TT Obama đối mặt với thế
giới hỗn loạn, quyền hành hữu hạn
Tổng thống Hoa Kỳ Barack Obama
02.09.2014
Hai tháng trước cuộc bầu cử quốc hội giữa kỳ sẽ có tác động rất
lớn đến hai năm cuối nhiệm kỳ của mình, Tổng thống Barack Obama giờ phải đối
mặt những cuộc khủng hoảng về chính sách đối ngoại thử thách tài lãnh đạo của
ông cả trong nước lẫn ở ngoài nước.
Mối đe dọa ngày càng lớn từ những chiến binh nhóm Nhà nước Hồi
giáo ở Trung Đông và động thái quân sự mới nhất của Nga ở Ukraine đã làm nổi rõ
những thách thức đối với nước Mỹ trong thời đại mà các nhà hoạch định chính
sách ở Washington ý thức sâu sắc được sự chán chường của công chúng Mỹ đối với
những can dự quân sự ở nước ngoài.
Việc Tổng thống Obama thừa nhận Mỹ "chưa có một chiến
lược" trong việc kiềm tỏa những chiến binh Hồi giáo ở Iraq và Syria cho
thấy chính quyền muốn dành thời gian để cân nhắc các lựa chọn cả về quân sự và
ngoại giao trước khi đi đến bất kỳ quyết định nào về việc có nên mở rộng chiến
dịch không kích của Mỹ sang Syria hay không. Như Tổng thống đã nói: "Syria
không chỉ đơn thuần là vấn đề quân sự, nó cũng là vấn đề chính trị."
Phát biểu của ông Obama ngay lập tức khơi lên những chỉ
trích từ một số nhà lập pháp đảng Cộng hòa. Chủ tịch Ủy ban Tình báo Hạ viện,
Dân biểu bang Michigan Mike Rogers, nói phát biểu của tổng thống "xác nhận
những gì chúng ta đã bàn luận trong gần hai năm qua. Là từ đó đến giờ không hề
có một chiến lược thực sự."
Một nhà lập pháp đảng Cộng hòa khác có quan điểm khác. Dân biểu
Tom Cole của bang Oklahoma nói trên đài truyền hình MSNBC cho biết ông nghĩ rằng tổng thống
"đã thận trọng một cách đáng khen về việc can dự vào giữa cuộc nội chiến
Syria."
Ông Cole cũng cho biết chính quyền nên xin phép Quốc hội về việc
đẩy mạnh những cuộc tấn công quân sự của Mỹ nhắm vào những chiến binh nhóm Nhà
nước Hồi giáo ở Syria, điều mà nhiều nhà lập pháp đảng Dân chủ cũng đã nói rằng
họ sẽ ủng hộ nếu có quyết định mở rộng các cuộc tấn công ra ngoài miền bắc
Iraq.
Ông Obama cũng cảnh báo rằng Nga có thể sẽ phải đối mặt với nhiều
biện pháp trừng phạt của phương Tây hơn vì những động thái mới nhất của nước
này ở Ukraine, nhưng ông cũng nói Mỹ sẽ không hành động quân sự "để giải
quyết vấn đề Ukraine."
Chính sách đối ngoại và cuộc bầu cử giữa kỳ
Khi Quốc hội trở về Washington sau đợt nghỉ phép dài ngày vào
tháng 8, Tổng thống có thể dự liệu là sẽ có thậm chí nhiều áp lực hơn từ phe
Cộng hòa đòi hành động quyết đoán và mạnh dạn trước thách thức kép ở Syria và
Ukraine. Cả hai vấn đề này có thể khiến cử tri lưu tâm trong cuộc bầu cử giữa
kỳ vào tháng 11 này. Đảng Cộng hòa hiện đang có cơ hội tốt nhất trong mấy năm
gần đây để giành quyền kiểm soát cả hai viện Quốc hội trong hai năm cuối cùng
nhiệm kỳ tổng thống của ông Obama.
Nhìn chung tỉ lệ ủng hộ của công chúng đối với Tổng thống Obama
vẫn ở mức thấp, chỉ trên 40 phần trăm ở hầu hết các cuộc thăm dò toàn quốc, và
điều này thường đưa đến kết quả xấu cho đảng của Tổng thống trong một bầu cử
giữa kỳ. Nhưng công chúng cho đến giờ dường như ủng hộ các cuộc không kích
những chiến binh Nhà nước Hồi giáo ở Iraq, còn được gọi là ISIL, và vụ chặt đầu
nhà báo Mỹ James Foley hồi gần đây dường như đã khích động công chúng Mỹ chống
đối nhóm này.
Nhưng công chúng vẫn còn cảnh giác về sự can dự trên bộ của quân
đội Mỹ trong những cuộc xung đột ở nước ngoài sau các cuộc chiến ở Afghanistan
và Iraq, và điều này có nghĩa là Tổng thống vẫn phải đối mặt với những giới hạn
sức mạnh quân sự trong bối cảnh công chúng Mỹ sẵn sàng ủng hộ điều gì trong bất
kỳ cuộc khủng hoảng nào. Gây dựng sự ủng hộ của công chúng cho những cuộc không
kích thành công bằng máy bay không người lái thì dễ dàng hơn nhiều so với sự
can dự quân sự không thời hạn kết thúc mà có thể phải dùng tới lực lượng đánh
bộ.
Các vấn đề chính sách đối ngoại thường không trở thành yếu tố
trọng yếu trong cuộc bầu cử giữa kỳ. Nhưng với những sự kiện gần đây ở Iraq,
Syria, Ukraine, Israel và Gaza, đường lối chính sách đối ngoại tổng thể của
chính quyền ông Obama đã hứng chịu chỉ trích từ các nghị sĩ Cộng hòa trong quốc
hội và đang bị một số ứng viên Cộng hòa tranh cử vào Hạ viện và Thượng viện tập
trung phê phán. Tổng thống Obama vẫn bị được đánh giá tiêu cực về cách thức ông
thực thi chính sách đối ngoại.
Điều này, cộng với mối lo âu chưa dứt về nền
kinh tế, đã đẩy tỉ lệ ủng hộ ông xuống điểm thấp nhất trong nhiệm kỳ làm tổng
thống của ông. Một số nhà phân tích tin rằng mạnh tay hơn với những chiến binh
Nhà nước Hồi giáo ở cả hai nước Iraq và Syria có thể giúp thay đổi nhận thức
của công chúng về cách Tổng thống quản lý chính sách đối ngoại, một lĩnh vực mà
ông giành điểm khá cao trong những năm trước.
Nóng bỏng tranh cãi di trú
Cải cách di trú cũng hiện ra như một điểm nóng chính trị một khi
Quốc hội trở về Washington vào đầu tháng 9. Lãnh đạo của cả hai đảng chính trị
đang nôn nóng chờ đợi những sắc lệnh hành chính mà Tổng thống Barack Obama có
thể đưa ra về vấn đề nhập cư. Ông Obama hồi tháng 6 đã tuyên bố rằng ông sẽ
hành động nếu Quốc hội không làm gì.Quốc hội đã không làm gì. Giờ vũ đài đã sẵn
sàng chứng kiến một cuộc đối đầu chính trị khác về cải cách di trú, chưa đầy
hai tháng trước khi người Mỹ đi bỏ phiếu vào tháng 11.
Một số nhà lập pháp Cộng hòa đã cảnh báo Tổng thống rằng bất cứ
điều gì ông muốn tự mình làm về cải cách nhập cư sẽ gây nên một phản ứng mạnh
mẽ ở phía đảng họ. Thượng nghị sĩ bang Florida, Marco Rubio, một ứng viên tổng
thống tiềm năng của đảng Cộng hòa cho năm 2016, muốn gắn vấn đề nhập cư với
cuộc tranh luận sắp tới của quốc hội về việc phân bổ ngân sách cho chính phủ
liên bang.
Ngân sách sẽ là một trong những ưu tiên hàng đầu khi Quốc hội khi
quay trở lại nghị sự, và một số nhà lập pháp Cộng hòa bảo thủ ở Hạ viện đã nêu
ra khả năng gây ra một vụ đóng cửa chính phủ khác nếu tổng thống có hành động
đơn phương về vấn đề nhập cư mà họ xem quá sâu rộng.
Rủi ro với phe Cộng hòa
Hiện các nhà lãnh đạo phe Cộng hòa ở cả Hạ viện và Thượng viện
đang kháng cự những cuộc bàn luận về đóng cửa chính phủ. Nhưng một trong những
nhà lãnh đạo của phong trào chống cải cách nhập cư ở Hạ viện, Dân biểu đảng
Cộng hòa Steve King của bang Iowa, nói với báo Des Moines Register rằng, nếu tổng thống
có hành động "vi hiến" nhằm "hợp pháp hóa hàng triệu người
...thì điều đó sẽ huy động và khích động công chúng và sẽ thay đổi cục diện của
bất cứ giải pháp nào đang diễn tiến và cách chúng tôi giải quyết vấn đề
đó." Một số nhà lập pháp Cộng hòa cũng có thể lại nói về việc luận tội tùy
thuộc vào việc Tổng thống sẽ làm gì về vấn đề nhập cư.
Trong một bức thư gây quỹ gửi đến cử tri bảo thủ, ông King cảnh
báo Tổng thống Obama chớ có bất kỳ kế hoạch ân xá nào cho những người nhập cư
đến Mỹ bất hợp pháp. "Điều đó có nghĩa là bất kỳ sự ân xá vi hiến nào phải
được đáp lại bằng điều khoản luận tội," ông King nói.
Trong phát biểu mới nhất của mình về cải cách di trú, Tổng thống
Obama nêu ra khả năng là bất cứ điều gì ông quyết định làm có thể sẽ không xảy
ra trong khoảng thời gian tới, một thời gian biểu có thể lùi lại sau cuộc bầu
cử giữa kỳ.
Điều đó hẳn nhiên làm an lòng một số thượng nghị sĩ đảng Dân chủ ở
những bang tranh đua sít sao, vì họ lo sợ một phản ứng dữ dội từ cử tri bảo thủ
trong Ngày Bầu Cử nếu Tổng thống đơn phương hành động về vấn đề nhập cư. Cuộc
chiến chính trị về vấn đề nhập cư sẽ còn tiếp diễn sau cuộc bầu cử vào ngày 4
tháng 11.
Phe Dân chủ hăng hái nhấn mạnh đến việc phe Cộng hòa nói đến
chuyện đóng cửa chính phủ và thậm chí chuyện luận tội Tổng thống. Họ tin rằng
việc đảng Cộng hòa tập trung nói đến chuyện làm chính phủ ngưng hoạt động sẽ
giúp họ trong cuộc bầu cử giữa kỳ giành quyền kiểm soát Thượng viện, nơi một số
cuộc đua tranh sít sao sẽ làm xê dịch quyền kiểm soát về phía này hay phía kia.
Hầu hết các nhà phân tích và thăm dò dư luận cho rằng phe Cộng hòa
có cơ hội tuyệt vời để chiếm đủ số ghế ở Thượng viện vào tháng 11 để giành thế
đa số vào tháng Giêng tới. Phe Cộng hòa cần phải giành được sáu ghế tại Thượng
viện hiện do phe Dân chủ kiểm soát để giành thế đa số mà không bị mất bất kỳ
ghế nào mà họ đang nắm giữ. Nhà phân tích Larry Sabato của Đại học Virginia cho
biết rằng đảng Cộng hòa có phần chắc sẽ giành được sáu đến bảy ghế vào tháng
11, vừa đủ để giành thế đa số. Ông và những người khác cũng dự đoán một mức
tăng khiêm tốn cho đảng Cộng hòa ở Hạ viện, nơi họ chiếm thế đa số khá lớn.
'Người Việt ở Ukraine muốn
sơ tán'
Thứ ba, 2 tháng 9, 2014
Media Player
Mở bằng chương trình nghe nhìn khác
Cuộc khủng hoảng tại Ukraine khiến cuộc sống của người
dân tại các vùng miền đông nước này, nhất là các nơi sát với vùng
chiến sự như Kharkv, bị ảnh hưởng nặng nề cả về tâm lý, kinh tế và
sinh hoạt hàng ngày, ông Vũ Tuấn Hoàng, một người sinh sống lâu năm
tại Kharkiv nói với BBC Tiếng Việt.
Mọi người luôn trong tình trạng sẵn sàng sơ tán, kể cả
người Ukraine lẫn người Việt: "Xe lúc nào cũng phải đầy bình
xăng, bởi lúc nào cũng có khả năng Nga tấn công vào."
Người ta cũng tích trữ lương thực thực phẩm thiết yếu
trong nhà và đóng gói quần áo, giấy tờ quan trọng sẵn vào va li, ông
Hoàng cho biết thêm.
"Dân ở đây luôn chờ đợi chiến tranh có thể lan vào
Kharkiv, tâm lý luôn luôn căng thẳng," ông Hoàng nói.
"Chỗ tôi làm việc, mọi người làm việc không tập trung
như trước nữa mà để nhiều thời gian bàn về chiến sự, mọi người luôn
thấp thỏm chờ đợi."
Theo ông Hoàng, một số người Việt chọn khả năng về Việt
Nam lánh nạn, một số khác tính đến chuyện sang Nga.
Được biết từ Kharkiv hiện không thể đáp máy bay đi các nơi
do vùng không phận đã bị đóng. Do vậy những ai muốn về Việt Nam sẽ
cần đi đường bộ tới Kiev hoặc tới Moscow.
Với những người định sang Nga, việc đi lại có vẻ đơn giản
hơn, bởi Kharkiv chỉ cách biên giới với Nga chừng 30km, với thời gian
lái xe mất khoảng nửa tiếng.
Ông Hoàng nói trong cộng đồng người Việt tại Kharkiv,
dường như đa số có thái độ ủng hộ chính quyền tại Kiev. Tuy nhiên,
cũng có một số người ủng hộ cách xử lý của Tổng thống Nga Vladimir
Putin.
No comments:
Post a Comment
Thanks for watching