Vì sao Mỹ tập trận phòng
chiến tranh với TQ?
Rupert Wingfield-HayesBBC
News
- 16
tháng 10 2014
Hoa Kỳ thích nói về việc
đối thoại với Trung Quốc, nhưng rõ ràng lực lượng hải quân của Mỹ nay cũng đang
thao dượt cho một cuộc xung đột có tiềm năng sẽ xảy ra, theo tường thuật của
phóng viên BBC Rupert Wingfield-Hayes.
Quý vị không mấy khi
được mời lên một chiếc hàng không mẫu hạm hạt nhân của Mỹ và sau khi viết bài
này, có thể trong thời gian tới tôi sẽ không được mời trở lại.
Tôi chưa từng chứng kiến
tiếng ồn nào như vậy tại sàn sân bay trên boong tàu của hàng không mẫu hạm USS
George Washington. Chỉ cách chừng hơn một mét từ nơi tôi đang đứng là những
chiếc phi cơ 11 F/A-18 Super Hornet đang xếp hàng để cất cánh.
Chiếc đầu tiên được móc
vào máy phóng; có cảm giác cao trào trong tiếng gầm động cơ mở hết cỡ. Và sau
đó trong đám mây hơi nước trắng, chiếc phản lực 15 tấn lao xuống sàn sân bay và
phóng ra khỏi phần đuôi con tàu như một món đồ chơi vậy.
Vài giây sau, toán thủ
thủy trên boong trong quân phục nhiều màu của họ lại bình thản chuẩn bị cho
chiếc phản lực kế tiếp.
Quan sát Hải quân Mỹ tận mắt như thế này, khó
có thể không cảm thấy đôi chút kinh ngạc. Không có lực lượng hải quân nào khác
trên thế giới có những đồ chơi giống như vậy, hoặc có thể biểu diễn chúng ra
với sức quyến rũ một cách dễ dàng như vậy.
Nhưng khi đứng trên
boong tàu và quay phim cho tường thuật của mình về cách "Hoa Kỳ đang tập
luyện cho cuộc chiến tranh với Trung Quốc", tôi có thể thấy người mời tôi
lên tàu từ Văn phòng Bộ Hải quân đang cau mày.
Quý vị đã quá quen thuộc
với lời lẽ PR: Hải quân Mỹ "không luyện tập chuẩn bị cho cuộc chiến với
bất kỳ quốc gia nào".
Tuy nhiên, Hải quân Mỹ
cũng đã không tập hợp hai chiếc hàng không mẫu hạm với 200 chiếc phi cơ ngoài
khơi bờ biển Guam chỉ để cho vui. Đây là về một cuộc tập dượt những gì mà Lầu Năm
Góc nay gọi là "Chiến đấu trên không và trên biển".
Đây là khái niệm được
đưa ra lần đầu tiên vào năm 2009, và nó được thiết kế đặc biệt nhằm chống lại
mối đe dọa gia tăng từ Trung Quốc.
Một vài phút sau, tôi
đứng trên cây cầu của chiếc USS George Washington với Chuẩn Đô đốc Mark
Montgomery, chỉ huy Carrier Strike Group Five (Lực lượng tấn công hàng không
mẫu hạm nhóm 5). Các lực lượng dưới sự chỉ huy của ông đang luyện tập những gì
ông gọi là tình huống "chống xâm nhập, từ chối ra vào khu vực".
"Khi nói về khả năng của chúng tôi,"
ông nói, "chúng tôi nói về khả năng hoạt động trong bối cảnh không bị hạn
chế ở các vùng biển mà chúng tôi lựa chọn".
"Vào khi một số
quốc gia đã và đang phát triển loại vũ khí chống xâm nhập ngày càng phức tạp,
chúng tôi phải có chiến thuật, kỹ thuật và quy trình của mình để tiếp tục hoạt
động một cách tự do."
Đô đốc Montgomery không
thảo luận các chi tiết cụ thể của cuộc diễn tập. Tuy nhiên, các hàng không mẫu
hạm và phi cơ của ông đang phải đối mặt với những đe dọa ngày càng phức tạp, từ
mặt đất, trên biển, trên không, trên vũ trụ và trên mạng.
"Người ta thường
hiểu rằng một số quốc gia có khả năng loại bỏ vệ tinh hoặc hạn chế thông tin
liên lạc vệ tinh," ông nói, "vì vậy chúng tôi phải thực tập hoạt động
trong một môi trường thông tin liên lạc bị cản trở."
Hải quân Quân đội Giải
phóng Nhân dân Trung Quốc không thể sánh với Hải quân Hoa Kỳ, và trong một thời
gian dài nữa cũng không thể đuổi kịp. Thay vào đó, Trung Quốc đã phát triển các
loại vũ khí khác được thiết kế nhằm giữ các hàng không mẫu hạm của Mỹ ở xa bờ
biển của Trung Quốc.
Các loại vũ khí này bao
gồm các tàu ngầm mới ít tiếng ồn hơn hơn, tên lửa chống tàu siêu thanh tầm xa
và, có lẽ đáng lo ngại nhất, là tên lửa đạn đạo tầm trung rất chính xác được
mệnh danh là "sát thủ hàng không mẫu hạm".
Đúng theo kế hoạch,
chuông báo động bắt đầu đổ hồi. Một giọng nói vang lên trên hệ thống phóng
thanh:
"Đây là một cuộc
tập dượt, đây là một cuộc tập dượt! Khói đen, khói đen!"
Hàng không mẫu hạm George Washington đang bị
tấn công. Một phần của con tàu được giả là bị cháy. Các toán nhân viên vội đổ
tới nhằm hạn chế thiệt hại.
Trong 10 năm qua, quan
trọng khẩu hiệu chính trị quan trọng nhất, và thường được lặp đi lặp lại, của
Trung Quốc là "sự trỗi dậy hòa bình". Nó được đề ra để trấn an các
nước láng giềng của Bắc Kinh trước sức mạnh quân sự ngày càng tăng của Trung
Quốc không phải là một mối đe dọa.
Nhưng kể từ khi Chủ tịch
Tập Cận Bình lên nắm quyền vào năm ngoái, đã có thay đổi rõ rệt. Trung Quốc
hiện đang đưa ra các tuyên bố chủ quyền vượt rất xa ra ngoài bờ biển của mình.
Tàu của họ đang tích cực
tuần tra Senkaku, hay Điếu Ngư, ở Biển Hoa Đông, vốn từ lâu nằm dưới sự kiểm
soát của Nhật Bản. Trung Quốc đang chi hàng tỷ xây dựng các hòn đảo mới ở Biển
Đông.
Tranh chấp lãnh thổ của
Trung Quốc trên biển
Quần đảo Trường Sa/Hoàng
Sa
- Hai quần
đảo được tạo bới hàng chục mỏm đá, đảo san hô, bãi cát và rặng san hô không
có người ở, trong đó có cả bãi cạn Scarborough
- Được nhận
chủ quyền toàn bộ hoặc một phần bởi Trung Quốc, Việt Nam, Philippines, Malaysia
và Đài Loan
- Giàu tài
nguyên thiên nhiên, gần các tuyến hàng hải và đánh cá quan trọng
- Một điểm
nóng với những hậu quả toàn cầu
Quần đảo Senkaku/Điếu Ngư
- Quần đảo
bao gồm năm hòn đảo không có người ở và ba rặng san hô
- Nhật Bản,
Trung Quốc và Đài Loan tuyên bố chủ quyền; Quần đảo nằm dưới sự kiểm soát
của Nhật Bản và là một phần của quận Okinawa.
- Quần đảo
này cũng là trọng tâm của cuộc tranh cãi ngoại giao lớn giữa Nhật Bản và
Trung Quốc năm 2010
Những hòn đảo không có
người ở đã làm xấu đi mối quan hệ Trung Quốc-Nhật Bản như thế nào
Hồi tháng Tám, một phi
cơ chiến đấu Trung Quốc đã chạm trán với một chiếc máy bay do thám của Mỹ trong
không phận quốc tế trên Biển Đông, và đã liên tục bay sát ngang qua nó và, theo
Hải quân Mỹ, đã bay gần chỉ cách chiếc phi cơ Mỹ 6 mét.
Theo Chuẩn Đô đốc
Montgomery, tất cả điều này khiến vai trò của Hải quân Mỹ trong khu vực trở nên
quan trọng hơn.
"Hải quân Mỹ là một
trong những lực lượng có đóng góp lớn nhất đối với an ninh và ổn định của khu
vực châu Á Thái Bình Dương", ông nói. "Chúng tôi đã làm điều này gần
70 năm qua".
"Tôi cho rằng Hải
quân Hoa Kỳ đóng vai trò tốt cho dù đó là ở Biển Đông, biển Hoa Đông, hay biển
Philippine, trong việc ổn định tình hình, trấn an các đối tác và ngăn cản đối
thủ có hành động không minh bạch hoặc bất hợp pháp."
Không nghi ngờ gì rằng
giới lãnh đạo Trung Quốc không đồng ý với điều đó. Mục tiêu lâu dài của Bắc
Kinh là thống trị các vùng hải phận gần bờ biển của họ. Nếu Hải quân Mỹ tìm
cách ngăn chặn họ thì điều đó liệu có khiến dễ xảy ra xung đột hơn hay không?
Nhưng từ Tokyo đến Đài
Bắc, Manila đến Hà Nội, có những chính phủ đang rất vui mừng khi thấy các nhóm
hàng không mẫu hạm lớn của Mỹ đang hoạt động tại những vùng biển này.
No comments:
Post a Comment
Thanks for watching