Lá Thư Từ Đức Quốc,
Merkel Nói Trong Lễ Kỷ Niệm Ngày Thống Nhất Đức 03.10.2014: Nếu Dân Đức Không Can Đảm, Bức Tường Sẽ Không Sụp!
Lê Ngọc Châu
Lễ kỷ niệm Ngày Thống Nhất nước Đức đã đánh dấu sự tưởng nhớ đến
cuộc cách mạng ôn hòa ở Đông Đức cũ và sự sụp đổ của bức tường Berlin 25 năm
trước đây !.
Nữ Thủ tướng Đức Angela Merkel nhấn mạnh tại buổi lễ ở Hannover:
"Không có sự can đảm của các công dân, không đưa đến Sự Thống Nhất! Chúng ta đừng bao giờ quên điều này!", thủ tướng Đức cảnh báo trong bối cảnh của bức tường Berlin (ghi chú thêm: người Việt thường gọi là Bức tường ô nhục Bá Linh).
Bà Merkel cảm nhận "niềm vui sâu sắc" về điều đó. Bà ta nói: "thực tế là công dân có thể Kỷ Niệm ngày Đức thống nhất". Tại buổi lễ long trọng ở thủ phủ của tiểu bang Niedersachsen, trong số quan khách tham dự có Tổng thống Liên bang Joachim Gauck. Merkel cho biết rằng bà ta tin tưởng rằng trong những năm gần đây ở Đông Đức đã có "tiến bộ lớn". Tuy nhiên, vẫn còn nhiều việc phải làm. Ví dụ, tỷ lệ thất nghiệp vẫn còn cao.
"Đầy quyết tâm và đồng thời hoàn toàn ôn hoà !"
("Voller Entschlossenheit und zugleich durch und durch friedlich")
Tại buổi lễ, Thống đốc Niedersachsen và là Chủ Tịch Thượng Viện (Bundesrat) Stephan Weil (SPD) nhớ lại cuộc cách mạng ôn hòa diễn ra tại DDR (tức cộng sản Đông Đức) trước đây. Ông nói khi đề cập đến các cuộc biểu tình hàng loạt chống lại nhà cầm quyền cộng sản DDR trước khi bức tường bị sụp đổ ngày 09 tháng 11 năm 1989: Những người dân ở Đông Đức đã có "đầy quyết tâm và đồng thời triệt để ôn hòa", đầu tiên đòi hỏi thi hành Tự Do và rồi sau đó đã đạt được chiến thắng!
Đặc trách của chính phủ liên bang về phía Đông (DDR cũ), Iris Gleicke (SPD), đã gọi cuộc Cách Mạng Hòa Bình là một trong những "khoảnh khắc tuyệt vời và hạnh phúc nhất trong lịch sử nước Đức". Chủ tịch Đảng Xanh, Simone Peter và Cem Oezdemir giải thích rằng ngày Đức thống nhất đặc biệt thuộc về "những người dũng cảm, những người đã lên tiếng trước đây một phần tư thế kỷ - chống lại một hệ thống đã tước đi các quyền Dân Chủ cơ bản và Tự Do" của họ!
Bức Tường Bá Linh, chụp hồi tháng 10-1990. Dòng
chữ trên tường: “Cảm ơn Gorbachev!” (Photo: Boris Babanov / Борис Бабанов - RIA
Novosti/Wikipedia)
Đài Tưởng Niệm thống nhất để nhớ "nền văn hóa của chúng ta "
Bộ trưởng Nội vụ Liên bang Đức, Thomas de Maizière (CDU) lấy làm tiếc là hiện nay không có Tượng đài Thống nhất ở Đức. Đáng tiếc là vẫn còn chưa có thể đạt được kết quả hầu tạo dựng được một đài tưởng niệm để "nhớ đến dân số (Bevoelkerung) của thời xưa", ông de Maizière cho biết như vậy qua báo "Welt am Sonntag". Ông tin rằng Đài tưởng niệm Thống Nhất sẽ tốt, làm nhớ đến "văn hóa của chúng ta (ý nói của Đức)".
Trong khi đó theo một cuộc khảo sát, đa số người Đức thì nhìn thấy là vẫn còn sự cách biệt giữa Đông và Tây. Theo kết quả cuộc thăm dò ý kiến có tính cách tiêu biểu của Viện nghiên cứu Emnid cho báo "Bild am Sonntag" có 56 phần trăm người Đức, không tin rằng cụm từ "Wir sind ein Volk" (xin dịch: Chúng ta là một Dân Tộc) bây giờ trở thành sự thật! Ở phương Tây (Tây Đức), có 55 phần trăm và ở phía Đông (cs DDR cũ) thì có 60 phần trăm đánh giá như thế. Không đồng ý trên toàn quốc là 43 phần trăm.
Thăm dò ý kiến: Có nhiều sự khác biệt giữa miền Bắc và miền Nam hơn là giữa Đông và Tây.
Ngược lại, giới trẻ Đức theo cuộc khảo sát nhận thấy nhiều điểm tương đồng giữa Đông và Tây Đức hơn là sự khác biệt. Theo kết quả khảo sát của viện nghiên cứu Forsa cho báo "Spiegel online" được công bố thì có 57 phần trăm người Đức, đặc biệt giới trẻ dưới tuổi 30, cho biết có sự đồng nhất. Gần một phần ba (32 phần trăm) thì nói là có sự chia rẽ. Hơn một nửa số người được hỏi (52%) cho rằng có nhiều sự khác biệt giữa miền Bắc và miền Nam nước Đức hơn là giữa Đông (cs DDR cũ) và Tây (Tây Đức).
Để kết thúc bài phóng dịch nhanh, tóm lược này, người viết ghi lại lời phát biểu của Nữ Thủ tướng Đức, Ts Merkel đã nói vào ngày hôm nay, 03.10.2014 trong buổi Lễ Kỷ Niệm 25 Năm Đức Thống Nhất tại Hannover để chúng ta cùng suy ngẫm:
"Nếu không có sự can đảm của người dân, bức tường sẽ không sụp!".
"Không có sự can đảm của các công dân, không đưa đến Sự Thống Nhất !. Chúng ta đừng bao giờ quên điều này !"
* © Lê Ngọc Châu_Nam Đức, 03.10.2014
(Phóng dịch, theo Focus Online¬_ Thứ sáu 2014/03/10, 16h37)
Video Bức tường Berlin sụp đỗ http://www.focus.de/politik/deutschland/25-jahre-mauerfall/der-mauerfall-im-video-das-war-der-wichtigste-moment-der-deutschen-geschichte_id_4177266.html
Hồng Kông chỉ là phần đầu của một dây cháy chậm.
Khi Đặng Tiểu Bình và giới cầm quyền Trung Quốc đón nhận Hồng Kông (HK)
về với đất nước này, hiển nhiên họ có tính đến những mặt lợi và hại của việc
đó.
Theo hiệp ước mà triều đình Mãn Thanh ký với chính quyền VQLH Anh
vào năm 1898, HK được trả về cho TQ vào năm 1997. Tuy nhiên, nếu không muốn
tiếp nhận, chính quyền TQ có thể không đàm phán lại với Anh về việc này và mặc
kệ cho Anh làm gì thì làm với khu vực này, kể cả để mặc cho nó tồn tại như một
thể chế hoàn toàn độc lập.
Tất nhiên, đó chỉ là một khả năng lý thuyết. Trên thực tế, HK đối
với TQ là một miếng mồi quá béo bở đến mức không thể nào bỏ qua. Ngay từ khi nó
vẫn thuộc Anh, nhà cầm quyền TQ đã thu được những nguồn lợi đáng kể từ việc
giao thương với thế giới bên ngoài qua cửa ngõ này.
(Ngay cả chính quyền Việt
Nam, trong khi chưa biết gì đến khái niệm thị trường, cũng đã có một “thương vụ
quán” ở HK để kiếm lợi qua những vụ “đánh quả” ở đó.) Tập đoàn Đặng Tiểu Bình
thừa hiểu rằng HK sẽ tiếp tục đem lại cho họ những nguồn lợi đáng kể, có thể
không chiếm tỉ trọng đến hàng chục phần trăm trong GDP của TQ, nhưng rất quan
trọng đối với quyền lợi của giới cầm quyền.
Mặt khác, việc tiếp nhận HK trở lại chứa đựng những nguy cơ tiềm
tàng đối với chế độ độc đảng ở TQ. Nước này chỉ có thể được lợi từ HK, nếu nó
tiếp tục là trung tâm thương mại và tài chính lớn của thế giới. Nhưng muốn như
vậy, chính quyền TQ buộc phải để nó tồn tại theo một quy chế riêng, khác xa so
với “đại lục”. Nói đơn giản là chính quyền Bắc Kinh không thể can thiệp thô bạo
vào hoạt động thương mại và đời sống chính trị ở đây. HK phải được tồn tại
trong chế độ đa đảng, và người dân phải có những quyền tự do giống như ở các
nước tư bản, cho dù trong đàm phán, phía Anh có nêu ra những yêu cầu đó hay
không. (Nếu những điều kiện đó không đem lại lợi ích nào cho giới cầm quyền Bắc
Kinh thì họ không bao giờ thực hiện.) Chính vì lẽ đó, Đặng Tiểu Bình đã phải
chấp nhận thực tế “nhất quốc lưỡng chế”.
Đương nhiên, Đặng phải nghĩ đến các đối sách để không cho chế độ ở
HK lan sang “đại lục” hoặc dần dần vô hiệu hóa hoặc làm giảm vai trò của HK. Để
thực hiện ý đồ thứ hai, ông ta cho xây dựng đặc khu Thâm Quyến để thay thế dần
HK. Còn để ngăn chặn các ảnh hưởng của chế độ HK đối với đại lục, chắc là chính
quyền chưa thể có một hệ thống các biện pháp đáng tin cậy ngay từ đầu, nhưng họ
hy vọng với truyền thống đầy mưu ma chước quỷ, họ sẽ tìm ra cách thích hợp để
“cải hóa” HK theo ý họ.
Chiêu bài “nhất quốc lưỡng chế” cũng được họ dùng để ve vãn Đài
Bắc, với hy vọng đến lúc nào đó chính quyền Đài Bắc sẽ chấp thuận “về” với TQ
đại lục.
Tuy nhiên, những người tin vào tính quy luật của tiến trình lịch
sử thì cho rằng: Dù chính quyền Trung Nam Hải có ma mãnh bao nhiêu đi nữa, họ
cũng chỉ có thể làm chậm, chứ không thể nào chặn đứng được làn sóng dân chủ hóa
tràn tới đại lục từ HK. Chế độ “khác” (dân chủ đa đảng) ở nước khác có thể ít
tác động được tới tâm trí người dân TQ, nhưng cái chế độ khác này, một khi tồn
tại ngay trong lòng nhà nước Trung Hoa thì là chuyện khác. Cũng là người dân
TQ, cùng sống trong một quốc gia do đảng CSTQ cai quản, mà nhóm người này được
hưởng tự do dưới chế độ dân chủ đa đảng, nhóm người khác lại không được hưởng
những thứ đó. Người dân TQ sẽ so sánh, sẽ nhận ra rằng cái đảng đang nắm yết
hầu của họ thực ra vẫn chấp nhận được chế độ khác, miễn là nó đem lại quyền
lợi. Như vậy, việc cai quản họ bằng bàn tay sắt chẳng qua cũng chỉ vì vấn đề
quyền lợi của các cá nhân trong tập đoàn cầm quyền mà thôi. Họ sẽ tự hỏi: Phải
chăng họ là loại người thấp kém hơn dân HK? Và câu hỏi đó sẽ thôi thúc những
người có ý thức làm người, lan truyền trong cộng đồng, tạo ra những xung lực
cho cuộc đấu tranh vì quyền sống, quyền được làm người. Đặc biệt, những đợt sóng
đấu tranh vì quyền dân chủ của dân HK sẽ đem đến cho dân TQ đại lục những bài
học quý giá. Tôi nghĩ, chỉ riêng câu nói được truyền tụng trong những ngày này
ở HK: “Họ không thể giết hết chúng ta!” cũng đã lay động hàng triệu con tim dân
TQ đại lục (và Việt Nam), đem lại niềm tin cho những người khát khao tự do, dân
chủ.
Trong những ngày sắp tới, phong trào dân chủ ở HK có thể gặp phải
những khó khăn đáng kể. Nhưng, trong bối cảnh thế giới hiện nay, chúng ta tin
rằng sự nghiệp của những người đòi dân chủ ở HK sẽ thắng lợi trong tương lai
gần, và sẽ là khởi đầu cho một phong trào mạnh mẽ ở cả những nơi khác nữa.
Hồng Kông giống như khúc đầu của một dây cháy chậm đã được châm
lửa nối tới một quả bộc lôi.
NGUYỄN TRẦN SÂM
Sharon Bernstein
Khổng Tử xa xưa dạy học (minh họa)
|
(Reuters) – Trong vòng một tuần lễ, một đại học lớn thứ hai của Mỹ
tuyên bố sẽ cắt quan hệ với Viện Khổng Tử được Chính phủ Trung Quốc tài trợ,
một cơ sở mà các nhà phê bình gọi là cánh tay tuyên truyền đội lốt văn hóa và
giáo dục ngôn ngữ.
Đại học Pennsylvania State vào hôm thứ Tư thông báo sẽ chấm dứt
mối quan hệ 5 năm với Viện Khổng Tử vào cuối năm nay, nêu ra những bất đồng
quan điểm với cơ quan chính phủ của Trung Quốc hiện kiểm soát và tài trợ các
viện này.
“Nhiều mục tiêu của chúng tôi không đi đôi với các mục tiêu của
Văn phòng Hội đổng Trung văn Quốc tế, được mệnh danh là Hán ban, một cơ quan
của chính phủ Trung Quốc tài trợ các Viện Khổng Tử khắp thế giới,” Susan Welch,
Khoa trưởng Văn khoa tại Đại học Pennsylvania State, đã tuyên bố bằng email như
thế.
Ngày 25 tháng Chín, Đại học Chicago cũng cắt quan hệ với Viện
Khổng Tử, đồng thời cho biết rằng một quan chức cao cấp của Cơ quan Hán ban đã
tuyên bố với một tờ báo Trung văn rằng cơ quan này sẽ thắng thế trong các cuộc
đàm phán đang diễn ra với đại học này.
Cả hai đại học nói trên đều không đưa ra chi tiết của các cuộc đàm
phán, hay nội hàm của những vấn đề tranh chấp.
Tuy nhiên, các giáo sư tại Đại học Chicago cũng như Đại học
Pennsylvania State đều than phiền rằng các viện Khổng Tử này quá gắn bó với
Chính phủ Trung Quốc vốn coi chúng là các công cụ tuyên truyền thuộc “quyền lực
mềm” có bổn phận rao giảng ngôn ngữ và văn hóa Trung Quốc cho càng nhiều sinh
viên trên thế giới càng tốt.
Những động thái này diễn ra trong lúc các cuộc biểu tình đang có
lớn mạnh tại Hồng Kông, nơi các nhà hoạt động dân chủ đang chiếm các khu rộng
lớn trong thành phố. Hồng Kông là một trục thương mại quốc tế đã nằm dưới sự
kiểm soát của lục địa từ năm 1997, khi Trung Quốc lấy lại quyền cai trị trên
cựu thuộc địa của Anh.
Hoa Kỳ có gần 500 viện Khổng Tử cung cấp ngân quĩ và đưa ra các
chương trình [giảng dạy văn hóa và ngôn ngữ Trung Hoa] cho các đại học và các
hệ thống trường công tại Mỹ. Ngoài ra, còn có thêm hàng trăm viện Khổng Tử khác
trên toàn thế giới.
Các giáo sư và các nhà phê bình nói rằng họ lo sợ về chế độ kiểm
duyệt và tự kiểm duyệt liên quan đến các đề tài nhạy cảm như chế độ cai trị của
Trung Quốc tại Tây Tạng và cuộc thảm sát sinh viên vận động dân chủ tại Quảng
trường Thiên An Môn, Bắc Kinh, năm 1989.
Tại Canada tuần này, một số ủy viên trong Sở Giáo dục Thành phố
Toronto cho biết rằng họ sẽ đưa ra đề nghị hủy bỏ việc triển khai một viện
Khổng Tử đã được lên kế hoạch tại đây.
(Sharon Bernstein tường trình và Richard Chang biên tập)
S. B.
No comments:
Post a Comment
Thanks for watching