Tổng
thống Obama: NATO hậu thuẫn đầy đủ cho Ukraine
VIDEO Mỹ truy diệt ISIS tại Iraq
https://www.facebook.com/video.php?v=602341226553054&set=vb.100003315450156&type=2&theater
https://www.facebook.com/video.php?v=602341226553054&set=vb.100003315450156&type=2&theater
- In
- Chia sẻ:
Tổng thống Mỹ Barack Obama phát biểu tại 1 cuộc họp báo kết thúc
Hội nghị Thượng đỉnh NATO ở Newport, xứ Wales, 5/9/2014.
·
Tin
liên hệ
- Tổng thống Obama: NATO đoàn kết ủng
hộ Ukraine
- Giao tranh tái diễn ở Đông Ukraine
- Mỹ, các đồng minh NATO chuẩn bị biện
pháp chế tài mới đối với Nga
- Thượng
nghị sĩ McCain hối thúc chế tài ‘nghiêm khắc’ Nga
- Dưới áp lực của NATO, Pháp đình chỉ
hợp đồng bán tàu chiến cho Nga
Hình
ảnh/Video
Video
Bộ trưởng Hagel: Nga, TQ đang cố bắt kịp Mỹ về công nghệ
quân sự
06.09.2014
Tổng thống
Hoa Kỳ Barack Obama hôm thứ Sáu nói rằng liên minh 28 quốc gia NATO hậu thuẫn
đầy đủ cho Ukraine trong khi nước này bảo vệ biên giới trước Nga và chống lại
một phong trào đòi ly khai ở miền đông.
Phát biểu vào lúc kết thúc Hội nghị Thượng đỉnh NATO ở xứ Wales,
Tổng thống Hoa Kỳ nói rằng liên minh sẽ cung cấp hỗ trợ “phi sát thương” và trợ
giúp kỹ thuật để hiện đại hóa quân đội Ukraine.
Tổng thống Obama nói: “Liên minh của chúng tôi nhất trí ủng hộ chủ
quyền, độc lập và toàn vẹn lãnh thổ của Ukraine, và quyền tự vệ của nước này.”
Trước đó trong ngày thứ Sáu, Tổng thứ ký NATO Fogh Rasmussen loan
báo liên minh sẽ thành lập một lực lượng phản ứng nhanh với vài ngàn bộ binh
tại các căn cứ ở các nước Đông Âu.
Tuy nhiên, việc sử dụng
lực lượng quân sự mới này có thể được hoãn lại. Trong lúc Hội nghị Thượng đỉnh
NATO kết thúc hôm thứ Sáu, Ukraine và các phần tử đòi ly khai thân Nga đã thỏa
thuận một lệnh ngừng bắn sau 5 tháng xung đột ở miền đông Ukraine.
Mỹ, NATO chuẩn bị biện pháp
chế tài Nga
Luis Ramirez – Các giới chức Hoa Kỳ cho hay Nga đối mặt với các biện pháp
chế tài mới vì tiếp tục hỗ trợ cho phe nổi dậy chiến đấu chống lực lượng chính
phủ ở Ukraine. Vụ khủng hoảng đã là trung tâm thảo luận tại một hội nghị thượng
đỉnh NATO ở Wales, trong khi Tổng thống Barack Obama và các nhà lãnh đạo khác
hôm nay chuẩn bị loan báo bước kế tiếp trong việc đối phó với Nga.
Tháp tùng
tổng thống đi dự hội nghị, thông tín viên VOA Luis Ramirez ghi nhận diễn biến
trong cuộc họp. Trong khi chiến sự tiếp tục ở đông bộ Ukraine, các giới chức
Hoa Kỳ phát biểu bên lề hội nghị thượng đỉnh nói rằng dường như có phần chắc là
Hoa Kỳ sẽ xúc tiến các biện pháp chế tài mới đối với Nga.
Tổng thống Obama dành ngày hôm qua, thứ Năm để họp với các nhà lãnh đạo
NATO và thẩm định về vụ khủng hoảng đã tiếp tục leo thang giữa bằng chứng cho
thấy Nga đã gửi binh sĩ và thiết bị băng qua biên giới vào Ukraine để giúp phe
nổi dậy.
Hy vọng đã đặt vào điều mà một giới chức Toà Bạch Ốc mô tả là nỗ lực
“ngoại giao rất tích cực” của Tổng thống Ukraine Petro Poroshenko – cũng đang
dự cuộc họp thượng đỉnh. Ông Poroshenko tuyên bố nước ông và phe nổi loạn được
Nga hậu thuẫn sẽ ra lệnh ngưng bắn trong ngày hôm nay nếu cả hai bên đồng ý về
một thoả thuận hoà bình. Tổng thống Ukraine nói:
“Điều duy nhất chúng ta cần bây giờ để có hoà bình và ổn định chỉ là hai
điều chính. Trước tiên, Nga phải rút quân. Và thứ hai, đóng cửa biên giới. Nếu
có được 2 điều đó, tôi bảo đảm với quý vị rằng Ukraine sẽ tìm ra được một giải
pháp hoà bình chỉ trong vài ngày.” Tổng thống Obama không đưa ra nhận định công
khai hôm qua nhưng theo dự kiến sẽ đưa ra lời phát biểu vào cuối cuộc họp
thượng đỉnh.
Một trong các mục tiêu chính của ông tại cuộc họp này là quy tụ các thành
viên NATO để tăng cường sự đóng góp vào liên minh. Các giới chức Hoa Kỳ nói
nhóm này, bị các chuyên gia phân tích mô tả là đã không còn nhận thức được mục
tiêu trong kỷ nguyên hậu Chiến tranh Lạnh, nay có lý do để đầu tư thêm vào quốc
phòng. Các chuyên gia phân tích nói sự can thiệp của Nga ở Ukraine phải có tác
dụng như một lời cảnh tỉnh phải làm điều mà Hoa Kỳ đã hối thúc các thành viên
làm từ nhiều năm nay.
Ông Luke Coffey là một chuyên gia về an ninh châu Âu tại Quỹ Heritage ở
Washington. Ông nói Hoa Kỳ đã đảm nhận một phần quá mức trong gánh nặng NATO:
“Chẳng hạn như số tiền mà thành phố New York chi cho ngành cảnh sát còn lớn hơn
so với khoản mà 14 thành viên NATO chi vào quốc phòng. Đây là quy mô của vấn đề
và Tổng thống Obama cần phải nói rất rõ với các đồng sự rằng đã đến lúc họ phải
dành tiền cho việc này bởi vì thế giới không an toàn hơn chút nào.”
Trên đường đi dự cuộc họp thượng đỉnh này, Tổng thống Obama đã có một
chặng dừng chân mang tính tượng trưng, nhưng quan trọng, ở Estonia, nơi ông bảo
đảm với các quốc gia vùng Baltic rằng Hoa Kỳ sẽ giúp bảo vệ họ trong trường hợp
Nga có hành động hiếu chiến. Trong số các biện pháp dự trù sẽ được đưa ra tại
hội nghị thượng đỉnh này có việc NATO phê chuẩn một lực lượng phản ứng nhanh và
việc bố trí thiết bị quân sự ở đông Âu, nơi Hoa Kỳ vốn đã có hàng ngàn binh sĩ
luân phiên đến để tham gia các cuộc thao dượt chung.
TNS MCCain hối thúc chế tài “nghiêm khắc” Nga
KYIV, UKRAINE—Một thành viên có nhiều ảnh hưởng thuộc Uỷ ban Đối ngoại
Thượng viện Hoa Kỳ, TNS John McCain, đã hối thúc các nước NATO trang bị cho
Ukraine để tự vệ chống lại điều ông nói là một sự xâm lấn rõ ràng của Nga. Đảng
viên Cộng hoà bộc trực này tuyên bố các nước cũng phải áp đặt các biện pháp chế
tài ‘nghiêm khắc’ nhắm vào Moscow để kiềm chế hành động xâm lấn của Nga.Thượng
nghị sĩ McCain đã dành những lời lẽ thẳng thắn hôm qua cho các nhà lãnh đạo Tây
phương không muốn gọi các hành động của Nga là một sự ‘xâm lấn.” Sau khi họp
với các nhà lãnh đạo Ukraine ở Kyiv, ông McCain nói không gán nhãn hiệu rõ ràng
cho hành động của Nga có nghĩa là sống trong thế giới của Tổng thống Nga Putin:
“Đã có sự tranh luận nhiều tháng nay rằng cung cấp vũ khí và viện trợ nhiều hơn
cho Ukraine có thể khiêu khích một hành động xâm lấn của Nga; nhưng bây giờ,
Ukraine vẫn đang bị xâm lấn, cho thấy rằng chính khái niệm về sự yếu kém Tây
phương đã khiêu khích ông Putin hành động.”Trong khi bằng chứng tiếp tục cho
thấy vũ khí, chiến cụ và binh sĩ Nga hỗ trợ cho phe nổi dậy ở Ukraine, nhiều
nhà lãnh đạo Tây phương vẫn tránh né không dùng đích danh từ ‘xâm lấn.’
Thay vì
thế, các nhà lãnh đạo, kể cả Tổng thống Barack Obama gọi các hành động của Nga
là ‘xâm nhập’ hoặc ‘vi phạm chủ quyền. Họ cũng do dự không muốn cung cấp vũ khí
cho quân đội Ukraine, cho dù đã mất đất cho các phần tử đòi ly khai được Nga
hậu thuẫn trong mấy tuần qua.Về phần mình, Moscow tiếp tục không nhận là đã hỗ
trợ cho phe nổi dậy về vật chất, trong khi vẫn dành thiện cảm và sự ủng hộ tinh
thần cho lời kêu gọi của họ đòi tự trị tách khỏi Kyiv.
Thượng nghị sĩ McCain
nói sự thèm muốn của ông Putin chỉ tăng thêm, và nhà lãnh đạo Nga sẽ tiếp tục
lấn lướt cho đến khi phải đối mặt với một hậu quả mà ông ta không muốn xảy ra.
Ông nói:
“Vladimir Putin muốn phục hồi đế chế Nga. Ông không thể chịu được một
nước Ukraine tự do, dân chủ, thịnh vượng, bởi vì sớm muộn gì dân chúng Nga cũng
muốn có một lối sống như thế.” Vị thượng nghị sĩ Cộng hoà hối thúc các nhà lãnh
đạo Tây phương đang họp hội nghị thượng định NATO ở Wales cung cấp vũ khí và
tình báo cho Ukraine va áp đặt các biện pháp chế tài “nghiêm khắc” đối với Nga.
Phó thủ tướng
Nga Dmitry Rogozin đã nhắn tin qua Twitter gọi Thượng nghị sĩ McCain là một
‘tài phiệt vũ khí’ vì đã kêu gọi Mỹ gửi vũ khí cho Ukraine. Nhiều nước chính ở
châu Âu, trong đó có Đức, chống đối việc cung cấp vũ khí cho Ukraine, nhưng
đang cứu xét các biện pháp chế tài mới đối với Nga.
Ukraine là nạn nhân tham vọng Đại Nga cuả Putin
By Tú Anh
Đăng ngày 2014-09-04 04:00
Thu, 2014-09-04 02:00
1
Vladimir Poutin nhắc nhở cộng đồng quốc tế Nga là cường quốc nguyên tử -
REUTERS /Alexander Zemlianichenko
Tổng thống Nga
Putin đã công khai đòi thành lập “nhà nước" ở Đông Ukraina. Trên chiến
trường, hơn 2.000 quân Nga trực tiếp tham chiến. Liệu Nato và Liên Hiệp Châu Âu
sẽ bỏ rơi Kiev đổi lấy một giải pháp hòa bình tạm thời với Nga ở châu Âu mặc
cho lãnh thổ Ukraina bị xâu xé ? Hay là chính Putin vì tính lầm đang đi theo
vết xe đổ của Hitler ? Nhà báo NQS phân tích từ Matxcơva.
RFI : Lợi dụng
thời cơ nội bộ Kiev rối loạn, chính quyền Nga dùng thủ đoạn chính trị phối hợp
với can thiệp quân sự trá hình chiếm bán đảo Crimée của Ukraina. Tiếp theo đó,
tại sao Matxcơva vẫn còn gậm nhấm thêm lãnh thổ Ukraina bằng chiến thuật tầm ăn
dâu và Tổng thống Nga vào tuần trước lại lên giọng đe dọa nhắc nhở quốc tế nên
nhớ Nga là cường quốc nguyên tử ?
Nhà báo NQS : Để tìm hiểu vì sao Ukraina bỗng dưng trở thành
một điểm nóng nguy hiểm trên thế giới, tưởng cũng nên nhắc sơ qua vài
sự kiện gần đây trong năm nay 2014.
- Cuối tháng 02 đầu tháng 03 năm 2014, trên bán đảo Crimê thuộc
lãnh thổ Ukraina, bỗng dưng xuất hiện những người lính che kín mặt,
không đeo phiên hiệu quân đội nước nào, mà thực ra ai cũng biết đó là
quân Nga, mặc dù Tổng thống Putin cố chống chế trong một cuộc họp
báo: “bộ đồ lính ấy thì bây giờ bán đầy trong chợ ai mà chẳng mua
được!”…
Rồi “người ta” tổ chức cái gọi là “trưng cầu dân ý” ở Crimê
để đòi độc lập, đến ngày 11/03/2014, “người ta” cho ra đời cái gọi là
“Cộng hòa Tự trị Crimê và thành phố Sevastopol”, và mấy hôm sau thì
cái “Cộng hòa Tự trị” đó tuyên bố “tự nguyện” sáp nhập vào Liên
bang Nga. Nước Nga rầm rộ bắn pháo hoa ăn mừng có thêm một thành viên
nữa của Liên bang! Còn thế giới thì lên án nước Nga vì hành vi xâm
lược trắng trợn nước Ukraina và thôn tính Crimê.
- Xét về mặt pháp lý thì đúng là nước Nga của ông Putin đã vi
phạm công pháp quốc tế thật và đã chà đạp lên chữ ký của mình
dưới Giác thư (memorandum) Budapest mà lãnh đạo Liên bang Nga đã từng
trang trọng ký tên với các vị lãnh đạo Ukraina, Hoa Kỳ, Anh… ngày
05/12/1994. Trong Giác thư đó nước Nga và các nước nói trên cam kết tôn
trọng độc lập, chủ quyền và toàn vẹn lãnh thổ của Ukraina theo như
đường biên giới đã có, không dùng lực lượng vũ trang đối với Ukraina.
Đổi lại Ukraina hứa từ bỏ vũ khí nguyên tử và giao lại toàn bộ kho
vũ khí nguyên tử cho nước Nga. Trên giấy trắng mực đen đã ghi rõ ràng
như vậy, nhưng Tổng thống Putin chẳng thèm đếm xỉa đến !
- Chiếm được Crimê, nhưng lãnh đạo nước Nga vẫn chưa yên. Họ cho
mật vụ và tay chân của họ đến vùng phía Đông Ukraina là nơi có đông
dân Nga để vận động “phong trào ly khai”, thành lập những đội “tự vệ”
rồi xúi giục dân nổi dậy lập “chính quyền”.
Hai nơi đã tuyên bố
thành lập cái gọi là “Cộng hòa Nhân dân Donetsk” và “Cộng hòa Nhân
dân Lugansk” được Nga vũ trang và tài trợ, được các chuyên viên Nga tới
hướng dẫn. Chính phủ Ukraina nhiều lần đề nghị “quân ly khai” ngồi
lại thương lượng, nhưng không có kết quả. Cuối cùng phải cho quân đội
tấn công. Vào giữa tháng 08/2014, nhiều vùng quanh Lugansk và Donetsk
đã được dẹp yên, báo chí Ukraina đã vui mừng báo tin sắp dẹp được
“bọn ly khai” thì… nước Nga đã có kế hoạch “leo thang” mới ...
- Trong lúc đó, để tiến tới một giải pháp hòa bình thương
lượng, nữ Thủ tướng Cộng hòa Liên bang Đức Angela Merkel đã vận động
một cuộc gặp mặt vào ngày 26/08 ở Minsk, thủ đô Belarus, giữa Tổng
thống Liên bang Nga Vladimir Putin và Tổng thống Ukraina Piotr Poroshenko
để bàn về việc ngừng bắn ở miền Đông Ukraina. Thực ra cuộc gặp mặt
chẳng đưa đến kết quả cụ thể gì. Nhưng trước hôm gặp mặt đó (25/08),
nước Nga lại thực hiện một bước “leo thang” mới: những đội quân Nga
và dân binh Nga đã vượt qua biên giới Ukraina đánh chiếm thành phố
Novoazovsk và một số điểm dân cư thuộc tỉnh Donetsk của Ukraina.
Các cuộc chiến đấu đã diễn ra. Quân Ukraina đã bắt được những
lính đổ bộ Nga trên đất Ukraina. Các nhà báo hỏi ông Putin về chuyện
quân Nga xâm nhập vào đất Ukraina thì ông trả lời tỉnh bơ: “Tôi chưa
được báo cáo của Bộ quốc phòng. Theo tôi biết thì họ tuần tra ở
biên giới và có thể vô tình ở trên đất Ukraina”. Ở Bộ quốc phòng
Nga, người ta cũng nói đúng như vậy là: họ vô tình ở trên đất
Ukraina!
Trong lúc đó thì ngày 26/08, báo chí đưa tin trên một nghìn quân
Nga với nhiều xe tăng, xe vận tải, trọng pháo đã xâm nhập vào lãnh
thổ Ukraina. Bộ chỉ huy NATO đã công bố các bức ảnh về đoàn xe tăng,
xe vận tải Nga và trọng pháo đang tiến vào đất Ukraina. Các vị nguyên
thủ các nước Hoa Kỳ, Pháp, Anh, Đức, v.v… đều lên tiếng phản đối.
Các quan chức Nga chối bai bải là có thể đó là đội quân nào đấy
nhầm đường đi sâu vào biên giới đó thôi.
Kỳ thật thì từ ngày 27/07 với sự tiếp ứng của quân Nga, quân
“khủng bố” của những cái “CHND” Donetsk và Lugansk đã chuyển sang phản
công lại quân Ukraina và cuộc chiến trở nên ác liệt. Nhiều thương vong
cả ở hai phía, và dân chúng cũng bị chết lây. Ngày 27/08 báo chí đưa
tin và đưa hình 10 quân nhân Nga thuộc sư đoàn không quân đổ bộ cận vệ
số 98 đã bị bắt làm tù binh. Theo lời khai của họ trong nhóm họ có
khoảng 350 đến 400 người.
Trong ngày hôm đó đã diễn ra cuộc họp báo của các quân nhân tù
binh này ở Kiev. Ngày 28/08, báo chí “lề trái” Nga cho biết có hai
người lính Nga (có tên tuổi rõ ràng) bị tử trận ở Ukraina đã bí
mật đưa về chôn cất ở Pskov, thân nhân của họ không được tiết lộ bí
mật, phóng viên báo chí đi điều tra đều xác nhận sự thật. Sau đó
nhiều địa phương khác đã phát hiện thêm những ngôi mộ lính mới. Ngày
29/08, tin tức về các trận đánh ác liệt giữa quân Ukraina và “quân ly
khai” được sự yểm trợ của quân Nga, một đơn vị quân Ukraina đã bị bao
vây ở Ilovaisk thuộc tỉnh Donetsk, cũng như tin tức về những tàn hại
của chiến tranh đã làm náo động dư luận của dân Nga và Ukraina.
Ngày 30/08, được tin quân Nga tiến gần đến thành phố nửa triệu
dân Mariupol, phần lớn dân chúng đã tản cư, quân Ukraina đào hào, đắp
lũy để chuẩn bị chiến đấu. Hôm 02/09 có tin quân Ukraina đã phải rút
lui khỏi sân bay ở Lugansk và 100 quân nhân Ukraina đã bị giết. Liên
Hiệp Quốc cho biết: do xung đột vũ trang mà đã có trên một triệu
người dân miền Đông Ukraina phải đi sơ tán. Hội đồng Liên Âu kêu gọi Nga
rút quân đội và kỹ thuật ngay ra khỏi Ukraina, nhưng Nga dường như bỏ
ngoài tai mọi lời nói phải mà vẫn làm theo ý mình ....
RFI : Về tương quan lực lượng, quân đội Nga mạnh hơn, trang bị tốt hơn
Ukraina. Chính quyền Nga kiểm soát thông tin, tuyên truyền một chiều. Nhưng
phái người dân Nga, tâm trạng của họ ra sao?
Nhà báo NQS : Dân chúng Nga xôn xao lo ngại chiến tranh, nhất
là các gia đình có con em ở trong quân đội. Các hoạt động viên của
Hội các bà mẹ lính ở Nga đến các đơn vị có con em đang tại ngũ để
đòi biết được con em mình hiện đang ở đâu, đòi được liên lạc với con
em mình. Các nhà hoạt động dân chủ và nhân quyền đều lên tiếng phản
đối chiến tranh, họ tổ chức “Diễu hành Hòa bình” ở các thành phố
lớn. Thậm chí có những người dân bình thường cũng tự động đứng
biểu tình một mình với tấm khẩu hiệu chống chiến tranh.
Cô gái đứng cạnh Quảng trường Đỏ với khẩu hiệu “Phản đối
chiến tranh với Ukraina”
- Ông Mikhail Khodorkovski, người cựu tù nhân lương tâm tuyên bố:
“Nước ta đang đánh nhau với Ukraina. Đánh nhau thật sự. Nước ta đưa
lính và kỹ thuật đến đấy. Người Ukraina chiến đấu giỏi nhưng phải
rút lui. Tất nhiên, lực lượng không bằng nhau. Trong lúc đó những kẻ
cầm quyền nước ta thường xuyên nói dối. Hồi những năm 80 – chiến tranh
ở Afganistan đã nói dối, hồi những năm 90 – ở Chechnia đã nói dối.
Ngày nay – ở Ukraina cũng thế. Chúng ta biết như vậy, nhưng cứ
lặng câm chôn cất các đồng nghiệp của mình ngày hôm qua, chôn cất bạn
bè và người thân của mình cả ở hai phía, họ chém giết lẫn nhau,
không phải vì họ muốn như vậy, mà vì những kẻ cầm quyền nước này
bao giờ cũng muốn đổ máu. Chúng ta câm lặng và làm như tuồng chúng
ta tin vào cái chính quyền này”.
Rồi ông kêu gọi: “Mà thật ra chúng ta có thể bắt dừng lại điều
đó. Chỉ cần xuống đường, đe dọa bãi công. Chính quyền sẽ lập tức co
vòi, vì nó sợ. Thế thì tại sao chúng ta cứ lặng câm? Hèn nhát ư?!
Thậm chí suy nghĩ cũng sợ à? Thế mất con cái mà không sợ ư?! Bắn
vào anh em mình ư? Rồi sau này chúng ta sẽ sống với nhau ra sao? Chính
vì thế tôi không muốn và sẽ không cam chịu câm lặng!”
RFI : Câu hỏi đặt ra là với một nhân vật khó lường như Putin, nắm trong
tay một quân đội hùng mạnh hạng nhì thế giới liệu có thể xảy ra thế chiến hay
không? Nhìn từ Matxcơva, các biện pháp trừng phạt của Tây phương sẽ có hiệu quả
về lâu về dài như nhiều người dự báo ?
Chiến tranh đã là một điều hiện thực rồi ! Nhưng vấn đề đặt ra
là có thể có chiến tranh lớn hay không? Cuộc chiến tranh cục bộ này
có thể dẫn đến cuộc thế chiến thứ ba không? Đó là điều dân chúng
và cả những nhà chính trị học đang quan tâm. Sự xâm nhập của quân Nga
vào lãnh thổ Ukraina với xe tăng, trọng pháo… bắt buộc chính phủ Ukraina
phải cầu viện đến NATO và các chính phủ trong Liên hiệp Châu Âu và
Hoa Kỳ giúp cho họ vũ khí để chống lại quân Nga! Tổng thống Obama
của Hoa Kỳ đã tuyên bố rõ là ông lên án hành động xâm lăng của Nga
và sẽ mở rộng thêm biện pháp trừng phạt Nga, nhưng Washington “không
dùng hành động quân sự để giải quyết vấn đề Ukraina”; và ông cũng
đã định gặp Tổng thống Ukraina vào ngày 18/09 sắp tới.
Nữ Thủ tướng Cộng hòa Liên bang Đức Angela Merkel cũng tuyên bố:
lãnh đạo các nước châu Âu cũng sẽ có những biện pháp mới chống lại
nước Nga trong cuộc họp ngày 30/08 sắp tới. Chúng ta thấy rõ rằng
lãnh đạo các nước không ai muốn chiến tranh, nhất là chiến tranh với
một nước có nhiều bom nguyên tử, như nước Nga. Biết rõ điều đó nên
ngày 29/08 khi gặp các đại biểu của tổ chức thanh niên thân chính
quyền, Putin tuyên bố: “May thay, không ai nghĩ đến chuyện gây ra xung
đột lớn.
Tôi muốn nhắc cho các người nhớ rằng nước Nga là một trong
những cường quốc nguyên tử chủ yếu”. Cho nên, theo nhiều nhà phân
tích, chiến tranh ở Ukraina sẽ không dẫn đến thế chiến thứ ba, nhưng
có thể là một cuộc chiến tranh kéo dài, giằng co. Vì cái bản tính
lì lợm, hiếu thắng của ông Putin, ông rất ngoan cố theo đuổi đến cùng
ý định của ông. Còn dân Ukraina thì rất kiên cường không dễ dàng gì
khuất phục được họ.
Cho nên biện pháp chủ yếu của Phương Tây vẫn là dùng đường
ngoại giao và dùng những trừng phạt nhất là về kinh tế đối với
nước Nga, dồn Nga vào thế cực kỳ khó khăn để cuối cùng nước Nga
phải chịu “xuống thang”. Nhưng trừng phạt kinh tế thì cũng là con dao
hai lưỡi, nghĩa là có thể gây hại cho nước Nga là chính, mà đồng
thời phần nào đó cũng gây thiệt hại cho các nước ra lệnh trừng
phạt.
Từ khi nước Nga thôn tính bán đảo Crimê cho đến nay, Nga đã bị
Hoa Kỳ, các nước Liên Âu, Canada, Úc, v.v… ngày càng siết chặt thêm
các biện pháp trừng phạt về kinh tế, tài chính, ngân hàng, và những
cá nhân bị trừng phạt dần dần càng đông và càng lên đến cấp cao hơn
trong chính quyền và giới thân cận của lãnh đạo Nga.
Tác động của biện pháp trừng phạt đó về mặt chính trị là
làm cho nước Nga ngày càng bị cô lập trên thế giới, còn đối với kinh
tế Nga thì hậu quả rõ rệt trước mắt là đồng rúp ngày càng mất
giá, trước tháng 03/2014, một đôla = 34 rúp, nay một đôla = 37,11 rúp,
do đó giá hàng lên chừng 15-20%; số ngoại tệ/tư bản chạy ra nước
ngoài rất nhiều: chỉ tính trong quý 1 năm 2014, các nhà đầu tư đưa ra
khỏi nước Nga 70 tỷ đôla – tức là nhiều hơn tổng số ngoại tệ đưa ra
khỏi nước Nga trong cả năm 2013, do đó mức tăng trưởng kinh tế của Nga
chậm lại dưới 0,8%; các chương trình đầu tư, cải tiến kỹ thuật, hiện
đại hóa sản xuất của Nga đều bị ảnh hưởng nặng nề; số lượng các
nhà kinh doanh, các kỹ thuật viên, các nhà trí thức… bỏ ra nước
ngoài ngày càng nhiều… Các chương trình hiện đại hóa kinh tế, cũng
như cải thiện dân sinh … đều bị phá vỡ.
Nước Nga trả đũa lại các biện pháp trừng phạt đó bằng cách ra
lệnh cấm vận, không cho các hàng thực phẩm, như thịt, sữa, sản phẩm
từ sữa, rau, hoa quả… từ các nước Liên Âu, Mỹ, Canada, Úc, v.v… được
nhập vào Nga. Đối với một số nước xuất rau, quả ở châu Âu sang Nga thì
tạm thời bị khó khăn vì đang mùa thu hoạch, nhưng nói chung, xuất
khẩu thực phẩm của châu Âu sang Nga năm 2013 bằng 12,2 tỷ euro, tức là
dưới 1% tổng số xuất khẩu của Liên Âu. Đối với Mỹ thì năm 2013, xuất
khẩu nông sản sang Nga bằng 1,2 tỷ đôla, trong đó thịt và gia cầm 310
triệu, các loại hạt 172 triệu, đậu tương 157 triệu, như vậy xuất khẩu
nông sản sang Nga cũng chỉ dưới 1% tổng số xuất khẩu nông sản của
Mỹ. Nên họ không bị thiệt thòi gì mấy.
Trong lúc đó lệnh cấm vận của Nga cũng gây khó khăn cho chính
nước Nga và dân Nga, vì theo số liệu năm 2013 thì 40% nông phẩm nhập
vào Nga là từ các nước Liên Âu, 4% từ Mỹ, cho nên thiếu một lượng
hàng lớn như vậy sẽ là một khó khăn lớn cho cuộc sống của người
dân, khi chưa kịp thời có được những nguồn hàng mới để bù vào. Cũng
có ý kiến cho rằng việc cấm vận của Nga cũng sẽ thúc đẩy nước Nga
tăng gia sản xuất nông nghiệp. Cũng có thể là như vậy, nhưng cần phải
có thời gian và cần phải đầu tư nhiều về mặt kỹ thuật thì mới nâng
nền nông nghiệp của Nga trỗi dậy được sau 20 năm không quan tâm đến nó.
Nhưng điều chắc chắn là giá cả sẽ tăng lên, trong những năm đầu tiên
sẽ thiếu hàng, và cuộc sống của người dân sẽ bị ảnh hưởng nặng
nề.
RFI : Nhưng vì những nguyên nhân sâu xa nào mà Tổng thống Nga bất chấp
cái giá kinh tế và tài chính phải trả, để lấn chiếm phần còn lại của Ukraina
sau khi đã kiểm soát bán đảo chiến lược Crimée? Luật pháp Nga có cho phép
tổng thống âm thầm đưa quân sang đánh một nước láng giềng không thù nghịch?
Nhà báo NQS : Nhiều nhà phân tích đặt vấn đề: thế thì Tổng
thống Putin muốn gì khi gây ra cuộc chiến tranh với Ukraina? Giáo sư
Vladimir Ryzhkov, thành viên chủ tịch đoàn Hội đồng chính sách quốc
phòng đối ngoại nói: đối với ông, “dù trong cơn ác mộng, tôi cũng
không thể nào hình dung được các chàng trai Nga sẽ bắn các chàng trai
Ukraina” (hai dân tộc anh em cùng giống người Slavơ, cùng theo Chính
thống giáo) “và không thể nghĩ rằng trên truyền hình người ta cứ
tháng này qua tháng khác tạo hình dáng kẻ thù cho nước Ukraina anh
em, cho dân tộc Ukraina anh em, gieo rắc hận thù giữa hai dân tộc chúng
ta, và mọi sự kiện đã diễn ra theo kịch bản ác mộng kinh khủng như
vậy”.
Theo giáo sư thì về mặt pháp lý, việc dùng lực lượng vũ trang
ở nước ngoài phải có quyết định công khai của Hội đồng Liên bang,
điều đó được định rõ trong điều 102 phần 1 của Hiến pháp.
Thực tế
đã không có sự cho phép đó của Hội đồng Liên bang. Như vậy lệnh của
ai đó, của Tổng thống kiêm Tổng tư lệnh hay của Bộ trưởng Quốc phòng
cũng đều vi hiến và phi pháp cả. Ông Boris Nemtsov, cựu phó thủ tướng
thời Tổng thống Yeltsin, cũng nói: “Putin đã nói dối một cách bỉ ổi
là không có quân Nga ở Ukraina, vì ông ta biết rằng đó là điều phạm
pháp nghiêm trọng – ông đã vi phạm Hiến pháp của Liên bang Nga.
Ở đâu đấy có một Quốc hội bình thường thì người ta đưa ông ra
hạch tội và phế truất Tổng thống được. Còn ở Nga thì Duma Quốc gia
(Quốc hội) gồm toàn những con rối trong tay Putin nên chẳng ai dám nói
gì cả”. Ông nhắc lại rằng: “Ngày 25/06/2014, Hội đồng Liên bang đã
hủy bỏ quyền của Putin đưa quân vào Ukraina”.
Về cuộc chiến tranh ở Ukraina, ông Vladimir Ryzhkov cho biết thêm
rằng Putin đã có một kế hoạch rõ rệt và đang thực hiện kế hoạch
đó. Tại một cuộc họp cấp cao của nhà nước, chính Putin đã nói lên
cái thuật ngữ Novorossia (nước Nga mới), và chính ông đã luận chứng
cho sự tồn tại của Novorossia. Chính ông, trong nhiều năm đã nói rằng
Ukraina là một tạo thành gượng gạo. Vì thế lúc đầu ông nói lên chữ
Novorossia, rồi sau đó ở Donetsk, CHND Donetsk và CHND Lugansk đã ký một
thỏa thuận thành lập Novorossia.
Như thế là đã có một kế hoạch chính trị rõ rệt. Vì thế, khi
các CHND này lâm nguy trước sức tấn công của quân đội Ukraina, thì ông
phải đưa quân Nga đến giúp để cho hai cái “CHND” đó không bị thất bại,
vì thế mới có sự “leo thang” xâm lược. Có cảm giác như tuồng là
người ta muốn Ukraina phải quỳ gối đầu hàng vì nước này không thể
chịu nổi một cuộc chiến tranh lâu dài do tình hình kinh tế rất trầm
trọng, rồi cuối cùng phải chấp nhận mọi điều kiện của Nga.
Mà điều kiện đầu tiên là dứt khoát phải quên đi Crimê, nghĩa là
de jure Crimê cứ là bộ phận của Ukraina, còn de facto Crimê không phải
là bộ phận của Ukraina, mà đó là Novorossia. Ngoài hai tỉnh Donetsk
và Lugansk, còn có thể có nhiều tỉnh khác nữa ở trong cái gọi là
Novorossia.
Theo ông Oleg Lyashko,người đứng đầu Đảng Cấp tiến, cựu ứng
viên Tổng thống Ukraina, thì Novorossia – ngoài hai tỉnh nói trên còn
gồm các tỉnh này nữa: Odessa, Kharkov, Nikolaev, Zaporozhie, Kherson,
Pridnestrovie (của Cộng hòa Moldova). Như vậy, ta thấy ý đồ của ông
Putin thật là “lớn”: chia xẽ một phần lớn đất nước Ukraina để đặt
dưới quyền “chăm sóc” của nước Nga. Phải chăng Novorossia sẽ là bậc
thang đầu tiên trong giấc mộng… Đại Nga của ông Putin?
RFI : Giấc mộng “đại Nga” với kế hoạch “nước Nga mới” mà nạn nhân đầu
tiên là Ukraina có lẽ hấp dẫn với một bộ phận dân chúng mang tinh thần hoài
niệm liên xô cũ hay các đế chế Nga hoàng. Tuy nhiên, ở Nga có ai nghĩ rằng giấc
mơ này có thể là "cơn ác mộng cho kẻ nằm mơ" mà châu Âu đã có kinh
nghiệm qua đại chiến 1939-1945?
Nhà báo NQS : Nhiều nhà phân tích nêu lên rằng ông Putin đánh
giá quá thấp tinh thần yêu nước của người dân Ukraina. Chính là do sự
xâm lăng của quân Nga mà dân Ukraina đoàn kết với nhau càng ngày càng
chặt chẽ. Hơn nữa, nước Nga nếu kéo dài cuộc chiến tranh thì cũng
càng ngày càng gặp khó khăn lớn về mọi mặt.
Thực tế là hiện nay chỉ có 5% dân chúng Nga ủng hộ cuộc chiến
tranh với Ukraina mà thôi. Với thời gian dân chúng sẽ phản đối cuộc
chiến tranh mạnh mẽ hơn khi cuộc sống của họ ngày càng sa sút, khi
con em họ chết trên chiến trường ngày càng nhiều. Cho nên, theo ý kiến
của một số nhà phân tích, cái “kế hoạch chính trị” Novorossia của
ông Putin sẽ là không tưởng. Và cuối cùng ông sẽ thảm bại và chế độ
toàn trị của ông sẽ sụp đổ.
Theo tin tức ngày hôm nay (31/08), Nga và Ukraina đã trao đổi tù
binh – 10 quân nhân Nga đổi lấy 63 quân nhân Ukraina, nhưng phía Nga nói
rằng đây không là “trao đổi tù binh”, vì giữa Nga và Ukraina không có
chiến tranh! Cũng hôm nay, lần đầu tiên, ông Putin đặt vấn đề “cần
phải bàn bạc ngay những vấn đề thực chất liên quan đến việc tổ chức
chính trị của xã hội và thành lập một nhà nước cho miền Đông-Nam
của Ukraina để bảo vệ quyền lợi hợp pháp của những người dân sống
ở đó”.
Cần lưu ý rằng trước đây ông chỉ đòi hỏi miền Đông Ukraina, nơi
có nhiều dân nói tiếng Nga, phải có một chế độ tự trị rộng hơn
trong một chế độ liên bang ít tính tập trung, còn bây giờ ông nói đến
“tổ chức chính trị của xã hội” và “cơ cấu nhà nước”. Nhiều người
tự hỏi: không biết đó có phải là cái gọi là “Novorossia” không?
Theo Thông tấn xã Itar-Tass, người phát ngôn của Tổng thống Nga,
Dmitri Peskov, khi được hỏi về ý nghĩa của câu đó của ông Putin, ông
Peskov trấn an rằng Tổng thống Nga không có ý nói một nhà nước độc
lập ở miền Đông-Nam của Ukraina. Được yêu cầu nói về Novorossia có
phải là một phần gắn kết của Ukraina không? Thì ông ta trả lời:
“Chắc chắn là như thế!” Nhiều người cho rằng khó tin lời nói của ông
Peskov được vì ông ta phải giấu kín cái “kế hoạch chính trị” của
Tổng thống mà ông Vladimir Ryzhkov đã nói ở trên.
RFI xin
thành thật cảm ơn nhà báo NQS.
Ukraina : Ba viễn cảnh xâm lược của Putin
Nhiều người Nga hiện nay muốn khôi phục lại phần lãnh thổ "Nước Nga
mới", vùng lãnh thổ mà đế quốc Nga lấy lại từ đế chế Ottoman cuối thế kỷ
XIX.
Ảnh Wikipedia
Trọng Thành
Hồ sơ xung đột Ukraina của Libération vạch ra một số kịch bản mà Matxcơva dự định nhằm kiểm soát Ukraina. Theo kịch bản tối đa, Nước Nga mới sẽ bao gồm toàn bộ miền Đông, tức tả ngạn sông Dniepr, xuyên đến tận Transnistria, một dẻo đất nằm lọt giữa Ukraina và Moldavia.
Nếu như thời sự trong nước với bình luận về các tuyên bố mới của các thành viên trong
chính phủ, gây chấn động công luận, là tâm điểm trang nhất của hầu hết các nhật báo Pháp hôm nay
03/09/2014, thì cuộc khủng hoảng Ukraina, đặt Phương Tây và Nga vào thế đối đầu trực tiếp, là đề tài ám ảnh. « Ukraina : Cuộc chiến tranh chống lại Châu Âu » là tựa lớn của Libération, với nhận định : « Cuộc phản công của Nga tại Ukraina và các lời lẽ khiêu khích của Vladimir Putin làm lộ ra những ý định thực sự của ông ta và sức ì của Phương Tây ».
Xã luận Libération nhấn mạnh « chiến tranh tại một nước Châu Âu chỉ cách thủ đô nước Pháp ba giờ bay… Nước Nga khai chiến với Ukraina », tương phản với « sự hung bạo của Nga » là «những trừng phạt kinh tế cho đến giờ không có hiệu quả của Châu Âu ».
Libération phàn nàn là Châu Âu đã « không ý thức được cựu thành viên khối G8 giờ đây đã trở thành đối thủ », «không ai ở Châu Âu sẵn sàng chết vì Donetsk…. Để kháng cự lại cuộc xâm lược của Nga, người Ukraina cần vũ khí – bài xã luận chất vấn – Độ tin cậy của Châu Âu phụ thuộc vào việc Liên hiệp Châu Âu, đặc biệt là nước Pháp, lựa chọn trang bị vũ khí cho hải quân Nga » hay giúp đỡ người Ukraina.
Cũng về chủ đề khủng hoảng Ukraina, trang quốc tế báo Le Figaro có bài « Liên Hiệp Châu Âu bên bờ cắt đứt với Nga », như lời cảnh báo của cựu Chủ tịch Hội đồng Châu Âu, Herman Van
Rompuy, một người vốn thường có một phong thái bình tĩnh. Cựu lãnh đạo Châu Âu lưu ý Liên Hiệp Châu Âu cần phải tìm các biện pháp khác với Nga, ngoài giải pháp quân sự mà không ai muốn, bởi cho đến nay, thực tế cho thấy rõ Matxcơva « không có
một quyết tâm chính trị nào, để giải quyết xung đột qua con đường thương thuyết ».
Cũng Le Figaro đưa thông tin Nga sẽ “thích nghi” học thuyết quân sự của mình để đối đầu với việc NATO gia tăng lực lượng tại các vùng biên giới.
Phe thân Nga chọn ngày Độc lập của Ukraina để phản công
Hồ sơ xung đột Ukraina của Libération vạch ra các kịch bản mà Matxcơva dự định nhằm kiểm soát Ukraina. Bài « Những lá bài của cuộc xâm lược Nga » mở đầu với câu nói mà Chủ tịch Ủy ban Châu Âu thuật lại sau cuộc hội kiến với Tổng thống Nga, theo đó, rất có thể ông Putin đã tuyên bố « Nếu tôi muốn, tôi sẽ lấy Kiev trong hai tuần ». Theo Libération, mưu đồ của Nga tại Ukraina được thể hiện qua nhiều kịch bản can thiệp, tất cả đều nhằm chứng minh cho Kiev rằng « chủ quyền của Ukraina đang và sẽ có giới hạn ».
Không phải ngẫu nhiên mà phe nổi dậy chọn đúng ngày 24/08, khi Kiev mừng ngày độc lập lần thứ 23, làm ngày mở cuộc phản công ở miền Đông. Cũng vào ngày này, phe nổi dậy thân Nga cho ra mắt các thủ lãnh tương lai của Nước Nga mới (tiếng Nga : Novorossiya).
Theo kịch bản tối đa, Nước Nga mới sẽ bao gồm toàn bộ miền Đông, tức tả ngạn sông Dniepr, cho đến thành phố cảng Odessa, cũng như Crimée (bị sáp nhập hồi tháng 3), xuyên đến tận Transnistria, một dẻo đất với đa số cư dân là người Nga, nằm lọt giữa Ukraina và Moldavia.
Theo kịch bản tối thiểu, vùng đất mới chỉ bao gồm hai nước « cộng hòa » Donetsk và
Lugansk. Ngoài ra, còn rất nhiều kịch bản trung gian khác có khả năng sẽ được thực hiện tùy theo điều kiện cụ thể, trong đó phải kể đến kịch bản trung gian là hình thành một đường hàng lang sát bờ biển kéo dài từ thành phố Rostov trên sông Đông (của Nga) đến bán đảo Crimée, để giải phóng khu vực này khỏi tình trạng cô lập hiện nay. Libération nhắc lại trong hiện tại, phe thân Nga vẫn chưa kiểm soát được hoàn toàn hai vùng
Donetsk và Lugansk, nhưng mùa đông – « bạn đồng minh tốt nhất của Matxcơva » – sắp đến.
Bài « Từ chiến tranh che đậy đến cuộc chiến công khai » trên Le Figaro vạch rõ chiến thuật «chiến tranh kiềm chế », được áp dụng từ khởi đầu xung đột tại Ukraina, cho phép Putin không trực tiếp đối đầu với một can thiệp cứng rắn từ Phương Tây. Tuy nhiên, từ ít ngày nay, chiến thuật này dường như đang dần thay đổi, kể từ giờ các hoạt động quân sự của Nga diễn ra công khai, với việc di chuyển quân đội Nga được hình ảnh vệ tinh của NATO ghi nhận. Một nhà ngoại giao bình luận, với ông Putin, « mọi kịch bản đều có thể ».
Nếu Phương Tây gia tăng trừng phạt, có thể có đảo chính tại Nga
Hồ sơ Ukraina của Libération có bài phỏng vấn đáng chú ý nhà đối lập và nhà phân tích chính
trị Nga Andrei
Piontkovski, từ Matxcơva mang tựa đề « Vladimir Putin muốn thống trị Ukraina, hoặc giải thể quốc gia này ». Theo nhà phân
tích, mục tiêu của Tổng thống Nga không phải là Donetsk hay Lugansk,
mà chính là Kiev, ông ta muốn sử dụng các khu vực bất ổn bên trong Ukraina để thao túng quốc gia này, giống như đã từng làm với Moldavia và Gruzia. Cũng theo nhà phân tích, Putin sẽ chỉ đe dọa sử dụng vũ khí hạt nhân nếu xung đột bùng phát tại Estonia, vì tại đây các đơn vị vũ trang quy ước của NATO mạnh hơn nhiều so với quân Nga. Nhà đối lập Nga tin tưởng, nếu Phương Tây gia tăng trừng phạt, tại Nga có thể nổ ra cuộc đảo chính lật đổ Putin.
Ngược lại, trong bài nhận định của thông tín viên Libération gửi về từ Matxcơva, mặc dù trừng phạt đã bắt đầu có những hệ quả rõ ràng đối với nền kinh tế Nga (chính quyền thông báo hạ dự báo tăng trưởng xuống còn 1%, thay vì 2%
GDP. Giá cả thực phẩm dự kiến sẽ tăng vọt vào khoảng tháng 2/2015), nhưng trong bối cảnh « chủ nghĩa yêu nước hy sinh được thổi bùng lên hiện nay, không chắc chắn rằng người Nga sẽ đòi ông Putin phải trả giá ».
Pháp : Tuyên bố gây chấn động của các bộ trưởng cánh tả
Tuyên bố của các bộ trưởng trong chính phủ Valls II hôm qua gây chấn động cả cánh tả, lẫn cánh hữu. « Thất nghiệp, nhập cư : Các bộ trưởng phá tan những cấm kỵ của cánh tả » là tựa đề chính của nhật báo thiên hữu Le Figaro, với nội dung chính được tóm tắt như sau : « Bộ trưởng Lao động François Rabesman muốn kiểm soát những người thất nghiệp lừa đảo. Bộ trưởng Nội vụ Bernard Cazeneuve muốn giới hạn số lượng người nhập cư. Phẫn nộ trong đảng Xã hội và các nghiệp đoàn ». Le Figaro có bài xã luận mang tựa đề « Vừa là người cánh tả, vừa có lương tri, có được hay không ? ». Nhân câu nói ca ngợi « lương tri » của tân Bộ trưởng Kinh tế Emmanuel Macron, Le
Figaro khẳng định cánh tả cầm quyền cho đến nay thường nghi ngờ từ « lương tri », cho rằng đây là một quan niệm thiên hữu. Tờ báo thiên hữu phê phán cánh tả cầm quyền chỉ nói mà không thực sự tấn công vào một loạt các vấn nạn nghiêm trọng của đất nước như nợ nần, hệ thống cứng nhắc, tài chính thâm hụt…
Le Figaro có một loạt bài ca ngợi những chủ trương mới của các bộ trưởng cánh tả : « Cú nhập cuộc không kiêng dè của chính phủ », « Kiểm soát người thất nghiệp, một cuộc cách mạng của cánh tả », « Nhập cư : Bộ trưởng Nội vụ lên án một cánh tả lý tưởng hóa ».
Cũng về chủ đề này, báo cánh tả Libération có bài « Thất nghiệp : François Rebsamen khai màn năm mới với nhiều chấn động ».
Libération nhắc lại việc chỉ trích thái độ tiêu cực của người thất nghiệp trong quá trình tìm việc làm mới đã từng là một nét tiêu biểu trong thái độ của cựu Tổng thống Sarkozy. Thái độ này bị ứng cử viên Tổng thống cánh tả François Hollande lên án
hồi 2012 : « mưu toan sử dụng tình trạng suy kiệt » của người tìm việc làm « để ra một đòn chính trị thấp hèn ». Oái ăm thay đây
lại chính là lập trường xã hội-tự do của Bộ trưởng Lao động đảng Xã hội, công bố hôm qua trên kênh truyền hình i-Tele. Phát biểu của vị Bộ trưởng trên bị chính lãnh đạo đảng Xã hội Cambadélis phàn nàn là
đã làm « lu mờ thông điệp của Tổng thống » về một chương trình tin học hóa lớn cho nhà trường. Tuy nhiên, Libération cũng ghi nhận một thực tế là, kể từ khi chính phủ Valls II thành lập, một loạt tín hiệu cho thấy chính phủ đang ngả về bên hữu. Libération cũng dẫn ra hai con số. 116.000 là số việc làm được thông báo nhưng không có ứng cử viên năm 2013 và 50.000
là số người bị gạt ra khỏi danh sách đăng ký thất nghiệp vào tháng 6/2014.
Nhà nước Hồi giáo có thể tiêu vong nếu không được người dân ủng hộ
Trở lại với thời sự quốc tế, những hành vi man rợ mới của Nhà nước Hồi giáo tại Trung Cận Đông là chủ đề lớn khác.
Trang nhất tờ La Croix dành để nói về « Những người trốn chạy Nhà nước Hồi giáo ». Đặc phái viên La Croix có mặt tại vùng tự trị Kurdistan, thuộc Irak, để mô tả tình cảnh khốn cùng của người Thiên chúa giáo, người thuộc sắc tộc Yezidi. Bị sốc trước bạo lực của lực lượng thánh chiến Hồi giáo, nhưng đồng thời của cả những dân cư Hồi giáo địa phương ủng hộ phe thánh chiến, những người tỵ nạn không còn hy vọng trong tương lai có thể chung sống với đạo Hồi. Cho đến nay, khoảng 700.000 người không theo Hồi giáo đã phải bỏ nhà cửa lánh nạn tại Kurdistan. Rất nhiều người không tin có thể trở về nhà, một số vẫn còn hy vọng can thiệp quân sự quốc tế mới cho phép lập lại « một nền hòa bình bền vững ».
Liên quan đến các hành động man rợ của phe thánh chiến, Le Figaro cho biết « Nhà nước Hồi giáo cắt cổ một người Mỹ thứ hai », nhà báo Steven Sotloff. Hiện tại, Nhà Trắng nhận định đây là một hành động « ghê tởm », nhưng cho biết chưa thẩm định tính xác thực của thông tin này.
Đối diện với sự bất lực tương đối của cộng đồng quốc tế trước đà bành trướng của Nhà nước Hồi giáo, bài nhận định « Chiến thắng của Nhà nước Hồi giáo hoàn toàn có thể đảo ngược » của ông Jean-Luc Marret,
chuyên gia tại Trung tâm nghiên cứu xuyên Đại Tây Dương của đại học Johns Hopkins (Maryland) trên Le Monde, cho thấy thế mạnh hay yếu của lực lượng Hồi giáo vũ trang này thực chất nằm ở sự ủng hộ của dân chúng. Bí mật của sự thắng lợi của lực lượng này cho đến nay nằm ở chỗ có được sự ủng hộ của các mạng lưới chiến binh hay cựu quân nhân người Sunni. Theo nhà nghiên cứu, nếu lực lượng Nhà nước Hồi giáo ổn định được sự cai trị của mình trong một vùng đất nhất định, lực lượng này có thể được trang bị nhiều tiềm năng về công nghệ và khoa học, khiến nó trở thành một sức mạnh rất đáng sợ.
« Con dao » và « Xa với con người » : 2 bộ phim đáng chú ý tại Liên hoan Venise
Về liên hoan phim
Venise lần thứ 71 đang diễn ra (sẽ kết thúc ngày 7/9),
Libération ghi nhận Liên hoan Mostra hiện kém sức ảnh hưởng, rất ít phim đáng chú ý, và một lịch trình tổ chức không phù hợp càng khiến liên hoan phim quốc tế của Ý khó thu hút công
chúng. Tuy nhiên, Libération cũng dành phần « Sổ tay » giữa số báo cho liên hoan, và đặc biệt lưu ý hai bộ phim không thể bỏ qua : phim Đức « The Cut » (Con Dao) của đạo diễn Fatih Akin và bộ phim Pháp «Loin des
hommes » (tạm dịch là « Xa cách với con người ») của đạo diễn David Oelhoffen, cả hai đều nói đến các bi kịch trong xung đột cộng đồng.
Phim Xa với con người lấy bối cảnh là các xung đột tại Algeri sau năm 1954,
còn phim « The Cut » của đạo diễn gốc Thổ Nhĩ Kỳ (từng đoạt giải Gấu vàng năm 2004 với bộ phim « Head On », rồi giải thưởng lớn của ban giám khảo tại liên hoan Venise 2009 với « Soul
Kitchen ») lấy đề tài cuộc diệt chủng Armenia 1915-1917. Bộ phim hoành tráng này có sự tham gia của khoảng 12 quốc gia.
Chiến tranh, bạo lực và tội ác là những ám ảnh thường trực của nhân loại. Như chúng ta biết, cho đến nay, giới lãnh đạo Thổ Nhĩ Kỳ vẫn khăng khăng bác bỏ khái niệm diệt chủng liên quan đến các cuộc thảm sát người Armenia trong thời gian Thế chiến thứ nhất dưới thời đế chế Ottoman.
Đời Mồ Côi
Em sinh ra đã không hề biết mẹ
Hàng ngày Em theo chị để ăn xin
Ngày đầu đường đêm ghế đá công viên
Sống lay lắt nhờ đồng tiền thiên hạ.
Nhiều khi đói sữa thay bằng nước lã
Hai chị em vật vã dạ cồn cào
Dế ve Sầu nướng lót dạ đêm thâu
Mong trời sáng xin cơm thừa hàng quán.
Cha chết sớm mẹ bị người ta bán
Sang bên Tàu vào động bán dâm
Nhà cửa ruộng nương
Đảng qui hoạch chẳng bồi thường
Nghe người nói cán bộ phường chia chác
Mình sống được nhờ tấm lòng cô bác
Nín đi nào chị sẽ hát ầu ơ
Mất mẹ cha đời đói rét bơ vơ
Đừng khóc nữa em thơ xin hãy hiểu.
Chuyện xui xẻo đẩy đưa đời cô lựu
Chị bị tông xe nằm ngất bên đường
Khi mọi người đưa chị đến nhà thương
Chị đã chết từ trên đường nhập viện.
Kẻ tông chị là đảng viên say xỉn
Sợ liên quan chúng đã biến vào đêm
Hết họ hàng giờ chỉ còn mình em
Nên ánh mắt mới buồn lên đến thế.
Anh xin lỗi mấy tháng rổi mới kể
Chỉ mong sao ánh mắt bé vơi buồn
Trẻ ăn mày không được đảng yêu thương
Nhưng còn có những trại cô nhi viện
Uyển Thi
danlambaovn.blogspot.com
No comments:
Post a Comment
Thanks for watching