Chưa mua được máy bay Mỹ đã vội
sợ Tàu
Huỳnh Anh Tú: Chúng Tôi Muốn Biết
Chúng
Tôi Muốn Biết
Bạn đọc
Danlambao - Phát biểu hôm 24/9 (theo giờ New York)
tại buổi hổi thảo của Asia Society, bộ trưởng ngoại giao Phạm Bình Minh cho
rằng Trung Quốc không nên ‘lo lắng’ trước việc Việt Nam sẽ mua vũ khí từ Mỹ.
“Nếu không mua vũ khí từ Hoa Kỳ, chúng tôi vẫn
có thể mua từ những nước khác. Vậy tại sao Trung Quốc phải lo lắng chứ?”, ông
Phạm Bình Minh nói.
Cũng
theo vị ngoại trưởng kiêm phó thủ tướng này, việc Hoa Kỳ nới lỏng lệnh cấm vận
vũ khí đối với nhà cầm quyền CSVN là điều ‘bình thường’ sau khi hai bên đã nối
lại quan hệ được gần 20 năm.
Có
tin nói rằng, CS Hà Nội hiện đang trong quá trình gạ gẫm nhằm mua lại 6 chiếc
máy bay săn tàu ngầm đã qua sử dụng của quân đội Mỹ.
Việc
thương thảo được kỳ vọng sẽ có kết quả tốt vào cuối năm, theo đó chính phủ Mỹ
sẽ bán loại máy bay trinh sát P-30 cho CSVN, nhưng không gắn kèm vũ khí.
Bộ
ngoại giao chưa có thông tin?
Chiều
ngày 25/9, trả lời về câu hỏi liệu việc Mỹ dỡ bỏ lệnh cấm vận vũ khí đối với
Việt Nam liệu sẽ ảnh hưởng như thế nào đến quan hệ với Trung Quốc, báo Tuổi Trẻ dẫn
lời người phát ngôn bộ ngoại giao, ông Lê Hải Bình nói:
“Với đường lối độc lập tự chủ của Ngoại giao
Việt Nam và của Việt Nam trong thời kì Đổi mới, mọi quan hệ ngoại giao song
phương đều không hướng vào nước thứ ba nào”
Khi
được hỏi về việc Mỹ sẽ bán máy bay săn ngầm cho CSVN, ông Lê Hải Bình lại nói
rằng “Thông tin này chúng tôi
chưa có”.
Bộ
ngoại giao chưa có thông tin hay sợ nói ra lại làm phật lòng quan thầy Trung Cộng?
Trong khi thông tin về vụ gạ gẫm của CSVN đã được hãng thông tấn Reuters loan
báo cho cả thế giới biết từ trước.
Ông
Phạm Bình Minh hỏi: “Tại sao Trung Quốc phải lo lắng?” bằng một bộ mặt hết sức
ngạc nhiên pha lẫn sự ma mãnh. Thưa ông, TQ chưa ‘lo lắng’ mà chóp bu CSVN đã
bắt đầu cuống cuồng cả lên.
Máy
bay Mỹ còn chưa nhận được đã vội vàng chạy theo vuốt đuôi Tàu. Vẫn lại là cái
kiểu ngoại giao hai hàng nguy hiểm.
Cho
dù có nhận được máy bay hiện đại của Mỹ đi chăng nữa, nhưng nếu chóp bu cộng
sản vẫn là những kẻ ‘hèn với giặc, ác với dân’ thì họa mất nước vẫn còn sờ sờ
trước mặt.
Vũ khí sát thương: Có, TPP: Không
Nguyễn Ngọc
Già (Danlambao) - Cộng sản VN đứng
trước những vấn đề gai góc: nợ xấu, vũ khí sát thương và TPP.
Chính
phủ chuẩn bị phát hành trái phiếu quốc tế trị giá một tỉ đô la Mỹ. Các chuyên
gia kinh tế âu lo và không tin tưởng về hiệu quả sử dụng số vốn này. Thật vậy,
dù có phát hành gấp đôi số đó, chỉ tăng thêm số nợ đầm đìa không có cách gì
giải quyết ổn thỏa, với khoảng thời gian còn lại ít ỏi cho nhiệm kỳ của ông
Nguyễn Tấn Dũng đang đếm lùi.
Vụ
phát hành trái phiếu cũng làm người dân băn khoăn, khi biết con số dự trữ ngoại
hối (nhà nước nói) hiện nay khoảng 30 tỉ đô [1], không hiểu tại sao không thể
nhín một chút xíu nhằm trang trải nhu cầu lúc thắt ngặt gấp gáp (?).
Vũ khí sát thương: Có
Đứng
trước nguy cơ xâm lược đến từ "đồng chí hải ngoại" cùng sự hốt hoảng
tột đỉnh của nhiều "đồng chí quốc nội", khi vũ khí sát thương được
Hoa Kỳ gật đầu, đó là một pha cứu nguy hiệu quả trông thấy, dành cho... tinh
thần người CS. Theo đó, hình ảnh "ĐCSVN quang vinh muôn năm", biết
đâu "cải thiện" tí chút trong mắt người dân, khi được Hoa Kỳ tin
tưởng hơn (?!).
Báo
Người Việt số ra ngày 23/9 cho hay: "Mỹ sắp bán máy bay săn tàu ngầm cho Việt Nam"
[2], trong có đoạn đáng chú ý (trích):
"...Hai giám đốc cấp cao trong kỹ nghệ võ
khí Hoa Kỳ nói với thông tấn Reuters rằng họ dự trù chính phủ Hoa Thịnh Đốn sẽ
gỡ bỏ cấm vận võ khí với Việt Nam không bao nhiêu lâu nữa. Đã từng có nhiều
cuộc thảo luận về bán võ khí cho Việt Nam. Điều này là lãnh vực đầy hứa hẹn cho
chúng tôi.” Một trong hai người đó nói, yêu cầu được giấu tên vì không được
phép bình luận công khai..." (ngưng trích).
Cùng
ngày với bài báo trên, đài RFI đặt câu hỏi [3] "Vũ khí Việt Nam đủ sức răn đe Trung Quốc hay
không?" với kết luận từ giáo sư Carlyle Thayer: " ...nếu tính toàn bộ số vũ khí đã mua và
sắp mua, hệ thống vũ khí của Việt Nam "sẽ bắt Trung Quốc phải trả giá rất
đắt nếu gây chiến trong khu vực rộng từ 200 đến 300 hải lý, trải dọc theo bờ
biển Việt Nam… Ngoài ra, Việt Nam còn năng lực tấn công căn cứ Hải quân chủ yếu
của Trung Quốc tại Tam Á, trên đảo Hải Nam, và các cơ sở quân sự trên đảo Phú
Lâm ở Hoàng Sa". Một nhận định như lời cổ võ mạnh mẽ cho ĐCSVN.
Những
thông tin giá trị từ những người nổi tiếng và uy tín có vẻ trấn an tinh thần
rất nhiều cho người CS trong lúc Trung cộng công bố diễn tập bắn đạn thật quy
mô lớn [4] tại Hoàng Sa từ ngày 24/9 đến 30/9. Nhưng... dù gì cũng phải tính
đến tiền, khi muốn mua vũ khí sát thương. Quá khó cho hoàn cảnh "đói giáp
hạt" hiện nay từ ngân sách cạn kiệt.
Có
lẽ, người Mỹ sẽ "sale" một phần nào đó, phần khác có thể "bán
chịu" hay cho "trả góp" với lãi suất thấp trong chương trình
"siêu khuyến mãi" dành cho "khách hàng tiềm năng" mà quốc
hội Hoa Kỳ đã chuẩn thuận?
Kinh
tế VN lệ thuộc rất nhiều vào Trung cộng. Từ lệ thuộc kinh tế, tất yếu dẫn đến
lệ thuộc chính trị, nhưng dù có muốn, Việt cộng cũng không thể lệ thuộc vũ khí
Trung cộng. Chẳng kẻ nào dại dột cung cấp võ khí cho địch thủ. Do đó, một khi
việc bán vũ khí sát thương trở thành sự thật, đó là một tín hiệu sắc nét phản
ánh tính đồng lòng của đôi bên trước một đối thủ ngày càng táo tợn không cần
dấu giếm.
Một
luồng ý kiến khác, cho rằng Hoa Kỳ bán vũ khí sát thương gần như là ủng hộ Việt
cộng tăng cường đàn áp nhân quyền hơn nữa. Thật ra, với lực lượng dân chủ mỏng
te bấy lâu nay, Việt cộng vẫn rất "thương" mà không cần phải
"sát" bất kỳ một ai.
Bán
vũ khí sát thương cho Việt cộng, Hoa Kỳ lại được ba chuyện:
-
Răn đe Trung cộng, trước tình hình chiến sự thế giới đang leo thang tại Syria,
Ukraine với sự ngạo nghễ của các lực lượng khủng bố, độc tài không thấy điểm
dừng. Đã quá trễ nếu Hoa Kỳ không hành động dứt khoát hơn, khi công luận đều
biết trước đây TNS John McCain chỉ trích [5] Tổng thống Obama tỏ ra khá mềm
mỏng với Syria: "...không
đánh giá cao vai trò lãnh đạo của Mỹ và điều đó thật đáng hổ thẹn, ông ta
(Obama) chỉ giỏi tuyên bố hùng hồn mà không bắt tay hành động”. Không
biết có phải từ sự nương nhẹ đó, làm cho lực lượng IS ngày nay táo tợn đến nỗi
quân đội Hoa Kỳ và đồng minh buộc phải dẫn đến những cuộc không kích hiện nay
hay không, nhưng Obama thêm một cơ hội với tư cách Tổng thống Mỹ, sẽ cải thiện
hình ảnh "nhu mì" quá trớn trước những nhà độc tài khét tiếng trên
thế giới.
-
Vốn dĩ "tình hữu nghị" của đôi bên Việt cộng - Trung cộng giờ chỉ còn
lại đôi môi tím tái cùng hàm răng lung lay tận gốc. Do đó, việc bán vũ khí sát
thương, vô hình chung càng kéo Việt cộng rời xa Trung cộng hơn nữa, trong khi
Hoa Kỳ không mang tiếng chia rẽ "tình nghĩa keo sơn" giữa họ với
nhau, bởi quyết định này xuất phát từ mong muốn của CSVN.
-
Từ lệ thuộc vũ khí qua hình thức "bán chịu" hay "trả góp"
với những khóa huấn luyện sử dụng và bảo trì sửa chữa, dần dần buộc Việt cộng
phải lệ thuộc về kinh tế và công nghệ quân sự thông qua các khoản nợ mua vũ
khí.
Trong
chuyến thăm Việt Nam vừa qua, TNS John McCain phát biểu [6]: "...đã đến lúc Hoa Kỳ bắt đầu nới lỏng lệnh
cấm vận vũ khí sát thương đối với Việt Nam. Điều này sẽ không, và không nên,
xảy ra toàn bộ cùng một lúc. Thay vào đó, nó nên được giới hạn trước hết trong
phạm vi khả năng phòng thủ, chẳng hạn như bảo vệ bờ biển và các hệ thống hàng
hải, hoàn toàn thuộc về an ninh đối ngoại...".Không
cần dè dặt, thay vào đó, cần mở rộng và linh hoạt hơn nữa với chính sách cung
cấp vũ khí sát thương kèm đào tạo, huấn luyện sử dụng để buộc CSVN nhanh chóng
đi vào quỹ đạo điều khiển của Hoa Kỳ.
Nói
cách khác, việc cung cấp vũ khí sát thương là cuộc chơi mà Mỹ hoàn toàn nắm vai
trò chủ động. Bán loại gì, bán bao nhiêu, chuyển giao công nghệ quân sự như thế
nào v.v... Việt cộng hoàn toàn phải chấp nhận theo sự hướng dẫn của nhà sản
xuất kèm vai trò tư vấn. CSVN thừa biết điều lệ thuộc đó, nhưng họ không còn
con đường nào khác, bởi hình ảnh Bạc Hy Lai, Chu Vĩnh Khang và hàng trăm viên
chức cao cấp của Trung cộng, trở thành "gương soi đắt tiền" cho những
"đồng chí quốc nội" nào hãy còn mơ tưởng rằng, một khi "Việt Nam
không hai lòng với Trung Quốc" thì vẫn bình an vô sự (!).
Tuy
nhiên, "việc nào ra việc đó" - thành ngữ rất chí lý.
TPP: Không
TPP
không phải là nỗi cứu rỗi cho nền "KTTT định hướng XHCN", trở nên
điêu tàn đến cùng tận.
Dù
một số cây viết có vẻ thúc hối CSVN nỗ lực hơn, nhưng những đòi hỏi từ công
luận trong ngoài nước và Hoa Kỳ về các loại "thành tâm chính trị" mở
đường vào TPP đang đi vào ngõ cụt.
Tự
do cho tù nhân lương tâm, cho đến giờ không còn là mục tiêu tối thượng nữa rồi,
bất chấp Điếu Cày, Trần Huỳnh Duy Thức hay Nguyễn Hoàng Quốc Hùng, Đoàn Huy Chương
v.v... có ra tù cũng không còn tác dụng khích lệ, như là mục tiêu chứng minh
thiện chí của người CS. Đã quá rõ hình ảnh chán ngắt và nhàu nhỉ trong công
luận.
Một
món ăn, chủ nhà thổi phồng nó lên rằng "rất ngon-rất lạ", rồi mời gọi
bạn bè vào tư gia thưởng thức tay nghề, nhưng mãi không dọn ra, riết làm người
ta chán ngán bởi xuất phát từ gia chủ mồm mép ba hoa mà tâm địa xảo trá.
Không
có một dấu hiệu gì khả dĩ hơn cho quyền sở hữu trí tuệ; cho quyền lập công đoàn
dộc lập; cho quyền kinh doanh bình đẳng và nhiều điều quan trọng khác.
Một
vài chiếc khăn trải bàn tiệc không thể đánh lừa vị giác thực khách sành điệu,
từ những món chính mà gia chủ không hề có ý định đãi khách như trình bày tấm
thịnh tình, khi muốn bắt tay làm ăn với họ. Thực khách không cần "cá rô
cây" bởi họ biết đó chỉ là trò trẻ con.
Vả
chăng, với hệ thống luật pháp - tư pháp, trình độ và phong cách quản lý chuyên
nghiệp, nội lực kinh tế đối ứng v.v... của người CS, nhất định mất rất nhiều
thời gian "học tập cải tạo" mới có thể tiếp thu và tiếp cận theo thế
giới. Bốn năm qua, bà Virginia Foote vẫn đúng: "Việt Nam làm ăn không giống ai"[7].
Chẳng
hiểu người CS xoay sở ra sao với "nền kinh tế thị trường", đến giờ
vẫn là bóng chim tăm cá, trong khi lại mơ về TPP làm gì nhỉ (?). Thậm chí, mong
muốn đó trở nên "phản động", khi so với hiến pháp 2014, vốn quy định
tại điều 51 khoản 1: "Nền
kinh tế Việt Nam là nền kinh tế thị trường định hướng xã hội chủ nghĩa với
nhiều hình thức sở hữu, nhiều thành phần kinh tế; kinh tế nhà nước giữ vai trò
chủ đạo".
Thế
giới làm sao quên được, người CS cam đoan đoạn tuyệt kinh tế phi thị trường vào
năm 2018. Ôi chao! Nó đã thành "lời hứa lèo" trong cơn ác mộng đổ
"mồ hôi trộm" mang tên "Việt Nam cơ bản trở thành nước công
nghiệp vào năm 2020" (!).
Còn
đó những trò lươn lẹo bất thành [8] do chính người CS tiết lộ: "Tại vòng đàm phán cuối cùng, trong buổi
gặp riêng hai trưởng đoàn, tôi bảo ông JOE Damond - Trưởng đoàn đàm phán Hoa
Kỳ: ta cứ ghi vào BTA "phía Hoa Kỳ sẽ xem xét dành GSP cho Việt Nam"
còn khi nào xem xét, được hay không ta sẽ bàn sau. Ông Damond thấy đề xuất hợp
lý, đồng ý ghi vào. Về nước tôi không dám khoe thành tích đó vì tôi hiểu đó chỉ
là một cụm từ "làm đẹp" BTA cho "cả nhà đều vui" nhưng có
người lại báo cáo rằng vòng đàm phán này ta đã giành thắng lợi, ta đã kiên trì
đấu tranh đã bắt Mỹ dành cho ta GSP!".
Còn
trông mong gì nữa với "quá khứ làm ăn" bậy bạ như thế.
Ra đi và quay lại?
Nhà
kinh doanh người Mỹ gốc Việt Alan Phan [9] "...đang sửa soạn về Mỹ để định cư một thời
gian dài". Trong bài viết, ông hoài niệm "Cuốn theo chiều gió"
và liên hệ Việt Nam với di sản đổ nát hôm nay.
Đoạn
kết trong tác phẩm "Gone
with the wind", chàng Rhett Butler bỏ đi để nàng
Scarlett một mình trong hối tiếc. Scarlett cũng còn có cái để tự tin khi nhủ
thầm:"Sau tất cả, ngày
mai là một ngày mới", khi "quyết liệt" làm sao chinh phục
trở lại Butler. Dù tha thiết yêu Scarlett, Butler quá chán chê tính bướng bỉnh
và nết đỏng đảnh của nàng.
Còn
"nàng KTTTĐHXHCN" có gì hấp dẫn để đủ sức níu chân "chàng
TPP" cho đặng? Với cái tên quá dài và khuôn mặt xấu xí, nàng ấy không có
vóc dáng quyến rũ và cũng chẳng đủ trí tuệ để "làm reo" nữa rồi.
Với
tình trạng chơi vơi "đập cánh
giữa lưng chừng" [*] hủy bỏ cấm vận vũ khí sát thương và
gia nhập TPP, câu hát bịn rịn đã đến lúc cất lên an ủi cho "Nàng": Một người về đỉnh cao/Một người về sực sâu/Để
cuộc tình chìm mau...[**] Một sự chia lìa cay đắng, chưa hẹn ngày gặp
lại!
Chúc cho "nàng KTTTĐHXHCN" đủ sáng suốt để "cải
tạo" tư tưởng, chỉnh sửa dung nhan và thay một cái tên ngắn gọn, đầy ý
nghĩa để kéo "chàng TPP" trở lại. Chắc là không lâu đâu!
Date: Thu, 25 Sep 2014
22:17:46 -0500
Subject: Phản ứng của sinh viên Sài Gòn về " Đế quốc Mỹ xâm lược "
From: ngu
Subject: Phản ứng của sinh viên Sài Gòn về " Đế quốc Mỹ xâm lược "
From: ngu
Phản ứng sinh viên
Saigon về bài giảng “Đế quốc Mỹ xâm lược?”
Written By chinh luan on
Thứ Tư, ngày 24 tháng 9 năm 2014 | 17:14
Nếu không muốn bị vạch mặt thì đừng bao giờ gian trá, giả dối!
Thư gửi cô giáo của một sinh viên năm thứ 2 Khoa
học, Xã hội, Nhân Văn Sài Gòn.
Kính thưa Cô,
Đến tận bây giờ, gõ những dòng E-mail trần tình
này gửi đến Cô, em vẫn còn trách ông trời, phải chi cuối tiết “Lịch Sử” hôm ấy
trời đừng mưa to thì giảng đường Đại Học không ai còn ngồi lại và Cô cũng đâu
có thời gian trò chuyện khuyến khích sinh viên mình… Và, hôm nay, em cũng không
phải gõ email này gửi Cô mà em biết khi đọc Cô sẽ không vui…
Em còn nhớ hôm ấy lời Cô nói: “Lịch sử
là những gì diễn ra trong quá khứ, được tái hiện lại, trong hôm nay và ngày
mai, phải trung thực, chân thật nhằm cho người sau biết và lấy đó làm kinh
nghiệm, xấu xa sai trái thì tránh nếu tốt đẹp có ích thì tự hào để nhân bản
thêm lên, vì vậy đề tài bài tham luận: ’37 mùa xuân Đại Thắng’ nói về ‘chiến
công thần thánh’ của quân dân ta chống ‘đế quốc Mỹ xâm lược, cứu nước’ của mỗi
bạn, cần phải gọt giũa đánh giá cho xứng tầm vĩ đại của dân tộc, trong khi chờ
mưa tạnh, chúng ta cùng nói chuyện bên lề ngoài tiết học, các bạn còn điều gì
lấn cấn chưa rỏ ở chiều sâu và rộng của bài tham luận mà mỗi bạn sẽ phải hoàn
thành, thì cứ hỏi Cô, xem như bạn bè thoải mái bày tỏ quan điểm khách quan và
thắc mắc của mình để chúng ta rộng đường suy luận mà viết bài cho sắc sảo có
tính thuyết phục cao, ở đây có nhiều bạn theo khoa ‘báo chí’ mà! Nào mời các Phóng
Viên tương lai nói chuyện chuyên đề, chờ mưa tạnh…”
Và Cô cười, nụ cười giao lưu rất thoải mái.
Em cũng nhớ, mình là người thứ tư, sau các bạn,
vô tư ngập ngừng cười, nói với Cô: “Chiến tranh với Mỹ là có thật,
nhưng nếu nói đó là chống xâm lược để cứu nước – thì không phải – thưa Cô! Em nghĩ
như vậy…”
Sau lời nói, thoáng nhiên giảng đường im phăng phắc làm em chột dạ
bối rối thấy mình tự nhiên như đông cứng lại tại chỗ ngồi… Em nhớ, nghe xong
lời em Cô quay nhanh bước ra gần cửa sổ ngóng màn mưa ngoài trời một thoáng rồi
trở lại. Cô nhìn em trong ánh mắt tuồng như rất giống ánh mắt mẹ em khi đi chợ
nhìn người bán hàng trước khi trả giá mua. Cô nói với riêng em một câu ngắn gọn
nhỏ thôi đủ cho em nghe: “Hình như bạn đùa không phải lúc…” rồi
bình thản cô quay lên bục giảng lấy áo mưa, chần chừ chờ giảng đường thưa
người, Cô ra về sau cùng. Không mang theo áo mưa nên em ngồi nán lại. Đi ngang
qua, Cô dừng chân, như thầy giáo nhắc bài học trò, cô nói với em: “Bạn
cần phải lên thư viện nhiều hơn, tìm trong sách, ở đó có nhiều câu trả lời cho
vấn đề của bạn vừa nêu ra, tôi nghĩ, không khéo danh hiệu Đoàn viên Thanh niên
CS/HCM ưu tú, xuất sắc, đối tượng của đảng nơi bạn sẽ lung lay…”
Thưa Cô,
Email này của em chắc chắn không phải là chất
liệu để em trông đợi giữ cho chặt lại cái danh hiệu “ưu tú-xuất sắc” ấy,
mà đơn giản em muốn chứng minh thông điệp – lời cô nói – lịch sử rất cần sự “trung
thực, chân thật”.
Thưa Cô! Không phải vui đùa đâu ạ, mà em nói
thật lòng: “Chiến tranh với Mỹ là có thật, nhưng nếu nói đó là chống
xâm lược để cứu nước – thì… không phải vậy…” Xin phép cô, cho em
giữ nguyên nhận định này của mình dù em biết có những di luỵ nhất định không
mong đợi… Bởi vì có rất nhiều dẫn chứng để “ai đó có thể lừa dối một số
người trong một lúc, và lừa dối hết mọi người trong vài lúc, nhưng không thể
mãi mãi lừa dối được tất cả mọi người.” (Abraham Lincoln ). Nói
lên điều này em biết Cô sẽ phiền lòng. Nhưng… Thưa Cô! Em tìm thấy trong tác
phẩm dịch từ nguyên tác Nhật Bản “12 người làm nên nước Nhật” của Giáo sư
Tiến sĩ Đặng Lương Mô (có thể Cô cũng biết!) Viện sĩ Hàn Lâm Viện Khoa
học New York , năm 1992. Uỷ Ban Nhân Dân TP. HCM khen thưởng kiều bào có công
với đất nước, năm 2003.
Trong danh sách “12 nhân vật mà người dân
Nhật Bản tôn vinh” – 12 người đã lập nên một nước Nhật hùng mạnh ngày
nay, chúng ta lưu ý đến người mang số 10 không phải là người Nhật:
(1) Thái tử: Shotoku,
(2) Chính khách: Hikaru Genji,
(3) Lý Thuyết Gia: Minamoto Yoritomo,
(4) Anh Hùng: Oda Nobunaga,
(5) Kỹ sư: Ishida Mitsunari,
(6) Nhà cải cách: Tokugawa Yeyasu,
(7) Triết Gia: Ishida Baigan,
(8) Chính Khách: Okubo Toshimichi,
(9) Nhà tư bản học: Shibusawa Ei-ichi,
(10) Thống Tướng Hoa kỳ: Douglas MacArthur,
(11) Giáo Sư lý thuyết gia: Ikeda Hayato,
(12) Doanh Nhân: Matsushita Konosuke.
Ông ta, chính xác là Thống Tướng quân
đội Mỹ. Thật không hề dễ dàng chút nào cho gần hai trăm triệu con cháu
“Thái Dương thần nữ” phải nhìn nhận một Tướng Lãnh khét tiếng của Mỹ, kẻ thù không
đội chung trời của họ trong Đệ II Thế chiến trên Thái Bình Dương và khắp các
mặt trận Châu Á, là Tư lệnh quân đội Mỹ chuẩn thuận văn bản đầu hàng của chính
phủ Nhật Bản sau đó đại diện cho LHQ và chính phủ Mỹ chiếm đóng Nhật Bản… trở
thành một Anh Hùng, ân nhân của Nhật Bản sau 2 quả bom nguyên tử của
Mỹ cũng rơi trên lãnh thổ nước này gây nên nhiều tang thương.
Phải là người có nhiều công trạng thực tiễn mang
lại một thành quả lớn lao mà giá trị của nó bao hàm đặc tính rõ rệt của chân,
thiện, mỹ trong một nhân cách mà người Nhật ví như Anh Hùng (Anh
hùng là bậc Chính Nhân Quân Tử) để nhân dân Nhật công nhận, tri ân sánh ngang
hàng với Thái Tử và 11 người con cháu ưu tú của “Thần Nữ Thái Dương”.
“Nhân vô thập toàn” Thưa Cô! Tướng Mỹ Douglas
MacArthur và quân đội của họ không phải là không có nhược điểm, nhưng bù
lại họ tạo ra rất nhiều ưu điểm đôi khi vượt lên trên tập quán thông thường mà
nhân danh những người chiến thắng đã xử sự với kẻ chiến bại, khiến những nhược
hay điểm yếu không còn là đáng kể.
Cuối Đệ II Thế chiến, ở Đông Nam Châu Á, đạo quân Mỹ hùng mạnh do
Tướng MacArthur chỉ huy đã đánh bại và quét sạch quân phiệt Nhật khỏi
Indonesia, giải phóng Philippines, hỗ trợ bảo vệ cho Trung Hoa Dân Quốc tại đảo
Đài Loan, rồi thay mặt LHQ giải giới vũ khí chiếm đóng Nhật Bản, Sau đó từ Nhật
lại tiến qua giải phóng Cao Ly cứu Nam Hàn sắp bị Cộng Sản Bắc Hàn nuốt chửng.
Nhưng thưa Cô! Quân Mỹ đổ máu xương giải phóng (đúng nghĩa giải phóng)
các quốc gia này nhưng hoàn toàn không có tham vọng 1 cm2 đất đai nào từ các
lãnh thổ ấy.
Vì sao vậy? Còn bên kia bán cầu, cũng đạo quân
Mỹ (xâm lược?) phối hợp với 2 (cựu đế quốc thực dân) Pháp và Anh chiếm đóng,
giải giới, quân phát xít Đức, toàn quyền định đoạt số phận một nửa quốc gia
Đức, nhưng sao họ không cùng nhau chia phần xâu xé Tây Đức, mà
ngược lại, bảo trợ toàn diện (kẻ thù của họ ở đầu hôm) phát triển vững mạnh
trên cái nền tự do dân chủ đến nỗi cảm hoá được phần phía Đông, giả từ CNXH
thống nhất quốc gia trong yên bình êm ái?
Tại Nhật Bản, Tướng MacArthur và quân đội Mỹ đã
áp dụng một chính sách chưa có tiền lệ trong lịch sử thế giới với Nhật Bản
“quốc gia tù binh” của họ. Ông tôn trọng Thiên Hoàng Nhật Bản, không ép
buộc thoái vị (dù LHQ và chính phủ Hoa Kỳ không cấm ông truất phế).
Chưa được Quốc Hội Mỹ chính thức phê chuẩn,
nhưng trên cái nền Kế hoạch Marshall (Marshall Plan tên của Ngoại trưởng Mỹ
George Marshall người đã khởi xướng) nhằm viện trợ tái thiết một nền móng kinh
tế chính trị vững chắc hơn cho các quốc gia Tây Âu nâng cao mức sống và kiến
thức của người dân để đẩy lui chủ nghĩa cộng sản sau Thế chiến II. Trong
vòng 2 thập kỷ, nhiều quốc gia ở Tây Âu đạt được mức tăng trưởng và phồn vinh
chưa từng có nhờ kế hoạch Marshall này.
Chính phủ Mỹ thông qua tướng MacArthur cũng có
chủ trương tương tự với Nhật Bản, bên cạnh còn cải tổ hệ thống chính quyền,
lãnh đạo, từ chính trị, kinh tế, tới sửa đổi hiến pháp, nghi lễ của hoàng gia,
nhất thiết mỗi việc đều do một tay MacArthur quyết đoán, ông chỉ ra những khiếm
khuyết trong thời chiến tranh mà giới lãnh đạo Nhật Bản đã có những sai lầm,
ông đoan chắc cùng nhân dân Nhật khi Nhật Bản trở thành một nước dân chủ, quản
lý một nền công nghiệp chiến tranh chuyển đổi qua thời bình một cách khoa học
thì sẽ sớm giàu mạnh, không thua gì nước Mỹ, ông không ngần ngại nói với người
dân Nhật rằng, Nhật Bản đã thua Mỹ vì kém về mặt vật chất kinh tế tài chính chứ
không phải là tinh thần vì họ đã chiến đấu rất dũng cảm mà vẫn thua, nên đa số
dân Nhật thuyết phục bởi sự cải tổ ấy.
Ông chủ trương phá bỏ chủ nghĩa quốc gia dân tộc
và chế độ phụ thuộc quá nhiều vào ảnh hưởng của Hoàng Gia, để Nhật Hoàng chỉ
còn là biểu tượng. Nhật Bản cũng có một nền văn hoá tự do coi trọng sự lựa chọn
của cá nhân như nước Mỹ, Thủ tướng và nghị viện do người dân trực tiếp chọn lựa
qua lá phiếu của mình. Một vài chính khách Nhật còn hoài cổ nặng chủ
nghĩa cực đoan dân tộc cho rằng Tướng MacArthur là một chính trị gia độc tài áp
đặt, nhưng đại đa số người Nhật cho là sự độc tài ấy để cho một nước Nhật hùng
mạnh chứ không là nước Mỹ.
Rất ngẫu nhiên cái cách mà người Mỹ, tướng MacArthur đã thể hiện
trong cuộc chấn hưng nước Nhật sau chiến tranh nó rất gần với tính cách tinh
thần võ sĩ đạo của người Nhật (nhân ái, bao dung thay thù hận) nên mang lại ảnh
hưởng mãnh liệt trong xã hội Nhật Bản ngày nay. Ở Châu Âu người ta ví von
nước Mỹ có công khi biến Nhật Bản thành một Thuỵ Sĩ Viễn Đông! Vì vậy,
Douglas MacArthur đã được mọi thành phần, khuynh hướng, chính đảng, từ Hoàng
Gia đến thứ dân đều chọn làm người thứ mười trong “12 người lập ra nước Nhật”
hùng mạnh từ trong điêu tàn đổ nát chiến tranh. Đây là người ngoại quốc
duy nhất được chọn trong lịch sử nước Nhật.
Thưa cô!
Lại càng không thể nào đó là bản chất của đế
quốc xâm lược thực dân (dù kiểu cũ hay mới) chỉ 6 năm (2/9/1945 – 28/4/1952)
sau khi chiếm đóng, nước Mỹ đã trả lại sự độc lập hoàn toàn cho Nhật Bản sớm
hơn thời gian trù bị, ngoài sự kỳ vọng của toàn dân Nhật và không hợp logic
chút nào khi hiện nay,2012, chính phủ và người dân Nhật vẫn còn đài thọ mọi
chi phí cho gần 40.000 binh sĩ Mỹ hiện diện trên đất nước mình vì sự
an toàn cho nền an ninh quốc gia, không ai vui vẻ trả tiền cho một đạo
quân có bản chất “xâm lược” ăn ngủ hơn 2/3 thế kỷ trên đất nước mình!
Và đạo quân “xâm lược” này chỉ đặt chân lên miền
Nam VN, sau 20 năm có mặt tại Hàn và Nhật Bản, hai quốc gia nhờ họ mà “màu mỡ”
về kinh tế hơn hẳn VN nhiều lần. Nhưng điều đáng để người VN suy ngẫm
là quân Mỹ có mặt nơi đó mà không màng đến “xâm lược” thì họ xâm lăng một VN
nghèo khó sau Pháp thuộc để làm gì, ngoài ý định cũng thông qua kế hoạch
Marshall giúp VN, cụ thể là miền Nam VN phát triển giàu mạnh ổn định như Hàn
Quốc, Nhật Bản hay Đài Loan?
Thưa Cô!
Làm sao biện minh? 45.000 quân “xâm lược” Mỹ vẫn hiện diện trên
đất Hàn Quốc, một quốc gia khủng hoảng lương thực trầm trọng không đủ cơm gạo
cho dân sau chiến tranh Nam Bắc nhưng hôm nay thì:nhiều báo chí ở Việt Nam
nói về đất nước này hay thường gọi là Kỳ tích sông Hàn hay Huyền thoại sông
Hàn.
Hàn Quốc từ đống tro tàn của cuộc nội chiến Bắc
Nam đã vươn lên thành một quốc gia phát triển hùng mạnh thịnh vượng hơn hẳn nửa
kia ở phía Bắc nghèo nàn lạc hậu. GDP cán mốc 1.000 tỷ USD/năm
cũng như nhiều tập đoàn lớn nổi tiếng như SamSung, LG, Hyundai, Kia,
Daewoo… Nhưng, thành tựu đó họ có được là do đâu? Ngoài sự lãnh đạo
sáng suốt của các nguyên thủ Hàn Quốc, thì sự hỗ trợ nhiệt
tình như là một đồng minh của Mỹ trên tinh thần kế hoạch Marshall
là yếu tố quyết định.
Kinh tế Hàn Quốc là nền kinh tế phát triển, đứng
thứ ba ở châu Á và đứng thứ 10 trên thế giới theo GDP năm 2006. Kinh tế
Hàn Quốc đã phát triển nhanh chóng, từ một trong những nước nghèo nhất thế giới
(hạ tầng cơ sở, thiên nhiên, thổ nhưỡng kém xa Việt Nam) trở thành một trong
những nước giàu nhất.
Cuối thế kỷ 20, Hàn Quốc là một trong những nước có tốc độ tăng
trưởng kinh tế nhanh nhất trong lịch sử thế giới hiện đại. GDP (PPP) bình quân
đầu người của đất nước đã nhảy vọt từ 100 USD vào năm 1963 lên mức kỷ lục
10.000 USD vào năm 1995 và 25.000 USD vào năm 2007. Bất chấp các ảnh hưởng nặng
nề từ cuộc khủng hoảng kinh tế châu Á 1997, nước này đã khôi phục kinh tế rất
nhanh chóng và vững chắc. Người ta thường nhắc đến sự phát triển thần
kỳ về kinh tế của Hàn Quốc như là “Huyền thoại sông Hàn” đến nay huyền
thoại này vẫn tiếp tục.
Với Đài Loan và Phillipines: năm 1950,
Không Đoàn 13 của Không quân Mỹ đã từng đóng tại
Đài Loan. Tháng 12-1954, Mỹ và Đài Loan ký “Hiệp ước phòng thủ chung”, đặt
Đài Loan vào sự bảo hộ của Mỹ. Cũng nằm trong quỹ đạo của kế hoạch Marshall,
Đài Loan được hưởng nhiều quy chế ưu đãi thương mại từ nước Mỹ trong một thời
gian dài, đưa nền kinh tế nhanh chóng phát triển ngoạn mục thành một con “Rồng”
Châu Á mà ngay chính Trung Quốc cũng phải kiêng dè.
Tại Phillipines, quân đội Mỹ cũng từng hiện diện trong một thời
gian dài. Hạm Đội 7 Thái Bình Dương chọn vịnh Subíc là nơi đóng quân, và trước
đó, năm 1935, Douglas MacArthur, được Tổng thống Phillipines Manuel L.Quezon
yêu cầu giám sát việc thành lập quân đội Philippines. Ông được phong hàm Thống
tướng trong Quân đội Philippines (Field Marshal of the Philippine Army). Ông
là sĩ quan cao cấp có tên trên danh sách của Quân đội Philippines ngày nay.
Ông cũng là sĩ quan quân sự Mỹ duy nhất giữ cấp bậc thống tướng trong quân đội
Philippines . Sau đó, tôn trọng quyết định của nhân dân Phillipines vì sự độc
lập toàn vẹn lãnh thổ, quân đội Mỹ đã rút khỏi vịnh SuBíc. Nhưng ngày
nay (2012), vì an ninh lãnh thổ đe doạ, Phillipines yêu cầu, quân đội Mỹ vẫn
quay lại thể hiện sự trách nhiệm trong hiệp ước hỗ tương…
Thưa Cô!
Với những gì thuộc thế giới quan mà kiến thức em
tích luỹ được, thì dù rất muốn hãnh diện về “chiến công thần thánh” của
quân dân ta chống “đế quốc Mỹ xâm lược cứu nước” nhưng: Lịch
sử rất cần sự “trung thực” đến “chân thật” (lời Cô nói). Nên: Em
cũng muốn tin – nhưng không thể, thưa Cô!
Em cám ơn Cô đọc email trần tình này và mong có
lời chỉ giáo thêm của Cô.
Em kính chào Cô.
__._,_.___
No comments:
Post a Comment
Thanks for watching