Sự
phát triển năng lượng và điện năng của Việt Nam(1)
Nguyễn Khắc Nhẫn(2)
Từ 2005, mức tiêu thụ
năng lượng của Việt Nam tăng trung bình gần 8% mỗi năm, nằm trong số những mức
cao nhất thế giới. Liệu sự tăng trưởng này có tiếp tục? Nguồn cung, cho đến nay
là đủ, liệu có thể theo kịp? Nếu có thể thì phải dựa vào những nguồn năng lượng
nào, nhất là trong lĩnh vực sản xuất điện?
1.
Địa lý và Kinh tế Việt
Nam
Việt Nam, có hình dáng
chữ S, nằm ở trung tâm của khu vực Đông Nam Á. Biên giới trên bộ với Trung Quốc
ở phía Bắc, Lào và Campuchia ở phía Tây dài 3.730 km. Mặt Đông và Nam là bờ
biển có chiều dài 3.260 km, hướng ra Thái Bình Dương và Ấn Độ Dương. Với diện
tích tổng cộng là 331.212 km2 và khoảng cách Bắc-Nam là 1 605
km theo đường chim bay, Việt Nam có ¾ lãnh thổ là đồi núi (vùng có độ cao trên
500 m chiếm 1/3 diện tích).
Dãy núi từ Bắc đến Nam dài 1.400 km và có điểm cao
nhất là 3.143 m ở đỉnh Phan Si Pang, gần biên giới Trung Quốc. Hai đồng bằng
lớn, màu mỡ và phì nhiêu, thuộc châu thổ sông Hồng (1,6 triệu hecta) ở phía Bắc
và châu thổ sông Mê Kong (4 triệu hecta) ở phía Nam. Việt Nam có 93 triệu
người, là nước có dân số rất trẻ, năng động và phần lớn ở nông thôn (Hình 1).
Kinh tế Việt Nam phát
triển mạnh sau thời kì đổi mới vào năm 1986. PIB theo đầu người tăng từ 220 đô
la vào năm 1994 lên đến 1 755 đô la năm 2013. Nhờ vào đầu tư nước ngoài và đặc
biệt là xuất khẩu, tỉ lệ tăng trưởng PIB trong những năm vừa qua là 5-6%. Năm
2013, tiêu dùng trong nước được giữ ổn định mặc dù lạm phát vẫn còn cao (8,8%)
và tỉ lệ thất nghiệp bắt đầu tăng (4,5%).
Để những kế hoạch đã bắt đầu vào năm
2011 (thể chế, cơ sở hạ tầng, giáo dục) có thể thành công, Chính phủ phải có nhiều
cố gắng nhằm hiện đại hóa hệ thống ngân hàng, phát triển khối tư nhân và cải tổ
các doanh nghiệp nhà nước.
Ba lĩnh vực kinh tế
tạo nên đầu tàu tăng trưởng là: nông nghiệp (đang giảm tốc, với gạo, ngô, cà
phê, hạt tiêu, đậu, cao su, bông và các mặt hàng khác, và nuôi trồng thủy sản)
chiếm 20% PIB; công nghiệp (thực phẩm, vải, giấy, bàn ghế, nhiên liệu hóa
thạch, xi măng, gang thép, xây dựng) chiếm 38,5% PIB; dịch vụ (viễn thông và du
lịch) chiếm 42% PIB.
2.
Lĩnh vực năng lượng
Tiêu thụ năng lượng
vẫn còn rất thấp, 0,54 tep/người dân vào năm 2010, phân bổ như sau: dân cư
(0,21), công nghiệp (0,17), giao thông (0,12), dịch vụ kể cả thương mại (0,03)
và nông nghiệp (0,01). Từ năm 2015, lĩnh vực công nghiệp-xây dựng sẽ là nơi
tiêu thụ năng lượng nhiều nhất. Tổng nhu cầu về năng lượng sơ cấp (tính tất cả
các nguồn năng lượng) sẽ tăng từ 67 Mtep vào năm 2015 lên đến 100 Mtep vào năm
2020, và 165 Mtep năm 2030. Theo dự báo trung hạn, các nguồn tài nguyên truyền
thống của quốc gia sẽ không còn có thể thỏa mãn nhu cầu này.
Hình 1. Bản đồ Việt Nam
Bảng 1. Dự
báo tăng trưởng của các nguồn năng lượng hóa thạch
2010
|
2015
|
2020
|
2025
|
2030
|
|
Than
(Mtec)
|
45
|
57
|
62
|
65
|
75
|
Dầu
(Mtep)
|
19
|
17
|
16
|
16
|
16
|
Khí
(Gm3)
|
8
|
12
|
17
|
15
|
12
|
Năng lượng tái tạo có
thể sản xuất được 30 Mtep, chia đều giữa thủy điện và sinh khối không thương
mại; đóng góp của năng lượng gió và mặt trời vẫn không đáng kể. Phần lớn nhu
cầu vẫn dựa vào năng lượng hóa thạch, mà dự báo là sẽ không đủ (bảng 1).
Tài nguyên dầu mỏ được
khai thác bởi Tập đoàn dầu khí Việt Nam (Petro Việt Nam). Các công ty nước
ngoài, phần lớn là Nga và Nhật, được phép khai thác với điều kiện là Petro Việt
Nam chiếm ít nhất 20% trong hoạt động khai thác.
Từ năm 2011, sản xuất dầu mỏ
không đủ cho nhu cầu quốc gia. Khí đốt sản xuất được, nằm ở ngoài khơi như dầu,
phần lớn dành cho thị trường nội địa. Khí đốt sẽ phải nhập khẩu kể từ năm 2025.
Do thiếu các nhà máy lọc dầu (đang được xây dựng), phần lớn các sản phẩm lọc
dầu và nhiên liệu phải nhập khẩu. Việc nhập khẩu và phân phối các sản phẩm xăng
dầu do Petrolimex đảm nhận.
Cho đến nay, 95% sản
xuất than do Tập đoàn Than-Khoáng sản Việt Nam (Vinacomin) thực hiện. Năm 2010,
Việt Nam xuất khẩu khoảng 17 Mtec than chất lượng tốt cho Nhật và Liên minh Âu
châu, và than chất lượng trung bình cho Trung Quốc. Vì lí do thương mại, than
chất lượng tốt vẫn tiếp tục được xuất khẩu, nhưng Vinacomin xem xét nhập khẩu
than từ Nga và Úc trong tương lai gần.
Tiềm năng về năng
lượng tái tạo của Việt Nam rất lớn, nhưng lại thiếu một tham vọng chính trị cho
sự phát triển mạnh của nguồn năng lượng xanh này. Tuy nhiên, những dự án về
thiết bị điện gió với tổng công suất là 385 MW đã được đề ra. Nổi bật nhất là
dự án gồm 20 quạt gió 1,5 MW của Đức đang được khai thác tại Bình Thuận, phía
Nam Việt Nam. Với sự giúp đỡ của Hà Lan, chương trình khí sinh học ở các nông
trại đã được thực hiện từ 2003.
Chính phủ phải dung
hòa nhu cầu cung cấp năng lượng giá rẻ cho nền kinh tế, bằng cách giữ giá bán
thấp hơn chi phí, và sự cần thiết phải giảm lãng phí trầm trọng, bằng cách kêu
gọi người dân tiết kiệm năng lượng và sử dụng năng lượng hiệu quả, với sự giúp
đỡ về tài chính của Nhật và các nước ASEAN. Năm 2006,
Chương trình quốc gia về
hiệu quả năng lượng (VNEEP) đã được thông qua. Nó bao gồm chương trình tài trợ
của Liên hiệp quốc về giảm khí thải CO2 và cải thiện hiệu quả
sử dụng năng lượng của 500 công ty vừa và nhỏ gây ô nhiễm nặng. Mặt khác, năm
2003, Việt Nam cũng được hưởng rất nhiều dự án của Tổ chức phát triển sạch
(MDP) mà các đối tác chính là Thụy Sĩ (32% số dự án), Anh (19%), Đức (9%) và
Nhật (8%).
Là thành viên đã kí
Hiệp định về biến đổi khí hậu của Liên hiệp quốc và Nghị định thư Kyoto, Việt
Nam cam kết vào năm 2020 sẽ giảm khí thải nhà kính tính theo đơn vị PIB xuống
mức thấp hơn 8 đến 10% so với năm 2010.
3.
Điện năng
Năm 2013, công suất
đặt tổng cộng (bao gồm 1.740 MW từ thủy điện nhỏ, diesel và gió) là 31.213 MW,
tăng 3.999 MW (14,7%) so với năm 2012. Công suất đỉnh đạt 20.010 MW. Khả năng
cung cấp tổng cộng (gồm cả nhập khẩu) là 131 TWh, tăng 10,7 TWh (8,9%) (bảng
2).
Nguồn cung cấp này
được đảm bảo bởi Tổng công ty điện lực Việt Nam (EVN) chiếm 51% và các công ty
khác có sự tham gia của EVN (17%), Petro Việt Nam (12%), công ty nước ngoài
(9%), doanh nghiệp địa phương (6%) và Vinacomin (5%).
Tiêu thụ điện năng vào
năm 2013 được phân bố như sau: công nghiệp và xây dựng 52,80%, tăng 9,35 % so
với 2012; hành chính và hộ gia đình 36,30%, tăng 8,66%; thương mại và dịch vụ
4,70%, tăng 8,49%; nông nghiệp và ngư nghiệp 1,30%, tăng 21,10 %; các lĩnh vực
khác 4,90%, tăng 7,27%.
Bảng 2. Công
suất, sản xuất và nhập khẩu điện năng năm 2013
Nguồn
|
Công
suất (MW)
|
Sản
xuất (GWh)
|
%
|
Thủy
điện
|
14
925
|
56
943
|
43,5
|
Tuabin
khí
|
7
446
|
42
745
|
32,6
|
Than
|
7
023
|
26
863
|
20,5
|
Nhập
khẩu
|
739
|
3
663
|
2,8
|
Điện áp của lưới điện
truyền tải và phân phối là 500 kV, 220 kV, 110 kV, 22 kV, 220/380V.
EVN, đảm bảo 2/3 sản
lượng điện, độc quyền về truyền tải và phân phối điện. Từ đây đến 2025, EVN sẽ
đầu tư nhiều nhất trong lĩnh vực năng lượng (khoảng 80%). Tuy nhiên, sự mở cửa
thị trường điện sẽ được thực hiện theo lộ trình sau: 2005-2014, cạnh tranh về
sản xuất; 2015-2022, mở cửa cho bán sỉ; sau 2022, mở cửa cho bán lẻ. Nhà nước
sẽ vẫn giữ độc quyền về truyền tải điện, các công trình thủy điện lớn và sau
này là các nhà máy điện hạt nhân.
4.
Quy hoạch phát triển
điện lực quốc gia giai đoạn 2011-2020, có xét đến 2030
Quy hoạch điện VII đã
được Thủ tướng Chính phủ thông qua ngày 21/7/2011. Ngoài những quan điểm phát
triển lớn, Quy hoạch điện VII bao gồm các mục tiêu và định hướng cho nguồn điện
và lưới điện.
4.1. Quan
điểm phát triển
– Phát triển ngành
điện phải gắn liền với chiến lược phát triển kinh tế – xã hội của đất nước, bảo
đảm cung cấp đủ điện cho nền kinh tế và đời sống xã hội.
– Sử dụng có
hiệu quả nguồn tài nguyên năng lượng trong nước cho phát triển điện, kết hợp
với việc nhập khẩu điện, nhập khẩu nhiên liệu hợp lý, đa dạng hóa các nguồn
năng lượng sơ cấp cho sản xuất điện, bảo tồn nhiên liệu và bảo đảm an ninh năng
lượng cho tương lai.
– Nâng cao chất lượng
điện năng để cung cấp dịch vụ điện với chất lượng ngày càng cao. Thực hiện giá
bán điện theo cơ chế thị trường nhằm khuyến khích đầu tư phát triển ngành điện;
khuyến khích tiết kiệm và sử dụng điện có hiệu quả.
– Phát triển điện đi
đôi với bảo vệ tài nguyên, bảo vệ môi trường sinh thái; bảo đảm phát triển bền
vững đất nước.
– Từng bước hình thành,
phát triển thị trường điện cạnh tranh, đa dạng hóa phương thức đầu tư và kinh
doanh điện.
– Nhà nước chỉ giữ độc
quyền lưới điện truyền tải để đảm bảo an ninh hệ thống năng lượng quốc gia.
– Sử dụng hợp lý, có
hiệu quả nguồn tài nguyên năng lượng sơ cấp của mỗi miền.
– Đẩy mạnh công tác
điện khí hóa nông thôn, đảm bảo cung cấp đầy đủ, liên tục, an toàn cho nhu cầu
điện của tất cả các vùng trong nước.
4.2.
Mục tiêu
– Sản lượng điện sản
xuất và nhập khẩu phải đáp ứng được các mục tiêu sau: 2015: 194-210 TWh; 2020:
330-362 TWh; 2030: 695-834 TWh.
– Ưu tiên phát triển
nguồn năng lượng tái tạo cho sản xuất điện: tăng tỷ lệ sản xuất nguồn năng
lượng này từ 3,5% năm 2010, lên 4,5% tổng điện năng sản xuất vào năm 2020 và
6,0% vào năm 2030.
– Giảm hệ số đàn hồi điện/PIB
từ bình quân 2,0 hiện nay xuống còn 1,5 vào năm 2015 và còn 1,0 vào năm 2020.
– Đẩy nhanh chương
trình điện khí hóa nông thôn và miền núi, đảm bảo đến năm 2020 hầu hết số hộ
dân nông thôn sẽ có điện.
4.3. Định
hướng phát triển nguồn điện
– Phát triển cân đối
công suất nguồn trên từng miền: Bắc, Trung và Nam.
– Đảm bảo độ tin cậy
cung cấp điện trên từng hệ thống điện miền nhằm giảm tổn thất truyền tải.
– Chia sẻ công suất
nguồn dự trữ và khai thác hiệu quả các nhà máy thủy điện trong các mùa.
– Phát triển hợp lý
các trung tâm phân phối điện lực của mỗi vùng.
– Phát triển nguồn
điện mới đi đôi với đầu tư chiều sâu, đổi mới công nghệ các nhà máy đang vận
hành; đáp ứng tiêu chuẩn môi trường; sử dụng công nghệ hiện đại đối với các nhà
máy điện mới.
– Đa dạng hóa các hình
thức đầu tư phát triển nguồn điện nhằm tăng cường cạnh tranh, nâng cao hiệu quả
kinh tế.
– Ưu tiên phát triển
nguồn điện từ năng lượng tái tạo như điện gió, điện mặt trời, điện sinh khối
(bảng 3).
Các nhà máy nhiệt điện
than sẽ cần 67,3 Mt than vào năm 2020 và 171 Mt năm 2030. Do sự cạn kiệt dần
của các nguồn năng lượng sơ cấp, chương trình xây dựng các nhà máy điện hạt
nhân đã được chấp thuận với mục tiêu là vận hành lò đầu tiên vào năm 2020.
Thủy điện sẽ nhập khẩu từ Lào, Campuchia và Trung Quốc, với 2.200 MW vào năm
2020 và 7000 MW vào năm 2030 (bảng 4).
Bảng 3. Mục tiêu phát triển của các nguồn điện
Công
suất (MW)
|
Công
suất (MW)
|
Sản
xuất (TWh)
|
Sản
xuất (TWh)
|
|
2020
|
2030
|
2020
|
2030
|
|
Gió
|
1.000
|
6.200
|
||
Sinh
khối
|
500
|
2.000
|
||
Thủy
điện
|
17.400
|
17.400
|
||
Thủy
điện tích năng
|
1.800
|
5.700
|
||
Nhiệt
điện khí thiên nhiên
|
10.400
|
11.300
|
66
|
73,1
|
Nhiệt
điện khí GNL
|
2.000
|
6.000
|
||
Nhiệt
điện than
|
36.000
|
75.000
|
156
|
394
|
Hạt
nhân
|
10.700
|
70,5
|
Bảng 4. Công suất, sản xuất, nhập khẩu năm 2020 và 2030
Công
suất
|
Công
suất
|
Sản
xuất
|
Sản
xuất
|
|
2020
|
2030
|
2020
|
2030
|
|
Tổng
cộng
|
75 000
MW
|
146 800
MW
|
330
TWh
|
695
TWh
|
Thủy
điện (%)
|
23,1
|
11,8
|
19,6
|
9,3
|
Thủy
điện tích năng (%)
|
2,4
|
3,9
|
||
Nhiệt
điện than (%)
|
48,0
|
51,6
|
46,8
|
56,4
|
Nhiệt
điện khí (kể cả GNL) (%)
|
16,5
|
11,8
|
24,0
|
14,4
|
Tái
tạo (%)
|
5,6
|
9,4
|
4,5
|
6,0
|
Hạt
nhân (%)
|
1,3
|
6,6
|
2,1
|
10,1
|
Nhập
khẩu (%)
|
3,1
|
4,9
|
3,0
|
3,8
|
4.4. Định
hướng phát triển lưới điện
Nhiều tiêu chí phát
triển đã được đề ra:
Bảng 5. Phát triển công suất các trạm và chiều dài đường dây
Trạm
Đường
dây
|
Đơn
vị
|
2011-2015
|
2016-2020
|
2021-2025
|
2026-2030
|
500
kV
|
MVA
|
17.100
|
26.750
|
24.400
|
20.400
|
220
kV
|
MVA
|
35.863
|
39.063
|
42.775
|
53.250
|
500
kV
|
km
|
3.833
|
4.539
|
2.234
|
2.724
|
220
kV
|
km
|
10.637
|
5.305
|
5.552
|
5.020
|
– Lưới điện
truyền tải được đầu tư đạt tiêu chuẩn độ tin cậy N-1, phù hợp với tiêu chuẩn kỹ
thuật của các nước trong khu vực, bảo đảm kết nối, hòa đồng bộ hệ thống điện
Việt Nam với hệ thống điện các nước trong khu vực.
– Chất lượng
dịch vụ (điện áp, tần số) phải được đảm bảo ngay cả lúc cao điểm.
– Lựa chọn cấp điện áp
truyền tải phù hợp với công suất và khoảng cách truyền tải (bảng 5).
– Phát triển
lưới điện truyền tải phải đồng bộ với tiến độ đưa vào vận hành các nhà máy
điện.
– Phát triển
lưới truyền tải (500 kV, 220 kV, 110 kV) nhằm cải thiện độ ổn định và giảm tổn
hao trên đường dây. Lưới phân phối trung áp phải được cải tạo phù hợp với điện
áp 22 kV.
– Sử dụng cột
nhiều mạch, nhiều cấp điện áp đi chung trên một hàng cột để giảm diện tích
chiếm đất. Ngầm hóa lưới điện tại các đô thị, hạn chế tác động xấu đến cảnh
quan, môi trường.
– Hiện đại hóa
lưới điện bằng cách tự động hóa lưới điện và sử dụng các thiết bị FACTS, SVC.
Từng bước triển khai áp dụng công nghệ “Lưới điện thông minh – Smart Grid” để
khai thác hiệu quả nhất khả năng cung cấp nhằm giảm chi phí trong phát triển
lưới điện và nâng cao độ an toàn cung cấp điện.
Hiện tại điện áp cao
nhất là 500 kV. Sau năm 2020, siêu cao áp 750 hay 1000 kV và điện một chiều với
điện áp rất cao sẽ được nghiên cứu sử dụng.
Phát triển khả năng
kết nối với các nước ASEAN và các nước dọc sông Mê Kong sẽ được tiếp tục.
Công suất 2000-3000 MW với điện áp 500 kV đang được nghiên cứu. Liên kết lưới
điện sẽ được thực hiện ở mức 220 kV và 500 kV với Lào và Campuchia và 110 kV và
220 kV với Trung Quốc.
Cung cấp điện cho khu
vực nông thôn, miền núi và hải đảo sẽ được thực hiện bằng cách mở rộng lưới
điện quốc gia hoặc với các nguồn năng lượng tái tạo.
4.5. Đầu
tư
Tổng đầu tư từ 2011
đến 2020 là 48,8 tỷ đô la, bình quân mỗi năm là 4,88 tỷ đô la. Giai đoạn
2021-2030, đầu tư sẽ là 75 tỷ. Từ 2011 đến 2030, tổng nhu cầu đầu tư là 123,8
tỷ, trong đó 66,6% cho nguồn điện và 33,4% cho lưới điện.
Các công ty điện, dầu
khí, than và truyền tải điện chịu trách nhiệm phát triển điện lực quốc gia.
Nhiệm vụ cần phải thực hiện rất nhiều : đảm bảo an toàn hệ thống điện, huy
động các nguồn tài chính trong và ngoài nước, tính lại giá điện, cải tổ bộ máy
hành chính và quản lý nhằm đạt được hiệu quả cao, bảo vệ môi trường, sử dụng
các công nghệ mới cho thiết bị, hiện đại hóa chương trình đào tạo nhân lực
trong các trường của EVN, tăng cường và phát triển các cơ sở cơ điện, khuyến
khích tiết kiệm năng lượng và hiệu quả sử dụng năng lượng. Chính phủ vừa yêu
cầu EVN không được tiếp tục đầu tư vào ngân hàng, bảo hiểm, chứng khoán hay bất
động sản.
5
. Thủy điện
Với sự đóng góp quan
trọng trong việc sản xuất điện sơ cấp, thủy điện xứng đáng có một sự quan tâm
đặc biệt.
5.1. Khí
tượng-thủy văn
Việt Nam là nước có
tiềm năng lớn về thủy điện. Lượng mưa trung bình hàng năm là 2.000 mm (thấp
nhất là 1.000 mm và cao nhất là 4.000-5.000 mm). Tổng cộng chiều dài của 2.400
dòng chảy là 41.000 km. Ba sông quan trọng nhất là:
– Sông Mêkong bắt
nguồn từ Trung Quốc trên cao nguyên Tây Tạng ở độ cao trên 5.000 m, chảy qua
nhiều quốc gia như Lào, Campuchia, Thái Lan, và phần ở Việt Nam với chiều dài
230 km;
– Sông Hồng (529 km
tại địa phận Việt Nam trên tổng số là 1.126 km) ;
– Sông Đồng Nai (635
km).
Nằm ở khu vực gió mùa
của Đông Nam Á, Việt Nam có khí hậu nhiệt đới và ẩm ướt với sự đa dạng của các
miền theo độ cao và theo vĩ tuyến. Khác với miền Bắc có 4 mùa ít nhiều rõ rệt,
miền Nam chỉ có hai mùa. Vào mùa mưa và nóng (tháng 5 đến tháng 11), lũ lụt
thường làm ngập các cánh đồng và làng xóm, và gây thiệt hại nặng. Mùa khô và
lạnh (tháng 12 đến tháng 4) thường gây nên thiếu nước cho nông nghiệp, và mực
nước các dòng sông xuống thấp gây nên hiện tượng nhiễm mặn. Vấn đề càng nghiêm
trọng khi triều cường và khi có bão, nhất là miền Trung Việt Nam.
5.2. Tiềm
năng thủy điện
Tài nguyên thủy lực
của Việt Nam rất là phong phú. Tiềm năng thủy điện Việt Nam tương đương với
Pháp (bảng 6).
Bảng 6. So sánh tiềm năng thủy điện của
Việt Nam
Tiềm năng (TWh)
|
Việt
Nam
|
Pháp
|
Thế
giới
|
Khai
thác ( 2013)
|
57
|
76
|
3.700
|
Kinh
tế
|
85
|
80
|
8.000
|
Kĩ
thuật
|
110
|
100
|
15.000
|
Lí
thuyết hay tự nhiên
|
300
|
270
|
48.000
|
Chỉ có tiềm năng lí
thuyết là ổn định. Những dạng khác thay đổi theo dữ liệu thủy văn và khí tượng,
những công trình mới, tiến bộ kĩ thuật hay những ràng buộc về môi trường.
5.3. Đập
Hiện tại Việt Nam có
180 đập lớn. Theo định nghĩa của Ủy ban quốc tế về đập lớn (CIGB), đây là những
công trình, có chiều cao tính từ móng lớn hơn 15 m. Nhiều trong số đó không sản
xuất điện. Việc xây dựng đập thủy điện thường dùng cho nhiều chức năng (lưu
thông, nông nghiệp, công nghiệp, chống lũ, cung cấp nước uống, hoạt động du
lịch giải trí).
Mười đập cao hơn 60 m
đang được xây dựng: trong đó có Lai Châu (137 m, 1.200 MW, hoạt động năm 2016),
Huoi Quang (104 m, 520 MW, 2015), Thuong KonTum (77 m, 220 MW, 2014).
Những đập nổi bật nhất
về công suất đặt đang được khai thác là Hòa Bình (1.920 MW – 7,2 TWh) và Sơn La
(2.400 MW – 9 TWh) (hình 2).
Sau năm 2009, các nhà
máy thủy điện tích năng với tổng công suất 2.400 MW (trong chương trình 8.000
MW) sẽ được thực hiện.
Liên quan đến thủy
điện nhỏ (công suất nhỏ hơn 30 MW), 1.232 MW đang được khai thác, 2.823 MW đang
xây dựng và 3.421 MW đã lên kế hoạch.
5.4. Sông
Mêkong
Cũng như Trung Quốc,
Myanmar, Thái Lan, Lào và Campuchia, Việt Nam là một trong những nước nằm dọc
sông Mêkong. Đây là một trong 10 con sông lớn nhất thế giới. Từ đầu nguồn ở Tây
Tạng cho đến cửa sông đổ ra biển ở Việt Nam, sông Mêkong dài 4 880 km. Với lưu
vực rộng 795 000 km2, lưu lượng trung bình hằng năm là 15 000 m3/s. Mười tám
triệu dân Việt Nam sống trong vùng châu thổ sông Mêkong tạo nên vựa lúa của
Việt Nam, với 50% sản lượng lương thực được tập trung ở đây.
Về mặt năng lượng,
trên địa phận Việt Nam sông Mêkong (với tiềm năng lý thuyết to lớn là 340 TWh)
chỉ có thể khai thác được trên một vài nhánh sông bắt nguồn từ cao nguyên. Về
sản xuất điện, tổng công suất đặt hiện nay của 16 công trình thủy điện ở hạ lưu
sông Mêkong là 3.400 MW (Thái Lan : 750 MW, Việt Nam : 930 MW,
Lào : 1.070 MW với Nam Theun 2, thực hiện dưới hình thức BOT với EDF năm
2010).
Hình 2. Đập Sơn
La
Việt Nam không thể thực
hiện những công trình có công suất lớn trong lưu vực sông Mêkong do chiều cao
thác nước nhỏ. Tuy nhiên, sau năm 2020 nhiều chương trình dự kiến khả năng tăng
mạnh về công suất đặt (Việt Nam: 1.270 MW, Campuchia: 4.700 MW, Lào: 5. 000
MW). Lào và Campuchia sẽ bán điện cho Việt Nam, Thái Lan và Trung Quốc.
Ủy ban sông Mêkong,
thành lập năm 1957, sau đó trở thành Mékong River Commission (MRC) bao gồm 4
quốc gia: Việt Nam, Thái Lan, Campuchia và Lào. Năm 2002, Trung Quốc và Myanmar
kí thỏa thuận để trở thành «đối tác đối thoại».
5.5. Những
vấn đề liên quan đến phát triển thủy điện ở Việt Nam
Việc khai thác những
công trình thủy điện gợi lên những vấn đề sau:
§ Khó khăn trong vấn đề tối ưu việc khai thác các đập đa chức
năng, kể cả những chức năng đôi khi đối nghịch nhau và thứ tự ưu tiên: trong đó
có cắt lũ, tối ưu sản lượng điện, chống khô hạn. Tuy Việt Nam có một bộ luật về
nước để quy định việc quản lý, khai thác, sử dụng và bảo vệ tài nguyên nước,
nhưng cũng phải thừa nhận rằng nó không hoàn toàn hiệu quả do thiếu sự phối hợp
giữa các tổ chức có trách nhiệm trong việc quản lý nguồn nước và tích hợp các
lưu vực thủy lợi.
§ Kiểm tra và bảo dưỡng nhiều khi không đủ về mặt chất lượng lẫn
số lượng đối với một số đập cũ và có chiều cao thấp, thường liên quan đến thiếu
hụt tài chính;
§ Sự lắp hồ đập nhanh chóng do sự xói mòn các lưu vực thủy lợi
liên quan đến mưa lớn và nạn phá rừng (nhất là do các chất diệt cỏ sử dụng trong
chiến tranh);
§ Việc bảo tồn các nguồn tài nguyên thủy lực và chất lượng nước ở
vùng hạ lưu các hồ chứa lớn, với các nhu cầu mới về nước uống, nuôi cá và có
thể trong tương lai là du lịch;
§ Sự chậm chạp trong việc tái định cư dân chúng bị di chuyển chỗ ở
và trong việc phủ xanh các vùng bị ảnh hưởng bởi quy hoạch (trong vùng của đập
Sơn La, được khai thác từ 2012, chỉ gần 1/10 diện tích được tái phủ xanh, tức
35 ha trên 300 ha).
Vì thế người dân có lí
do để lo ngại về việc xả nước đồng lúc ở hàng chục đập thượng nguồn làm gia
tăng lưu lượng một cách nguy hiểm ở hạ lưu.
Tại sao phải xây dựng
cấp tốc hàng loạt đập như vậy? Ta có thể tự hỏi liệu quá trình quy hoạch các dự
án thủy điện trong hệ thống điện quốc gia có được thực hiện đúng phương pháp và
chặt chẽ không?
Ngày 8/10/2014, một
hội thảo ONG được tổ chức ở Washington để bàn về các ảnh hưởng tiêu cực đến môi
trường gây nên bởi các đập trên dòng chảy chính của sông Mêkong. Trung Quốc đã
xây trên mười đập phía thượng nguồn, các nước khác cũng chuẩn bị xây cất một số
lượng đập tương đương. Tất cả những người tham gia hội nghị đều thừa nhận sự
thất bại của thỏa thuận hợp tác kí cách đây 20 năm! Nước Lào làm Việt Nam và
Campuchia tức giận khi xây đập Xayaburi (dài 810 m,
cao 32 m) năm 2012. Một đập khác của Lào, đập Don Sahong trên một nhánh của
sông Mêkong, cũng đã được thông báo.
Sự bất đồng rõ rệt đã được thể hiện qua
cách đánh giá các hậu quả đối với người dân sống ở hạ lưu, nông nghiệp, sự di
cư của cá, lớp trầm tích, sự đa dạng sinh học và nhiều vấn đề khác.
Các nhà nghiên cứu đã
chứng minh rằng con số 33 tỷ đôla thu được từ bán điện còn xa mới bù lại được
những tổn thất vô cùng to lớn liên quan đến những thiệt hại được đánh giá là
275 tỷ đôla.
Khó khăn còn đến từ
phía Trung Quốc khi họ thiếu tinh thần hợp tác với MRC. Nước này không quan tâm
đến phản ứng của các nước khác dọc sông Mêkong. Họ giữ bí mật các thông tin về
thủy văn và khí tượng! Những tranh chấp khó giải quyết về lãnh thổ và chính trị
giữa Việt Nam và Trung Quốc càng làm cho tình hình thêm phức tạp. Trung Quốc
cần phải trở thành ủy viên chính thức của MRC để thúc đẩy đối thoại và cải
thiện hợp tác. Nếu Trung Quốc đổi hướng một phần dòng chảy ở vùng thượng lưu
sông Mêkong về phía Bắc lãnh thổ của họ, thì sẽ rất nguy hiểm cho các nước vùng
hạ lưu.
Các dự án cần phải
được thực hiện dần dần và sự khai thác phải được phối hợp chặt chẽ, nhằm tận
dụng kinh nghiệm. Thực tế, nhiều vấn đề cần được giải quyết: lũ, khô hạn, nhiễm
mặn, trầm tích, di cư cá, đa dạng sinh học, chất lượng nước, thuốc trừ sâu, mực
nước biển tăng do biến đổi khí hậu, đê bảo vệ, hồ chứa, tuyến lưu thông, các
khía cạnh môi trường và kinh tế xã hội. Nhiều mô hình trọng điểm đang được
nghiên cứu như Kế hoạch châu thổ sông Mekong của viện nghiên cứu Hà Lan Haskoning.
6.
Hạt nhân và biến đổi
khí hậu
Chương trình điện hạt
nhân của Việt Nam dự kiến xây dựng, từ năm 2014 đến 2030, 14 lò phản ứng (1.000
MW đối với 10 lò đầu tiên, và 1.300 – 1.500 MW với các lò tiếp theo) phân bố
trên 8 địa điểm thuộc 5 tỉnh miền Trung. Đó là Ninh Thuận (3 địa điểm), Quảng
Ngãi (2), Phú Yên (1), Bình Định (1), Hà Tĩnh (1). Sau thảm họa Fukushima, địa
điểm ở Ninh Thuận có thể phải có sự điều chỉnh.
Đầu năm 2014, Chính
phủ đã có quyết định sáng suốt khi tuyên bố sẽ hoãn việc xây dựng lò phản ứng
đầu tiên (với sự trợ giúp của Nga) đến năm 2020.
Thật ra, ở Việt Nam
tình hình nóng lên của khí hậu gây ra những vấn đề an ninh đáng lo ngại, trong
thời gian xây dựng (5 đến 7 năm) cũng như trong giai đoạn khai thác (40 đến 50
năm). Hàng năm, có gần chục cơn bão và lũ lụt lớn ở miền Trung. Tần số xuất
hiện và cường độ ngày càng tăng của những hiện tượng này làm đời sống người dân
miền Trung thêm khốn khó, vốn nghèo hơn miền Bắc và miền Nam. Việt Nam xếp thứ
26 trong nhóm các nước có nguy cơ đặc biệt. Cũng như các nước Á châu, Việt Nam
bị đe dọa bởi các cơn bão thường xuyên hơn và mạnh hơn, lụt lớn do nước biển
hay sông và lở đá do tan băng ở Himalaya, xói mòn, đất trượt, giảm tài nguyên
nước trong đó có nguồn dự trữ nước ngọt, mực nước biển tăng, ngập lụt, ngập mặn
với sự giảm sút năng suất trồng trọt, tăng tỉ lệ chết do bệnh tiêu chảy, lan
truyền dịch tả do nhiệt độ tăng.
Khả năng đối phó của
Việt Nam còn thấp, do thiếu quyết tâm chính trị và tài chính. Nhiều công việc
lớn cần phải được làm ngay: quy hoạch đô thị và kế hoạch phòng chống cần được
xem lại, một số đường sá cầu cống và nhà cửa cần xây dựng lại, các cơ sở cần
bảo vệ, làm sạch các dòng nước, bảo vệ đê và đập, di chuyển dân cư.
Mặt khác, nếu xét đến
sự thiếu hụt nhân lực trình độ cao và văn hóa về an toàn, sự tăng cường đầu tư
liên tục để củng cố những yếu điểm [điểm yếu] này, chi phí to lớn (hàng chục
rồi đến hàng trăm tỷ đô la) cho việc tháo gỡ các nhà máy, sự quản lý về lâu về
dài các chất thải phóng xạ và các thảm họa, giá thành của kWh điện hạt nhân của
Việt Nam chắc chắn sẽ cao hơn các dạng năng lượng cổ điển và tái tạo. Đào tạo
các chuyên gia và đội ngũ nhân lực trình độ cao cũng đòi hỏi kinh phí rất lớn.
Nhưng vấn đề quan trọng còn nằm ở kỉ luật và tính nghiêm khắc của nhân viên
trong việc giải quyết các công việc hàng ngày. Sự ổn định và an toàn hạt nhân
cần một sự kiểm tra đặc biệt nghiêm ngặt, mà thiếu nó thì chất lượng không thể
nào được đảm bảo. Về mặt luật pháp, nhiều cơ chế cần được thành lập: cơ quan an
toàn hạt nhân phải có uy tín thể hiện bằng năng lực và sự khách quan.
Để đối phó với những
đe dọa của khí hậu, Việt Nam không có chiến lược nào khác ngoài việc ngay từ
bây giờ phải khai thác triệt để các nguồn năng lượng tái tạo, khuyến khích tiết
kiệm năng lượng và sử dụng hiệu quả năng lượng. Khai thác năng lượng tái tạo,
giảm CO2, bảo vệ môi trường cho các thế hệ mai sau, đó chính là dần dần hướng
đến một nền kinh tế tích cực. Chính phủ phải chú trọng đến chất lượng cuộc sống
của người dân và coi trọng việc phát triển bền vững, thay vì tự ràng buộc bởi cách
nhìn ngắn hạn với nỗi ám ảnh duy nhất về chỉ số PIB cao.
7.
Dự báo và quy hoạch
Theo dự báo của Quy
hoạch phát triển điện lực quốc gia trên đây, Việt Nam sẽ cần từ 330 đến 362 TWh
điện vào năm 2020 và từ 695 đến 834 TWh năm 2030!
Những con số khổng lồ này được thổi phồng quá mức, không thể đạt được trong
thời hạn ngắn, rõ ràng là kết quả của một sự ngoại suy đơn giản mà không phải
là sự phân tích thấu đáo các nhu cầu. Mức tiêu thụ ghi trên không thể nào thực
hiện được, về mặt kĩ thuật cũng như tài chính.
Tỉ lệ tăng trưởng lũy
thừa quá nhanh của nhu cầu điện, với tốc độ khoảng 15% năm, không thể kéo dài,
bởi nó đòi hỏi tăng gấp đôi công suất của các nhà máy và lưới điện cứ mỗi 5
năm! Ngay cả giảm tỉ lệ xuống còn 11%, việc thực hiện tất cả các dự án đầu tư
cũng rất khó khăn. Với sự lãng phí năng lượng quá lớn, Việt Nam không thể nào
giảm hệ số đàn hồi của nhu cầu điện xuống 1 vào năm 2020. EVN nên nghiên cứu
thật kĩ các mô hình nhu cầu hơn là các mô hình cung.
Quy hoạch năng lượng quốc
gia cần phải nghiêm khắc hơn để tránh tạo ra những quyết định sai lầm của Chính
phủ, như đối với chương trình điện hạt nhân.
EVN nên ưu tiên xây
dựng các nguồn điện phân tán và đầu tư ngay vào lưới thông minh (smart grids).
Các vùng phải tự chủ về điện năng. Các nhà máy có quy mô vừa và nhỏ cần được
phân tán trên khắp lãnh thổ. Sự cân bằng về sản xuất – tiêu thụ, địa phương và
vùng, cho phép đảm bảo cung cấp một cách tốt hơn.
Trong lúc điện không thể lưu
trữ, nếu xét về số lượng lớn, smart grids có thể giúp tối ưu toàn bộ các nút
trong hệ thống điện, bao quát tất cả các đối tượng sản xuất và tiêu thụ. Nó cải
thiện hiệu suất của nhà máy đồng thời giảm tổn thất đường dây, giúp kết nối
thuận lợi các nguồn năng lượng tái tạo và cung cấp điện với giá thấp nhất có
thể. Mặt khác, nó còn cho phép tăng cường an ninh, tiết kiệm năng lượng, nâng
cao hiệu quả sử dụng điện, giảm công suất đỉnh. Nhờ vào công nghệ thông tin và
truyền thông, các lưới “giao tiếp” cho phép đảm bảo cân bằng sản xuất-tiêu thụ
ở từng thời điểm, với khả năng phản ứng nhanh nhạy hơn.
Về lưới truyền tải,
nếu EVN sử dụng một cách đồng bộ nguồn điện phân tán, Việt Nam sẽ không cần
phải dùng siêu cao áp (750 kV hay 1.000 kV) cũng như không cần điện một chiều
điện áp cao. Vì lí do kĩ thuật, kinh tế và môi trường, cần phải hạn chế tối đa
sự truyền tải điện trên khoảng cách quá lớn.
Cũng cần tái sắp xếp
và củng cố các đường dây phân phối trung và hạ áp nếu EVN muốn cải thiện chất
lượng dịch vụ như việc giảm tần suất và thời gian cắt điện. Chi phí gây ra bởi
sự cúp điện phải được tính trong bài toán kinh tế. Phải nhìn nhận nhiều đường
dây hạ thế và hộ gia đình không được thiết kế gọn gàng đúng tiêu chuẩn. Sự thả
nổi này thường gây ra những tai nạn chết người đáng tiếc.
Tình trạng lưới điện
mắc chằng chịt ở Việt Nam. Ảnh: Internet do BVN đưa thêm
Về nguồn điện, mục
tiêu quá thấp với 9,4% đối với năng lượng tái tạo (không tính thủy điện) vào
năm 2030 chứng tỏ rằng Việt Nam rất chậm trễ trong việc triển khai các nguồn
năng lượng xanh, nhất là so với xu hướng hiện nay của thế giới. Năm 2013, 53%
sản lượng điện mới sinh đến từ năng lượng tái tạo. Sự tăng trưởng của công suất
đặt ở phạm vi toàn cầu, kể từ nay, sẽ dựa trên năng lượng tái tạo, đặc biệt là
điện mặt trời và gió.
Về tiêu thụ, trong khi
khắp nơi người ta kêu gọi sử dụng chừng mực thì Việt Nam có vẻ khuyến khích
tiêu thụ. Con đường đi đến sử dụng điện hiệu quả vẫn còn xa. Cần phải có chính
sách kêu gọi, khuyến khích mạnh hơn và thuế “xanh”. Sự chuyển đổi theo hướng
thân thiện với môi trường của nền kinh tế Việt Nam cần sự thay đổi hành vi của
từng cá nhân và ý thức về trách nhiệm công dân. Điều này đòi hỏi các biện pháp
giáo dục có quy mô lớn và kiên nhẫn của bộ máy quản lý và đội ngũ giáo viên ở
tất cả các cấp.
Tài liệu tham khảo
1.
Ginocchio, Nguyen Khac
Nhan (1978). L’Energie hydraulique, Direction des Etudes et Recherches
d’EDF, Eyrolles, Paris.
Nguyen Khac Nhan
(1992). Instabilité de tension sur la ligne 500 kV au Viet Nam. Conférence
Internationale des Grands Réseaux électriques (CIGRE), Paris.
Nguyen Khac Nhan,
Nguyen Tran The, Michel Ho Ta Khanh (2003). L’hydroélectricité au Viet
Nam. Revue de l’Energie, n°5.
Nguyễn Thọ Nhân
(2009). Biến đổi khí hậu và năng lượng, Nhà xuất bản trí thức Hanoi.
Quy hoạch phát triển
điện lực quốc gia giai đọan 2011-2020 (có xét đến năm 2030), Viện Năng
lượng, Hanoi, 07-2011.
nguyenkhacnhan.blogspot.fr.
26: Fukushima, một
cảnh cáo đối với Việt Nam.
27: RFI-Việt Nam nên
dừng chương trình hạt nhân.
29: RFI-Đức rút khỏi
điện hạt nhân, suy nghĩ về trường hợp Việt Nam.
42: Bài học của sự cố
mất điện lớn tại miền Nam Việt Nam.
46: BBC- Việt Nam sẽ
cắt làm đôi nếu có sự cố hạt nhân.
47: RFA- Thảm họa
Fukushima cảnh báo gì cho Việt Nam.
50: Thất vọng tại
Varsovie- Điện hạt nhân ở Việt Nam và Biến đổi khí hậu.
Phạm Duy Hiển. Các bài phỏng vấn GS về Điện hạt nhân ở
Việt Nam. RFA, RFI, 2010-2013.
Vo Van Thuan, Nuclear
power in Viet Nam for substainable development, CIGOS, Lyon 4-5/04/2013.
L’énergie au Viet Nam,
Institut des Hautes Etudes pour la Science et la Technologie (ihest),
21/11/2013.
Michel Ho Ta Khanh, Le
Viet Nam et les aménagements hydroélectriques dans le bassin versant du Mékong,
Recherches internationales, 01 et 03/2014.
Revue Hydropower and
Dams, Annuaire 2014.
Tài liệu EVN ,
2014.
RFA, Bế tắc ở sông
Mêkong, 09/10/2014.
Transition
énergétique : La France au pied du mur, Alternatives Economiques, 10/2014.
Đơn
vị :
kV : 1000 Volts,
MW : 1 triệu Watts, MVA: 1 triệu Volt – Ampères, GWh : 1 tỷ Wh,
TWh: 1 tỷ kWh, Mtec: 1
triệu tấn than, Mtep: 1 triệu tấn dầu, Gm3: 1 tỷ m3
Grenoble
27/11/2014
N.K.N.
No comments:
Post a Comment
Thanks for watching