Làm sao chặn cán bộ
về hưu giàu bất thường?
TÁ LÂM thực hiện - Thứ
Hai, ngày 15/12/2014 - 06:50
(PL)- Giám sát quyền lực và giám sát tài sản phải song hành và
nghiêm ngặt.
TIN LIÊN QUAN
- Vụ tướng CA xây biệt
thự “lụi”: TP Đà Nẵng chỉ kiểm tra cho có lệ
- Vụ biệt thự ‘lụi’ của
tướng CA: Tướng Thạch nên tự tháo dỡ
- Tướng công an xây biệt
thự ‘lụi’
- Ông Truyền: ‘Tôi xin
lỗi Đảng, nhân dân’
- Ngoài ông Truyền, còn
xem xét các trường hợp khác
Gần đây, dư luận bức xúc trước các vụ cán
bộ về hưu bị lộ ra nhiều tài sản “khủng”. TS Hồ Bá Thâm, chuyên viên cao cấp Viện
Nghiên cứu Phát triển TP.HCM, cho biết: “Cần có cơ chế để giám sát việc
công khai tài sản của quan chức”.
TS Hồ Bá Thâm, chuyên viên cao cấp Viện Nghiên cứu Phát triển TP.HCM.
Phải kiểm soát chặt tài sản khi còn đương chức
. Phóng viên: Ông nhìn nhận như thế nào về việc kiểm soát tài sản quan chức ở
ta, nhất là đối với cán bộ về hưu? Theo quy định của pháp luật hiện nay, cán bộ
về hưu thì không phải kê khai tài sản.
+ TS Hồ
Bá Thâm: Ở nước ta tiến hành kê khai tài sản nhưng công tác
kiểm tra, giám sát bản kê khai tài sản này lại không có hệ thống. Chỉ khi có
những biểu hiện vi phạm do báo chí phanh phui ra hoặc dư luận xầm xì thì cơ
quan chức năng mới vào cuộc kiểm tra và xử lý, như thế là chậm. Như trong vụ ông
Trần Văn Truyền (nguyên Tổng Thanh tra Chính phủ), giả sử ông Truyền không
làm nhà to như thế chắc gì ông Truyền đã bị lộ.
Qua đây có thể thấy việc kiểm soát tài
sản cán bộ của chúng ta còn lỏng lẻo, quan chức không tự lộ thì khó mà phanh phui
ra được. Điều này đòi hỏi chúng ta phải hoàn thiện hơn hành lang pháp lý và các
công cụ để kiểm soát sự trung thực trong kê khai tài sản của quan chức khi còn
tại vị. Qua đó có thể phát hiện ra sự kê khai gian dối ngay từ khi đương chức
chứ không phải đợi đến khi về hưu và có dấu hiệu mới phát hiện ra.
. Với những trường hợp cán bộ (nhất là cán bộ ở những vị trí nhạy
cảm) về hưu mới lộ ra tài sản khủng sẽ dẫn đến những hệ lụy gì?
+ Có hai mặt. Một mặt dư luận sẽ đặt câu hỏi
những người làm công tác thanh tra như ông Truyền mà cũng sai phạm như thế thì
những quan chức khác thế nào. Dẫn đến họ có một suy luận rằng quan chức trước
khi về hưu thường lợi dụng chức quyền tranh thủ cơ hội để trục lợi. Đó là tư
tưởng cơ hội. Người dân cũng sẽ đặt ra câu hỏi chắc là còn nhiều ông Truyền như
thế nhưng chưa bị lộ. Để dân nghĩ như thế là ảnh hưởng đến uy tín của Đảng.
Gần đây xảy ra nhiều vụ cán bộ về hưu lộ
ra “biệt thự khủng”. Ảnh: CTV - Lê Phi
Mặt khác, nếu chúng ta cương quyết xử lý những
sai phạm hơn nữa thì người dân sẽ có cái nhìn khác. Thiết nghĩ cán bộ chức
càng cao, nếu sai phạm thì chúng ta càng phải xử lý nghiêm khắc để lấy lại niềm
tin của nhân dân vào những gì chúng ta đã nói. Kinh nghiệm của Trung Quốc cho
thấy rằng nếu người đứng đầu có sự dũng cảm, thái độ cương quyết thì có thể xử
lý được tham nhũng. Chúng ta cũng nên có những chiến dịch săn tham nhũng như
thế để tạo bước đột phá.
. Đối với cán bộ cao cấp càng phải giữ liêm chính cho tới cả khi
về hưu, đó được xem như giềng mối để giữ vững sự ổn định và niềm tin của dân
chúng. Làm sao để cán bộ nhận thức thật rõ không phải “hạ cánh là an toàn”,
thưa ông?
+ Người ngay thường đơn giản, có sao bộc bạch
vậy. Còn những người có lòng tham, tinh khôn và thủ đoạn thì người ta có cách
che giấu những hành vi bất minh. Có người nghĩ rằng mình về hưu rồi không việc
gì phải sợ nữa nên mới để lộ ra tài sản “khủng” như thế. Như chúng ta đã thấy,
đâu phải “hạ cánh là an toàn”, vì rất nhiều trường hợp đã bị xử lý. Vấn đề còn
lại, như tôi đã nói là anh xử có đủ nghiêm để có tác dụng răn đe hay không
thôi.
Để giữ liêm chính, công tác giáo dục là rất cần
thiết nhưng quan trọng vẫn là hình thành có cơ chế bằng luật pháp và xử lý
thật nghiêm. Từ đó mới có tác động mạnh mẽ đến việc hình thành nhận thức về sự
liêm chính ấy trong cán bộ.
Cán bộ cao cấp về hưu cần kê khai tài sản
.
Theo ông, làm sao để kiểm soát tài sản khi quan chức về hưu?
+ Giám sát quyền lực và giám sát tài sản phải
luôn song hành và chặt chẽ. Trên thế giới người ta giám sát quyền lực và tài
sản rất nghiêm ngặt dù quan chức đó đương chức hay đã về hưu.
Theo tôi, để kiểm soát tài sản quan chức, nhất
là với cán bộ cao cấp thì không chỉ khi đương chức mà cả khi cán bộ đó về hưu
cũng phải tiến hành kê khai tài sản. Kê khai tài sản là cơ sở để biết được thu
nhập của quan chức là chính đáng hay bất minh. Hoặc phải có cơ chế để phát hiện
và xử lý sự bất minh trong tài sản của anh.
Mặt khác, ở nước ta nhiều ý kiến đề nghị để việc
kê khai tài sản phát huy tác dụng trong việc phòng, chống tham nhũng thì nên
công khai tài sản cho toàn dân giám sát. Đây là ý kiến cần phải được nghiên cứu
xác đáng để triển khai. Tôi nghĩ chúng ta phải làm từng bước, chọn đối tượng
như thế nào đó để công khai, có thể các vị trí cấp cao nên công khai trước ở
khu dân cư họ sinh sống.
Cùng đó, trước mỗi nhiệm kỳ bầu cử trong Đảng, bầu cử
Nhà nước hay khi bầu những chức danh quan trọng phải công khai tài sản các ứng
viên cho người dân giám sát. Ngoài công khai rộng rãi ở khu dân cư, có thể
công khai trên báo chí, trên mạng để cử tri theo dõi.
Đối với những quan chức cấp cao trước khi về hưu
cũng phải công khai tài sản, đó cũng là một cách để kiểm soát. Nhưng tôi nghĩ
vấn đề quan trọng vẫn là công khai ngay từ đầu, khi anh có chức danh nào đó.
Thậm chí vợ con của quan chức đó cũng phải công khai.
Tất nhiên ở đây phải có cơ chế cụ thể thế nào để
dân giám sát chứ nói chung chung thì không thực hiện được.
. Ông đánh giá như thế nào về các mức độ công
khai bản kê khai tài sản của cán bộ chúng ta hiện nay?
+ Việc công khai tài sản của chúng ta hiện nay
còn rụt rè, thường chỉ mang tính nội bộ ở các cơ quan. Vấn đề là càng rụt rè,
không minh bạch, chế tài không nghiêm thì nhân dân càng xầm xì những chuyện
không hay, đến một lúc nào đó sẽ trở thành điều bất lợi.
Về
hưu giàu bất thường: Kiểm soát tài sản khi còn đương chức
NGUYỄN ĐỨC - Thứ Ba, ngày 16/12/2
014 - 02:50
(PL)- Thực hiện kê khai tài sản minh bạch sẽ sớm phát hiện những
biểu hiện vi phạm, giàu lên bất thường của lãnh đạo.
TIN LIÊN QUAN
- Làm sao chặn cán bộ về hưu giàu bất thường?
- Tướng công an xây biệt thự ‘lụi’
- Ông Truyền: ‘Tôi xin lỗi Đảng, nhân dân’
- Con ông Truyền phải giải trình việc kê khai tài sản
- Con ông Truyền kê khai tài sản như thế nào?
Chia sẻ về việc cần có cơ chế để giám sát
việc công khai tài sản của quan chức (bài “Làm sao chặn cán bộ về
hưu giàu bất thường?”, Pháp Luật TP.HCM số ra
ngày 15-12), các cán bộ trong ngành nội chính nhấn mạnh: Cơ chế ấy phải được
triển khai mạnh mẽ ngay từ khi cán bộ còn đương chức chứ không đợi về hưu rồi
mới khởi động.
Kê khai phải kèm với giải trình nguồn gốc
Nêu quan điểm cá nhân, một lãnh đạo Ban Nội
chính Trung ương cho rằng việc kê khai, quản lý tài sản cán bộ - nhất là cán bộ
lãnh đạo, quan chức - đang có nhiều lỗ hổng, từ đó nhân dân cho rằng việc kê
khai chỉ hình thức.
“Việc kê khai minh bạch tài sản của quan chức
phải được làm ngay từ khi còn đương chức. Nếu khi về hưu, cơ quan chức năng
phát hiện có gian dối, giàu có bất thường thì dù cán bộ cấp cao cũng phải bị xử
lý trách nhiệm” - vị lãnh đạo này nói.
Theo vị này, việc công khai tài sản của cán bộ
chủ chốt hiện chỉ có hai hình thức: Dán thông báo tại cơ quan công tác hoặc họp
thông báo toàn cơ quan.
Chưa có cơ quan nào buộc cán bộ đó phải giải trình
nguồn gốc tài sản đã kê khai (quy định hiện hành chỉ buộc phải giải trình nguồn
gốc tài sản tăng thêm - PV). Do đó cần có cơ chế yêu cầu việc kê khai tài sản
phải đi kèm với việc công khai rộng rãi chứ không chỉ công khai nội bộ. Việc
công khai cần đi kèm giải trình cụ thể nguồn gốc tài sản. Đồng thời, phải có
một cơ quan kiểm tra, giám sát độc lập tài sản của cán bộ thì mới kịp thời phát
hiện những tài sản bất thường của họ.
Ngoài ra, cần có một cơ chế đặc biệt để nếu phát
hiện cán bộ, kể cả về hưu hay đương chức, có dấu hiệu thu nhập bất thường thì
cơ quan có thẩm quyền nào được quyền kiểm tra đột xuất hoặc áp dụng biện pháp
nghiệp vụ. “Khi dư luận nhân dân, báo chí lên tiếng về các tài sản bất thường
của lãnh đạo về hưu thì cơ quan có thẩm quyền của trung ương phải vào cuộc làm
rõ để xử lý ngay, tránh dư luận cho rằng có sự cả nể, giơ cao đánh khẽ” - ông
chia sẻ.
Việc kê khai minh bạch tài sản của quan chức
phải được làm ngay từ khi còn đương chức.Ảnh: HTD
Nội bộ còn chưa biết nữa
là dân
Ông Vũ Quốc Hùng, nguyên Phó Chủ nhiệm Thường
trực Ủy ban Kiểm tra Trung ương, cũng cho rằng quản lý tài sản quan chức, việc
đầu tiên là phải thay đổi cách kê khai và giải trình nguồn gốc tài sản. Đồng
thời, quyền của người dân được biết tài sản của cán bộ, lãnh đạo phải được đưa
vào các quy định pháp luật.
“Trên thực tế, ngay cả tài sản của lãnh đạo cấp
cao nhưng trong nội bộ còn chưa biết thì làm sao nhân dân biết được. Hiện nay,
hiếm có cơ quan nào đi thẩm tra việc kê khai của các vị lãnh đạo. Trong khi đó,
người dân lại không hiểu vì sao ngày càng có nhiều cán bộ giàu lên rất nhanh mà
không hiểu họ làm giàu bằng cách nào. Khi nào việc xử lý, kỷ luật cán bộ giàu
bất thường vẫn chỉ là giơ cao đánh khẽ thì sự bất minh tài sản quan chức vẫn là
một thách thức đối với nhân dân, với Đảng” - ông Hùng trăn trở.
Đồng quan điểm, một lãnh đạo Thanh tra Chính phủ
cho rằng cách quản lý tài sản quan chức, nhất là quan chức cấp cao khi về hưu
cũng phải bắt đầu từ việc phải công khai cụ thể nguồn gốc tài sản. “Cần phải có
một cơ chế đặc biệt để kiểm tra thường xuyên tài sản của cán bộ, nhất là cấp
lãnh đạo cơ quan đó. Đặc biệt khi có dư luận về cán bộ có việc kê khai tài sản
gian dối, giàu bất minh thì cơ quan thanh tra, kiểm tra vào cuộc xử lý ngay” -
vị này nhấn mạnh.
Kê khai
tài sản cả người thân cận
Việc phòng,
chống tham nhũng chỉ có hiệu quả khi xử lý từ gốc, kiểm soát ngay từ đầu.
Theo tôi, việc kê khai tài sản chỉ nên tập trung vào cán bộ cấp cao và những
ngành có nhiều rủi ro gây tham nhũng. Bởi nhìn lại các trường hợp cán bộ lộ
ra tài sản rất nhiều thì chỉ là cán bộ cấp cao chứ không phải là ông trưởng
phòng hay ông vụ trưởng… Nghĩa là chỉ tập trung vào một số nhóm đối tượng cán
bộ cấp cao, những người có cơ hội, có điều kiện tham nhũng. Mở rộng việc kê
khai tài sản ra hơn 1 triệu cán bộ, công chức như hiện nay thì không bao giờ
giải quyết được vấn đề gì cả.
Việc kê
khai tài sản, thu nhập cũng không chỉ tập trung vào cán bộ đó mà còn phải tập
trung vào những người thân cận nhất của họ như vợ/chồng, con. Mặt khác, việc
kê khai tài sản, thu nhập này phải công khai cho báo chí và công chúng biết,
làm tai mắt giúp phòng ngừa tham nhũng.
Đồng thời,
cần sửa đổi một số quy định về hình sự theo hướng cán bộ, công chức sẽ bị
ràng buộc khi không thể giải thích được tài sản của họ. Ở một số nước, nếu là
tài sản bất minh thì dù có về hưu hay chưa, khi bị phát hiện, họ đều phải
chịu trách nhiệm về hình sự.
Bà TRẦN
THỊ LAN HƯƠNG, chuyên gia
Ngân hàng Thế giới
HOÀNG VÂN ghi
|
NGUYỄN ĐỨC
__._,_.___
No comments:
Post a Comment
Thanks for watching