Mỹ vẫn cứ đổ tiền và vũ khí ra đẻ mướn VC canh giữ Biển Đông, Nhng tiền Mỹ không ế,không đọng CÒn Tàu nó vẫn đều đền ngoạm biển dảo Biển Đông . Một ngày nào đó chắc Mỹ lại tập dượt cách Xoay Trục lần nữa từ Chấu Á quay về Wasington ` vẫn h
On Thursday, October 9, 2014 4:54 PM, "Gop gio
Ngoại trưởng Hoa Kỳ John
Kerry (phải) và người đồng nhiệm Việt Nam Phạm Bình Minh tại Washington ngày
02/10/2014.REUTERS/Yuri Gripas
Cuộc hội kiến đã được chờ đợi từ lâu và có lúc tưởng chừng như
không thành, giữa Ngoại trưởng Việt Nam Phạm Bình Minh và người đồng nhiệm Hoa
Kỳ John Kerry rốt cuộc cũng đã diễn ra tại Washington ngày 02/10/2014.Chuyến
viếng thăm chính thức Hoa Kỳ của ông Phạm Bình Minh có ý nghĩa gì, và sắp tới
quan hệ Việt-Mỹ liệu có những tiến triển đủ nhanh và đủ mạnh?
Chúng tôi đã đặt câu hỏi này với nhà bình luận Phạm Chí Dũng ở
Saigon.
“Về nhà”
RFI
: Thân chào anh Phạm Chí Dũng. Cảm nhận của anh sau cuộc gặp giữa hai Ngoại
trưởng Phạm Bình Minh - John Kerry ở Washington vào đầu tháng 10 năm nay như
thế nào ?
Nhà bình luận Phạm Chí Dũng : Nói thực lòng, tôi có cảm giác ông Phạm Bình
Minh như được “về nhà”. Có một bài tường thuật cho biết trong một buổi
nói chuyện kèm trả lời phỏng vấn, vào lúc ông Minh đang thao thao về Trung
Quốc và cử tọa đang chăm chú nghe, bỗng cái micro đổ xuống bàn, gây một
tiếng “ùm” rất to như bom nổ trong loa, làm cả hội trường giật thót
mình (trước đó khi nói về kinh tế và tình hình trong nước thì micro
chẳng sao cả).
Thế nhưng ông Phạm Bình Minh tỏ ra rất nhanh trí và còn nói
đùa rằng nói đến Trung Quốc nên “nó” thế đấy, làm hội trường cười ồ
và khiến cho “bi kịch” về câu chuyện micro mau chóng trôi qua.
Tôi không nhớ đã có lần nào ông Minh xử trí linh hoạt và thoải mái
như vậy trong các cuộc ra mắt công luận quốc tế trước đây. Rõ ràng phải ở trong
tâm trạng bình yên, sảng khoái và thành tích, Bộ trưởng Ngoại giao Việt Nam mới
có được phút xuất thần, thoát khỏi trạng thái căng cứng thường xuyên của ông.
Cũng có một chi tiết khác thể hiện thái độ của giới ngoại giao
Việt Nam liên quan đến sự kiện “tái lập bang giao Việt - Mỹ” vào lần này. Khi
báo điện tử Vietnamnet phỏng vấn : “Gần đây, Mỹ đưa ra ý tưởng “Đông kết”
trong vấn đề tranh chấp ở Biển Đông. Theo quan sát của ông, đề xuất này phản
ánh ý đồ của Mỹ như thế nào…”, thì ông Trần Việt Thái - Phó viện trưởng
Viện nghiên cứu chiến lược của Học viện ngoại giao lập tức “chỉnh” ngay: “Nếu
nói ý đồ của Mỹ thì hơi nặng…”.
Cần chú ý rằng giới ngoại giao Việt Nam, vốn chịu ảnh hưởng sâu xa
của nền chính trị lắt léo và thâm hiểm Trung Quốc, thường rất thích cường điệu
và chơi chữ sao cho vừa thế hiện tính thông thái nhưng cũng vừa bảo đảm tính
“kiên định”. “Ý đồ” là một trong trong những từ đặc thù nhất mà giới
lãnh đạo và hệ thống tuyên truyền Việt Nam dành cho người Mỹ trước đây, chẳng
hạn như “ý đồ diễn biến hòa bình”, tất nhiên mang hàm ý còn lâu mới tích
cực.
Nhưng nếu để ý, có thể nhận ra rằng cứ vào mỗi thời điểm quan hệ Việt - Mỹ
có dấu hiệu nồng nàn hơn, chẳng hạn như vào năm 2007 khi Chủ tịch nước Nguyễn
Minh Triết sang Mỹ gặp Tổng thống George Bush và Việt Nam được gia nhập Tổ chức
Thương mại Thế giới, hay vào chính thời điểm này, câu chữ của giới ngoại giao Việt
Nam lập tức dịu dàng và mơn trớn hơn khá nhiều.
RFI
: Làm sao ông Phạm Bình Minh đến được Hoa Kỳ, trong khi cách đây không lâu
chuyến đi của ông ấy còn bị hoãn lại chưa biết đến khi nào?
Trạng thái bị đình hoãn lâu ngày như vậy càng khiến người ta tăng
cảm xúc “nhớ nhà”. Đáng lý ra, ông Phạm Bình Minh đã được “về nhà” từ
tháng 6/2014 khi nhận lời mời trực tiếp của Ngoại trưởng John Kerry, ngay sau
vụ giàn khoan Hải Dương 981 của Trung Quốc tiến chiếm Biển Đông. Tuy vậy suốt
từ đó đến gần đây, ông Minh chẳng hề được sang Mỹ, thay vào đó lại phải dự tiếp
Dương Khiết Trì là ủy viên Quốc vụ viện Trung Hoa ở Hà Nội, hoặc tiếp xúc căng
cứng chán ngắt với Bộ trưởng Ngoại giao Trung Quốc là Vương Nghị.
Tôi cho rằng chỉ vào đầu tháng 10/2014, vai trò của ông Phạm Bình
Minh mới thực sự phần nào có ý nghĩa, ít ra cũng trên danh nghĩa khi được Bộ
Chính trị chấp thuận cho đàm phán song phương với Hoa Kỳ.
Sở dĩ nói như vậy vì gần như cùng lúc với sự có mặt ở Washington
của ông Minh, Bộ Chính trị cũng tỏ rõ vai trò đối ngoại, nghĩa là một phái đoàn
của Tổng bí thư Nguyễn Phú Trọng xuất hiện ở Hàn Quốc, với kết quả đặc biệt
nhất sau 21 phát đại bác chào mừng là phía Việt Nam đã đồng thuận với Hàn Quốc
trong tuyên bố chung về “không chấp nhận” (có người dịch là “không
dung thứ”) việc CHDCND Triều Tiên leo thang vũ khí hạt nhân và đe dọa nền
hòa bình quốc tế.
Cùng lúc, những tờ báo đảng như Quân Đội Nhân Dân bắt đầu hy
vọng về “niềm tin đối tác hợp tác chiến lược” giữa Việt Nam với một quốc
gia đồng minh quân sự truyền thống, từng bị Việt Nam chỉ trích là “chư hầu
của Mỹ”, là Hàn Quốc. Ngược lại, bình diện ngoại giao Việt Nam - Triều Tiên
đang có nguy cơ bị “đảo chính”.
Như vậy, có thể hiểu là chuyến đi Hoa Kỳ của một quan chức cao cấp
trong Chính phủ như ông Phạm Bình Minh là do “đảng chỉ đạo” và nằm trong đường
hướng cùng lộ trình hòa dịu quan hệ Việt - Mỹ, thậm chí còn mang hơi hướng mong
ngóng đến một mối liên minh quân sự Việt - Mỹ trong tương lai, để tránh mũi lao
từ Trung Quốc, chứ không hẳn do Thủ tướng Nguyễn Tấn Dũng một mình quyết định.
Tuy thế, cũng có thể hiểu là mặc dù không chiếm thế thượng phong, nếu không nói là ngược lại, trong các cuộc tiếp xúc song phương Việt - Mỹ từ tháng 7/2014 đến nay, việc gia tăng quan hệ với Mỹ cũng làm cho những người bên chính phủ cảm thấy hài lòng hơn, tuy có thể còn ít ỏi so với tham vọng “Mỹ tiến” của họ.
“Chỉ muốn nhận không muốn cho”
RFI
: Vì sao kết quả cuộc gặp John Kerry và Phạm Bình Minh không thấy nêu ra
tiến trình đàm phán cụ thể để “hoàn tất TPP”?
Đây là một vấn đề tế nhị về phía Hoa Kỳ và bi kịch đối với Việt
Nam. Vào đúng lúc này, “thời điểm vàng” đã trôi qua, trong khi trước đây Tổng
thống và chính phủ Mỹ có khá nhiều quyền hành để quyết định về TPP cho Việt
Nam. Thế nhưng phần lớn cơ hội đã bị phía Việt Nam bỏ lỡ. Trong hơn một năm qua
từ cuộc viếng thăm Nhà Trắng của Chủ tịch nước Trương Tấn Sang, những cam kết
về dân chủ và nhân quyền vẫn bị Hà Nội thực hiện một cách cố tình trì hoãn và
quá sức chậm chạp, do vậy không thể khiến cho Quốc hội Mỹ hài lòng.
Hãy xem Việt Nam có bao nhiêu cơ hội? Ít nhất, họ đã đón tiếp John
Kerry ở Hà Nội vào tháng 12/2013, rồi đón nữ Thứ trưởng Ngoại giao Mỹ Wendy
Sherman vào tháng 3/2014. Sau đó, cơ hội lớn không kém là Ủy viên bộ chính trị
Phạm Quang Nghị sang Mỹ để “trút bầu tâm sự”, để sau đó cả Thượng nghị sĩ Cộng
hòa John McCain lẫn Chủ tịch Hội đồng Liên quân Mỹ Martin Dempsey đều lập tức
có mặt tại Hà Nội để tâm sự nhiều hơn. Chưa kể, Việt Nam còn có đến hai dịp để
bày tỏ thiện tâm ở Genève, Thụy Sĩ vào tháng Hai và tháng Sáu năm 2014. Nhưng
bi kịch cho Nhà nước Việt Nam chính là ở chỗ họ luôn muốn nhận quá nhiều nhưng
lại chẳng cho đi bao nhiêu.
Chúng ta nên để ý là cùng thời gian với cuộc đàm phán cấp cao về
TPP tại Hà Nội vào đầu tháng 9/2014, đã không có bất kỳ tù nhân chính trị nào
được Nhà nước Việt Nam đặc xá vào dịp Quốc khánh 2/9.
Sau đó đến cuối tháng
10/2014, dường như chịu một sự thúc ép ngày càng căng từ quốc tế lẫn trong nội
bộ, Bộ Công an mới chịu thả 5 tù nhân lương tâm, nhưng nói xin lỗi, toàn những
người “sắp chết” và gần như đã mất “sức lao động dân chủ”, có nghĩa là hầu như
không còn “nguy hiểm” gì đối với sự tồn tại của chính quyền. Mà thả như vậy thì
chỉ mới là nhỏ giọt và chẳng thể đủ thành tâm trước sự đòi hỏi rốt ráo của cộng
đồng quốc tế, do đó vẫn làm cho Quốc hội Hoa Kỳ trở nên quá khó nghĩ trước khi
đưa ra một quyết định về Việt Nam có được tham gia vào TPP hay không.
Trong khi đó, càng về sau này, quyền lực càng chuyển dần sang
lưỡng viện Hoa Kỳ, trong đó có cơ chế thông qua quyền đàm phán nhanh TPP (fast
track). Có nghĩa là vào lúc này, ngay cả Tổng thống Obama cũng không còn được
toàn quyền quyết định về TPP, mà phải chờ cuộc bầu cử Quốc hội Mỹ diễn ra vào
giữa tháng 11/2014 và sau đó đợi cơ quan này thông qua quyền đàm phán nhanh TPP
trong sớm nhất vào đầu năm 2015.
Rất có thể, đó là lý do để dù có muốn, ông John Kerry cũng không
thể công bố với ông Phạm Bình Minh về một lộ trình nào đó để “hoàn tất TPP”.
RFI
: Đầu năm nay, Tổng thống Obama hy vọng sẽ “kết thúc TPP” vào cuối năm. Có
cách nào để đẩy nhanh hy vọng đó?
Cách tốt nhất và nhanh nhất hiện thời là cần phải có một sự chuyển
biến mạnh về “tư duy” và cách thức hành xử đối với tù nhân lương tâm, theo
phương pháp luận mà Tổng thống Thein Sein của Miến Điện đã tiến hành vào năm
2012.
Tôi tin rằng nếu Nhà nước Việt Nam chấp nhận thả ngay một số tù
nhân lương tâm quan trọng trong danh sách vài chục người do phía Mỹ yêu cầu như
Linh mục Nguyễn Văn Lý, Điếu Cày Nguyễn Văn Hải, Lê Quốc Quân, Tạ Phong Tần…,
đồng thời hợp thức hóa quyền lập hội cho xã hội dân sự và công đoàn độc lập cho
công nhân ở Việt Nam, thì ngay lập tức, cánh cửa TPP cho Việt Nam sẽ mở toang ở
Quốc hội Mỹ. Khi đó, lưỡng viện Mỹ sẽ có thể “gật” với tỉ lệ có lẽ cao không
kém con số 98% đại biểu Quốc hội Việt Nam đã “gật” khi thông qua hiến pháp sửa
đổi 2013 với nội dung giữ nguyên cơ chế “sở hữu đất đai toàn dân”, “kinh tế
thị trường xã hội chủ nghĩa” và “quân đội chỉ trung thành với đảng”.
Nếu Hà Nội “đổi mới tư duy”…
RFI
: Triển vọng như anh nói là có cơ sở, vì vào năm ngoái Việt nam đã nhận được
gần 100% số phiếu thuận để trở thành thành viên Hội đồng Nhân quyền Liên Hiệp
Quốc. Tức nếu Nhà nước Việt Nam “đổi mới tư duy”, họ hoàn toàn có thể hy vọng
không chỉ vào TPP mà còn cả những vấn đề khác?
Khả năng đó là rất lớn. TPP chỉ là một trong những “cứu cánh” đối
với giới lãnh đạo Việt Nam, cả “phe bảo thủ” lẫn “phe lợi ích”. Nhưng từ sau vụ
giàn khoan Hải Dương 981 ở Biển Đông và ý đồ lấn chiếm Việt Nam không thèm che
giấu của Bắc Kinh, chưa bao giờ từ năm 1975 đến nay, Nhà nước Việt Nam lại cần
đến “tình bạn” với Hoa Kỳ như bây giờ. Chỉ có một mối quan hệ đồng minh với Mỹ
mới có thể cứu vãn tình hình.
Chúng ta để ý là ngay sau khi nổ ra vụ giàn khoan Hải Dương 981,
Tư lệnh quân đội Mỹ ở Thái Bình Dương Locklear, chứ không phải John Kerry, là
người đầu tiên nói bóng gió về “đối tác chiến lược”. Sau đó, những
chuyến công du Việt Nam của Thuợng nghị sĩ John McCain và Chủ tịch Hội đồng
Liên quân Hoa Kỳ Martin Dempsey cũng đề cập đến vấn đề này. Như thế, triển vọng
về “đối tác chiến lược” giữa Việt Nam và Hoa Kỳ là có, giống như “niềm
tin đối tác hợp tác chiến lược” với người Hàn, chứ không chỉ dừng ở “đối
tác toàn diện” vẫn còn quá “khiêm tốn” như hiện giờ.
Nhưng tôi cũng xin nhắc đến một đặc tính tâm lý của giới lãnh đạo
Việt Nam: với họ, “đối tác chiến lược” không bao giờ là đủ. Trong hơn 10
năm qua, họ đã thiết kế chẵn một chục đối tác chiến lược với nhiều quốc gia, kể
cả với vài quốc gia chẳng mấy liên quan về an ninh và quốc phòng, đến mức giới
quan sát phải thốt lên là “Việt Nam lạm phát đối tác chiến lược”. Nhưng
cuối cùng khi vụ giàn khoan Hải Dương 981 nổ ra, ai là người đứng bên cạnh Việt
Nam? Không ai hết, trừ “đối tác chiến lược” lớn nhất và “môi răng” nhất
là Trung Quốc - thủ phạm gây ra vụ xâm lấn này.
Còn với người Mỹ, mọi chuyện sẽ hoàn toàn khác về quan niệm và
tính thực chất. Với người Mỹ, “đối tác chiến lược” là một cơ chế đòi hỏi
đức tin cao độ lẫn nhau và phải có “những tiến bộ có thể chứng minh được”
- theo cách nói của giới ngoại giao Mỹ. Vì thế Việt Nam muốn có được một “vị
trí chiến lược” nào đó trong lòng người Mỹ thì không thể nhanh mà phải cần đến
ít ra vài ba năm chuẩn bị.
RFI
: Như vậy sau cuộc gặp John Kerry - Phạm Bình Minh, vấn đề nào là ưu tiên
trước mắt trong quan hệ Việt - Mỹ?
Trước mắt sẽ là cơ chế nối lại việc bán vũ khí sát thương cho Việt
Nam để “bảo vệ tổ quốc xã hội chủ nghĩa”. Đó cũng là tiến bộ gần như duy
nhất sau cuộc gặp John Kerry - Phạm Bình Minh vừa qua. Và đó cũng là một định đề
cần thiết để Quốc hội Mỹ vào cuối năm nay nhiều khả năng có thể thông qua cơ
chế gỡ bỏ một phần lệnh cấm bán vũ khí sát thương cho Việt Nam.
Cũng có một chủ đề tuy không mang tính lợi lộc trực tiếp nhưng sẽ
rất có ý nghĩa về hình ảnh ngoại giao, đó là liệu Tổng thống Obama có đến Việt
Nam vào cuối năm 2015 như một hứa hẹn hay không. Cần nhớ lại là vào cuối năm
2012, ngay sau thắng cử nhiệm kỳ tổng thống thứ hai, ông Obama đã lần đầu tiên
đặt chân đến Miến Điện, mở ra lộ trình xóa nợ, giao thương quốc tế và viện trợ
không hoàn lại ồ ạt của quốc tế đối với đất nước vừa thoát thai ách quân phiệt
này.
Còn bây giờ, nếu đảng và chính quyền Việt Nam muốn dung hòa một
kịch bản như Miến Điện mà không phải “đấu tranh này là trận cuối cùng”,
chắc hẳn Obama sẽ không ngần ngại đến Hà Nội vào cuối năm sau. Mà nếu điều đó
diễn ra, tôi tin là giới lãnh đạo Hà Nội vẫn có cơ sở hy vọng “bao nhiêu lợi
quyền tất qua tay mình” - như một câu sắt đá trong Quốc tế ca.
Việt Nam vẫn
sẽ lôi kéo được đầu tư nước ngoài và cả kiều hối, vẫn có thể kéo dài được sự èo
uột cho cơ thể kinh tế đã quá suy nhược. Nhưng trên tất cả và sẽ rất giống với trường
hợp Miến Điện, quyền lực của giới cầm quyến vẫn được duy trì gần như không suy
xuyển. Cái mà họ “mất” chỉ là trả lại cho dân chúng những quyền cơ bản mà họ
tước đoạt trước đây.
"Đức tin cao cả"
RFI :
Có thông tin cho biết Việt Nam thường cho rằng Hoa Kỳ cần đến Việt Nam hơn
là ngược lại. Anh dự đoán ra sao về thái độ và động thái của người Mỹ trong
thời gian tới?
Không, vào lần này tôi không nghĩ là người Mỹ sẽ vồ vập như giới
chính khách Việt Nam tưởng tượng. Nhiều người trong giới chính khách Việt vẫn
luôn mang trong mình căn bệnh “tự kiêu cộng sản” không thể rũ bỏ được.
Họ khoác lác với nhau, báo cáo cấp trên và đinh ninh rằng Mỹ luôn cần đến Việt
Nam với một số lý do như Việt Nam có vị trí chiến lược ở khu vực châu Á - Thái
Bình Dương, Việt Nam là thị trường đầy tiềm năng, hoặc Việt Nam là nước duy
nhất có thể ngăn cản Trung Quốc tiến xuống phía Nam… Một số quan chức Việt còn
tự đề cao mình và làm nhiều cách để họ trở thành trung tâm chọn lựa để phía Mỹ
“chọn mặt gửi vàng”.
Nhưng một cố vấn cao cấp thuộc Trung tâm Nghiên cứu của Mỹ về
Chiến lược Quốc tế (CSIS) là ông Earnest Bower đã nói thẳng: “Chúng tôi
không muốn đặt căn cứ ở Việt Nam. Hoa Kỳ không muốn và cũng không cần một liên
minh quân sự với Việt Nam”.
Thực ra Mỹ đã có quá đủ bài học từ giai đoạn những năm 2009-2012,
sau khi Nhà nước Việt Nam được dỡ bỏ khỏi danh sách các nước cần quan tâm đặc
biệt về nhân quyền và tôn giáo và còn được tham gia vào WTO, nhưng đã hầu như
không “đổi mới” gì về nhân quyền.
Thời gian qua tôi đã gặp và nhận ra một sự suy tính căng thẳng ở
các viên chức chính trị Hoa Kỳ về hiện tại và tương lai nền chính trị ở Việt
Nam, liên quan mật thiết đến những gương mặt chính khách trong “bộ tứ” hiện nay
và cả những gương mặt chìm ẩn chưa hiện ra. Họ thường suy tư với những câu hỏi:
“Kinh tế Việt Nam có bị khủng hoảng không?”, “Chính trị Việt Nam liệu có ổn định
không?”, hoặc “Hoa Kỳ và châu Âu nên ứng xử như thế nào với Việt Nam?”,
và về một số vấn đề cụ thể của Việt Nam như TPP, đầu tư nước ngoài, khả năng và
tình huống lệ thuộc vào Trung Quốc, hoặc những vấn đề nhân quyền.
Có lẽ họ bắt đầu muốn tìm ra một bộ mặt nhân sự có tính bảo đảm
cho vị thế và lợi ích của người Mỹ ở Việt Nam và Biển Đông trong dài hạn, trung
hạn và trước mắt là ngắn hạn. Đơn giản là người Mỹ không muốn bị “hố” một lần
nữa.
Bởi thế hiện nay và sắp tới, tôi cho rằng câu chuyện song phương
Mỹ - Việt sẽ diễn ra một cách từ tốn, chậm rãi đến mức có thể và bám sát nguyên
tắc “những tiến bộ có thể chứng minh được”.
Nhưng tôi e là Hà Nội vẫn chưa đủ đức tin cao cả để thấm thía
nguyên tắc này và cái giá mà họ sẽ phải trả trong tương lai không xa.
RFI
: Xin chân thành cảm ơn nhà bình luận Phạm Chí Dũng ở Saigon, đã vui lòng
nhận trả lời phỏng vấn của RFI Việt ngữ.
Nhà bình luận Phạm Chí Dũng - Saigon 08/10/2014
- Thụy My
__._,_.___
No comments:
Post a Comment
Thanks for watching