của Bắc Triều
Tiên như chuyên gia Andrei Lankov, tin chắc là Bình Nhưỡng đứng sau giật dây,
và lấy làm tiếc về quyết định của Sony Pictures. Theo chuyên gia này thì hành
vi thông thường không nhượng bộ các kẻ bắt chẹt là một điều tốt. Giờ đây gián
điệp Bình Nhưỡng sẽ bắt chẹt tất cả những người dám nói lên những điều mà Bắc
Triều Tiên không thích .
Riêng diễn viên Mỹ Steve Carell có một vai trong phim « Bình
Nhưỡng », đã nói đến ‘một ngày buồn bã cho lãnh vực sáng tác.
Cuba – Hoa Kỳ : Thất vọng của người Cuba cao tuổi ở Miami
Về thời sự quốc tế, Le Monde trở lại một hồ sơ khác làm chấn động
thế giới trong mấy ngày qua : sự xích lại gần nhau giữa Mỹ và Cuba. Bài báo hôm
nay chú ý đến cảm nhận của người Cuba sống lưu vong tại Mỹ. trong một hàng tựa
trang nhất, Le Monde nhìn thấy ‘Tại Miami những người Cuba già cảm thấy bị phản
bội’.
Bài báo ghi nhận trước tiên thông báo nối lại quan hệ ngoại giao
giữa Washington và La Habana đã chia rẽ cộng đồng người Cuba, Ở Little Habana,
số người xem Obama là kẻ ‘yếu đuối’ không ít.
Những người đến đây từ lâu, bất kể gian nguy, khó chấp nhận sự
xích lại gần nhau này. Giờ đây họ không còn hy vọng lật đổ chế độ mà họ oán
ghét. Đối với nhiều người đây là điều bất lành : Một người đã bình luận bất mãn
: "Obama đã nhượng bộ
tất cả, nhưng ngược lại không được gì cả. Tự do ư ? Hơn 50 tù chính trị được
thả nhưng họ nói được gì ? Mở miệng chỉ trích là trở lại nhà tù ngay. Muốn có
thay đổi ở Cuba phải sửa đối Hiến pháp, vì những gì mà ông Obama đòi hỏi nơi La
Habana đều là bất hợp pháp. Sửa đổi Hiến pháp thì Raul Castro dứt khoát sẽ
không chịu".
Những nguời không bằng lòng cảm nhận việc xích lại gần nhau này
như là một sự phản bội. Một thanh niên giải thích người bà của anh đã nói ngay
bà đã không bao giờ tin ông Obama, ‘một người Cộng sản’.
Người phản đối việc nối lại bang giao luôn chỉ trích, xuống đường
mấy ngày qua. Còn người tán đồng thì Le Monde nhìn thấy họ im lặng hơn.
Trich lời một giáo sư Xã hội học đại học Florida, Guillermo
Granier, cho là người ủng hộ sự xích lại gần nhau này im tiếng không xuống
đường biểu tình ở Miami, nhưng họ có lẽ là phe đa số.
Bình Nhưỡng hiện có gần 3.000 chuyên viên trong
đội quân tin học - DR
Vụ tin tặc tấn công hãng Sony Pictures có thể chỉ là một cuộc
''thao dượt'' đối với đội quân chuyên gia tin học mà Bắc Triều Tiên đang có
trong tay, một đội quân mà mục tiêu hoạt động là làm tê liệt toàn bộ hệ thống
viễn thông của các đối phương.
Hãng tin Reuters trích dẫn những người Bắc Triều Tiên đào thoát ra
nước ngoài cho biết là bên cạnh công nghệ hạt nhân, chính quyền Bình Nhưỡng từ
nhiều năm qua đã đầu tư rất nhiều vào công nghệ tin học, để bù đắp cho sự thua
kém của quốc gia này về mặt vũ khí quy ước.
Theo lời ông Kim Heung-kwan, một giáo sư đã đào thoát khỏi Bắc
Triều Tiên, mục tiêu tối hậu của Bình Nhưỡng trong chiến lược phát triển tin
học là tấn công vào các cơ sở hạ tầng của Hoa Kỳ và Hàn Quốc, hai nước bị xem
là luôn có âm mưu đánh chiếm Bắc Triều Tiên.
Vị giáo sư này khẳng định cuộc tấn công tin học vào Sony Pictures
rất giống với các cuộc tấn công trước đây được cho là do Bắc Triều Tiên thực
hiện. Đó chỉ là những cuộc thao dượt với mục đích phá hủy các cơ sở hạ tầng.
Về phần ông Jang Se-yul, từng theo học môn khoa học tin học tại
trường đại học quân sự ở Bắc Triều Tiên trước khi chạy sang Hàn Quốc tỵ nạn
cách đây 6 năm, cho biết là các tin tặc Bắc Triều Tiên vẫn tập tấn công vào các
hệ thống điện lực.
Cục 121, do cơ quan tình báo Bắc Triều Tiên quản lý, là một bộ
phận quy tụ các chuyên gia tin học giỏi nhất nước này, với nhiệm vụ chuẩn bị
cho một cuộc chiến tranh tin học.
Trong bảng « thành tích » của đội quân tin tặc Bắc Triều Tiên có
thể kể đến các vụ tấn công tin học vào tháng 03/2013 khiến hệ thống ngân hàng
và truyền hình ở Hàn Quốc bị tê liệt suốt nhiều ngày.
Theo lời một quan chức bộ Quốc phòng Hàn Quốc, khả năng của Bình
Nhưỡng gây rối loạn hoạt động của các cơ sở hạ tầng là một mối đe dọa ngày càng
lớn. Các cơ quan tình báo Hàn Quốc thẩm định đội quân tin học của Bắc Triều
Tiên hiện có khoảng ít nhất 3.000 người.
Măc dù vẫn dành một phần lớn ngân sách hàng năm cho quốc phòng,
nhưng dĩ nhiên là Bắc Triều Tiên còn thua kém Hàn Quốc rất nhiều về mặt vũ khí
quy ước.
Vì đang gặp nhiều khó khăn về kinh tế, Bình Nhưỡng cũng không thể tiếp
tục phát triển các vũ khí hạt nhân. Như vậy, chỉ có phát triển vũ khí tin học
là nằm trong tầm tay của Bắc Triều Tiên, vì chỉ cần đào tạo những chuyên gia
thật giỏi, chứ không cần đầu tư nhiều tài chính.
Trước một đội quân tin tặc như vậy, Hoa Kỳ có thể đối phó như thế
nào ? Theo các chuyên gia, khả năng đáp trả của Washington rất hạn chế. Lý do
thứ nhất là vì nền kinh tế của Bắc Triều Tiên nay đã kiệt quệ rồi, có ra thêm
các biện pháp trừng phạt nền kinh tế này cũng chẳng ăn thua gì.
Thứ hai là hệ thống Internet của Bắc Triều Tiên còn rất sơ khai,
có dùng tin tặc tấn công cũng vô ích. Tóm lại, Bắc Triều tấn công tin học các
nước khác thì dễ, nhưng các nước khác phản công lại thì khó.
No comments:
Post a Comment
Thanks for watching