X

Wednesday, September 3, 2014

Người nước ngoài chiến đấu ở Ukraine


Người nước ngoài chiến đấu ở Ukraine
Thứ ba, 2 tháng 9, 2014 

Có mặt trong hàng ngũ phiến quân tại Donetsk là Rafa Munoz Perez, người Tây Ban Nha

Người Pháp, Tây Ban Nha, Thụy Điển hay người Serbia... các tay súng nước ngoài có mặt trong cả hai phe trong cuộc xung đột đẫm máu tại đông Ukraine. Người nước ngoài từ khắp Âu châu tham dự vào cuộc chiến, giữa đầy những chương trình nghị sự được bày binh bố trận khiến người ta phải hoang mang.

BBC tìm ra một số các chiến binh dựa trên gốc gác quốc gia của họ, trong bối cảnh có những thanh niên Hồi giáo từ Anh quốc và các nước khác ở châu Âu tới Trung Đông tham chiến.
Nga

Chuyện các công dân Nga nắm giữ những vị trí cao cấp trong số các phiến quân không phải là điều bí mật. Người nổi tiếng nhất trong số này là Igor "Strelkov" Girkin, người được cho là giữ bậc đại tá trong Lực lượng An ninh Liên bang Nga ít nhất là cho tới cuối năm ngoái.

Có những bằng chứng mạnh mẽ cho thấy các chiến binh Nga có cấp bậc cao đã tới đông Ukraine để gia nhập phiến quân, nhưng họ là các tình nguyện viên tới để bảo vệ người Nga tại Luhanks và Donetsk hay là lính đánh thuê lại là điều không rõ ràng.
Các bằng chứng ngày càng nhiều cho thấy lính chính quy của Nga có tham gia với 10 lính dù bị bắt bên trong lãnh thổ Ukraine và có bằng chứng gián tiếp về con số binh lính thương vong được nêu tại nước Nga.

Người Chechnya, đến từ cả nước Nga lẫn Cộng hòa Chechnya thuộc Nga và từ các cộng đồng lưu vong bài Nga, được cho là tham gia vào cả hai phe trong cuộc xung đột, nhưng chủ yếu là sát cánh bên phe phiến quân.

Chiến binh người Chechnya Ruslan Arsayev

Pháp
Có khoảng 20 công dân Pháp tới Ukraine để chiến đấu ở cả hai phe, kênh phát thanh công France Info của Pháp nói trong bài tường thuật hôm 11/8.

Bốn người trong số này, trong đó có hai người là cựu chiến binh, đã tới Donetsk với phe phiến quân. Họ được tờ báo Nga Komsomolskaya Pravda quay phim trong tư thế đang cầm súng.

Tây Ban Nha

Với hai người Tây Ban Nha tả khuynh, cuộc xung đột tại đông Ukraine đại diện cho cơ hội đền đáp điều mà họ cho là một sự ưu ái lịch sử.

Angel Davilla-Rivas nói với hãng tin Reuters rằng mình tới với đồng chí Rafa Munoz Perez để chiến đấu cùng các tay súng, để đền đáp sự ủng hộ của Liên bang Xô-viết đối với phe Cộng hòa trong cuộc nội chiến Tây Ban Nha.

Munoz, 27 tuổi, là một cựu nhân viên xã hội từ Madrid, người từng là thành viên cánh thanh niên của phong trào chính trị tả khuynh United Left kể từ 2010, báo El Pais của Tây Ban Nha nói trong một bài báo.
Người bạn 22 tuổi của ông thì đến từ Murcia và thuộc về cánh thanh niên của một chi nhánh Đảng Cộng sản Tây Ban Nha, tờ báo nói thêm.
Cũng có các tường thuật khác nói về những người Tây Ban Nha chiến đấu trong phe chính phủ Ukraine, theo một bài báo trên tờ Kyiv Post.
Serbia
Hàng chục người Serbia được cho là đang chiến đấu bên cạnh các chiến binh, có vẻ như do tình cảm sắc tộc và dân tộc, muốn thể hiện sự đoàn kết với người Nga theo Chính thống giáo ở khu vực và thể hiện thái độ thù nghịch đối với Nato, theo cách đánh giá của chính phủ Ukraine.
Tuy nhiên, chuyên gia an ninh từ Belgrade, Zoran Dragisic nói với hãng tin Đức, Deutsche Welle, rằng các chiến binh Serbia chủ yếu là lính đánh thuê và có thể bị bắt gặp ở cả hai phe tại Ukraine.
Thụy Điển
Trong một cuộc phỏng vấn với phóng viên Dina Newman của BBC, một tay súng bắn tỉa người Thụy Điển có quan điểm cực hữu, Mikael Skillt nói rằng ông chiến đấu cho chính phủ Ukraine bởi tin vào "sự sinh tồn của người da trắng".
Ba Lan
Leonid Smolinski, một công dân Ba Lan 49 tuổi, được sinh tại Ukraine, đã bị giết chết trong một vụ phục kích của các phiến quân hôm 12/8 trong lúc đang phục vụ trong đội quân tình nguyện Dnipro của Ukraine, theo Euromaidan Press.
Ít nhất có một người Ba Lan đứng trong hàng ngũ phiến quân. Trong một diễn văn tại thủ phủ của phiến quân là Donetsk, được đăng tải trên cổng tin tức cấp tiến của Ba Lan, Bartosz Becker mô tả bản thân như đại diện cho "người Ba Lan giải phóng nhân dân, những người chống lại khủng bố Nato ở Ba Lan".
Hoa Kỳ
Bất chấp các cáo buộc từ phía phiến quân, không có mấy bằng chứng về việc có tình nguyện viên người Mỹ tại Ukraine.
Chỉ có một ngoại lệ là Mark Gregory Paslawsky, người Mỹ gốc Ukraine có quốc tịch Ukraine.
Palawsky, người thích được gọi là Franko, đã bị giết chết khi chiến đấu bên phe chính phủ Ukraine tại thị trấn Ilovaisk.
Truyền thông Nga cho rằng cũng có những công dân Mỹ chiến đấu bên phe phiến quân.

Italy
Francesco F, 53 tuổi, đăng ký gia nhập tiểu đoàn Azov để "chiến đấu chống lại Nga", tuần báo Panorama của Ý tường thuật trong một bài báo đăng hồi tháng Sáu.

Đã làm ăn tại Ukraine được hai năm trước khi bạo lực bùng nổ, ông nói ông "tìm thấy nhà mình giữa những người theo chủ nghĩa dân túy Ukraine".

Các nước khác
Còn có một số ít công dân các nước khác như Georgia, Belarus, các nước vùng Baltic, Phần Lan, Na Uy, Canada, Croatia, Slovenia và Cộng hòa Czech được cho là tự nguyện tham gia trong lực lượng chính phủ Ukraine.

http://www.bbc.co.uk/vietnamese/world/2014/09/140902_ukraine_war_foreign_fighters.shtml

Nhìn lại chặng đường 69 năm ngày Quốc Khánh 
Gia Minh, PGĐ Ban Việt ngữ
2014-09-01 

Panô, bảng hiệu tuyên truyền kỷ niệm 69 năm ngày quốc khánh tại Hà Nội chụp hôm 28/8/2014. 
AFP photo 

Hà Nội đang kỷ niệm 69 năm ngày quốc khánh khai sinh nước Việt Nam Dân chủ Cộng Hòa, nay là Cộng Hòa Xã hội Chủ Nghĩa Việt Nam.
Câu hỏi thường được nêu ra nhân dịp ngày 2 tháng 9 như thế là sau mấy mươi năm xây dựng chủ nghĩa xã hội dưới sự lãnh đạo của Đảng Cộng sản Việt Nam, đa số người dân Việt Nam được thụ hưởng những quyền và cuộc sống như các dân tộc khác, ít nhất là những nước trong khu vực hay chưa?
Tuyên ngôn độc lập
Ngày 2 tháng 9 năm 1945, ông Hồ Chí Minh, chủ tịch nước đọc Tuyên Ngôn khai sinh ra nước Việt Nam Dân chủ Cộng Hòa. Bản Tuyên ngôn Độc lập có những đoạn trích trong Tuyên Ngôn Độc lập của Hoa Kỳ 1776 với nội dung “Tất cả mọi người sinh ra đều có quyền bình đẳng. Tạo hóa cho họ những quyền không ai có thể xâm phạm được; trong những quyền ấy có quyền được sống, quyền tự do và quyền mưu cầu hạnh phúc.”
Bản Tuyên Ngôn Độc lập do ông Hồ Chí Minh đọc tại Quảng trường Ba Đình cách đây 69 năm cũng trích dẫn Bàn Tuyên Ngôn Nhân quyền và Dân quyền của Cách Mạng Pháp năm 1791 với điểm ‘Người ta sinh ra tự do và bình đẳng về quyền lợi, và phải luôn được tự do và bình đẳng về quyền lợi’.
Trước kia đúng là một lòng một dạ, cùng đảng viên với nhau là như một phục vụ dân đến hơi thở cuối cùng. Bây giờ họ không nghĩ đến dân, họ coi thường dân, coi người dân như ‘cái rơm, cái rác’. 
- Bà Ngô Thị Đức 
Những điểm trên được nêu ra trong Tuyên Ngôn Độc Lập nhằm tố cáo thực dân Pháp suốt 80 năm đô hộ Việt Nam đã tước mất mọi quyền căn bản của người dân Việt Nam, bóc lột họ đến tận xương tủy, thực hiện chính sách ngu dân để dễ bề cai trị…
Đảng Cộng sản Việt Nam cũng luôn lên án thực dân, đế quốc theo chủ nghĩa tư bản chỉ vì lợi nhuận mà bất kể đến tình đồng loại. Đảng cộng sản giương lên ngọn cờ giải phóng giai cấp công nhân và nông dân khỏi ách thống trị của những thế lực như thế.
Thực tế đời sống
Đã 69 năm trôi qua, khoảng thời gian cũng gần bằng 80 năm thực dân Pháp đô hộ Việt Nam trước đây mà theo ông Hồ Chí Minh là một giai đoạn tăm tối, kìm hãm sức phát triển của dân tộc Việt Nam.
Nhiều người từng vì lý tưởng yêu nước, mong muốn giành được quyền sống và ấm no hạnh phúc cho mọi người, đã nghe theo lời kêu gọi của Đảng, đóng góp hết sức mình cho công cuộc cách mạng, nhưng về cuối đời họ lại bị chính những đảng viên cộng sản hiện đang nắm chính quyền trù dập họ vì dám phản đối lại những việc làm bị cho là không đúng pháp luật, đi ngược lại quyền lợi của người dân.
Mới hôm cuối tháng 8 vừa qua, một cựu đảng viên với thâm niên 49 tuổi đảng, bà Ngô Thị Đức tại khu phố Trịnh Nguyễn, thị xã Từ Sơn tỉnh Bắc Ninh, phải chặt một ngón tay trỏ để phản đối việc bức ép của công an buộc bà nhận tội gây rối trật tự khi cùng nhiều người khác lên tiếng phản đối một dự án xử lý nước thải nhưng sẽ gây hại cho cuộc sống người dân. Bà đưa ra nhận định về những đảng viên hiện nay như sau:
Trước kia đúng là một lòng một dạ, cùng đảng viên với nhau là như một phục vụ dân đến hơi thở cuối cùng. Bây giờ họ không nghĩ đến dân, họ coi thường dân, coi người dân như ‘cái rơm, cái rác’. Họ cho sống thì sống, có nghĩa bắt chết phải chịu! Chẳng hạn như ngày 18 tháng 6 năm ngoái, công an đánh dân, đánh người già, đánh trẻ con mà họ có ‘ấy’ đâu! Nhưng mà họ đánh dân lại không có tội. Công an được ăn, được học, được cơm gạo nông dân sản xuất ra nuôi, ‘manh cơm, tấm áo’ do dân đóng góp vào để làm thế nào phục vụ dân; nhưng bây giờ lại coi dân không ra gì.
Cứ nói thì hay nhưng thực hiện thì không đúng. Đơn giản như chuyện ‘uống nước nhớ nguồn, ăn quả nhớ kẻ trồng cây’ nhưng chỉ nói vài hôm vào ngày 27 tháng 7 thôi; chứ còn thực tế chả tạo điều kiện cho gia đình liệt sỹ gì cả. Như gia đình tôi khổ quá, năm ngoái cũng vì ‘nước thải’ này thôi mà giữ xe công nông mất 8 tháng. Bây giờ kinh tế không còn, chính trị mất hết, không có công ăn việc làm gì cả.
Một người dân Hà Nội suốt nhiều năm kêu oan vì bị lấy đất một cách phi pháp nhưng không được giải quyết, trái lại còn bị hành hung đánh đập đến ngã bệnh, bà Nguyễn thị Thanh Hương, nói về tình hình đất nước sau gần 7 thập niên được gọi là độc lập:
Chúng tôi sống và làm việc theo pháp luật nhưng không được pháp luật bảo vệ. Người dân sống không trông vào đâu được. Tài sản bị cướp, nhiều người bị đốt nhà, đánh đập như thế tại phường Hoàng Văn Thụ xảy ra bao nhiêu năm rồi, không ai giải quyết. Nhiều người đi khiếu kiện ức quá, bị nhồi máu cơ tim qua đời! 
Tôi không hiểu sao phường Hoàng Văn Thụ, do ông chủ tịch Nguyễn Viết Cương, không có bằng cấp, không có học hành gì, cướp đất công xây nhà ba tầng, rồi dùng đất để đi biếu các lãnh đạo; cuối cùng hại dân. Sự việc rành rành các văn bản, bằng chứng rõ ràng mười mươi như vậy mà không có cấp nào của thành phố ( mà họ còn đồng lõa vào)… nên tôi không hiểu luật pháp của Việt Nam bây giờ như thế nào rồi!
Thực tế một người thương binh như tôi đã cống hiến một phần xương và máu thịt mà bị đối xử như vậy thì mọi người dân bình thường của Việt Nam bị đối xử như thế nào thì anh hiểu. 
- Bà Lê thị Ngọc Đa 
Bà Lê thị Ngọc Đa, một thương binh, nay là một dân oan và từng bị bỏ tù do khiếu kiện, bảy tỏ hối tiếc vì đã nghe theo cách mạng để tham gia hoạt động từ năm lên 9 tuổi:
Giờ nói tự do tôi không biết tự do theo kiểu gì, đi đâu cũng ‘tai mắt’ nhìn vào, điện tới điện lui, yêu cầu phải đăng ký thế này, thế nọ, thế kia. 
Thực tế một người thương binh như tôi đã cống hiến một phần xương và máu thịt mà bị đối xử như vậy thì mọi người dân bình thường của Việt Nam bị đối xử như thế nào thì anh hiểu. Trừ trường hợp dòng họ của họ, ‘đảng dòng, đảng họ’ mà, đảng làm sao cho đông để giành.
So sánh với nước khác
Một số thống kê gần đây cho thấy Việt Nam tụt hậu cả nửa thế kỷ so với Thái Lan trong các công bố về khoa học. Trong lĩnh vực kinh tế, thu nhập bình quân đầu người tại Việt Nam hiện cũng tụt hậu so với các nước khác trong khối ASEAN. Cách đây 5 năm, báo cáo của Ngân Hàng Thế giới đưa ra số năm tụt hậu đó là 158 năm so với Singapore, 95 năm so với Thái Lan và 51 năm so với Indonesia…
Hồi tháng 2 vừa qua, thông tin cho biết Kampuchia sản xuất được ô tô, trong khi đó công nghiệp lắp ráp ô tô tại Việt Nam đến nay vẫn còn ì ạch.
Trong hội thảo nhìn lại nửa chặng đường phát triển kinh tế xã hội 5 năm 2011-2015 được tổ chức vào tháng 9 năm ngoái, các diễn giả tham dự đều đưa ra nhận định là Việt Nam ‘suy yếu, tụt hậu và khoảng cách kém cỏi như thế ngày càng xa so với thế giới’.
Cựu phó thủ tướng Vũ Khoan phát biểu tại hội thảo chính sai lầm chủ quan dẫn đến những bất ổn vĩ mô.
Trong những năm qua, nhiều vị trí thức trong và ngoài nước, ngay cả những đảng viên lão thành cách mạng cũng đã có những kiến nghị tập thể thúc giục đảng và nhà nước phải cải cách, từ bỏ con đường phát triển theo định hướng xã hội chủ nghĩa lỗi thời để theo xu thế chung của thời đại… Nhưng rồi những tiếng nói tâm huyết như thế vẫn không được lắng nghe. Đất nước vẫn mỗi lúc một kém cỏi thêm so với những nước mà trước đây họ đã từng ngưỡng mộ Việt Nam dưới thời Cộng hòa được mệnh danh ‘Hòn Ngọc Viễn Đông’.
http://www.rfa.org/vietnamese/in_depth/retrospect-vn-independence-day-gm-09012014080733.html
__._,_.___
________________________________________
Posted by: ly vanxuan 

No comments:

Post a Comment

Thanks for watching

Popular Posts

Popular Posts