NATO lo ngại
hành động của Nga ở Đông Ukraine và ‘quân sự hóa’ Crimea
Bắt chị Cấn
Thị Thêu tại Dương Nội ngày 25/04/2014
Đại tướng Hoa Kỳ Philip Breedlove, Tổng tư lệnh quân đội NATO
nói “một số lớn” binh sĩ Nga vẫn hoạt động ở miền đông Ukraine
·
·
·
·
Tin liên hệ
27.11.2014
Tổng tư lệnh quân đội của NATO nói rằng “một số lớn” binh sĩ Nga
vẫn hoạt động ở miền đông Ukraine, hình thành một “xương sống” tạo điều kiện
cho các phần tử đòi ly khai chống các lực lượng của chính phủ.
Đại tướng Philip Breedlove của Không lực Hoa Kỳ phát biểu như vậy
với các phóng viên báo chí ở Kiev hôm thứ Tư, sau cuộc họp với các giới chức
lãnh đạo chính phủ Ukraine.
Đại tướng Breedlove nói: “Chúng tôi thấy ngay bên trong Ukraine
một số lớn binh sĩ Nga tham gia các hoạt động chủ yếu vào huấn luyện, cố vấn hỗ
trợ và giúp các lực lượng được Nga hậu thuẫn ở miền đông. Chúng tôi không thấy
các lực lượng tác chiến triển khai, nhưng chúng tôi thấy binh sĩ hiện diện ở
đó, đặc biệt hình thành một xương sống, cố vấn và huấn luyện cho các lực lượng
được Nga hậu thuẫn ở miền đông.”
Đại tướng Breedlove nói rằng Hoa Kỳ tiếp tục cam kết hỗ trợ
Ukraine về tài chính, trang thiết bị và cố vấn chuyên môn để giúp Ukraine đối
phó hữu hiệu hơn với tình hình ở miền đông nước này.
Ông cũng bày tỏ lo ngại rằng các lực lượng đòi ly khai được Nga
hậu thuẫn “có khả năng và sẽ có thể sẽ chiếm thêm lãnh thổ dọc theo lằn ranh
đối kháng với các lực lượng chính phủ.
Moscow đã nhiều lần bác bỏ bất cứ sự tham gia quân sự chính thức
nào ở Ukraine, và nói rằng các binh sĩ Nga sát cánh chiến đấu với các phần tử
nổi dậy ở Ukraine là những người tình nguyện.
Đại tướng Breedlove cũng cảnh báo về điều mà ông gọi là việc
Moscow “quân sự hóa” Crimea, bán đảo của Ukraine ở Hắc Hải bị Nga sáp nhập hồi
tháng 3, có thể được sử dụng để thiết đặt kiểm soát lên toàn khu vực Hắc Hải.
Ông Breedlove nói: “Các khả năng đang được thiết đặt tại Crimea sẽ
hình thành ảnh hưởng lên hầu như toàn vùng Hắc Hải.”
Giới chức này nói NATO đang “theo dõi các dấu hiệu” mà Nga có thể
sẽ di chuyển một phần kho vũ khí hạt nhân của họ đến Crimea.
Bộ Quốc phòng Nga hôm thứ Tư cho hay họ đã phái 14 chiến đấu cơ
phản lực đến bán đảo Crimea theo khuôn khổ của kế hoạch phi đội gồm 30 chiến
đấu cơ sẽ đồn trú trên bán đảo này.
Trong khi đó, Thủ tướng Đức Angela Merkel hôm thứ Tư nói rằng các
biện pháp chế tài đang được áp dụng đối với Nga là “không thể tránh khỏi” và
rằng “sự kiên nhẫn” là cần thiết để vượt qua cuộc khủng hoảng Ukraine.
Phát biểu trước Quốc hội ở Berlin, bà Merkel nói rằng không có gì
có thể giải thích hoặc biện minh cho việc Nga sáp nhập Crimea, và không có gì
có thể biện minh cho sự can thiệp “trực tiếp hoặc gián tiếp” của Nga vào
Ukraine.
Các lãnh đạo Miến
Điện sẽ bàn về sửa đổi Hiến pháp
Bà Aung San Suu Kyi và Tổng thống Thein Sein sẽ
tham gia thảo luận về việc sửa đổi Hiến pháp - AFP /Myanmar News Agency
Hôm nay 26/11/2014, Quốc hội Miến Điện vừa thông qua một đề
nghị mở đường cho các cuộc thảo luận giữa các lãnh đạo chính trị nước này về
việc sửa đổi Hiến pháp, mà hiện vẫn cản trở việc nhà đối lập Aung San Suu Kyi
ra tranh cử tổng thống.
Liên đoàn quốc gia vì dân chủ, đảng đối lập chính ở Miến Điện, đã
thu thập được 5 triệu chữ ký cho kiến nghị đòi giảm quyền lực của phe quân sự
trong Quốc hội, trong bối cảnh nước này chuẩn bị cho cuộc bầu cử Quốc hội và
tổng thống năm 2015. Hiện giờ, phe quân đội nắm giữ một phần tư số ghế ở Quốc
hội và có quyền phủ quyết mọi sửa đổi Hiến pháp.
Nhưng đề nghị vừa được Quốc hội Miến Điện thông qua hôm nay,
26/11/2014, lại do đảng cầm quyền, Đảng thống nhất, đoàn kết và phát triển, với
nhiều đảng viên là các cựu sĩ quan, đưa ra.
Theo đề nghị nói trên, sáu lãnh đạo chính trị sẽ tham gia thảo
luận về sửa đổi Hiến pháp là bà Aung San Suu Kyi, Tổng thống Thein Sein, Chủ
tịch Hạ viện Shwe Mann, Chủ tịch Thượng viện Khin Aung Myint và Tổng tham mưu
trưởng quân đội Min Aung Hlaing, cùng với một thành viên của một trong những
đảng đại diện cho các sắc tộc thiểu số ở Miến Điện. Tuy nhiên, ngày giờ thảo
luận chưa được ấn định.
Hiến pháp hiện hành của Miến Điện cấm tranh cử tổng thống đối với
mọi công dân nào cho chồng hoặc con mang quốc tịch nước ngoài. Đó là trường hợp
của lãnh đạo đối lập Aung San Suu Kyi, vì người chồng quá cố và các con của bà
mang quốc tịch Anh.
Cảnh sát Hồng Kông
lại cố giải tỏa một địa điểm biểu tình
Người biểu tình đeo khẩu trang tìm cách chống
lại cảnh sát muốn giải tỏa các địa điểm bị chiếm giữ - REUTERS /Liau Chung-ren
Bước sang ngày thứ 60, phong trào bất phục tùng dân sự và đòi cải
cách dân chủ tại Hồng Kông vẫn còn chiếm giữ 3 địa điểm. Hôm nay, 26/11/2014,
cảnh sát và nhân viên thi hành án lại tìm cách giải tỏa thêm một địa điểm nữa,
nhưng vấp phải sự kháng cự của những người biểu tình.
Từ Hồng Kông, thông tín viên RFI Florence de Changy tường trình :
« Chỉ riêng trong ngày hôm qua, đã có 116 người bị bắt giữ, thế
nhưng, trên thực địa, các nhân viên thi hành án vẫn không thể hoàn tất được
nhiệm vụ của mình. Họ cố gắng thực hiện hai mệnh lệnh của Tòa án tối cao, sau
khi có đơn kiện của một công ty xe taxi và một công ty xe khách loại nhỏ, yêu
cầu tư pháp cho giải tỏa một phần khu phố và một ngã tư.
Tình hình tối qua căng thẳng. Cảnh sát đã nhiều lần dùng hơi cay
để giải tán người biểu tình. Đa số những người biểu tình bị giải tán theo hai
lệnh của tư pháp, lại chuyển sang chiếm giữ một khu phố bên cạnh, nơi đã được
giải tỏa từ tháng trước.
Hôm nay, những người chống lại phong trào biểu tình chiếm giữ
đường phố, được gọi là những người yêu nước vì trung thành với Bắc Kinh, đầu
đội mũ đỏ, mặc áo T-shirt in dòng chữ Tôi yêu Hồng Kông, có hình một trái
tim mầu đỏ rất to trên ngực, đã hỗ trợ các nhân viên thi hành án, gỡ bỏ các
hàng rào do người biểu tình mới lập ra.
Hoàng Chi Phong (Joshua Wong), người trẻ nhất và kiên quyết nhất
trong số các lãnh đạo mong phong trào biểu tình kêu gọi mọi người tiếp tục
chiếm giữ đuờng phố. Hôm nay, anh đã bị bắt cùng với Sầm Ngao Huy (Lester
Shum), lãnh đạo số hai của liên đoàn sinh viên.
Kể từ khi bắt đầu vào ngày 28/09, phong trào biểu tình không đạt
được một sự nhượng bộ nào của chính quyền ».
Mặt trận Dân tộc ở Pháp
được Nga tài trợ
Lãnh tụ của đảng Mặt trận Dân tộc, bà Marine Le Pen, thừa nhận
đảng bà đã vay 11 triệu đô la từ First Czech-Russian Bank, một ngân hàng do Nga
làm chủ.
·
·
·
·
Tin liên hệ
Henry Ridgewell
27.11.2014
LONDON—
Đảng Mặt trận Dân tộc, thuộc phe cực hữu ở Pháp, thừa nhận đã được
một ngân hàng do Nga kiểm soát cho vay nhiều triệu đô la. Theo tường thuật của
thông tín viên Henry Ridgwell của đài VOA ở London, ngày càng có nhiều bằng
chứng cho thấy sự liên hệ giữa điện Kremlin với các tổ chức chính trị cực hữu ở
Âu châu.
Chính phủ Pháp đã đình hoãn vô thời hạn việc giao cho Nga hai
chiến hạm. Trong một thông cáo đưa ra hôm thứ Ba, văn phòng của Tổng thống Pháp
nói rằng tình hình ở Ukraine không cho phép giao hai chiến hạm chở máy bay trực
thăng lớp Mistrall.
Tuy nhiên, Mặt trận Dân tộc của Pháp, là đảng mà các cuộc thăm dò
cho thấy là đảng được ưa chuộng nhất nước, đã ra sức vận động để hợp đồng về
chiến hạm này được thực hiện.
Ông Gauthier Bouchet, nghị viên thuộc đảng Mặt trận Dân tộc ở
thành phố cảng Saint Nazaire, nơi sản xuất hai chiến hạm đó, đã phát biểu như
sau với đài VOA hồi tháng trước.
Ông Bouchet nói: "Lập trường của chúng tôi là bảo vệ công
nghiệp của chúng tôi, bảo vệ cho quyền của chúng tôi là mua bán với tất cả
những nước mà chúng tôi muốn."
Những cuộc mít tinh của Mặt trận Dân tộc tại các thành phố ở Pháp
đã thu hút hàng vạn người tham dự và các cuộc thăm dò cho thấy đây là đảng được
ưa chuộng nhất. Lãnh tụ của đảng, bà Marine Le Pen, là người thường xuyên đến
thăm Moskova. Hôm thứ Ba, bà thừa nhận đảng bà đã vay 11 triệu đô la từ First
Czech-Russian Bank, một ngân hàng do Nga làm chủ.
Ông Neil Barnett, một chuyên gia của Trung tâm Nghiên cứu Chính
sách ở London, cho biết chiến lược của Kremlin là ủng hộ cho các đảng cực hữu
và có chủ trương chống lại Liên hiệp Âu châu.
Ông Barnett cho biết: "Mục tiêu là chia rẽ các nước Âu châu,
chia rẽ các chính phủ Âu châu. Họ muốn tạo chia rẽ bên trong Liên hiệp Âu châu,
nhưng đồng thời họ cũng muốn chia rẽ Âu châu với Hoa Kỳ. Việc có được những thế
lực chính trị quá khích có khả năng thành lập chính phủ ở những nước lớn trong
Liên hiệp Âu châu là một sự đóng góp quan trọng cho mục tiêu đó."
Hồi đầu tháng này, phiến quân đòi ly khai thân Nga đã tổ chức
những cuộc bầu cử tại những khu vực ở miền đông Ukraine. Các nước Tây phương
xem những cuộc bầu cử đó là bất hợp pháp. Nhưng nhiều đảng cực đoan ở Âu châu
đã nhận lời mời để đến nơi làm quan sát viên bầu cử.
Về việc này ông Barnett cho biết như sau: "Dựa trên những
danh sách quan sát viên bầu cử, chúng ta có thể nhận ra là những người mà Nga
đã từng đưa tới bán đảo Crimea và sau đó là tới Donetsk và Luhansk cách nay vài
tuần là những người thuộc những phong trào hữu khuynh ở Âu châu, những người
công khai bày tỏ cảm tình đối với Nga."
Trong số các đảng đó có đảng Jobbik.
Trong cuộc bầu cử hồi tháng tư ở Hungary, đảng cực hữu này đã
chiếm 20% phiếu. Đây là đảng hô hào cho việc xây trại tập trung để giam người
Roma và là đảng cho rằng người Do Thái tạo ra một mối nguy hiểm cho an ninh
quốc gia.
Ông Barnett cho biết còn có mặt trong những danh sách đó là đảng
Forza Italia ở Ý, đảng Ataka ở Bulgarie, đảng Cộng Sản Hy Lạp và nhiều đảng
khác. Theo ông Barnett, có phần chắc là một số các đảng đó nhận được tài trợ
của Nga.
Ông Barnett nói: "Đây thật ra là một vấn đề tình báo. Và do
đó các khoản tiền thường được cung cấp một cách lén lút thông qua một bên thứ
ba."
Những tố cáo này xuất hiện trong lúc quan hệ giữa Moskova với Âu
châu bị xuống cấp rất nhiều vì vụ khủng hoảng Ukraine.
Hôm thứ Hai, Bộ trưởng tài chánh Nga cho biết các biện pháp chế
tài của Tây phương, cộng với vấn đề giá dầu sút giảm, khiến cho Nga bị mất đi
140 tỉ đô la mỗi năm.
Theo ông Nicholas Redman của Viện Nghiên cứu Chiến lược Quốc tế,
Tổng thống Nga Vladimir Putin đang lợi dụng sự khó khăn về kinh tế để khích
động tình cảm bài xích Tây phương.
Ông Redman nhận định rằng: "Bài Mỹ là một việc được dành cho
tất cả mọi nguồn lực. Một số người thuộc phe đối lập giờ đây có rủi ro bị liệt
vào hàng ngũ những kẻ phản bội tổ quốc. Xã hội Nga hiện nay có thể nói đang ở
trong tình trạng chiến tranh giả tạo. Tình hình chính trị giờ đây được chuẩn bị
cho một thời kỳ khó khăn kinh tế kéo dài nhiều năm."
Các nhà phân tích cho rằng trong lúc cuộc chiến kinh tế gia tăng
cường độ, Nga đang tìm cách lợi dụng sự bất ổn chính trị ở Âu châu để phục vụ
cho các mục tiêu của mình.