X

Thursday, October 9, 2014

Phạm Chí Dũng: Mỹ sẽ không vồ vập như Việt Nam tưởng tượng


Phạm Chí Dũng: Mỹ sẽ không vồ vập như Việt Nam tưởng tượng

Phải thay đổi chế độ chính trị ở Việt Nam!




image





Preview by Yahoo


mediaNgoại trưởng Hoa Kỳ John Kerry (phải) và người đồng nhiệm Việt Nam Phạm Bình Minh tại Washington ngày 02/10/2014.REUTERS/Yuri Gripas

Cuộc hội kiến đã được chờ đợi từ lâu và có lúc tưởng chừng như không thành, giữa Ngoại trưởng Việt Nam Phạm Bình Minh và người đồng nhiệm Hoa Kỳ John Kerry rốt cuộc cũng đã diễn ra tại Washington ngày 02/10/2014.Chuyến viếng thăm chính thức Hoa Kỳ của ông Phạm Bình Minh có ý nghĩa gì, và sắp tới quan hệ Việt-Mỹ liệu có những tiến triển đủ nhanh và đủ mạnh?

Chúng tôi đã đặt câu hỏi này với nhà bình luận Phạm Chí Dũng ở Saigon.

“Về nhà”
RFI : Thân chào anh Phạm Chí Dũng. Cảm nhận của anh sau cuộc gặp giữa hai Ngoại trưởng Phạm Bình Minh - John Kerry ở Washington vào đầu tháng 10 năm nay như thế nào ?

Nhà bình luận Phạm Chí Dũng : Nói thực lòng, tôi có cảm giác ông Phạm Bình Minh như được“về nhà”. Có một bài tường thuật cho biết trong một buổi nói chuyện kèm trả lời phỏng vấn, vào lúc ông Minh đang thao thao về Trung Quốc và cử tọa đang chăm chú nghe, bỗng cái micro đổ xuống bàn, gây một tiếng “ùm” rất to như bom nổ trong loa, làm cả hội trường giật thót mình (trước đó khi nói về kinh tế và tình hình trong nước thì micro chẳng sao cả). 

Thế nhưng ông Phạm Bình Minh tỏ ra rất nhanh trí và còn nói đùa rằng nói đến Trung Quốc nên “nó” thế đấy, làm hội trường cười ồ và khiến cho “bi kịch” về câu chuyện micro mau chóng trôi qua.
Tôi không nhớ đã có lần nào ông Minh xử trí linh hoạt và thoải mái như vậy trong các cuộc ra mắt công luận quốc tế trước đây. Rõ ràng phải ở trong tâm trạng bình yên, sảng khoái và thành tích, Bộ trưởng Ngoại giao Việt Nam mới có được phút xuất thần, thoát khỏi trạng thái căng cứng thường xuyên của ông.
Cũng có một chi tiết khác thể hiện thái độ của giới ngoại giao Việt Nam liên quan đến sự kiện “tái lập bang giao Việt - Mỹ” vào lần này. Khi báo điện tử Vietnamnet phỏng vấn : “Gần đây, Mỹ đưa ra ý tưởng “Đông kết” trong vấn đề tranh chấp ở Biển Đông.

 Theo quan sát của ông, đề xuất này phản ánh ý đồ của Mỹ như thế nào…”, thì ông Trần Việt Thái - Phó viện trưởng Viện nghiên cứu chiến lược của Học viện ngoại giao lập tức “chỉnh” ngay: “Nếu nói ý đồ của Mỹ thì hơi nặng…”.

Cần chú ý rằng giới ngoại giao Việt Nam, vốn chịu ảnh hưởng sâu xa của nền chính trị lắt léo và thâm hiểm Trung Quốc, thường rất thích cường điệu và chơi chữ sao cho vừa thế hiện tính thông thái nhưng cũng vừa bảo đảm tính “kiên định”. “Ý đồ” là một trong trong những từ đặc thù nhất mà giới lãnh đạo và hệ thống tuyên truyền Việt Nam dành cho người Mỹ trước đây, chẳng hạn như “ý đồ diễn biến hòa bình”, tất nhiên mang hàm ý còn lâu mới tích cực. 

Nhưng nếu để ý, có thể nhận ra rằng cứ vào mỗi thời điểm quan hệ Việt - Mỹ có dấu hiệu nồng nàn hơn, chẳng hạn như vào năm 2007 khi Chủ tịch nước Nguyễn Minh Triết sang Mỹ gặp Tổng thống George Bush và Việt Nam được gia nhập Tổ chức Thương mại Thế giới, hay vào chính thời điểm này, câu chữ của giới ngoại giao Việt Nam lập tức dịu dàng và mơn trớn hơn khá nhiều.

RFI : Làm sao ông Phạm Bình Minh đến được Hoa Kỳ, trong khi cách đây không lâu chuyến đi của ông ấy còn bị hoãn lại chưa biết đến khi nào?

Trạng thái bị đình hoãn lâu ngày như vậy càng khiến người ta tăng cảm xúc “nhớ nhà”. Đáng lý ra, ông Phạm Bình Minh đã được “về nhà” từ tháng 6/2014 khi nhận lời mời trực tiếp của Ngoại trưởng John Kerry, ngay sau vụ giàn khoan Hải Dương 981 của Trung Quốc tiến chiếm Biển Đông. 

Tuy vậy suốt từ đó đến gần đây, ông Minh chẳng hề được sang Mỹ, thay vào đó lại phải dự tiếp Dương Khiết Trì là ủy viên Quốc vụ viện Trung Hoa ở Hà Nội, hoặc tiếp xúc căng cứng chán ngắt với Bộ trưởng Ngoại giao Trung Quốc là Vương Nghị.

Tôi cho rằng chỉ vào đầu tháng 10/2014, vai trò của ông Phạm Bình Minh mới thực sự phần nào có ý nghĩa, ít ra cũng trên danh nghĩa khi được Bộ Chính trị chấp thuận cho đàm phán song phương với Hoa Kỳ.

Sở dĩ nói như vậy vì gần như cùng lúc với sự có mặt ở Washington của ông Minh, Bộ Chính trị cũng tỏ rõ vai trò đối ngoại, nghĩa là một phái đoàn của Tổng bí thư Nguyễn Phú Trọng xuất hiện ở Hàn Quốc, với kết quả đặc biệt nhất sau 21 phát đại bác chào mừng là phía Việt Nam đã đồng thuận với Hàn Quốc trong tuyên bố chung về “không chấp nhận” (có người dịch là “không dung thứ”) việc CHDCND Triều Tiên leo thang vũ khí hạt nhân và đe dọa nền hòa bình quốc tế.

 Cùng lúc, những tờ báo đảng như Quân Đội Nhân Dân bắt đầu hy vọng về“niềm tin đối tác hợp tác chiến lược” giữa Việt Nam với một quốc gia đồng minh quân sự truyền thống, từng bị Việt Nam chỉ trích là “chư hầu của Mỹ”, là Hàn Quốc. Ngược lại, bình diện ngoại giao Việt Nam - Triều Tiên đang có nguy cơ bị “đảo chính”.

Như vậy, có thể hiểu là chuyến đi Hoa Kỳ của một quan chức cao cấp trong Chính phủ như ông Phạm Bình Minh là do “đảng chỉ đạo” và nằm trong đường hướng cùng lộ trình hòa dịu quan hệ Việt - Mỹ, thậm chí còn mang hơi hướng mong ngóng đến một mối liên minh quân sự Việt - Mỹ trong tương lai, để tránh mũi lao từ Trung Quốc, chứ không hẳn do Thủ tướng Nguyễn Tấn Dũng một mình quyết định.

Tuy thế, cũng có thể hiểu là mặc dù không chiếm thế thượng phong, nếu không nói là ngược lại, trong các cuộc tiếp xúc song phương Việt - Mỹ từ tháng 7/2014 đến nay, việc gia tăng quan hệ với Mỹ cũng làm cho những người bên chính phủ cảm thấy hài lòng hơn, tuy có thể còn ít ỏi so với tham vọng “Mỹ tiến” của họ.

“Chỉ muốn nhận không muốn cho”

RFI : Vì sao kết quả cuộc gặp John Kerry và Phạm Bình Minh không thấy nêu ra tiến trình đàm phán cụ thể để “hoàn tất TPP”?
Đây là một vấn đề tế nhị về phía Hoa Kỳ và bi kịch đối với Việt Nam. Vào đúng lúc này, “thời điểm vàng” đã trôi qua, trong khi trước đây Tổng thống và chính phủ Mỹ có khá nhiều quyền hành để quyết định về TPP cho Việt Nam. Thế nhưng phần lớn cơ hội đã bị phía Việt Nam bỏ lỡ.

 Trong hơn một năm qua từ cuộc viếng thăm Nhà Trắng của Chủ tịch nước Trương Tấn Sang, những cam kết về dân chủ và nhân quyền vẫn bị Hà Nội thực hiện một cách cố tình trì hoãn và quá sức chậm chạp, do vậy không thể khiến cho Quốc hội Mỹ hài lòng.

Hãy xem Việt Nam có bao nhiêu cơ hội? Ít nhất, họ đã đón tiếp John Kerry ở Hà Nội vào tháng 12/2013, rồi đón nữ Thứ trưởng Ngoại giao Mỹ Wendy Sherman vào tháng 3/2014. Sau đó, cơ hội lớn không kém là Ủy viên bộ chính trị Phạm Quang Nghị sang Mỹ để “trút bầu tâm sự”, để sau đó cả Thượng nghị sĩ Cộng hòa John McCain lẫn Chủ tịch Hội đồng Liên quân Mỹ Martin Dempsey đều lập tức có mặt tại Hà Nội để tâm sự nhiều hơn. 

Chưa kể, Việt Nam còn có đến hai dịp để bày tỏ thiện tâm ở Genève, Thụy Sĩ vào tháng Hai và tháng Sáu năm 2014. Nhưng bi kịch cho Nhà nước Việt Nam chính là ở chỗ họ luôn muốn nhận quá nhiều nhưng lại chẳng cho đi bao nhiêu.

Chúng ta nên để ý là cùng thời gian với cuộc đàm phán cấp cao về TPP tại Hà Nội vào đầu tháng 9/2014, đã không có bất kỳ tù nhân chính trị nào được Nhà nước Việt Nam đặc xá vào dịp Quốc khánh 2/9. Sau đó đến cuối tháng 10/2014, dường như chịu một sự thúc ép ngày càng căng từ quốc tế lẫn trong nội bộ, Bộ Công an mới chịu thả 5 tù nhân lương tâm, nhưng nói xin lỗi, toàn những người “sắp chết” và gần như đã mất “sức lao động dân chủ”, có nghĩa là hầu như không còn “nguy hiểm” gì đối với sự tồn tại của chính quyền. Mà thả như vậy thì chỉ mới là nhỏ giọt và chẳng thể đủ thành tâm trước sự đòi hỏi rốt ráo của cộng đồng quốc tế, do đó vẫn làm cho Quốc hội Hoa Kỳ trở nên quá khó nghĩ trước khi đưa ra một quyết định về Việt Nam có được tham gia vào TPP hay không.

Trong khi đó, càng về sau này, quyền lực càng chuyển dần sang lưỡng viện Hoa Kỳ, trong đó có cơ chế thông qua quyền đàm phán nhanh TPP (fast track). Có nghĩa là vào lúc này, ngay cả Tổng thống Obama cũng không còn được toàn quyền quyết định về TPP, mà phải chờ cuộc bầu cử Quốc hội Mỹ diễn ra vào giữa tháng 11/2014 và sau đó đợi cơ quan này thông qua quyền đàm phán nhanh TPP trong sớm nhất vào đầu năm 2015.

Rất có thể, đó là lý do để dù có muốn, ông John Kerry cũng không thể công bố với ông Phạm Bình Minh về một lộ trình nào đó để “hoàn tất TPP”.

RFI : Đầu năm nay, Tổng thống Obama hy vọng sẽ “kết thúc TPP” vào cuối năm. Có cách nào để đẩy nhanh hy vọng đó?

Cách tốt nhất và nhanh nhất hiện thời là cần phải có một sự chuyển biến mạnh về “tư duy” và cách thức hành xử đối với tù nhân lương tâm, theo phương pháp luận mà Tổng thống Thein Sein của Miến Điện đã tiến hành vào năm 2012.

Tôi tin rằng nếu Nhà nước Việt Nam chấp nhận thả ngay một số tù nhân lương tâm quan trọng trong danh sách vài chục người do phía Mỹ yêu cầu như Linh mục Nguyễn Văn Lý, Điếu Cày Nguyễn Văn Hải, Lê Quốc Quân, Tạ Phong Tần…, đồng thời hợp thức hóa quyền lập hội cho xã hội dân sự và công đoàn độc lập cho công nhân ở Việt Nam, thì ngay lập tức, cánh cửa TPP cho Việt Nam sẽ mở toang ở Quốc hội Mỹ. 

Khi đó, lưỡng viện Mỹ sẽ có thể “gật” với tỉ lệ có lẽ cao không kém con số 98% đại biểu Quốc hội Việt Nam đã “gật” khi thông qua hiến pháp sửa đổi 2013 với nội dung giữ nguyên cơ chế “sở hữu đất đai toàn dân”, “kinh tế thị trường xã hội chủ nghĩa” và “quân đội chỉ trung thành với đảng”.
Nếu Hà Nội “đổi mới tư duy”…

RFI : Triển vọng như anh nói là có cơ sở, vì vào năm ngoái Việt nam đã nhận được gần 100% số phiếu thuận để trở thành thành viên Hội đồng Nhân quyền Liên Hiệp Quốc. Tức nếu Nhà nước Việt Nam “đổi mới tư duy”, họ hoàn toàn có thể hy vọng không chỉ vào TPP mà còn cả những vấn đề khác?

Khả năng đó là rất lớn. TPP chỉ là một trong những “cứu cánh” đối với giới lãnh đạo Việt Nam, cả “phe bảo thủ” lẫn “phe lợi ích”. Nhưng từ sau vụ giàn khoan Hải Dương 981 ở Biển Đông và ý đồ lấn chiếm Việt Nam không thèm che giấu của Bắc Kinh, chưa bao giờ từ năm 1975 đến nay, Nhà nước Việt Nam lại cần đến “tình bạn” với Hoa Kỳ như bây giờ. Chỉ có một mối quan hệ đồng minh với Mỹ mới có thể cứu vãn tình hình.
Chúng ta để ý là ngay sau khi nổ ra vụ giàn khoan Hải Dương 981, Tư lệnh quân đội Mỹ ở Thái Bình Dương Locklear, chứ không phải John Kerry, là người đầu tiên nói bóng gió về “đối tác chiến lược”. Sau đó, những chuyến công du Việt Nam của Thuợng nghị sĩ John McCain và Chủ tịch Hội đồng Liên quân Hoa Kỳ Martin Dempsey cũng đề cập đến vấn đề này. Như thế, triển vọng về “đối tác chiến lược” giữa Việt Nam và Hoa Kỳ là có, giống như “niềm tin đối tác hợp tác chiến lược” với người Hàn, chứ không chỉ dừng ở “đối tác toàn diện” vẫn còn quá “khiêm tốn” như hiện giờ.
Nhưng tôi cũng xin nhắc đến một đặc tính tâm lý của giới lãnh đạo Việt Nam: với họ, “đối tác chiến lược” không bao giờ là đủ. 

Trong hơn 10 năm qua, họ đã thiết kế chẵn một chục đối tác chiến lược với nhiều quốc gia, kể cả với vài quốc gia chẳng mấy liên quan về an ninh và quốc phòng, đến mức giới quan sát phải thốt lên là “Việt Nam lạm phát đối tác chiến lược”. Nhưng cuối cùng khi vụ giàn khoan Hải Dương 981 nổ ra, ai là người đứng bên cạnh Việt Nam? Không ai hết, trừ “đối tác chiến lược” lớn nhất và “môi răng” nhất là Trung Quốc - thủ phạm gây ra vụ xâm lấn này.

Còn với người Mỹ, mọi chuyện sẽ hoàn toàn khác về quan niệm và tính thực chất. Với người Mỹ, “đối tác chiến lược” là một cơ chế đòi hỏi đức tin cao độ lẫn nhau và phải có “những tiến bộ có thể chứng minh được” - theo cách nói của giới ngoại giao Mỹ. Vì thế Việt Nam muốn có được một “vị trí chiến lược” nào đó trong lòng người Mỹ thì không thể nhanh mà phải cần đến ít ra vài ba năm chuẩn bị.

RFI : Như vậy sau cuộc gặp John Kerry - Phạm Bình Minh, vấn đề nào là ưu tiên trước mắt trong quan hệ Việt - Mỹ?
Trước mắt sẽ là cơ chế nối lại việc bán vũ khí sát thương cho Việt Nam để “bảo vệ tổ quốc xã hội chủ nghĩa”. Đó cũng là tiến bộ gần như duy nhất sau cuộc gặp John Kerry - Phạm Bình Minh vừa qua. Và đó cũng là một định đề cần thiết để Quốc hội Mỹ vào cuối năm nay nhiều khả năng có thể thông qua cơ chế gỡ bỏ một phần lệnh cấm bán vũ khí sát thương cho Việt Nam.

Cũng có một chủ đề tuy không mang tính lợi lộc trực tiếp nhưng sẽ rất có ý nghĩa về hình ảnh ngoại giao, đó là liệu Tổng thống Obama có đến Việt Nam vào cuối năm 2015 như một hứa hẹn hay không. Cần nhớ lại là vào cuối năm 2012, ngay sau thắng cử nhiệm kỳ tổng thống thứ hai, ông Obama đã lần đầu tiên đặt chân đến Miến Điện, mở ra lộ trình xóa nợ, giao thương quốc tế và viện trợ không hoàn lại ồ ạt của quốc tế đối với đất nước vừa thoát thai ách quân phiệt này.

Còn bây giờ, nếu đảng và chính quyền Việt Nam muốn dung hòa một kịch bản như Miến Điện mà không phải “đấu tranh này là trận cuối cùng”, chắc hẳn Obama sẽ không ngần ngại đến Hà Nội vào cuối năm sau. Mà nếu điều đó diễn ra, tôi tin là giới lãnh đạo Hà Nội vẫn có cơ sở hy vọng “bao nhiêu lợi quyền tất qua tay mình” - như một câu sắt đá trong Quốc tế ca. Việt Nam vẫn sẽ lôi kéo được đầu tư nước ngoài và cả kiều hối, vẫn có thể kéo dài được sự èo uột cho cơ thể kinh tế đã quá suy nhược. Nhưng trên tất cả và sẽ rất giống với trường hợp Miến Điện, quyền lực của giới cầm quyến vẫn được duy trì gần như không suy xuyển. Cái mà họ “mất” chỉ là trả lại cho dân chúng những quyền cơ bản mà họ tước đoạt trước đây.

"Đức tin cao cả"
RFI Có thông tin cho biết Việt Nam thường cho rằng Hoa Kỳ cần đến Việt Nam hơn là ngược lại. Anh dự đoán ra sao về thái độ và động thái của người Mỹ trong thời gian tới?
Không, vào lần này tôi không nghĩ là người Mỹ sẽ vồ vập như giới chính khách Việt Nam tưởng tượng. Nhiều người trong giới chính khách Việt vẫn luôn mang trong mình căn bệnh“tự kiêu cộng sản” không thể rũ bỏ được.

 Họ khoác lác với nhau, báo cáo cấp trên và đinh ninh rằng Mỹ luôn cần đến Việt Nam với một số lý do như Việt Nam có vị trí chiến lược ở khu vực châu Á - Thái Bình Dương, Việt Nam là thị trường đầy tiềm năng, hoặc Việt Nam là nước duy nhất có thể ngăn cản Trung Quốc tiến xuống phía Nam… Một số quan chức Việt còn tự đề cao mình và làm nhiều cách để họ trở thành trung tâm chọn lựa để phía Mỹ “chọn mặt gửi vàng”.

Nhưng một cố vấn cao cấp thuộc Trung tâm Nghiên cứu của Mỹ về Chiến lược Quốc tế (CSIS) là ông Earnest Bower đã nói thẳng: “Chúng tôi không muốn đặt căn cứ ở Việt Nam. Hoa Kỳ không muốn và cũng không cần một liên minh quân sự với Việt Nam”.

Thực ra Mỹ đã có quá đủ bài học từ giai đoạn những năm 2009-2012, sau khi Nhà nước Việt Nam được dỡ bỏ khỏi danh sách các nước cần quan tâm đặc biệt về nhân quyền và tôn giáo và còn được tham gia vào WTO, nhưng đã hầu như không “đổi mới” gì về nhân quyền.

Thời gian qua tôi đã gặp và nhận ra một sự suy tính căng thẳng ở các viên chức chính trị Hoa Kỳ về hiện tại và tương lai nền chính trị ở Việt Nam, liên quan mật thiết đến những gương mặt chính khách trong “bộ tứ” hiện nay và cả những gương mặt chìm ẩn chưa hiện ra.

 Họ thường suy tư với những câu hỏi: “Kinh tế Việt Nam có bị khủng hoảng không?”, “Chính trị Việt Nam liệu có ổn định không?”, hoặc “Hoa Kỳ và châu Âu nên ứng xử như thế nào với Việt Nam?”, và về một số vấn đề cụ thể của Việt Nam như TPP, đầu tư nước ngoài, khả năng và tình huống lệ thuộc vào Trung Quốc, hoặc những vấn đề nhân quyền.

Có lẽ họ bắt đầu muốn tìm ra một bộ mặt nhân sự có tính bảo đảm cho vị thế và lợi ích của người Mỹ ở Việt Nam và Biển Đông trong dài hạn, trung hạn và trước mắt là ngắn hạn. Đơn giản là người Mỹ không muốn bị “hố” một lần nữa.
Bởi thế hiện nay và sắp tới, tôi cho rằng câu chuyện song phương Mỹ - Việt sẽ diễn ra một cách từ tốn, chậm rãi đến mức có thể và bám sát nguyên tắc “những tiến bộ có thể chứng minh được”.
Nhưng tôi e là Hà Nội vẫn chưa đủ đức tin cao cả để thấm thía nguyên tắc này và cái giá mà họ sẽ phải trả trong tương lai không xa.
RFI : Xin chân thành cảm ơn nhà bình luận Phạm Chí Dũng ở Saigon, đã vui lòng nhận trả lời phỏng vấn của RFI Việt ngữ.
Nhà bình luận Phạm Chí Dũng - Saigon08/10/2014 - Thụy MyNghe

Trung Quốc hoàn thành đường băng quân sự ở Hoàng Sa

Trung Quốc lập thành phố Tam Sa trên đảo Phú Lâm 2 năm trước đây để quản lý hành chính một khu vực rộng lớn ở Biển Đông. Thành phố Tam Sa có một đồn quân sự và Trung Quốc đang cho lập một hệ thống tuần tra một phần nhằm bảo vệ chủ quyền quốc gia.
  •  
  •  
  •  

Tin liên hệ

08.10.2014
Bắc Kinh vừa hoàn thành một đường băng phục vụ máy bay quân sự trên một hòn đảo ở Biển Đông mà Việt Nam cũng có tuyên bố chủ quyền.
Tân Hoa xã ngày 8/10 loan tin đường băng vừa mới xây trải dài băng qua đảo Phú Lâm thuộc quần đảo Hoàng Sa. Việt Nam, Đài Loan, Trung Quốc đều có tuyên bố chủ quyền trên quần đảo này, và các hoạt động xây dựng, khai thác dầu khí của Trung Quốc tại đây đã làm leo thang căng thẳng giữa Bắc Kinh với Hà Nội trong năm nay.

Đường băng vừa hoàn tất là hành động mới nhất của Trung Quốc trong chính sách khẳng định chủ quyền tại khu vực. Động thái này diễn ra 2 năm sau khi Bắc Kinh công bố thành lập thành phố Tam Sa trên đảo Phú Lâm để quản lý hành chính một khu vực rộng lớn ở Biển Đông.

Đường băng có chiều dài 2.000 mét và sẽ được sử dụng cho mục đích quân sự.

Tân Hoa Xã nói với việc hoàn tất đường băng này, các máy bay quân sự có thể đặt ở Hoàng Sa, cải thiện đáng kể khả năng quốc phòng của Trung Quốc ở hai quần đảo Hoàng Sa-Trường Sa.

Thành phố Tam Sa có một đồn quân sự và trong năm nay Trung Quốc bắt đầu thành lập một hệ thống tuần tra một phần nhằm bảo vệ quyền chủ quyền quốc gia.

Ngoài ra, Bắc Kinh cũng đang tiến hành công tác mở rộng cơ sở hạ tầng và du lịch tại đây.  

Hồi tháng 6, truyền thông nhà nước Trung Quốc đưa tin Bắc Kinh cho xây dựng một trường học trên đảo Phú Lâm.
Đầu tháng 5, Trung Quốc đưa giàn khoan Hải Dương 981 vào vùng biển gần Hoàng Sa, khơi mào các cuộc bạo loạn chống Trung Quốc ở Việt Nam.
Nguồn: Xinhua, AFP

Chống tham nhũng có giới hạn thì có chống được không?

Anh Vũ, thông tín viên RFA
2014-10-08

Email
Ý kiến của Bạn
Chia sẻ
In trang này
10082014-can-fight-corrup-wt-limi.mp3Phần âm thanh Tải xuống âm thanh
Tổng bí thư Nguyễn Phú Trọng
 cho rằng chống tham nhũng thì phải như đánh chuột đừng để vỡ bình
Tổng bí thư Nguyễn Phú Trọng cho rằng chống tham nhũng thì phải như đánh chuột nhưng đừng để vỡ bình
nguyenphutrong.net




Tổng bí thư Nguyễn Phú Trọng của Đảng Cộng sản Việt Nam vừa qua  khi tiếp xúc cử tri Hà Nội lại có phát biểu về công tác chống tham nhũng tại Việt Nam. Ý kiến mới đưa ra đó tiếp tục gây nhiều phản ứng trong dân chúng về vấn nạn bị cho là ‘chưa có thuốc chữa’ này.
Theo Tổ chức Minh bạch Quốc tế công bố năm 2013, thì Việt Nam xếp hạng 116/177 quốc gia và bị coi là quốc gia có tình trạng tham nhũng cao.
“Chữa ung thư bằng thuốc nhức đầu”
Đánh giá về thực trạng tham nhũng ở VN,  TS. Đinh Văn Minh Phó Viện trưởng Viện Khoa học Thanh tra – Thanh tra Chính phủ thấy rằng ở VN tham nhũng là tình trạng phổ biến ở mọi ngành, mọi cấp, mọi lĩnh vực. Tuy vậy theo ông Đảng và nhà nước VN đã hết sức coi trọng và có nhiều biện pháp cụ thể để xử lý vấn nạn này.
Từ Hà nội, TS. Đinh Văn Minh nói:
“Ở VN tham nhũng có rất nhiều, đã gây ra sự bức xúc cho người dân, bởi vì tham nhũng nhỏ đa số ảnh hưởng trực tiếp đến cuộc sống của người dân trong việc liên hệ với các cơ quan công quyền. Cái đó làm cho hình ảnh cơ quan hành chính công bị méo mó và người dân thiếu sự tin tưởng, thậm chí là họ rất khó chịu. Nguyên nhân không phải do nhà nước không quan tâm đến cái đó đâu, mà vấn đề là thiếu giải pháp đồng bộ”TS. Nguyễn Quang A
Ông TBT có nhầm một chút khi coi đó là cái bình quý, nhưng tôi và người dân nghĩ đấy là cái bình vôi. Mà trong cái bình vôi ấy đầy rẫy lũ ma quỷ và chính cái lũ ma quỷ do cái bình vôi ấy sinh ra nó đã hoành hành, không chỉ tham nhũng mà chúng nó còn làm đủ các điều tác oai tác quái khác
TS. Nguyễn Quang A

Nói về những hạn chế của công tác phòng chống tham nhũng, ngày 6.10.2014, khi tiếp xúc với cử tri Hà Nội TBT Nguyễn Phú Trọng nói rằng: "Chống tham nhũng đòi hỏi khôn ngoan, cần có con mắt chiến lược. Bác Hồ dạy rồi, cha ông ta dạy rồi, đánh con chuột đừng để vỡ bình, làm sao diệt được chuột mà bảo vệ được bình hoa. Không phải xới tung lên tất cả, gây mất niềm tin, nghi kỵ lẫn nhau, rối loạn sẽ rất nguy hiểm."

Đánh giá về phát biểu của TBT Nguyễn Phú Trọng, TS. Nguyễn Quang A, nguyên Viện trưởng Viện phản biện IDS thấy rằng đây là việc đáng mừng, theo ông đó là việc thú nhận sự thất bại hoàn toàn của việc chống tham nhũng từ người đứng đầu Đảng CSVN.

Từ Hà nội, TS. Nguyễn Quang A nói:
“Ở đây ông TBT có nhầm một chút khi coi đó là cái bình quý, nhưng tôi và người dân nghĩ đấy là cái bình vôi. Mà trong cái bình vôi ấy đầy rẫy lũ ma quỷ và chính cái lũ ma quỷ do cái bình vôi ấy sinh ra nó đã hoành hành , không chỉ tham nhũng mà chúng nó còn làm đủ các điều tác oai tác quái khác. Cho nên theo tôi nên tìm cách vứt cái bình vôi đó đi là cách hay nhất. Rất đáng tiếc là ông TBT tuy đã chân thành thừa nhận sự thất bại của cuộc đấu tranh chống tham nhũng, nhưng ông ấy vẫn cố bám vào cái bình vôi ấy thì vô phương cứu chữa”.

Khi được hỏi về những nguyên nhân khiến cho việc chống tham nhũng ở VN không có hiệu quả, tình trạng tham nhũng ngày càng tăng, không có dấu hiệu suy giảm.


Có vị đại biểu tâm sự mỗi lần ra họp Quốc hội là lãnh đạo địa phương căn dặn rất kỹ: phát biểu gì cũng được, trừ tham nhũng, vì nếu còn cơ chế xin cho thì mình xin ai cho. Càng không nên phát biểu tham nhũng ở địa phương vì dại gì vạch áo cho người xem lưng
ông Lê Như Tiến TS. Đinh Văn Minh thấy rằng đây là vấn đề nhạy cảm vì có liên quan đến tiền bạc và quyền lực. Theo ông người tham nhũng hầu hết là người có chức vụ, có quyền lực và cả một hệ thống nên không dễ có thể làm được. Song theo ông quan trọng là nhà nước chưa có các biện pháp xử lý thích đáng.

TS. Đinh Văn Minh nói:
“Chúng tôi dưới góc độ nghiên cứu trong quá trình cải cách thể chế và tình hình thực tế diễn ra thì có một nhận xét là hiện nay chúng ta chống tham nhũng nhưng tham nhũng “chay”nhiều quá. Tham nhũng thực chất là hành vi hướng tới chiếm đoạt tiền và tài sản, cho nên chống tham nhũng là chúng ta phải hướng tới việc đòi lại hay giành lại những cái tài sản mà những kẻ tham nhũng lấy lại của nhầ nước và nhân dân. Mục đích của nó phải là như vậy và điều đó phải được nhấn mạnh, nhưng tiếc rằng do các thiết chế từ trước tới nay của chúng ta chưa được quan tâm đến một cách đúng mức và thỏa đáng cho nên kết quả hết sức hạn chế.”

Không thể chống tham nhũng trong chế độ độc đảng
Theo báo Tuổi trẻ, ông Lê Như Tiến, Phó Chủ nhiệm UB Văn hóa , giáo dục, thanh niên, thiếu niên và nhi đồng cho biết: “Có vị đại biểu tâm sự mỗi lần ra họp Quốc hội là lãnh đạo địa phương căn dặn rất kỹ: phát biểu gì cũng được, trừ tham nhũng, vì nếu còn cơ chế xin cho thì mình xin ai cho. Càng không nên phát biểu tham nhũng ở địa phương vì dại gì vạch áo cho người xem lưng. Vậy là cuộc chiến chống tham nhũng có nguy cơ triệt tiêu trên diễn đàn Quốc hội".
Muốn chống tham nhũng thì phải có tự do ngôn luận, phải có sự kiềm chế quyền lực từ bên ngoài hoặc là giữa các bên ở bên trong, như các bên trong nội bộ của Đảng. Nhưng kiềm chế thì phải cương quyết, chứ không phải là sợ vỡ cái bình vôi. Và những người ấy phải được lựa chọn theo tài năng và đức độ
TS. Nguyễn Quang A
TS. Nguyễn Quang A cho rằng trong chế độ độc đảng cai trị như ở VN, thì một khi bản thân thể chế chính trị đã tạo điều kiện sinh ra và khuyến khích tham nhũng thì không bao giờ có thể chống tham nhũng được.

TS. Nguyễn Quang A nhận định:
“Muốn chống tham nhũng thì phải có tự do ngôn luận, phải có sự kiềm chế quyền lực từ bên ngoài hoặc là giữa các bên ở bên trong, như các bên trong nội bộ của Đảng. Nhưng kiềm chế thì phải cương quyết, chứ không phải là sợ vỡ cái bình vôi. Và những người ấy phải được lựa chọn theo tài năng và đức độ chứ không phải theo tiêu chuẩn vừa Hồng vừa Chuyên. Các điều kiện như thế đã không có ở chính quyền hiện nay ở VN thì làm sao mà chống tham nhũng được? Do vậy những hô hào chống tham nhũng từ trước đến nay chỉ là mị dân mà thôi.”

Nói về giải pháp nhằm diệt trừ vấn nạn tham nhũng ở VN, TS. Nguyễn Quang A thấy rằng, ở một thể chế chính trị tương đối độc đoán như Singapore ngay từ đầu họ đã đào tạo và lựa chọn một đội ngũ quan chức có trình độ, tài năng, có trách nhiệm, liêm khiết và coi việc được phục vụ nhân dân là một vinh dự. Còn ở VN với thể chế như hiện nay thì vô phương.
TS. Nguyễn Quang A nói:
“60 năm vừa qua Đảng CSVN không có một sự lựa chọn con người như thế, những kẻ leo lên đỉnh chót của quyền lực không phải là người tinh hoa thì làm sao có thể. Trừ khi có một người thực sự có tài năng và uy quyền, nhưng khả năng ấy chỉ có thể khi người ta bắt đầu xây dựng một chính quyền. Chứ còn ở một chính quyền đã tồn tại 60 năm nay và ngày càng thối nát ra thì tôi nghĩ là vô phương cứu chữa. Chính vì vậy tôi nói Đảng CSVN không còn tương lai ở đất nước này nữa ”.
Ở VN hiện nay, Đảng CSVN cho rằng tham nhũng là một nguy cơ đe dọa sự tồn vong của chế độ. Tuy vậy, điều đó chỉ là sự biện hộ cho sự không trong sáng của chính quyền hiện tại trong thể chế chính trị độc đoán và độc đảng lãnh đao. Không thể chống tham nhũng nếu không có các thiết chế cần thiết để tăng cường sự kiểm soát sự công khai và minh bạch của một nhà nước pháp quyền.



Giới hoạt động nhân quyền nêu nghi vấn về việc Mỹ bán vũ khí cho VN

Việt Nam thả tù vì muốn gia nhập TPP


'LHQ cần lắng nghe khát vọng nhân quyền của người dân Việt'



image





Preview by Yahoo


Một trong những thiết bị quân sự đầu tiên Mỹ có thể bán cho Việt Nam là máy bay trinh sát P-3 Orion.
  •  
  •  
  •  

Tin liên hệ

  • Dùng vn1975.info, vn3000.com, hoặc vn510.com để vào VOA hoặc Facebook nếu bị chặn
  • Hoa Kỳ nới lỏng lệnh cấm bán võ khí sát thương cho Việt Nam
  • Video Mỹ-Việt tiến thêm một bước hướng tới quan hệ đối tác quốc phòng
  • Chính quyền VN chấm dứt đàn áp nhân quyền là điều kiện để Mỹ nới lỏng cấm vận vũ khí
  • 'Quan hệ quân sự Việt-Mỹ tiến triển chậm'
  • Bộ trưởng Ngoại giao VN: Cấm vận vũ khí là điều bất thường

Hình ảnh/Video

Video

Truyền hình vệ tinh VOA Asia 7/10/2014

07.10.2014
HÀ NỘI—
Thông báo tuần trước về việc Hoa Kỳ dỡ bỏ một phần lệnh cấm bán vũ khí cho Việt Nam đã được hoan nghênh như một bước quan trọng trong việc làm nồng ấm quan hệ giữa hai quốc gia. Tuy nhiên, các nhà hoạt động nhân quyền đã chỉ trích quyết định này. Từ Hà Nội, thông tín viên VOA Marianne Brown gửi về bài tường trình sau đây.
Mặc dầu được đưa ra chỉ vài tháng sau khi một giàn khoan dầu được hạ đặt trong vùng biển mà Việt Nam cũng tuyên bố chủ quyền châm ngòi cho vụ giằng co căng thẳng giữa hai nước, Bộ Ngoại giao Hoa Kỳ nhấn mạnh rằng quyết định nới lỏng lệnh cấm bán vũ khí cho Việt Nam không có tính cách ‘bài Trung Quốc’. Thay vì thế, Bộ cho biết quyết định này một phần nhằm đáp lại tình trạng thiếu khả năng hàng hải trong khu vực.
Tiến sĩ Ian Storey, Giảng viên kỳ cựu tại Học viện Nghiên Cứu Đông Nam Á, gọi tắt là ISEAS, ở Singapore, nói rằng quyết định này 'dứt khoát đã được thúc nhanh bởi vụ khủng hoảng giàn khoan dầu'.
“Nó nêu bật mối quan ngại ngày càng tăng của nước Mỹ về những diễn biến mới đây ở Biển Đông và nhất là về cách nhìn thái độ hung hãn của Trung Quốc có khả năng gây phương hại cho các quyền lợi của Hoa Kỳ trong vùng biển này.”
Theo ông Storey, quyết định nởi lỏng lệnh cấm vận chủ yếu mang tính tượng trưng bởi vì Việt Nam có mối quan hệ lâu nay với Nga để mua thiết bị với giá rẻ hơn nhiều.
Có tin đồn rằng Việt Nam muốn mua máy bay tuần tiễu P-3 Orion để dùng vào việc trinh sát hàng hải.
Việt Nam đã vận động Hoa Kỳ bãi bỏ lệnh cấm vận từ nhiều năm nay, nhưng một điều kiện Washington đề ra là cải thiện nhân quyền.
Sau đây vẫn là nhận định của ông Storey:
“Họ đã đi né tránh một phần bằng cách nói rằng Việt Nam đã cải thiện tình trạng nhân quyền mặc dầu sự cải thiện không lớn lao mấy. Thứ nhì, họ nói rằng họ sẽ cung cấp thiết bị phi sát thương để cải tiến tình trạng cảnh báo khu vực hàng hải, vì thế chúng ta không nói về tàu ngầm hay tàu chiến hoặc loại thiết bị đó, mà chỉ giúp cho Việt Nam cải thiện giám sát hàng hải trong vùng đặc khu kinh tế.”
Trong bài báo viết cho tờ Chính sách Đối ngoại, Giám đốc về Ủng hộ châu Á cho tổ chức Human Rights Watch, ông John Sifton chỉ trích quyết định dỡ cấm vận, và nói rằng nó 'làm suy yếu công tác can trường của các nhà hoạt động Việt Nam' đang tìm cách buộc Hoa Kỳ làm áp lực đòi Việt Nam cải thiện thành tích nhân quyền.
Ông Lê Quốc Quyết, em trai của Luật sư bất đồng chính kiến Lê Quốc Quân.
Ông Lê Quốc Quyết, em trai của luật sư Lê Quốc Quân, một trong các nhân vật bất đồng nổi tiếng của Việt Nam, bị tù hồi năm ngoái về tội trốn thuế, một cáo buộc mà giới chỉ trích nói là có động cơ chính trị.
“Hoa Kỳ quan ngại về nhân quyền ở Việt Nam, nhưng đó không phải là điều kiện tiên quyết (để bãi bỏ lệnh cấm vận). Họ quan ngại về nhiều vấn đề khác cũng như vấn đề nhân quyền.”
Bộ Ngoại giao Hoa Kỳ từng tuyên bố Việt Nam cần phải cải thiện thành tích nhân quyền, và Washington tiếp tục đánh gia quan hệ an ninh với Hà Nội.
Ông Nguyễn Trí Dũng là con trai của blogger bất đồng chính kiến Điếu Cày, người đang thụ án tù 12 năm vì tội tuyên truyền chống nhà nước.

Tuần trước, ông Dũng nói lần đầu tiên cha ông được các giới chức Đại sứ quán Hoa Kỳ đến thăm. Cho đến giờ này, ông chỉ được phép gặp gia đình. Theo ông Dũng, đây là một dấu hiệu chính phủ Việt Nam đang cứu xét việc phóng thích cha ông.

Ông Dũng tin rằng sự kiện này có liên hệ đến việc dỡ bỏ một phần lệnh cấm vận vũ khí.
Nguyễn Trí Dũng, con trai blogger Điếu Cày.
“Tôi nghĩ nếu cha tôi được thả, thì phải có liên hệ gì đó với thoả thuận bởi vì tôi biết họ từ lâu. Ý tôi nói là chính phủ Việt Nam. Họ sẽ không làm điều gì không có lợi cho họ.”
Tuy nhiên, trong khi gia đình ông hoan nghênh khả năng đó, ông Dũng nói ông đồng ý rằng Hoa Kỳ không nên bán vũ khí cho Việt Nam trong khi thành tích về nhân quyền của Việt Nam vẫn còn yếu kém.
“Chúng ta cần phải có quyết định quan trọng như bãi bỏ Điều luật 88 về tuyên truyền chống nhà nước và Điều luật 79 về những người có hành động chống phá nhà nước, hay Điều luật 258 cấm mọi người nói chuyện trên Facebook hay Internet về nhà nước. Với những điều luật này, chính phủ có thể bắt bất cứ ai họ muốn mà không cần có lý do nào cả.”
Ông nói ông nghĩ rằng nếu cha ông được trả tự do, ông ấy sẽ không được phép ở lại Việt Nam và có phần chắc sẽ được đề nghị đi sống lưu vong ở Hoa Kỳ.
Trong khi những đồn đoán tiếp tục về loại thiết bị nào Việt Nam sẽ mua, quyết định này có phần chắc sẽ gây ra những làn sóng phản ứng trong các phe phái nội bộ ở Việt Nam trong khi một số tìm cách có quan hệ chặt chẽ hơn với Hoa Kỳ chống lại Trung Quốc.
Cho đến nay, Bắc Kinh chưa đưa ra lời bình luận về quyết định đó.


Việt Nam cần gì và cần làm gì trong quan hệ với Hoa Kỳ?

Kính Hòa, phóng viên RFA2014-10-07

Email
Ý kiến của Bạn
Chia sẻ
In trang này
10072014-kinhhoa.mp3Phần âm thanh Tải xuống âm thanh
000_Was7756478.jpg
Tổng thống Mỹ Barack Obama tiếp Chủ tịch Việt Nam Trương Tấn Sang tại White House, Washington, DC hôm 25/7/2013
 AFP photo




Giáo sư Jonathan London hiên đang giảng dạy tại Đại học Thành thị Hồng Kong, là một người từng làm việc và nghiên cứu nhiều năm ở Việt Nam. Sau khi lệnh cấm vận vũ khí của Mỹ đối với Việt Nam được dỡ bỏ một phần, ông có viết một bài phân tích những điểm mà Việt Nam có lợi khi mối quan hệ Việt Mỹ được cải thiện. Bài viết này được dịch và phổ biến trên truyền thông trong nước.
Từ Hồng Kong, Giáo sư Jonathan London dành cho Kính Hòa cuộc phỏng vấn làm rõ thêm những quan điểm của ông về mối quan hệ Việt Mỹ.
Kính HòaThưa ông Jonathan London, nhân bài viết của ông được truyền thông trong nước dịch lại, về quan hệ Việt Mỹ sau khi lệnh cấm vận vũ khí đối với Việt Nam của Mỹ được dỡ bỏ một phần, ông có thể giải thích thêm về điều mà ông nói là Niềm tin đáng tin cậy và bền vững mà Việt Nam cần, là như thế nào?
GS Jonathan London: Từ trước đến nay chiến lược của Việt Nam là làm bạn với mọi nước, đa phương đa dạng. Nhưng ý tôi muốn nói là muốn có quan hệ tốt là một điều nhưng nếu không có một quan hệ đáng tin cậy thì những quan hệ kia có một giá trị nhất định mà thôi. Mà nếu có một sự cố nào đó thì khó có thể nhờ một nước thứ hai hay thứ ba để giúp mình. Những quan hệ như vậy chỉ phát triển đến mức sơ bộ mà thôi.
Dù chúng ta có những quan điểm khác nhau thì chúng ta cũng có thể đồng ý là Việt Nam hiện nay có một số điều trong thể chế của đất nước cần phải thay đổi.
- GS Jonathan London
Thực sự Việt Nam muốn có một quan hệ sâu với Mỹ là một điều rất hứa hẹn, và nếu nó là thực sự quan trọng thì phải đưa vào sự hiểu biết lẫn nhau chứ không nên là một quan hệ mang tính tượng trưng.
Kính HòaThưa ông đây có phải là một cách nói về một từ khác là đồng minh không?
GS Jonathan London: Vâng đúng rồi! Chúng ta có thể đồng ý là Việt Nam vẫn có một lập trường là không có một đồng minh nào, lý do cũng có thể hiểu là vị trí địa lý của Việt Nam, rồi quan hệ với Trung quốc, … Nhưng rất khó có thể có một sức mạnh nếu chúng ta không có đồng minh.
Tôi nghĩ là hy vọng của Việt Nam là chúng ta đang ở trong một thời đại đa phương. Đó là một ý rất là hay nếu không muốn nói là lãng mạn (cười).
Nhưng thực tế thì sau cùng thì cũng phải có những người bạn thân thiết, nếu không thì rất khó để đối phó với những thách thức.
Kính HòaTrong bài viết của ông có một đoạn nói rằng giữa hiện tại của Việt Nam và tương lai thịnh vượng của Việt Nam thì cần nhiều quyết định quan trọng về phát triển thể chế. Ở đây có hàm ý sự khác biệt về thể chế giữa Việt Nam và Hoa Kỳ không, hay là cũng hàm ý rằng có những vấn đề về nhân quyền mà Việt Nam cần phải giải quyết không thưa ông?
image-400.jpg
Ngoại trưởng Mỹ John Kerry (phải) tiếp Phó Thủ tướng kiêm Bộ trưởng Ngoại giao Việt Nam Phạm Bình Minh tại Washington DC hôm 02 tháng 10 năm 2014. AFP photo
GS Jonathan London: Vâng, thì vấn đề thể chế của Việt Nam là một vấn đề hết sức quan trọng như nhiều người đã đồng ý kể cả một số người trong chính quyền của Việt Nam. Nhưng vấn đề này có thể xem ở những khía cạnh khác nhau.
Dù là có những vấn đề cực lớn như là thể chế chính trị nên là như thế nào, hoặc là Hiến pháp của Việt Nam hiện nay có những đặc trưng phù hợp với một nước hiện đại văn minh hay không. Những vấn đề này cũng đã được tranh luận rất nhiều, và tôi cũng có những ý kiến, chẳng hạn như vấn đề trong hệ thống chính trị của Việt Nam hiện nay thiếu minh bạch, tôi cũng là một người rất là lo về những vấn đề nhân quyền ở Việt Nam.
Dù chúng ta có những quan điểm khác nhau thì chúng ta cũng có thể đồng ý là Việt Nam hiện nay có một số điều trong thể chế của đất nước cần phải thay đổi. Nếu không thay đổi thì Việt Nam rất khó mà khắc phục những vấn đề chủ chốt về quản lý kinh tế, vấn đề phát triển, vấn đề quan hệ song phương, đa phương …
Trước đây tôi đã lý luận rằng nếu Việt Nam muốn có sự ủng hộ của quốc tế trong những tranh chấp với Trung quốc thì phải cải cách, phải đề cập thực sự đến những hạn chế của thể chế của đất nước hiện nay như tự do báo chí, nhân quyền, v.v…
Thực sự Việt Nam muốn có một quan hệ sâu với Mỹ là một điều rất hứa hẹn, và nếu nó là thực sự quan trọng thì phải đưa vào sự hiểu biết lẫn nhau chứ không nên là một quan hệ mang tính tượng trưng.
- GS Jonathan London
Tôi hiện nay đang cố gắng xem thế nào có thể mở một cuộc thảo luận cởi mở về những vấn đề nhạy cảm này ở Việt Nam. Bởi vì tình hình hiện nay khá là khác so với trước. Chẳng hạn như có những người trong bộ máy nhà nước cũng sẳn sàng chấp nhận thay đổi. Điều đó không có nghĩa là nó giống hoàn toàn quan điểm của những người đứng bên ngoài bộ máy, nhưng việc mà chúng ta thảo luận công khai những vấn đề này cũng là một sự phát triển tốt.
Nói thế không có nghĩa là tôi không lo lắng những vấn đề trong nước, chẳng hạn như những người bị công an bắt, bị sách nhiễu, v.v… vẫn còn.
Kính HòaXin ông cho câu hỏi cuối cùng là sau chuyến thăm của Bộ trưởng ngoại giao Việt Nam thì sắp tới, trong tương lai gần, ông có dự đoán là có một chuyến thăm để thúc đẩy quan hệ lên cao hơn không?
GS Jonathan London: Có nhiều người dự báo là có thể sang năm Tổng thống Barrack Obama sẽ sang thăm Việt Nam trong thời điểm mà có những cuộc đàm phán khác nhau trong khu vực Đông Á. Nhưng sự quan trọng và nội dung chuyến thăm đó phụ thuộc vào những sự kiện và phát triển từ đây đến đó, còn quá sớm để mà đánh giá. Bởi vì có quá nhiều sự phát triển chính trị trong bộ máy của Việt Nam. Hiện nay thì chính trị của Việt Nam rất thú vị dù rất khó đọc, khó biết, khó đoán … (cười)
Kính HòaCám ơn ông đã dành thời giờ cho đài Á Châu Tự Do.

 



CÔNG AN - DÂN PHÒNG - DÂN PHỐ, ĐÁNH DÂN NHƯ THỜI TRUNG CỔ
Tà quyền cộng sản chiếm hữu tài sản của các tôn giáo làm tư lợi,
khi bị phản đối, thì liền sai đám công an ra tay đàn áp người dân.





Công an bạn dân chặn đường dân vừa đánh vừa chửi:
”đánh thấy mẹ con của thằng mục sư Thân …”

Và tấm hình mẹ già Việt Nam bị đánh đã “vinh danh” ngành công an Việt cộng với thế giới.




Công an đánh người chảy máu! Giáo dân biểu tình!





Tu sĩ Antôn Nguyễn Văn Tặng bị công an đánh bất tỉnh khi vào thăm giáo xứ !


linh mục thuộc giáo phận Kontum, trên đường trở về sau khi dâng lễ an táng
cho một giáo dân, đã bị ca đánh trong thương.


Vết thương trên người Linh mục Nguyễn Quang Hoa sau khi bị ca đánh đập


Chiến công của cảnh sát là giáo dân đã bị đánh trọng thương tới độ ngất xiu.....


.....và nổ súng cố ý giết em bé.


Các mẹ các chị thì chúng ông công an… đục theo các mẹ các chị.


Đại úy công an đánh báng súng vào đầu dân. (theo báo nlđ)


Anh Lê Văn Linh ngụ xã Kim Sơn Tiền Giang, bị công an xã Kim Sơn
TG đánh bằng dùi cui, vô mặt làm cho trán và mắt sưng bầm đen,


3 thằng công an đánh 1 người dân tới chết tại Sóc Trăng.(theo dantri.com)



Người dân Nguyễn Văn Hướng bị công an đánh đổ máu chỉ vì không đội mũ bảo hiểm



Ông Trịnh Xuân Tùng (SN 1958) bị trung tá công an đánh gãy cổ và chết cũng vì không đội mũ bảo hiểm.(tienphong online)



công an cấm người dân đánh người dân chết vì không đội mũ bảo hiễm,
nhưng ai cấm chúng khi chúng chở 3 đầu không đỗi mũ bảo hiễm ???

Trưởng công an xã bắn dân


Ông Nguyễn Hữu Năm năm nay 55 tuổi, ngụ xã Long Hà, huyện Bù Gia Mập
bị công an bắn trọng thương. Ảnh: Chế Bắc.


Ông Năm đang được cấp cứu tại BV với nhiều vết đạn trên người


Quán nước nơi ông Năm bị trưởng công an xã bắn. Ảnh: Chế Bắc.

Lúc đó quán nước của ông Năm có 4 người hàng xóm tới uống nước và đánh
bài tiến lên. Trong lúc ông Năm đang xem tivi với cháu nội (11 tuổi) thì ông
Cao Đình Sâm, Trưởng công an xã cùng một số công an bất ngờ ập vào
quán kiểm tra, bắt quả tang những người đang đánh bài. Công an thu giữ
trên sòng bài hơn 50.000 đồng và trên người của 4 khách chơi hơn 100.000 đồng.

và công an bắt một người khách không liên quan đến việc đánh bài, thì ông
Năm đứng dậy can ngăn. Ngay lập tức, ông Sâm liền dùng chân đạp vào ông
Năm ngã xuống. Ngay sau đó, ông trưởng công an xã rút súng ngắn trong
người, từ khoảng cách một mét bắn liên tiếp vào cổ và vai ông Năm.

Ông Sâm tiếp tục lao đến đánh vào đầu ông Năm rồi còng tay bắt ông này
về trụ sở công an xã. Đến 0h ngày 1/3, thấy người dân tụ tập đến trụ sở
công an quá đông, người ông Năm lại bê bết máu, công an xã Long Hà mới 
chịu thả về cho người thân đưa đi cấp cứu.

Theo một số nhân chứng, khi vào bắt sòng bài trong quán nước ông Năm,
các công an nồng nặc mùi rượu. Người dân còn cho biết thêm, trước đó số
công an này ăn thịt chó và uống rượu tại quán kế bên quán ông Năm.



Trong quán nước của ông Năm sòng bài chỉ có 50.000 đồng mà nó bắt 
nó bắn người ta như vậy, nhưng ai cấm & bắt chúng đây ???





Đại úy công an đạp vào mặt người biểu tình yêu nước


Người dân ấy đã vô phương tránh đỡ. cái xác thân mình


Ông Trương Phến 42 tuổi Việt kiều Mỹ, bị ca hình sự đã về hưu bắt cóc ,
đánh đập dã man trên đường về lại Mỹ, khuôn mặt của ông Phến
bầm tím, đỉnh đầu phải khâu đến 5 mũi.


Chính quyền xin lỗi người bị công an đánh ngất xỉu. (theo vnexpress)




Đại úy Trần và trung úy công an dùng nhục hình với tội phạm tại TP Nha Trang. (theo báo nlđ)


Thượng sĩ công an đánh chết người tại TP Phan Rang Ninh Thuận (Theo nlđ)


Tổ bảo vệ dân phố đánh người dã man tại Đà Nẳng


Nạn nhân SV Trần Văn Thi, bị tổ bảo vệ dân phố dùng bình xịt hơi cay làm
anh bị phỏng, đang nằm điều trị tại Khoa phỏng BV Đà Nẵng


Và vết thương trên đầu Trần Văn Thi cũng do tổ bảo vệ dân phố sử dụng
dùi cui đánh...(VTC News)

Chỉ là tổ bảo vệ dân phố thôi, mà đánh người dã man như vầy,
nếu nó là ca thì nó giết luôn người ta


Tại Bình Dương, Nguyễn Hữu Thắng cũng bị dân phòng đánh
dã man bị chấn thương nguy kịch tới tánh mạng khó qua khỏi,



Lê Ngọc Du, 30 tuổi, ngụ khu phố 1, thị trấn Củ Chi, tới trụ sở ca cơ mất xe,
làm mất giấcg nủ cua đàn anh ca nên mới bị đánh bầm dập như vầy,

Theo trình bày của Du, với pv pháp luật là khi Du chạy vào trụ sở tìm người
để trình báo, anh nhìn thấy một người đang trùm mền nằm ngủ trên bàn nên
anh nắm chân giật dậy. Người này liền ngồi dậy và ra lệnh đưa Du ra phía
sau trụ sở. Tại đây, Du bị một công an tên Hiếu cùng một số người xúm vào đánh ngất xỉu.

Bà Loan (mẹ của Du) kể lại: “Rạng sáng, tôi nghe tin báo đến công an thị
trấn bảo lãnh con ra. Khi tôi đến, thấy Du quần áo xốc xếch, trên người
nhiều vết bầm tím, nằm một chỗ, không đi nổi. Tôi nhờ người đưa Du đến BV
Đa khoa Củ Chi cấp cứu”. Chẩn đoán ban đầu của bệnh viện, anh Du chấn
thương phần mềm do bị đả thương. Vết thương ở vùng vai, ngực, bên hông
cho thấy bị tác động mạnh bằng tay và công cụ hỗ trợ (dùi cui, gậy…).


2 chú cháu anh Nam bị đưa về trụ sở ca đánh te tua vì tình nghi "ăn cắp chó"


Anh Nam bị đánh đập dã man (Ảnh: Gia đình cung cấp)


Anh Nam nằm điều trị tại bệnh viện


Anh Chiến cũng bị đánh thâm tím nhiều chỗ trên cơ thể

2 chú cháu anh Trần Văn Nam SN 1967 và Nguyễn Bá Chiến SN 1981 đi tời
nhà chị anh Nam mượn được 20 triệu, trên đường về bị ca bắt về trụ sở "nói
anh Nam ăn cắp chó" và đánh đập dã man, anh Nam bị ngất xĩu khi tỉnh dậy
thì số tiền 20 triệu đó biến mất ...(người đưa tin)

Có đi kiện vụ số tiền 20 triệu bị mất, nhưng "con kiến đi kiện củ khoai" 

Một thanh niên đi làm công suốt mấy tháng nhưng không được lảnh lương,
bị ông chủ âm mưu với ca xã "hành hình" dã man để khỏi trã lương



bị đánh bầm người.


Mông bầm tím


Toàn bộ phần lưng, mông... bị tím đen



Mỗi lần đánh đập anh Tới xong cả nhóm người kia lại xối nước lạnh, đổ nước
mắm, xát muối rồi nhấn xuống bùn... sau đó kéo lên tiếp tục đánh đập cho
tới khi ngất. Chúng cho rằng anh Tới giả vờ ngất nên tiếp tục lấy vòi phun
nước rửa quặng (loại vòi động cơ 11) xịt vào những vết thương trên người
anh Tới rồi tiếp tục lấy nước mắm và muối xát vào vết thương cho đến khi
anh Tới ngất lịm không còn biết gì. thì bọn dùng gậy đánh tới tấp vào người.
Nhưng lúc này anh Tới không thể tỉnh lại được nữa. Cả nhóm người bỏ đi
một người dân đã kịp đưa anh Tới đi cấp cứu.



Nhóm người đánh đập dã man anh Lữ Văn Tới suốt từ 13 giờ cho đến gần 17
giờ chiều ngày 1/5, nhưng không ai dám can ngăn (vì trong số đó có một
người đàn ông có tiếng "anh chị" ở huyện Tân Kỳ).nên khiến nhiều người
khiếp sợ, và lại có một cán bộ công an cũng có mặt, cho tới khi anh Tới bị
ngất thì cán bộ này mới bỏ đi.


Thiếu úy công an phường đánh 1 cháu bé 11 tuổi phải nhập viện.








Với một em bé 11 tuổi như thế này mà cả đồn công an làm thinh,
không can thiệp thì coi như đồng lõa, cả đám đánh em như vậy chỉ
vì em có tội ăn cắp của người cô ruột ba triệu để mua điện thoại ...
Trẻ em có tội tình gì mà bị đánh vào bụng vào đầu, vào mông, qúa dã man. (tienphong online)


Công an đánh chết dân oan vô tôi tại tỉnh Đồng Nai.

Tại sao trên 600 báo đảng ta không đăng 2 vụ án mạng này ?
Phải chăng thủ phạm được bao che ? TẠI SAO ?

Chính quyền trả lời đi !

Giết Người Để Diệt Khẩu?
Chồng Và Anh Rể Của Dân Oan Mai Thị Nở Bị Giết Chết Tại Đồng Nai!!!










Dân Oan Mai Thị Nở - Sinh năm : 1979 đang ôm quan tài của chồng là
Huỳnh Văn Phong. Phong chết để lại một vợ và ba con thơ dại.

đứa con trai lớn nhất là : Huỳnh Mai Anh Dũng - Sinh năm : 1998
- Đứa con gái thứ hai là : Huỳnh Thị Ngọc - Sinh năm : 2003
- Đứa con gái thứ ba là Huỳnh Thị Hồng Hạnh - Sinh năm : 2004

Dân Oan Mai Thị Nở có đến khu Hoàn Cầu đón ông Tổng Thanh Tra
Chính Phủ kêu oan, nhưng đã bị công an Phường Ô Chợ Dừa bắt nhốt

Trong thời gian vừa qua mấy mẹ con chị Mai Thị Nở thường xuyên ở Hà Nội
Tố Cáo bọn Tham Những của Huyện Trảng Bom chiếm đoạt 2415 ha đất


Nạn nhân chết là Huỳnh Văn Phong, chồng chị Mai Thị Nở SN 1978 -
Những dấu may trên người là sau khi khám nghiệm tử thi.


đám tang của nạn nhân Nguyễn Trung Lâm,bỏ lại một vợ hai con.

- Vợ là Huỳnh Thị Bé - Sinh năm : 1973
- Con trai lớn là Nguyễn Hoàng Minh Hiếu - Sinh năm : 2002
- Con trai kế là Nguyễn Hoàng Phi Long - Sinh năm : 2004


Nguyễn Trung Lâm SN 1976. Bị đâm chết tại chỗ


Khi đâm hung thủ còn ngoáy vào tim nên đường kính mở rộng.


Xác của Nguyễn Trung Lâm bị đâm chết ngay tại hiện
trường nhân dân quanh vùng đang đứng xem.

Thời bình mà thảm cảnh Mậu Thân vẫn còn tiếp diễn hàng ngày....
Lũ ác quỷ cứ thống trị nước Việt Nam mãi thế này hay sao ???



Trung tá công an xô xát với dân vụ nhà đất tại Rạch Giá, Kiên Giang. (nguồn danviet)


 Đời Mồ Côi

Em sinh ra đã không hề biết mẹ
Hàng ngày Em theo chị để ăn xin
Ngày đầu đường đêm ghế đá công viên
Sống lay lắt nhờ đồng tiền thiên hạ.













Nhiều khi đói sữa thay bằng nước lã
Hai chị em vật vã dạ cồn cào
Dế ve Sầu nướng lót dạ đêm thâu
Mong trời sáng xin cơm thừa hàng quán.












Cha chết sớm mẹ bị người ta bán
Sang bên Tàu vào động bán dâm
Nhà cửa ruộng nương
Đảng qui hoạch chẳng bồi thường
Nghe người nói cán bộ phường chia chác














Mình sống được nhờ tấm lòng cô bác
Nín đi nào chị sẽ hát ầu ơ
Mất mẹ cha đời đói rét bơ vơ
Đừng khóc nữa em thơ xin hãy hiểu.













Chuyện xui xẻo đẩy đưa đời cô lựu
Chị bị tông xe nằm ngất bên đường
Khi mọi người đưa chị đến nhà thương
Chị đã chết từ trên đường nhập viện.

















Kẻ tông chị là đảng viên say xỉn
Sợ liên quan chúng đã biến vào đêm
Hết họ hàng giờ chỉ còn mình em
Nên ánh mắt mới buồn lên đến thế.














Anh xin lỗi mấy tháng rổi mới kể
Chỉ mong sao ánh mắt bé vơi buồn
Trẻ ăn mày không được đảng yêu thương
Nhưng còn có những trại cô nhi viện



MUA ĐÀN BÀ VN : Không ưng được đổi lại


http://m.9gag.com/gag/6699050

Nước Đức, 25 năm Tự Do và Thống Nhất

Một Đảng Dân chủ Xã hội tại Việt Nam?




image





Preview by Yahoo


Tường An, thông tín viên RFA
2014-10-08

Email
Ý kiến của Bạn
Chia sẻ
In trang này
10082014-tuongan.mp3Phần âm thanh Tải xuống âm thanh
Ky-niem-nuoc-Duc-thong-nhat1-600.jpg
Kỷ niệm nước Đức thống nhất. Ảnh chụp hôm 03/10/2014
 Photo by Tuong An




Tuần vừa qua, thành phố Hannover đã tổ chức trọng thể lễ kỷ niệm 25 năm bức tường Bá Linh sụp đổ cũng như kỷ niệm 24 năm nước Đức thống nhất.

Đêm 12 rạng sáng 13 tháng 8 năm 1961, những viên đá đầu tiên đã được đặt xuống thành phố Bá linh, từ đó, bức tường ô nhục dựng lên bất chấp sự phản đối của trên 300.000 người dân Tây đức. Máu đã đổ trên bức tường này khi gần 5000 người đã tìm cách vượt qua biên giới, trên 200 người đã ngã xuống để trả giá cho tự do.

Bức tường Bá Linh sụp đổ
Nhưng rồi, 28 năm sau đó, như một phép lạ, đêm 9 tháng 11 rạng sáng 10/11 năm 1989 những viên gạch ô nhục ấy đã được đập vỡ trong niềm hân hoan vô bờ của hai vùng đất nước dẫn theo một loạt tan rã của chủ nghĩa cộng sản ở Đông âu
Bức tường dài 155 km, biểu tượng của sự chia lìa nay chỉ còn là một vành đai xanh cho người đi xe đạp để gợi nhớ lại một  giai đoạn bi thương của lịch sử đã sang trang.
“Cái đêm hôm đó đêm gì ?” Có lẽ đó sẽ là một ấn tượng không bao giờ quên với những người dân Đức. Một cảm giác bàng hoàng ? Buồn ? Vui, Ngỡ ngàng ? Ngôn ngữ nào diễn tả được tâm trạng của trên 60 triệu người dân Đức lúc đó ?

 Là một thuyền nhân, tị nạn tại Đức từ năm 1981, Chị Mỹ Lâm sống cùng gia đình tại Tây Berlin , cách bức tường không đầy 500 mét hồi tưởng lại quang cảnh Berlin lúc đó:
"Đêm hôm đó cảnh sát Đông Đức đã tự động bỏ súng xuống để cho người ta tự động đi qua cửa biên giới. Riêng ở Berlin, từ 21 giờ đến 2 giờ sáng đã có khoảng 20.000 người đã vượt bức tường Berlin để đi qua vùng Tây Bá Linh.

 Nhà tôi thì lúc đó cách bức tường khoảng nửa cây số thì sáng ngày mùng 10/11 tự nhiên thấy hai bên con đường chính, người đi bộ sắp hàng hàng lớp lớp, họ đi đông không thể tưởng tượng được, họ là những người vượt biên giới, họ đi suốt đêm tới sáng vẫn còn hàng ngàn người đi bộ ngoài đường.

Những người Đông Đức tràn vào các siêu thị. Một tình trạng rất là hỗn loạn xảy ra ngày hôm đó nhưng mà hỗn loạn trong sự vui mừng, người Tây Bá Linh đón tiếp người Đông Bá Linh trong sự vui mừng. Không khí ngày hôm đó như là một ngày lễ hội lớn. Đông Bá Linh đi tới đâu cũng được tiếp đón và được đối xử rất là tử tế. Hai đứa con gái tôi được cô giáo dẫn ra bức tường mua hoa tặng cho những người bước qua khỏi ranh giới.”

Tôi chỉ có một cái so sánh nhỏ trong đầu tôi, đó là người ta cũng đấu tranh để thống nhất nước Đức, nhưng người ta đã thống nhất một cách rất khôn ngoan, không có thương tổn nhiều như Việt Nam mình.

- Anh Nguyễn văn Mài
Anh Lâm Đăng Châu, du học tại Đức từ năm 1968, lúc đó làm việc tại thành phố Hannover, cách Berlin gần 300 cây số, anh nói lên sự xúc động của mình khi nghe tin bức tường Bá Linh sụp đổ:
“Trong ngày lịch sử của nước Đức, chúng tôi vui mừng và ứa nước mắt khi thấy cảnh người dân Tây và Đông Đức ôm nhau gặp gỡ nhau sau 28 năm chia cắt. Người Việt lao động ở Đông Đức và Đông Âu sau đó cũng tìm cách sang Tây Bá Linh, sang Tây Đức để xin tị nạn”
Nhưng niềm vui mừng đó hình như không hẳn là cảm xúc của tất cả những người Việt có mặt trên nước Đức lúc đó. Anh Nguyễn văn Mài, hợp tác lao động tại Đông Đức từ năm 1988 chia sẻ một cảm giác gần như là thờ ơ bên cạnh một biến động lớn của nước Đức:
“Nói thật ra thì tôi không có gì là sửng sốt hay bàng hoàng, bởi vì nói thật nước Đức không phải là nước của mình, chỉ biết đây là việc của người Đức thôi. Tôi chỉ có một cái so sánh nhỏ trong đầu tôi, đó là người ta cũng đấu tranh để thống nhất nước Đức, nhưng người ta đã thống nhất một cách rất khôn ngoan, không có thương tổn nhiều như Việt Nam mình.”

Gần một năm sau khi bức tường Bá Linh bị san bằng, nước Đức chính thức thống nhất ngày 3 tháng 10 năm 1990 và ngày này cũng được coi là ngày Quốc Khánh. Những năm đầu tiên, trên 40 triệu dân Tây Đức một sớm một chiều đã phải cưu mang thêm gần 18 triệu dân Đông Đức.

 Những thay đổi bất ngờ đã làm xáo trộn cuộc sống kỷ cương của cộng hoà xã hội chủ nghĩa Đức, nhiều nhà máy đóng cửa, nhiều người mất việc làm đã là lý do cho làn sóng kỳ thị dấy lên trong những ngày đầu nước Đức hợp nhất mà đỉnh điểm là cuộc đốt chung cư của người tị nạn tại Rostock-Lichtenhagen làm rung chuyển chính trường Đức. 

Anh Mài kể lại:
“Tôi thấy rằng cuộc sống kinh tế tại Đông Đức rất tốt, một trời một vực với Việt Nam mình, người dân Đông Đức cũng tốt lắm, ngày ấy anh em bên này có câu” giàu thì đi Đức, trí thức đi Nga mà la cà thì đi Tiệp, thế nhưng mà chỉ có khi mà bức tường Bá Linh đổ, khi mà chế độ bắt đầu thay đổi thì trong một số người Đức thấy xuất hiện tư tưởng bài xích người ngoại quốc cụ thể như là người Việt Nam, người Cuba, người Mozambique đang làm việc tại Đức.

Họ cho rằng người mình đến đây lao động đã chiếm mất việc làm của người ta, cho nên là nó dấy lên một làn sóng bài xích và đã xảy ra những sự việc rung động cả nước Đức thí dụ như ở Rostock hay ở Mattersburg , họ đã đốt khu nhà ở của người Việt mình, họ hành hung người Việt nhà mình. Nhưng nó chỉ xảy ra một thời gian ngắn thôi, sau đó thì chính quyền Đức người ta đã kịp thời chấn chỉnh và hiện tượng như vậy không còn xảy ra nữa.”
Thống nhất và xây dựng đất nước
Gánh nặng bên kia bức tường Bá Linh trao lại cho nước Đức thống nhất không phải nhỏ, người dân Tây Đức đã đóng góp rất nhiều để có một nước Đức cường thịnh và phát triển như hôm nay, chị Mỹ Lâm cho biết:
Khau-hieu_Thong-Nhat-trong-Da-Dang-400.jpg
Khẩu hiệu Thống Nhất trong Đa Năng. Photo by Tuong An
“Phải nhìn thấy rằng là sự giúp đỡ của người dân Tây Đức đối với người dân Đông Đức rất lớn. Chúng tôi đi làm phải đóng 7% lương của mình vào một quỹ gọi là “quỹ xây dựng lại Đông Đức.”
Sau một thời gian ổn định lại lòng người cũng như vật chất. Nước Đức đã lấy lại cân bằng và phát triển.  Sự sáng suốt của những người nắm giữ những vai trò quan trọng trong bộ máy hành chánh của nước Đức có phải chăng là nhờ họ đã có một quá khứ đau thương dưới chế độ Cộng sản ? Anh Lâm Đăng Châu nói:
“Một điểm rất là đặc biệt là hai người nắm giữ quyền lực cao nhất của nước Đức là Tổng thống Đức và bà Thủ tướng Merkel đều xuất thân từ Đông Đức thành ra họ có những tầm nhìn xa. Chính vì những hoạt động đảng phái mà họ có tầm nhìn xa như vậy đã đóng góp phần nào về sự phát triển của nước Đức. Họ đã không có những chuyện như tù đầy, trại cải tạo hay đàn áp. Nếu mà so với sự thống nhất của Việt Nam thì họ đã khôn khéo nhìn ra vấn đề đó để mà phát triển nước Đức thành một trong những cường quốc, ít nhất là cường quốc về kinh tế hiện này trên thế giới.”
Với 16 bang, nước Đức đã chia mỗi tiểu bang mỗi năm phụ trách tổ chức lễ thống nhất hay còn gọi là lễ Quốc khánh của nước Đức. Năm nay, thành phố Hannover, thủ phủ của bang Niedersachsen nhận trách nhiệm tổ chức lễ hội liên bang kỷ niệm 24 năm nước Đức thống nhất. Hàng trăm ngàn người từ khắp nơi đổ về thành phố nằm bên dòng sông Leine của Tây Bắc Đức. 

Trung tâm Việt Nam tại Hannover cũng có gian hàng triển lãm, anh Lâm Đăng Châu, chủ tịch trung tâm Việt Nam kể lại không khí tưng bừng trong ngày lễ hội:
“Năm nay, thủ phủ của bang Niedersachsen, tức là thành phố Hanover nhận tổ chức lễ hội liên bang 25 năm bức tường Bá linh đổ và chính thức là 24 năm nước Đức thống nhất.

 Khẩu hiệu họ đưa ra là 25 năm cuộc cách mạng ôn hoà và bức tường Bá Linh đổ hay là 25 năm Tư do và nước Đức thống nhất trong đa dạng (Vereint in Vielfalt) Trong sinh hoạt cách đây hai ngày, chúng tôi có tham dự, thời tiết rất đẹp thì chúng tôi thấy có hàng trăm ngàn người từ những thành phố lớn ở Đức đã tới Hannover để tham dự.

Và chúng tôi thấy những quan chức trọng yếu trong chính quyền Liên bang như là Tổng thống Đức Gauck, Thủ tướng Đức Merkel, ông Chủ tịch Quốc Hội Lammert, Thống đốc bang Niedersachsen, ôngWeil và Thị trưởng thành phố Hannover, ông Schostock cũng như đại diện 16 tiểu bang của Đức đều hiện diện trong ngày Quốc khánh của Đức hôm thứ sáu 3/10 vừa qua. 

Trung tâm Việt Nam chúng tôi cũng được lời mời của bang Niedersachsen trung tâm Việt Nam Hannover cũng có một gian hàng thông tin và triển lãm về người Việt ở Đức góp phần vào sự đa dạng, nói lên tiếng nói của người di dân tại Đức. 

Trong cuộc triển lãm đó, chúng tôi trình bày 3 chủ đề:
Phải nhìn thấy rằng là sự giúp đỡ của người dân Tây Đức đối với người dân Đông Đức rất lớn. Chúng tôi đi làm phải đóng 7% lương của mình vào một quỹ gọi là “quỹ xây dựng lại Đông Đức.
- Chị Mỹ Lâm
-          Chủ đề thứ nhất: là những người Việt Nam tị nạn, chúng tôi có những hình ảnh về thuyền  nhân đến Đức từ cuối thập niên 70.
-          Chủ đề thứ hai: Chúng tôi nói về người Việt Nam hợp tác lao động bên Đông Đức từ đầu thập niên 80 cho đến khi bức tường đổ.
-          Chủ đề thứ ba: Là kết hợp và giao lưu người Việt Nam miền Bắc bên Đông Đức và thuyền nhân tị nạn, đa số ở miền Nam có dịp gặp gỡ để trao đổi với nhau.

Nước Đức thống nhất không đổ máu, không một tiếng súng. Tây Đức Nước Đức trở thành một quốc gia kinh tế đầu tàu của Âu châu. Nhìn về Việt Nam, chị Mỹ Lâm so sánh hai sự thống nhất:

“Một sự khác biệt rất rõ ràng: sự thống nhất của nước Đức là do sự đầu hàng của chế độ Cộng sản , họ từ chối chế độ Cộng sản, đó là sự thất bại của chế độ Cộng sản. Còn ở Việt Nam thì sự thống nhất ở Việt Nam là sự thống nhất trong bạo lực. Nên sự thống nhất ở Việt Nam đưa nước Việt Nam mình xuống dốc, còn sự thống nhất của nước Đức tạo ra một nền kinh tế tự do và con người được phát triển theo bảo đảm của Nhân quyền.”

Nước Đức thống nhất trong hoà bình, cường thịnh. Sau 25 năm, các thành phố ở Đông đức được xây dựng lại tân tiến hơn cả Tây Đức. Việt Nam sau gần 40 năm thống nhất vẫn còn những chênh lệch  giầu nghèo quá lớn. Anh Lâm Đăng Châu nhận xét:

“Nước Đức thống nhất trong hoà bình, không đổ máu, không tiếng súng. Đức tôn trọng nhân quyền, kinh tế vững mạnh, có uy tín và được thế giới ngưỡng mộ. Nhìn về Việt Nam thì nước Việt Nam thống nhất có quá nhiều thương đau, mất mát trong một cuộc nội chiến tàn bạo. Muốn có dân chủ trong nước thì bị bắt bớ, tù đày, độc lập dân tộc thì bị đe doạ.”
Tương lai của một đất nước nằm trong tay người dân và do chính người dân quyết định, vấn đề là họ có đủ can đảm đứng lên để cầm lấy vận mệnh của đất nước như những sinh viên Hồng kong đang đứng lên đòi quyền làm chủ của mình ? Anh Lâm Đăng Châu kết luận:
“Chính người dân Đông Đức đã tự định đoạt lấy số phận của mình, họ kiến trì tranh đấu cho tự do dân chủ, bất chấp tù đầy. Theo tôi nhận thấy, vấn đề chuyển hoá của Việt Nam mình phải do chính người dân tự quyết định lấy vận mạng của mình.”

Sinh viên Hong Kong không nao núng trước các vụ tấn công mạng

·         In

·         Chia sẻ:

Sinh viên biểu tình cung cấp dịch vụ sạc điện thoại miễn phí ngay giữa trung tâm thương mại, một điểm nay được đặt tên là 'Charging Corner,' hay 'Góc sạc pin.'

·          

·          

·          

·        

Tin liên hệ

·         Video Người sáng lập đảng Dân chủ Hong Kong chỉ trích Bắc Kinh

·         Video Sinh viên biểu tình Hong Kong sẵn sàng đối thoại với chính quyền

·         Biểu tình Hong Kong định hướng cho vận động tranh cử Đài Loan

·         Video Các nhóm nhỏ hơn quyết tâm tiếp tục cuộc biểu tình ở Hong Kong

·         Nghe ‘Cuộc biểu tình ở Hong Kong là tấm gương cho giới trẻ Việt Nam’

Hình ảnh/Video

Video

Biểu tình ở Hồng Kông lắng xuống (VOA60)

Ivan Broadhead

08.10.2014

Vào lúc phong trào đòi dân chủ ở Hong Kong kéo dài qua tuần lễ thứ nhì, một số bằng chứng ngày càng nhiều cho thấy nhà cầm quyền Hong Kong và Trung Quốc đang quay ra đào bới các dữ liệu để tìm cách ngăn chặn các nhà hoạt động trẻ tuổi.

Tại cổng vào trạm xe điện ngầm Admiralty của Hong Kong, ngay giữa quận thương mại, một điểm nay được đặt tên là “Charging Corner,” hay "góc sạc pin,” là nơi tám nhà hoạt động xếp hàng có thứ tự, mỗi người nắm trong tay một điện thoại di động.

Một số các nhà vận động này đã ở ngoài đường hơn một tuần lễ không có điện, nhưng điện thoại thông minh của họ vẫn được “sạc” đầy. Những người hoạt động bỏ máy điện thoại ở đây để sạc pin trên một thiết bị USB độc đáo do anh Sirius Lee 22 tuổi chế ra.

Sinh viên ngành y tế công cộng này ngồi giữa một đống dây huỳnh quang, biểu diễn hệ thống sạc 80 cái điện thoại mà chỉ cần đến một ổ cắm điện.

“Mỗi sợi dây cáp và ổ cắm đều được đánh số. Chúng tôi nói cho họ biết họ đang sử dụng ổ nào, và khi họ trở lại, họ nói cho chúng tôi biết và chúng tôi kiểm chứng bằng cách tra lại số điện thoại. Đó là sự tin tưởng lẫn nhau – mặc dầu điện thoại của họ đầy các dữ liệu như hình ảnh và sổ liên lạc…”

Có tới 500 người hàng ngày sử dụng dịch vụ miễn phí này.

Đối với những người chống đối biểu tình, các máy điện thoại cầm tay này tiêu biểu cho thông tin có giá trị, với tên tuổi, địa chỉ và thông tin về phong trào biểu tình tổ chức và động viên những người theo phong trào ra sao.

Tuần này, đài VOA đã tường thuật về cách thức phần mềm có mục đích xấu (xâm nhập hoặc phá hủy dữ liệu trên máy tính) được Trung Quốc thảo chương để đánh cắp dữ liệu từ các sản phẩm Android và Apple ở Hong Kong ra sao.

Nhà lập pháp Charles Mok, đại diện cho khu vực kỹ thuật thông tin địa phương, nói việc khai triển các loại virut và Trojan có thể được nhà nước bảo trợ.

“Tôi được các chuyên gia an ninh của chúng tôi cho biết là nó rất tinh vi. Và mọi người đã từng có khuynh hướng sử dụng từ 'tấn công được nhà nước bảo trợ'…”

Hacker được nhà nước bảo trợ ở Trung Quốc đã trở thành một nguồn gây căng thẳng với Washington và tuần này giám đốc cơ quan FBI nói Bắc Kinh “đứng đầu danh sách” các nước sử dụng các chiến thuật như thế để tấn công các tổng công ty và các cơ quan chính phủ.

Trung Quốc đã cáo buộc Washington cũng làm như thế.

Ngay cả các ứng dụng dữ liệu không phải của Trung Quốc dường như cũng được Bắc Kinh sử dụng để phá hoại chiến dịch đòi dân chủ ở Hong Kong. Hôm chủ nhật, truyền thông địa phương tường thuật giới lao động trẻ người Hong Kong đang được đề nghị 65 đôla qua Whatsapp, để gây rối tại các địa điểm biểu tình. Các khoản tiền đó được truy nguyên là những nguồn tin có liên hệ với Bắc Kinh, theo báo South China Morning Post.

Cũng gây quan ngại cho ông Mok là sự kiện các cảnh sát viên Hong Kong đã tịch thu điện thoại của người biểu tình khi họ bị bắt, trong đó có một máy thuộc quyền sở hữu của lãnh tụ sinh viên Joshua Wong.

Các máy này chưa được trả lại. Một lần nữa, ông Mok lo ngại rằng đây là một biện pháp được nhà nước cho phép để tiếp cận các dữ liệu cá nhân nhạy cảm về người biểu tình và các mạng lưới của họ.

“Chúng tôi rất bất bình. Luật sư của chúng tôi đang tìm cách tính ra các cách để xem chúng tôi có thể ngăn cản cảnh sát làm như thế này trong tương lai.”

Ông khuyên các sinh viên có thể bị bắt mang theo điện thoại di động hãy phá bỏ máy của mình.

“Hãy lấy ra những bộ phận có thể tháo gỡ. Yêu cầu họ để vào những thùng riêng để chúng có thể trở thành những tang vật mà theo luật, không thể ráp trở lại với nhau.”

Nhiều nhà hoạt động tin rằng các cú điện thoại của họ vốn đã bị theo dõi. Nhưng kỹ sư nhu liệu Karen Chung 28 tuổi nói họ sẽ không từ bỏ lý tưởng của họ chỉ vì những sự lo ngại như thế.

“Tôi nghĩ trao đổi thông tin kỹ thuật số trong khu vực này là rất nguy hiểm. Tôi không cài đặt ứng dụng nào có gốc Trung Quốc nhưng dĩ nhiên, tôi rất tức giận.”

Một số tay hacker đang chống lại nhà cầm quyền Hong Kong. Tuần trước, nhóm hoạt động “Vô danh” loan báo một chiến dịch nhắm vào chính quyền Hong Kong để trả đũa cho việc đối xử với những người biểu tình đòi dân chủ. Tuần này, cảnh sát cho biết họ đã bắt giữ 5 người bị nghi là các tay hacker địa phương bị tố cáo về những vụ tấn công mạng chống lại các trang web của chính quyền Hong Kong.

Hồng Kông : Con gà đẻ trứng vàng mà Trung Quốc chưa thể bỏ qua

mediaPhong trào Chiếm lĩnh Trung Hoàn tuần hành với dải vải đen dài 500 m tượng trưng cho sự bội tín của Trung Quốc, tại khu trung tâm tài chính quốc tế ở Hồng Kông, 14/09/2014.REUTERS/Tyrone Siu

Các cuộc biểu tình đòi dân chủ tại Hồng Kông đã làm dấy lên những mối lo ngại nguy cơ đặc khu kinh tế này bị Bắc Kinh trừng phạt. Tuy nhiên, theo giới quan sát được hãng tin Pháp AFP ngày 08/10/2014 trích dẫn, Hồng Kông hiện vẫn còn quá quý giá để bị Trung Quốc « xếp xó », ngay cả khi vùng lãnh thổ này phải đối mặt sự cạnh tranh ngày càng mạnh của Thượng Hải.

Sự kiện hàng chục ngàn người Hồng Kông trong những ngày qua đã mạnh dạn xuống đường tại vùng lãnh thổ trên nguyên tắc đã thuộc chủ quyền Trung Quốc để đòi quyền được tự do chọn lựa lãnh đạo của mình vào năm 2017, đã làm gây nên một số phản ứng lo ngại. Nhiều người sợ rằng Bắc Kinh - vốn không chấp nhận bất kỳ thách thức nào đối với quyền lực độc tôn của mình - có thể tìm cách trừng phạt đặc khu kinh tế này. 

Đối với cựu thuộc địa của Anh Quốc, nguy cơ lớn nhất có thể là việc giới lãnh đạo tẩy chay Hồng Kông để dồn sức phát triển trung tâm tài chính mới nổi của Trung Quốc là Thượng Hải. Tại thành phố này, Bắc Kinh đã thành lập một vùng tự do mậu dịch được quảng bá rầm rộ cách nay một năm. 
Hồng Kông : Đối tác không còn đáng tin cậy của Trung Quốc ? 
Tiêu biểu cho nhận định bi quan này là ông Lận Thường Niệm (Francis Lun), một chuyên gia phân tích tài chính đồng thời là Giám đốc công ty chứng khoán Geo Securities tại Hong Kong. Theo ông : « Do việc Hồng Kông hiện đứng lên chống lại Trung Quốc, đặc khu này đã bị xếp vào diện đối tác không đáng tin cậy… Điều đó sẽ đẩy mạnh xu thế là một ngày nào đó, Thượng Hải sẽ thay thế Hồng Kông trong tư cách là thủ phủ tài chánh của Trung Quốc ».  
Chuyên gia này cảnh báo : « Nếu thủy triều rút đi, nó sẽ không quay trở lại… Và điều đó sẽ có thể xảy ra, và rất nhanh. »
Tuy nhiên, không phải ai cũng bi quan. Nhiều chuyên gia khác cho rằng trước mắt, Bắc Kinh chưa thể gạt Hồng Kông qua một bên.
Về mặt chính trị, Trung Quốc không thể tự nhận là đã thất bại trong chính sách « Một đất nước, hai chế độ ». Cho đến lúc này, Bắc Kinh, vẫn tiếp tục nhấn mạnh rằng Hồng Kông là một bộ phận của Trung Quốc. 

Về mặt kinh tế, Hồng Kông vẫn là một cầu nối kinh tế quan trọng, và là một mô hình mà Trung Quốc chưa tận dụng được hết. 

Vai trò cầu nối và khuôn mẫu 
Theo ông Julian Evans-Pritchard, chuyên gia về kinh tế Trung Quốc tại hãng Capital Economics : « Trung Quốc hiển nhiên không hài lòng về những gì đang xảy ra trong các cuộc biểu tình ở Hồng Kông, nhưng họ vẫn đang nhào nặn rất nhiều biện pháp cải tổ (tài chính) tại Hoa lục theo mô hình Hồng Kông… Vì thế, tôi không nghĩ rằng Bắc Kinh muốn Hồng Kông thụt lùi. Trả đũa là một điều ngớ ngẩn ». 

Đối với giới quan sát, Trung Quốc vẫn cần đến Hồng Kông như là nhịp cầu giúp Hoa lục mở cửa ra cộng đồng tài chánh thế giới. Lý do rất đơn giản : Hệ thống luật lệ minh bạch và công bằng của Hồng Kông được giới đầu tư tin tưởng, nên họ sẵn sàng lấy đặc khu này làm bàn đạp tiến vào Trung Quốc. 

Chỉ cần so sánh thứ hạng của Hồng Kông và Trung Quốc trên bảng Chỉ số Tự do Kinh tế do Hiệp hội Heritage Foundation và nhật báo Mỹ Wall Street Journal công bố hàng năm, là thấy rõ điều đó : Năm nay là năm thứ 20 liên tiếp mà Hồng Kông được đánh giá là nền kinh tế tự do nhất thế giới. Trong lúc đó thì Trung Quốc bị đẩy xuống hạng 137 ! 
Hồng Kông, theo chính Bộ Thương mại Trung Quốc, cũng là một điểm đến quan trọng cho giới đầu tư tại Hoa lục, với gần 60% đầu tư Trung Quốc tính đến cuối năm 2012, hoặc đổ vào Hồng Kông, hoặc chuyển ra nước ngoài theo cửa ngõ đó.
Thượng Hải chưa thể bắt kịp Hồng Kông  

Bắc Kinh hiện đang từ từ mở cửa thị trường vốn của Hoa lục thông qua Thượng Hải, thế nhưng thị trường này chưa hấp dẫn như Hồng Kông do việc chính quyền Trung Quốc vẫn muốn duy trì quyền kiểm soát trên các đòn bẩy kinh tế trọng điểm. Nhiều doanh nghiệp nước ngoài vẫn than phiền về tiến độ cải cách chậm chạp tại vùng Tự do Mậu dịch Thượng Hải, bất chấp các cam kết của Bắc Kinh. 

Ông Dương Vũ Đình (Raymond Yeung), chuyên gia kinh tế cao cấp tại ngân hàng ANZ nhận định : « Rõ ràng là Trung Quốc rất muốn phát triển Thượng Hải…nhưng điều đó không có nghĩa là họ đã bỏ rơi Hồng Kông. » 

Theo chuyên gia này, chiến dịch đòi dân chủ Chiếm lĩnh Trung Hoàn (Occupy Central) đã được loan báo từ năm ngoái, nhưng chính quyền Trung Quốc vẫn thúc đẩy kế hoạch liên kết hai thị trường chứng khoán Hồng Kông và Thượng Hải. Đối với ông Dương Vũ Đình : « Thật là thô thiển khi cho rằng ‘Anh bướng bỉnh thì tôi sẽ bỏ bê anh’ ».  

Tóm lại, giới quan sát hầu như đều nhất trí cho rằng trong ngắn hạn, Hồng Kông không cần phải lo lắng. Thế nhưng vấn đề sẽ khác đi trong một tương lai xa hơn, khi mà vào năm 2047, thời hạn vùng lãnh thổ này được hưởng quy chế đặc biệt sẽ kết thúc.


No comments:

Post a Comment

Thanks for watching

Popular Posts

Popular Posts