X

Sunday, October 5, 2014

Mạnh Dạn Đòi Quyền Người Dân để Lật Đổ Bạo Quyền

Mạnh Dạn Đòi Quyền Người Dân để Lật Đổ Bạo Quyền

Phan Văn Song, TS
October 2, 2014
Đèn Cù và Nhơn Quyền, Thực tế và Ảo tưởng (2 kỳ): Đừng Để  Ánh Sáng Ảo  Của «Đèn Cù» Che Quyền Người Dân Lật Đổ Bạo Quyền?

2014 MAY 5
 PhanVanSong-300

Bài 2-B: Mạnh Dạn Đòi Quyền Người Dân để Lật Đổ Bạo Quyền

Tuần trước, chúng tôi mượn sách Đèn Cù của Trần Đĩnh để nói đến cái hiện tượng đấu tranh chống Cộng, chống Bạo quyền bằng gởi gắm, xin cho (xin cho qua những kiến nghị, kêu gọi, thư gởi…cho nhà cầm quyền, cho Đảng cầm quyền) và đau thương hơn nữa là hiện tượng bán cái…Bán cái cho các Tôn giáo, các vị lãnh đạo tinh thần, bán cái cho dư luận Mỹ, công luận Mỹ đòi Quốc hội Mỹ trừng phạt Việt Nam, ghi Việt Nam vào bảng phong thần các nước bê bối thiếu tự do …Bán cái cho  Quốc tế trừng phạt.

 Nói tóm dân ta không dám tự cởi trói, tự giải phóng ,tự  làm một mình,  chỉ đi nhờ cậy…Và nay, qau Trần Đĩnh, các nhà bình luận sách ồn ào « phấn khởi, hồ hởi »-đành phải xài từCộng sản vậy !- kẻ khen hay quá hay nói toàn sự thật, và người nói theo Bùi Tín trên đài BBC, bảo đậy là quả bom ! Tầm bậy ! Bom cho ai ? 

Chỉ cho các Bùi Tín, cho các Trần Đĩnh và  cho các đảng viên Cộng sản, chứ với chúng tôi người việt nạn nhơn Cộng sản ở Hải ngoại hay ở quốc nội đều biết rõ Sự Thật !  

 Với 20 năm cha chú chúng tôi đánh nhau với Cộng sản với Việt Cộng vì đã biết Sự Thật rồi, với 1 triệu người di cư vào Nam năm 1954 cũng vi họ  đã biết Sự Thật rồi. Ngày nay các  con cháu, các  hậu duệ của những người đã đánh Cộng, đã thoát Cộng, đã trốn Cộng, kẻ thoát được (gần 3 triệu người) người  nạn nhơn tù đày, chết trên rừng núi, chết ngoài biển cả (trại tù, vượt ngục, vượt biên, vượt biển),  kẻ tiếp tục  tù Cộng, tù lớn tù nhỏ, người nô lệ Cộng, trai bán sức, gái bán trôn cho ngoại nhơn… Chúng tôi đám con cháu, chúng tôi đã biết cả chẳng những Sự Thật mà còn cả  Mặt Thật của Công sản.

Vì vậy chúng tôi hôm nay xin bày tỏ chia sẻ cùng tất cả bà con rằng chỉ có nổi dậy lật đổ Bạo quyền là con đường duy nhứt là chánh nghĩa vì đó cũng là một Nhơn quyền.  

I. Nhơn quyền trong tiến trình văn minh nhơn loại
Ngày nay ai cũng biết nhơn quyền là điểm hẹn của văn minh nhơn loại vào đầu thế kỷ XXI. Nhưng nhơn quyền là gì? lại thường thường không được định nghĩa rõ rệt để có thể tránh những ngộ nhận hoặc những lạm dụng cho hậu ý chánh trị bất chánh. Nhà cầm quyền cộng sản Hà nội  luôn luôn đưa ra luận điệu  theo đó nhơn quyền là một khái niệm của tây phương, đặc biệt là của giai cấp tư sản, chớ không phải của Việt Nam. Sự thực, ngày nay, nhơn quyền là một ý niệm chung của người tiến bộ. Theo ý niệm nầy, nhơn quyền là những đặc quyền của con người được pháp luật qui định và do pháp luật chi phối, nhằm bảo vệ con người trong đời sống xã hội, giữa con người với con người và trong mối quan hệ giữa người dân với nhà cầm quyền. Nhơn quyền là nguồn gốc thực tế của sự tự do của con người

Sự tự do này đã được thể hiện thành nhiều quyền tự do cụ thể, có tiêu chuẩn rõ rệt được pháp luật bảo vệ. Trong số những quyền tự do ấy, có những thứ phải coi đó là cơ bản, không thể bị tiêu diệt, không thể chuyển nhượng, không ai, kể cả nhà câm quyền có thể xâm phạm tước đoạt. Tưởng cũng nên nói rõ, những đặc quyền ấy là những quyền tối thiểu của con người, không thể thiếu, bởi nếu không còn những quyền nầy thì con người sẽ mất hết phẩm gía, bị hạ xuống hàng súc vật.

Ở tây phương, cố hương của nhơn quyền phải nói là Hi-lạp và La-mã. Tuổi thọ của nhơn quyền có lẽ đã đến 2000 năm hơn. Nhờ bởi nền dân chủ La-Hi mà nhơn quyền, qua thời gian, đã có được những bước tiến mạnh mẽ, bắt đầu bằng sự khẳng định “quyền làm con người” ( le droit d’être un homme) bao gồm những quyền tự nhiên không thể chuyển nhượng , không thể tiêu diệt. Sau đó đế quốc la mã sụp đỗ, mãi đến thế kỷ thứ XIII nhơn quyền ở tây phương chợt như bừng tỉnh, sau một giấc ngủ dài trong  bóng đêm trung cỗ, nhờ sự ra đời của bản Đại Hiến Chương nhằm giới hạn bớt quyền hành của nhà vua Anh.

 Từ đắy, nhơn quyền bước được những bước dài vững chắc qua bản Thỉnh Nguyện Thư Dân Quyền 1628, Luật Bảo Thân ( Habéas Corpus) 1679, Điều lệ Dân Quyền 1689 của nước Anh, Tuyên Ngôn Độc Lập Huê Kỳ 1776, rồi Tuyên Ngôn Nhơn Quyền và Công Dân Quyền 1789 của Pháp..
Hai cuộc cách mạng Mỹ và Pháp bùng nổ vào thế kỷ XVlll đã phục hồi địa vị con người cho chính con người và đối với những kẻ cầm quyền của các chế độ chuyên chế. Từ đây, nhơn quyền đã định hình với những chìu kích rõ nét. Qua hậu bán thế kỷ qua thì nhơn quyền đạt được những bước nhảy vọt chưa từng thấy ở thời gian trước kia.

Về bản chất, vào thuở ban sơ, nhơn quyền tuy được hiểu là quyền tự nhiên của con người nhưng vẵn còn bị qui chiếu vào thần quyền, theo sự suy diển chủ quan của triết gia tây phương. Nhưng đến cuối thế kỷ XX thì những giá trị này đã được định chế hoá nên đã trở thành những giá trị khách quan, để không còn ai có thể ngang nhiên xâm phạm được nữa. Nhơn quyền đã trở thành những giá trị phổ quát, không giành riêng để phục vụ một lớp người nào ở một địa phương nào nữa.     
      
Về mặt thực tế nhơn quyền từ nửa thế kỷ qua đã được áp dụng chặc chẻ hơn để con nguời trên khắp thế giới không còn phân biệt đối xữ, bị ngược đãi làm tổn thương đến mạng sống và nhơn phẩm. Các định chế quốc gia và quốc tế đã hợp lực bảo vệ nhơn quyền, đồng thời còn thăng tiến đến mức hoàn chỉnh hơn. Thật vậy, Hiến chương Liên Hiệp Quốc 1945, Tuyên ngôn Quốc tế Nhơn Quyền 1948, hai Công ước Quốc tế về quyền dân sự,  chánh trị, kinh tế xã hội, văn hóa 1966 đã thật sự đưa từ ngữ Nhơn Quyền từ thế giới ngôn ngữ, tư tưởng qua thực tế áp dụng cụ thể vào đời sống hằng ngày của con người trên hoàn vũ.  Song song với áp dụng  những biện pháp chế tài  để trừng trị những vi phạm thô bạo nhơn quyền đã được tổ chức và thực thi  mà những cơ quan tư pháp hình sự quốc tế có thẩm quyền rộng lớn ra đời trong thập niên 90 vừa qua.

Trong những năm cuối thế kỷ, nhơn quyền khoác lên mình thêm một đặc tính  mới để thích ứng với sự chuyển biến của thế giới. Nhơn quyền  trở thành những cưởng chế được thực thi để nhân đạo hóa đời sống xã hội ở khắp nơi, kể cả việc can thiệp trực tiếp vào chiến tranh, can thiệp trực tiếp vào đời sống các quốc gia có đầy đủ chủ quyền nếu phải nhằm mục tiêu bảo vệ quyền làm người ở đó. Ngày nay nhơn quyền đã làm thay đổi hoàn toàn về quan niệm chủ quyền quốc gia  và mối bang giao quốc tế. Giá trị con người được thừa nhận  là tối hậu và cao hơn mọi giá trị khác.

Phải chăng những bước tiến nhơn quyền đã thật sự khép lại vĩnh viển một giai đoạn lịch sử dài  mà suốt qua đó những chánh sách bạo tàn của các vua chúa,  của các  chế độ phi nhơn quyền như phát-xít, cộng sản đã giết hại hằng trăm triệu nhơn mạng?  Và một thời đại văn hoá nhơn quyền sẽ thật sự bắt đầu  từ nay?
Thật tình, chúng ta có thể giữ cái nhìn lạc quan ấy nếu Tàu, Bắc Hàn, Việt Nam và một số nước Hồi giáo cực đoan sẽ lần lượt sớm chuyển hoá theo chánh trị dân chủ tự do. 

II. Nhơn quyền ở Việt nam cho đến khi người cộng sản tới
Việt Nam chắc chắn cũng phải có một lịch sử nhơn quyền lâu đời. Nhưng không giống phương tây. Trong ngôn ngữ chánh trị Việt Nam trứơc đây không có những từ ngữ như Nhơn Quyền, Dân Chủ. Mãi đến thế kỷ thứ XIV nhũng từ ngữ này từ tây phương du nhập qua Nhựt bổn rồi vào Việt Nam. 

Nói như thế không có nghĩa là vào thời ấy ở Việt Nam người dân không được sống xứng đáng với địa vị con người  và những quyền lợi của mình đã không được chánh quyền tôn trọng. Xã hội Việt Nam dưới thời quân chủ đã được tổ chức theo cơ cấu nhà vua ngự trị trên cao, còn thứ dân chiếm địa vị thấp nhứt.Mỗi người có riêng bổn phận phải chu toàn. Vậy khi nhà vua làm tròn bổn phận  của nhà vua thì tự nhiên  toàn dân hưởng được những phúc lợi, đại  để  phù hợp với những điều mà ngày nay chúng ta gọi là nhơn quyền.

Bổn phận của nhà vua còn được gọi là thiên mệnh. Còn dân chúng là nền tảng xã hội, hay dân bản. Khi nền tảng vững chắc thì quốc gia yên ổn, vững bền. Trong việc thi hành trách nhiệm của thiên mệnh nhà vua bị Trời kiểm soát qua đời sống của dân chúng. Bởi ý Dân là ý Trời.  Nếu nhà vua không làm tròn bổn phận của mình đối với dân, mà còn tàn bạo đối với dân chúng thì lập tức, Trời sẽ theo ý dân mà thu hồi Thiên mênh. Trong suốt dòng lịch sử Việt Nam, phần lớn các vua đêù cố gắng làm tròn bổn phận đối với thần dân. Dưới những triều đại ấy, dân chúng hưởng được những phúc lợi mà ngày nay ta gọi là nhơn quyền.

Nhơn quyền dưới thời quân chủ cực thịnh ở Việt Nam còn được nới rộng đến quyền chánh trị. Người dân nhờ tài đức đêù có thể tham gia chánh quyềnqua các cuộc thi tuyển thường được tổ chức rất công bình. Chỉ có ngôi vua mới truyền lại trong phạm vi hoàng tộc mà thôi.

Từ thời nhà Lý, vào thế kỷ thứ XI, Việt Nam đã mở ra những khoa thi để chọn người tài ra giúp nước. Ngoài ra các chế độ quân chủ ở Việt Nam thời xưa, chẳng những cho phép, mà còn khuyến khích mọi người hãy bày tỏ quan điểm chánh trị của mình. Quan chức và dân chúng có quyền dâng sớ phê phán triều đình hoặc bày tỏ nguyện vọng của mình. Cho đến gần đây, vua Minh Mạng nhiều lần nói với các quan rằng việc nước quá nhiều mà sự hiểu biết của một người thì quá giới hạn. Bởi vậy, chúng ta cần biết ý kiến của nhiều người để có cái nhìn đúng và có giải pháp thích nghi.

Đối với tù binh, các vua Lê Thái Tổ và Quang Trung cung cấp lương thực , phương tiện và cho phép chúng trở về Tàu an toàn. Vua Quang Trung còn cho lập đàn trai giải oan cho quân Thanh tử trận.

Về mặt luật pháp, các chế độ quân chủ ở Việt Nam thời xưa đêù quan tâm đến việc bảo đảm cho dân chúng có một xã hội công bằng, lấy đạo đức làm nền tảng. Hai bộ luật còn được xử dụng cho đến thập niên 70, với những cải tiến, đó là “Quốc Triều Hình Luật” và “Hoàng Việt luật lệ” Hai bộ luật  này phạt rất nặng, có khi tử hình, những tội phạm quan chức sách nhiễutham nhũng, hối mại quyền thế qua trung gian vợ con, người thân trong họ hoặc gia nhơn.

 Án tử hình thường phải do nhà vua quyết định cuối cùng. Hai bộ luật nầy đêù rất tôn trọng nữ quyền. Hình phạt dành cho phụ nữ luôn luôn nhẹ hơn. Trong gia đình, về quyền lợi, người phụ nữ có đầy đủ quyền lợi như người đàn ông. Quốc Triều Hiònh Luật qui định rõ thời hạn các vụ án phải được kết thúc nhanh để tránh mất thì giờ của đôi bên. Điều này được xem là rất tiến bộ so với một số quốc gia phương tây ngày nay.

Về kinh tế xã hội, chế độ quân chủ Việt Nam quan tâm bảo đảm cho mỗi người dân có được một đời sống tối thiểu bằng cách cấp phát cho mỗi người một phần đất để tự mưu sanh. Từ thời nhà Lê, vua Lê Thái Tổ đã thực hiện chánh sách cải cách ruộng đất, trưng thu ruộng đất của các triều đại trước, của những quan chức làm giàu bất chánh, của những người không có thừa kế để cấp phát đồng đêù cho dân chúng canh tác. Việc cấp phát này được xét lại mỗi bốn năm. Về sau, việc xét lại theo mười năm một lần.

Qua thời nhà Nguyễn, nhờ mở mang trong Nam, nên việc cấp phát ruộng đất được rộng rải hơn, và giao cho địa phương đảm trách. Nhà Nguyễn còn nghiên cứu trưng tập các tư điền của nhà giàu lớn, lấy 3/10 diện tích để xung vào công điền  cấp phát cho cô nhi quả phụ thương phế binh.Dưới thời  quân chủ cực thịnh ở Việt Nam, người dân tương đối đêù được hưởng khá đày đủ các quyền lợi mà ngày nay chúng ta gọi là Nhơn Quyền.

III. Nhơn quyền theo người mác-xít

Nền tảng chủ nghĩa mác-lê là vật chất và biện chứng. Theo quan niệm duy vật, người mác-xít chối bỏ mọi giá trị tinh thần như luân lý, đạo đức. Theo biện chứng, người cộng sản không cho có những giá trị vĩnh viển. Theo quan niệm căn bản ấy người cộng sản mác-lê từ khước những quyền  tự nhiên  bất khả nhượng của con người như quyền sống, quyền tư hữu,quyền tự do. Theo người cộng sản, nhơn quyền chỉ là phản ánh những quyền lợi về kinh tế. Đó là những quyền lực của giai cấp thống trị.

Từ quan niệm này, người cộng sản phê bình bản Tuyên ngôn nhơn quyền và dân quyền 1789 của Pháp cho đó là thành quả thắng lợi của giai cấp tư sản  đối với  giai cấp quí tộc, là vũ khí để bảo vệ quyền lợi và uy quyền của họ mà thôi. Nhơn quyền theo đó chỉ dành cho những người có của, có tiền.

Đối với những người nghèo khó, nhơn quyền không có lợi gì hết. Đi xa hơn nữa trong lý luận, người cộng sản cho rằng những quyền tự do cũng chỉ là thứ tự do hình thức, hoàn toàn không chứa đựng một “nội dung thực tế, cụ thể”
Đối với người cộng sản, nhơn quyền có ý nghĩa thực tế chỉ trong một xã hội không giai cấp và không có chiếm hữu những phương tiện sản xuất. Nên chỉ có chế độ cộng sản mới đem lại cho mọi người sự tự do thật sự, nghĩa là sự tự do có nội dung cụ thể, chứ không phải thứ tự do hình thức.

Rõ hơn, chúng ta hãy đọc lại lời của Các Mác viết về nhơn quyền : «  Chúng ta hãy xem những thứ cho là nhơn quyền, trong nguyên trạng, của những người đã khám phá ra nó; đó là những người Bắc Mỹ và Pháp. Chúng ta sẽ nhận thấy ngay nhơn quyền, ngược lại với dân quyền, không gì khác hơn là những quyền của một thành phần thuộc xã hội tư sản nghĩa là của con người ích kỷ, của con người tách rời khỏi quần chúng. Quyền tự do của con người không được thiết lập trên mối quan hệ giữa người với người, mà trái lại, trên sự tách rời giữa người với người. Đúng hơn nhơn quyền như vậy chỉ là quyền chia cách giữa con người với nhau. »

 Người cộng sản gọi nhơn quyền, những giá trị phổ quát như chúng ta quan niệm, chỉ là những thứ quyền  được ” cho là”  “gọi là”, chứ không phải là những thứ quyền có thật, được định chế hóa bằng luật pháp. Nên nói chuyện về nhơn quyền vối người cộng sản không thể được. Thế mà người cộng sản  khi tranh đấu nhằm cướp chánh quyền, trong  một chế độ tự do, dân chủ, lại hành sử những thứ quyền mà họ cho là không tưởng, không có thực ấy.

IV. Nhơn quyền và quyền nổi dậy lật đổ bạo quyền
Ngày nay, mọi cá nhơn trong xã hội đêù được hưởng những quyền lợi và những quyền lợi này được luật pháp bảo vệ. Nếu luật pháp không bảo vệ thì những quyền này sẽ không thể tồn tại. Nhưng trong truyền thống văn hóa, lại có những quyền mà phàm con người là được hưởng thụ như chính sở hữu của mình. Đó là những quyền tự nhiên . Những quyền này, là những quyền căn bản , nếu thiếu thì xã hội con người không thể vận hành được. 

 Thể chế dân chủ chỉ có giá trị trong những giới hạn của quyền tự nhiên  của con người.

Nhưng để quyền tự nhiên được bảo đảm cao, phải cần mối quan hệ với xã hội chánh trị, như sự tôn trọng luật pháp do xã hội chánh trị đặt ra. Thế là mối quan hệ ấy, mặc nhiên trở thành một thứ “Khế ước” giữa người dân và chánh quyền.

Từ đây, mỗi bên tự giác chấp nhận nhường một phần tự do tuyệt đối của mình vốn có từ trước, nhưng lại được bảo đảm là những quyền tự nhiên được thừa nhận và sự bảo đảm này không căn cứ trên quan hệ mạnh yếu. 

Khế ước quy định cho đôi bên những quyền lợi và những bổn phận tương quan với nhau.  Những cá nhơn bị bắt buộc phải tuân hành mệnh lệnh của chánh quyền, nhưng lại được chánh quyền bảo vệ trong đời sống, bảo vệ sự tự do, quyền tư hữu..  Còn chánh quyền, trong quan hệ hai chiều này, bắt buộc chỉ hành động nhằm bảo đảm những quyền tự nhiên. Và khi hành động như vậy, chánh quyền được dân chúng tôn trọng và bảo vệ. 

Sự tương quan hài hòa này là nền tảng ổn định xã hội. Nếu một bên không thi hành nghiêm túc bổn phận  của mình thì bên kia có quyền từ khước việc thi hành bổn phận của họ. 

Nếu chánh quyền trở thành hung bạo, độc đoán, thì người dân sẽ không còn nghĩa vụ phải tuân phục chánh quyền nữa.  Khế ước của hai bên vì thế sẽ lập tức bị hủy bỏ.  Dân chúng, trong trường hợp này, dĩ nhiên sẽ đùng trong thế đề kháng chống lại chánh quyền để tự bảo vệ mình. Chánh quyền không còn tư cách chánh quyền nữa. Sự chánh thống đã bị mất. Từ xưa nay, không có chánh quyền nào là chánh quyền tự nhiên, mà chánh quyền đêù do khế ước, tức là mối tương quan hai chiều ấy, mà thành hình. Dân chủ là vậy !
Locke khẳng định rằng một khi chánh quyền không thi hành bổn phận của mình thì  người dân có đầy đủ quyền hạn để từ khước thi hành  bổn phận của họ đối với chánh quyền ấy. Một dân tộc chịu áp bức, bạo ngược của nhà cầm quyền có quyền nổi dậy chống lại, lật đổ chế độ.

Quyền nỗi dậy, chống lại áp bức của Nhà nước cho phép người dân cả quyền sát hại những người cầm quyền.

Locke còn nhấn mạnh rằng không nên hỏi  người dân có quyền nổi dậy chống lại bạo quyền hay không, bởi vì chính bạo quyền đã vi phạm tinh thần khế ước mà hai bên đã chấp thuận tuân thủ.  Phản ứng của người dân đối với bạo quyền như vậy là hoàn toàn chánh đáng. Phản ứng này đã đưa vào hệ thống hóa quyền lực để trở thành một thứ quyền  bất khả nhượng, đó là quyền chống lại áp bức của nhà cầm quyền.

Việt Nam vì bị cai trị bởi một chế độ độc tài toàn trị nên người dân khó có cơ hội hành sử quyền nổi dậy chống áp bức. 

Tuy nhiên, ngày nay, ở Việt Nam  đang xuất hiện những cá nhơn, đoàn thể,  và cả những người cộng sản vì phản tỉnh về thân phận  của mình và quyền lợi  tối thượng của đất nước, dân tộc, công khai lên tiếng đòi hỏi nhà cầm quyền Hà nội phải thực thi ngay dân chủ và tôn trọng nhơn quyền. Không ít người đã bị  cầm tù với những  bản án nặng nề mà tội danh vẫn là ” âm mưu chống  lại  nhà nước xã hội chủ nghĩa ” . 

Thật hoàn toàn vô lý!

Bao nhiêu người khác đã chết oan ức trong tù, trong các trại giam? Trước thực trạng bi thảm như vậy, khó có thể im lặng để chế độ Cộng sản Hà nội tiếp tục kéo dài sự sống còn trên những quyền tự nhiên của con người bị thường xuyên vi phạm một cách thô bạo.

Trước giờ, Hà nội vẫn viện dẫn sự ổn định chánh trị là cần thiết  để phát triển kinh tế, như lý do chánh đáng để trù dập những người đòi hỏi nhơn quyền một cách ôn hòa. Ngày nay, chủ thuyết “dân chúng an ninh do quốc gia ổn định” hoàn toàn không  còn giá trị nữa. 

Trái lại, sự an ninh quốc gia phải  được  thiết lập  trên sự an ninh của toàn dân. Chính sự an ninh của toàn dân mới là điểm qui chiếu. Quan điểm mới  này đã làm thay đổi tiêu chuẩn chánh trị đối ngoại  của thế giới ngày nay, bởi nó không còn chấp nhận chủ quyền  quốc gia  như là chuẩn mực của bang giao quốc tế.

 Sự đề cao và bảo vệ an ninh người dân trước Nhà nước đem đến sự chấp nhận nguyên tắc sử dụng những biện pháp cưởng bách, kể cả việc can thiệp bằng quân sự. Bởi bảo đảm an ninh cho dân chúng chính là nhằm tăng cường sự ổn định  và nền an ninh quốc gia. Từ đó, sự an ninh của con người dần dần trở thành một thứ quyền cho các dân tộc tự quyết định vận mệnh của mình. (cf  Quốc tế bảo vệ nhơn dân Irak chống Saddam Hussein, nhơn Lybie chống độc tài Khaddafi hay Syrie chống Bachar El Assad…)

Sự chuyển mình của thế giới trong quan hệ nhơn quyền của người dân và chủ quyền của Nhà nước đang đem lại một bối cảnh rất thuận lợi cho công cuộc tranh đấu dân chủ và nhơn quyền ở Việt Nam.

Phong trào tranh đãu nhơn quyền ở Việt nam bắt đầu bằng các tôn giáo. Hai tôn giáo ái quốc ở miền nam là Cao đài và Phật giáo Hòa Hảo bị nhà cầm quyền Hà nội đàn áp ngay những ngày đầu mới vào tới miền nam. Họ có chánh sách phải tiêu diệt  triệt để hai tôn giáo này trong một thời hạn nhứt định. Nhưng họ không thành công theo ý muốn. Sau cùng họ đã phâ nhân nhượng ” tha làm phúc”. 

Chánh sách dập tắc mọi chống đối, mọi đòi hỏi nhơn quyền chẳng những không giảm mà còn gia tăng. Sự gia tăng dần dần làm bộc phát thêm nhiều cá nhân từ nhiều nguồn gốc khác nhau xuất hiện. Phía tôn giáo, có Phật giáo, Công giáo, Tin lành nhập cuộc…..Ở Hà nội, Huế, Đà lạt lần lượt xuất hiện những nhà trí thức được đào tạo từ nhà trường xã hội chủ nghĩa. Họ can đảm đứng lên thách thức với chế độ để đòi hỏi dân chủ và nhơn quyền. Họ thoạt đầu còn là những cá nhơn đơn lẻ. Trong gần đây đã thấy có một số người công khai  tuyên bố thành lập tổ chức tranh đấu cho dân chủ.

Với cộng sản, khi phản kháng, tranh đấu thành đoàn thể sẽ bị đàn áp, tiêu diệt ngay. Nếu không thể bắt giam hết tất cả những người tranh đấu hiện nay ở khắp nơi thì tốt hơn hết là chánh quyền cộng sản nên chọn thái độ khôn ngoan: thả ra về những người đang bị giam giữ từ trước đến nay và thừanhận  nơi họ tư cách đối thoại. 

 Những thành phần nầy sẽ  thành hình một giải pháp dân chủ. Họ sẽ là những  lực lưọng đối lập trong một tinh thần hiến định, trong một thể chế phảp trị,  đồng thời họ  cũng sẽ là những lực lượng đối thoại  để một chánh quyền tương lai  cùng với họ giữ ổn định xã hội, cải thiện tình trạng tồi tệ của đất nước hiện nay. Dân chủ sẽ trở lại, nhơn quyền sẽ được tôn trọng, xã hội sẽ được ổn định, kinh tế và tổ chức xã hội sẽ được phát triển. 

Kết luận
Dân Chủ và Nhơn quyền hoàn toàn không ngăn cách, cô lập con người với nhau như người mac-xít lên án, mà trái lại, những quyền này ràng buộc thân ái con người với con người.

Trên ý nghĩa ấy, nhơn quyền thiết lập cho người dân một mô hình chánh trị rất đặc thù mà trọng tâm không nhằm Nhà nước, mà chính là “không gian con người”.

Nhơn quyền kết hợp mọi người lại với nhau, tạo ra một “không gian gặp gỡ, trao đổi, thảo luận” để từ đó, xác định những qui luật sống chung và cũng từ đó, thành hình “tính chánh thống quốc gia” . Tuy nhiên không phải vì thế mà Nhà nước bị “phủ định”, mà Nhà nước  trở về đúng với vị trí của mình là người đại diện nhơn dân thi hành luật pháp trong tinh thần thượng tôn luật pháp. Nhà nước phải được hiểu chỉ là một bộ phận của xã hội nên Nhà nước không thể tự cho mình là một toàn thể duy nhứt hay tuyệt đối.

Thời kỳ mà mối quan hệ chánh trị được thiết lập trên sự đồng hóa công dân với nhà nước không còn nữa. Ngày nay, nhơn quyền, dân chủ trở thành những giá trị toàn cầu, vượt trên những quyền lợi quốc gia

Cho nên chánh trị dân chủ phải được xây dựng trên nhơn quyền làm nền tảng; Thật vậy, bức thông điệp nhơn quyền 1789 khẳng định ” Không có nhơn quyền thì một Nhà nước, dù là Nhà nước pháp trị (État de droit) đi nữa, có thể tồn tại, nhưng không thể có một chánh sách dân chủ và một xã hội dân chủ”

2014 MAY 13 ANTI CHINA 300
Phải chăng vì thế mà Vùng Lên Lật Đổ Bạo Quyền để thiết lập cho đất nước một chế dân chủ là quyền tối thượng của nhơn dân?
Hồi Nhơn Sơn, tháng 5 2009

Viết cho  ngày Nhơn quyền  11 / 5 /2009
Hiệu đính 27 tháng 9 2014
TS Phan Văn Song


No comments:

Post a Comment

Thanks for watching

Popular Posts

Popular Posts