Đăng
ngày 14-10-2014
Dân chủ Hồng
Kông nẩy mầm tại Trung Quốc
Tú
Anh
Đòi dân chủ cho Hồng
Kông.Reuters
Phong trào dân chủ Hồng
Kông chống chính sách áp đặt của Bắc Kinh bước vào tuần lễ thứ ba. Đụng phải
thái độ không khoan nhượng của Trung Quốc và gặp sự chống đối của một bộ phận
doanh nhân Hồng Kông do buôn bán trì trệ, phong trào « hoa Dù » có nguy cơ mất
trớn như tính toán của chính quyền. Tuy nhiên, hạt giống dân chủ của Hồng Kông
đã lan đến Hoa lục. Phản ứng trấn áp của Bắc Kinh biểu lộ tâm lý bất an.
Hình ảnh những kẻ bịt mặt
trà trộn trong hàng ngũ của nhóm « băng vải xanh » đối đầu với phong trào Occupy
Central trong những ngày gần đây cho thấy Bắc Kinh không ngồi yên để cho người
dân Hồng Kông trỗi dậy. Phong trào sinh viên học sinh Hồng Kông lo ngại Bắc
Kinh mang xã hội đen vào thủ đoạn chính trị, dùng côn đồ đánh phá đối lập. Cảnh
sát Hồng Kông nhìn nhận đã bắt được 8 người bị bắt khi tấn công vào đoàn biểu
tình là « có quan hệ với mafia ».
Dân biểu Albert Hồ,
thuộc đảng Dân chủ cho rằng sử dụng côn đồ là chiến thuật của chính quyền cộng
sản tại Hoa lục. Thành phần này được thuê để làm những công việc thấp hèn để
chính quyền sau đó phủi tay tránh né trách nhiệm.
Trong khi đó tại Trung Quốc,
nhiều biện pháp cưỡng chế đã được Bắc Kinh thi hành trong những tuần lễ gần đây
để ngăn chận thông tin về cuộc tranh đấu tại Hồng Kông. Phong tỏa mạng điện tử
chưa đủ, Trung Quốc còn bắt giam hàng loạt blogger, văn nghệ sĩ bày tỏ lòng cảm
phục và liên đới với Hồng Kông. Danh sách bị bắt đã dài thêm với 4 luật sư,
trong đó có những người tên tuổi chuyên bảo vệ các vụ án oan khiên như Tống
Trạch, Lý Đối Long, Dư Văn Sinh và nhất là luật sư Vương Thành ở Hàn Châu,
người đề xướng bầu cử chính quyền địa phương một cách dân chủ.
Chưa rõ Bắc Kinh có thật
sự dùng xã hội đen để đánh phá phong trào tranh đấu tại Hồng Kông hay không
nhưng rõ ràng là chính quyền Tập Cận Bình đã thất bại trong việc cản trở người
dân hiệp thông, chia sẻ khát vọng tự do dù đã bắt ít nhất 50 người.
Từ nơi bị quản thúc ở
Bắc Kinh, nhà ly khai Bào Đồng, cánh tay mặt của cố tổng bí thư Triệu Tử Dương,
tuyên bố « hãnh diện » vì giới trẻ Hồng Kông. Nhân vật bị quản chế vì đồng cảm
với phong trào sinh viên Thiên An Môn 1989 khẳng định sinh viên học sinh Hồng Kông
là những người « yêu tổ quốc thật sự » vì họ không muốn làm nô lệ.
Ông cũng kêu gọi những doanh
nhân Hồng Kông nào than phiền giao thông bế tắc hãy suy nghĩ lại ai là thủ phạm
? Hãy đặt câu hỏi vì sao giới trẻ phải bỏ học xuống đường tranh đấu cho dân chủ
? Phải biết phong trào Chiếm đóng Trung hoàn (Occupy central) bắt buộc phải ra
đời sau khi các quyền căn bản của con người bị Bắc Kinh chà đạp.
Thông điệp của nhân vật
trải nghiệm vụ đàn áp đẩm máu sinh viên tại Bắc Kinh 1989 gửi đến Hồng Kông và
thế giới là « mầm dân chủ đã được gieo trồng và hãy kiên nhẫn chờ đúng ngày đơm
hoa nở trái ».
Asia Literary Review cũng
đăng một bức thư đầy xúc cảm của một sinh viên Hoa lục học tại Hồng Kông kêu
gọi Hồng Kông đừng « bỏ cuộc ». Qua kinh nghiệm hai tuần sát vai với bạn hữu
Hồng Kông, người sinh viên Hoa lục nhìn nhận sinh viên Hồng Kông « trưởng thành
» hơn sinh viên dưới chế độ chuyên chế.
Tác giả tỏ lòng ngưỡng
mộ trước thái độ « can đảm » giới trẻ Hồng Kông, xuống đường tranh đấu với tâm
trạng « không oán thù mà chỉ lấy tình thương cảm hóa chế độ và những kẻ phục vụ
chế độ ».
« Tránh xung đột bạo
lực, tránh không để thù hận phát sinh trong lòng » đó là phương châm hành động
của phong trào Occupy central nhưng bị Bắc Kinh xem là kẻ thù nguy hiểm.
__._,_.___
No comments:
Post a Comment
Thanks for watching