Lãnh
đạo HongKông ‘nhận tiền bí mật’
- 9 tháng 10 2014
HL8406 TL326 CN Oct 5, 2014 Hội Thảo Cách
Mạng Dù Hong Kong
|
|||||||
|
|
|
|
|
|
||
Preview
by Yahoo
|
|||||||
|
Ông Lương Chấn Anh đang
gặp nhiều khó khăn
Ông Lương Chấn Anh, đặc
khu trưởng Hong Kong, đã nhận số tiền hàng triệu Mỹ kim của một công ty Úc
niêm yết trên sàn chứng khoán, theo hãng truyền thông Fairfax.
Hãng này nói họ đã nhìn
thấy những tài liệu mật cho thấy công ty kỹ thuật UGL trả cho ông Lương 6,4
triệu đô la Mỹ.
Tiền nghỉ việc
Văn phòng ông Lương nói
rằng đây là số tiền trả cho ông Lương khi ông nghỉ việc ở công ty này.
Tin tức này được đưa ra
trong bối cảnh ông Lương, người được Bắc Kinh hậu thuẫn, đang đối mặt với các
cuộc biểu tình đòi dân chủ.
Số tiền này được trả cho ông
Lương vào các năm 2012 và 2013 sau khi ông lên làm lãnh đạo Hong Kong, theo
Fairfax. Tuy nhiên ông Lương không nêu việc nhận tiền trong bản khai các lợi
ích cá nhân của ông.
Công ty UGL đã mua lại công
ty dịch bất động sản DTZ Holdings nơi ông Lương làm giám đốc khu vực châu
Á-Thái Bình Dương.
Thỏa thuận chi trả này được
dàn xế riêng giữa UGL và ông Lương để đảm bảo rằng ông không cạnh tranh với UGL
và ông sẽ làm ‘trọng tài và cố vấn’, theo tài liệu mà hãng Fairfax tiếp cận
được.
Tuy nhiên, văn phòng ông
Lương nói ông không làm gì cho công ty này nữa sau khi ông nghỉ việc từ ngày 4/12 năm 2011.
“Theo thỏa thuận giữa UGL
(vào lúc đó đang mua lại DTZ) và ông Lương khi ông kết thúc hợp đồng tuyển dụng
với DTZ, UGL đã chi trả các khoản cho ông trong hai năm và giúp DTZ bảo đảm chi
trả các khoản thưởng còn tồn đọng,” phát ngôn nhân Michael Yu của ông Lương cho
biết trong một thông cáo báo chí.
“Do đó số tiền này là trả
cho ông Lương khi ông nghỉ việc ở công ty chứ không phải trả cho các việc ông
làm cho công ty sau này.”
‘Không phải khai’
Rào chắn vẫn còng trên
đường phố Hong Kong hôm 8/10
“Việc ông Lương nghỉ việc ở DTZ và việc kết
thúc hợp đồng với UGL diễn ra trước khi ông được bầu làm đặc khu trưởng. Các
quy định kê khai hiện tại không có quy định nào yêu cầu ông Lương phải khai về
khoản kể trên,” ông nói.
Nói với Fairfax, UGL cho
biết trong hợp đồng nghỉ việc của ông Lương không có điều khoản nào quy định
thu hồi các khoản chi trả kia nếu ông Lương đắc cử đặc khu trưởng bởi vì các
lãnh đạo công ty lúc đó cho rằng ông sẽ không thể thắng cử.
Từ Hong Kong, phóng viên BBC
Juliana Liu nhận định:
“Tin tức này (về việc ông
Lương nhận tiền nghỉ việc) đã được nhiều báo chí Hong Kong chộp lấy và được
lan truyền nhanh chóng trên mạng xã hội.
Ít nhất một trong người chỉ
trích ông Lương đã gọi đây là ‘bê bối chính trị’.
Đắc cử hồi năm 2012 với chỉ
hơn nửa số phiếu từ một ủy ban bầu cử 1.200 thành viên mà đa số là trung thành
với chính quyền Bắc Kinh, trong con mắt của một phận không nhỏ công chúng
Hong Kong, ông Lương Chấn Anh đã thiếu tính hợp pháp.
Trong con mắt của họ, việc
ông không phải kê khai những khoản chi trả này theo quy định hiện hành cũng
không thể bào chữa được cho hành động này.”
Truyền thông TQ nói
‘chiến thắng’ ở HK
- 8 tháng 10 2014
Bức tường dán những thông
điệp thể hiện khát vọng dân chủ của người dân Hong Kong
Báo chí Trung Quốc nhận
định rằng con số người biểu tình ngày càng ít đi là ‘chiến thắng’ cho ‘xã hội
chính thống’ ở Hong Kong.
Các đại diện của Occupy
Central (Chiếm Trung tâm) đứng ra tổ chức biểu tình đã chấp nhận đàm phán
chính thức với chính quyền.
Khi cuộc biểu tình bước vào
tuần thứ hai, đám đông đã bắt đầu suy yếu và công chức đã có thể đi làm trở lại.
‘Thế lực xấu thất bại’
Các cơ quan báo chí nhà nước
của Trung Quốc đã đưa tin và đăng bình luận về ‘sự rút đi’ của người biểu tình
và ‘hậu quả kinh tế’ của cuộc biểu tình ở Hong Kong.
Cho rằng cuộc biểu tình đã
‘thoái trào’, trang mạng của Nhân dân Nhật báo ‘hoan hô’ ‘lập trường chính
thống’ và ‘sự đoàn kết của người dân’ trong việc ‘đánh bại những thế lực xấu’.
“Những gã hề ít ỏi kêu gọi
chiếm trung tâm này đã bị công luận ở Hong Kong tẩy chay... Sự suy thoái của
phong trào cho chúng ta biết rằng công luận chính thống ở Hong Kong là hướng
về đất nước và Hong Kong với trái tim họ gắn kết chặt chẽ với đất mẹ (đại
lục),” Nhân dân nhật báo viết.
Tờ báo này còn nhận định
rằng ‘trước dòng chảy mạnh mẽ của công luận chính thống, phong trào biểu tình
bất hợp pháp sẽ đi đến thất bại hoàn toàn’ và nói cuộc bầu cử đặc khu trưởng
vào năm 2017 sẽ ‘thắng lợi’.
Tất cả những người có
tâm phải bừng tỉnh khỏi giấc mộng mù quáng theo đuổi mô hình dân chủ kiểu
phương Tây và hãy nhìn ra bộ mặt thật của nó. Họ cũng cần hiểu rõ các đặc
điểm và lợi thế to lớn của chế độ chính trị dân chủ xã hội chủ nghĩa đặc sắc
Trung Quốc.
Cầu thị, cơ quan ngôn
luận của Đảng Cộng sản Trung Quốc
Còn Đài truyền hình
Trung ương Trung Quốc xoáy sâu vào việc ‘bất bình càng tăng với cuộc biểu
tình’ và ‘các lực lượng của bọn Chiếm Trung tâm phi pháp sẽ tiếp tục suy yếu’.
“Nhiều người biểu tình
đang bất mãn với những người tổ chức. Đã xuất hiện bất đồng nội bộ về việc
có tiếp tục hay không cuộc biểu tình khi mà các sinh viên học sinh nhận ra sự
phản đối cuộc biểu tình càng ngày càng mạnh mẽ,” đài CCTV bình luận.
CCTV không hề chiếu hình
ảnh đông đảo người biểu tình trên đường phố mà là cảnh đường phố Hong Kong yên
bình với hầu hết các cửa hàng đóng cửa còn học sinh mặc đồng phục đang quay
lại trường học trong trật tự.
‘Coi chừng dân chủ phương Tây’
Với quan điểm tương tự,
một nhà bình luận đã nói trên kênh truyền hình vệ tinh Thâm Quyến rằng phong
trào Chiếm Trung tâm đã khiến người dân Hong Kong ‘phát tởm’.
“Phong trào này đã phá rối
trật tự xã hội nghiêm trọng, gây ra những thiệt hại kinh tế to lớn. Nhiều
người dân Hong Kong đã bày tỏ họ không đồng ý với cuộc biểu tình. Biểu tình
còn kéo dài chừng nào thì mức độ căm phẫn và phản ứng của người dân sẽ càng
thêm mạnh mẽ,” ông nói.
Nhiều con đường biểu
tình chính gần như đã sạch người biểu tình
Ông nói thêm rằng ‘nhiều học
sinh sinh ra sau khi Hong Kong được trao trả về cho Trung Quốc và không có ý
niệm gì về cuộc sống trước đây dưới sự cai trị của người Anh’ và rằng những
học sinh này ‘đang hối hận vì bị phe biểu tình lợi dụng’.
Tạp chí Cầu thị của Đảng
Cộng sản Trung Quốc cũng đã đăng một bài xã luận cảnh báo về ‘thảm họa’ của
mô hình dân chủ kiểu phương Tây.
Mặc dù không đề cập đến
các cuộc biểu tình ở Hong Kong, bài xã luận này, do các nhà nghiên cứu của
Học viện Khoa học Quân sự viết, cho rằng dân chủ kiểu phương Tây ‘có đầy vấn
đề’ và ‘không có tính phổ quát’.
“Có những khuyết tật nội
tại tự nhiên trong lòng mô hình dân chủ phương Tây. Bắt chước nó một cách mù
quáng sẽ chỉ dẫn đến thảm họa mà thôi,” bài xã luận viết và yêu cần cần phải
củng cố lòng tin về hệ thống chính trị Trung Quốc.
“Tất cả những người có tâm
phải bừng tỉnh khỏi giấc mộng mù quáng theo đuổi mô hình dân chủ kiểu phương
Tây và hãy nhìn ra bộ mặt thật của nó. Họ cũng cần hiểu rõ các đặc điểm và
lợi thế to lớn của chế độ chính trị dân chủ xã hội chủ nghĩa đặc sắc Trung
Quốc.”
Hủy đàm phán với sinh
viên Hong Kong
- 9 tháng 10 2014
Bà Carrie Lam yêu cầu các
dừng ngay cuộc 'chiếm giữ trái luật'
Chính quyền Hong Kong đã hủy
cuộc họp với lãnh đạo sinh viên đấu tranh dân chủ, theo dự tính diễn ra vào thứ
Sáu 10/10.
Chánh văn phòng Đặc khu Carrie
Lam (Lâm Trịnh Nguyệt Nga) nói sẽ “không thể có đối thoại mang tính xây dựng”
sau khi các lãnh đạo sinh viên kêu gọi tăng cường nỗ lực chiếm đóng các khu vực
biểu tình chính.
Người biểu tình muốn được
hoàn toàn tự do lựa chọn trong cuộc bỏ phiếu vào năm 2017 để bầu ra vị trí
Trưởng đặc khu Hong Kong.
Hàng ngàn người đã đổ ra
đường làm tê liệt một số khu vực của thành phố trong tuần qua.
Nhưng cuộc biểu tình diện
rộng cũng đã giảm nhiều trong những ngày gần đây.
Chỉ vài giờ trước khi bà
Carrie Lam thông báo tin hoãn đàm phán, các lãnh đạo sinh viên ra lời kêu gọi
tăng cường hoạt động nếu chính quyền không nhượng bộ.
Bà Lam cáo buộc những người
này “phá hoại niềm tin” đối với cuộc đàm phán được đề nghị.
“Cuộc đối thoại không thể
được dùng làm cớ kích động thêm nhiều người tham gia biểu tình,” bà nói. “Các
nhà hoạt động chiếm cứ bất hợp pháp phải dừng lại.”
Dưới hệ thống hiện nay của
Hong Kong, Trung Quốc sẽ lựa chọn trước một số ứng viên vào vị trí lãnh đạo
Hong Kong.
Sinh viên Hong Kong đồng
ý đối thoại
- 7 tháng 10 2014
null
Lãnh đạo sinh viên Hong
Kong chấp thuận đối thoại với chính quyền sau một tuần biểu tình dữ dội.
Hiện chưa có ngày tháng cho
cuộc gặp nhưng các sinh viên nói nó sẽ không xảy ra nếu như những người biểu
tình còn lại trên đường phố bị dẹp bằng vũ lực.
Cuộc biểu tình ở Hong Kong
đã bước sang tuần thứ hai, và phóng viên của chúng tôi ở đây nói con số người
tham gia đã giảm khá nhiều từ thứ Hai 6/10, khi các công sở và trường học mở
cửa trở lại.
Tối thứ Hai, tại Mong Kok,
Cửu Long, là nơi được coi là cứ điểm của người biểu tình, chỉ có vài trăm
người, xung quanh là nhiều cảnh sát.
Phóng viên Hồng Nga có mặt
tại hiện trường nói hai bên không có giao tiếp gì với nhau, và cảnh sát không
có hành động gì mà chỉ quan sát.
Trước đó tại Mong Kok đã xảy
ra một số cuộc đụng độ giữa người biểu tình và phản biểu tình, trong đó có một
số phần tử mà cảnh sát nói là xã hội đen.
Hôm thứ Hai cảnh sát cho hay
đã bắt ít nhất 37 người ở Mong Kok. Năm người khác bị bắt vì nghi tấn công các
website của chính quyền.
Phóng viên của chúng tôi nói
nhiều người Hong Kong tỏ ra bực bội khi cuộc biểu tình đã làm gián đoạn cuộc
sống của họ.
Nhóm chủ lực
Quang cảnh nơi biểu tình ở
Causeway Bay sáng 7/10 với biểu ngữ 'Lớp học dân chủ di động'
Bà Angela Kwok, làm công sở,
nói việc đi lại hết sức khó khăn vì nhiều nơi trong thành phố vẫn bị chặn.
"Bình thường tôi đi làm
chỉ mất nửa tiếng, nay có khi mất tới một tiếng rưỡi."
Người ta cần nghỉ ngơi,
nhưng sẽ quay trở lại. Không có nghĩa là phong trào đang suy thoái, nhiều người
còn ủng hộ cuộc biểu tình.
Alex Chow, lãnh đạo biểu
tình
Một người khác, ông
Andrew Chan, làm nghề kinh doanh, thì nói ông ủng hộ ý tưởng biểu tình nhưng
không ủng hộ cách thức thực hiện nó.
Một số người biểu tình,
được cho là thuộc nhóm chủ lực, vẫn kiên quyết duy trì vị trí.
Tối Chủ nhật người biểu
tình và chính quyền đã có cuộc gặp bàn việc đối thoại nhưng không đạt thống
nhất.
Tối thứ Hai, hai bên cho
hay sẽ đối thoại chính thức.
Có đánh giá rằng giới
biểu tình chỉ đang tạm ngưng một cách chiến lược, chủ yếu vì quá mệt.
Tuy nhiên thông tin sẽ
có đối thoại mở đường cho cải cách chính trị có thể làm họ phấn chấn trở lại.
Alex Chow, tổng thư ký
Liên đoàn Sinh viên Hong Kong, một trong những lãnh đạo biểu tình, nói anh
không lo ngại về việc số người biểu tình giảm sút:
null
"Người ta cần nghỉ
ngơi, nhưng sẽ quay trở lại. Không có nghĩa là phong trào đang suy thoái, nhiều
người còn ủng hộ cuộc biểu tình."
Cuối tuần rồi Hành chính
Trưởng quan của đặc khu, ông CY Leung (Lương Chấn Anh) kêu gọi vãn hồi trật tự
và dọa cảnh sát sẽ có hành động.
Nhiều nơi ở thành phố đã tê
liệt trong tuần trước vì đám đông hàng vạn người biểu tình.
'Tương lai do người HK
quyết định'
- 7 tháng 10 2014
null
Thứ Ba 7/10 là ngày thứ
10 của cuộc biểu tình vì dân chủ ở Hong Kong do giới sinh viên khởi xướng. Tuy
con số người biểu tình giảm khá nhiều sau khi các trường học mở cửa lại, một
số sinh viên vẫn bám trụ trên đường phố cho dù họ phải đối diện với chỉ trích
và bực bội của một số người dân.
Đáp lại tiếng hò hét,
thậm chí chửi bới của những người tỏ vẻ khó chịu vì cuộc biểu tình, các sinh
viên đã hát to bài hát Happy Birthday và vỗ tay.
Hồng Nga hiện có mặt tại
Hong Kong đã hỏi chuyện một trong lãnh đạo biểu tình – anh Cheng Chung Tai,
giáo viên Đại học Bách khoa Hong Kong.
BBC: Anh
nghĩ thế nào về chỉ trích là người biểu tình làm gián đoạn cuộc sống của người
dân Hong Kong?
Cheng Chung Tai: Chúng
ta đang nói về một cuộc phản kháng dân sự, và ảnh hưởng của nó tới trật tự
xã hội Hong Kong là không thể tránh khỏi được. Đây là cách thức duy nhất chúng
tôi có thể buộc chính quyền Hong Kong phản hồi lại những đòi hỏi vầ quyền tự
do bầu cử.
Người dân Hong Kong đã đấu
tranh vì dân chủ 17 năm nay. Những năm gần đây, tình hình xã hội dân sự ở Hong
Kong, bao gồm cả quyền tự do báo chí, các quyền con người cơ bản... đều xuống
cấp.
Bởi vậy năm nay, giới sinh
viên khởi động cuộc đấu tranh của mình và cuộc cách mạng dù đã trở thành
cuộc đấu tranh của toàn dân. Có thể một số người dân cảm thấy không được
thoải mái lắm vì sự gián đoạn hay cản trở làm ăn của họ. Thế nhưng thực sự
không có con đường nào khác để buộc chính quyền nghe nguyện vọng của chúng
tôi. BBC: Các anh có quan ngại về việc xảy ra bạo lực
không?
Có thể một số người dân
cảm thấy không được thoải mái lắm vì sự gián đoạn hay cản trở làm ăn của họ.
Thế nhưng thực sự không có con đường nào khác để buộc chính quyền nghe nguyện
vọng của chúng tôi.
Cheng Chung Tai
Cheng Chung Tai: Chúng
tôi không để xảy ra nhiều vụ xung đột, và trong 10 ngày nay ở Hong Kong, cuộc
cách mạng dù của chúng tôi diễn ra một cách rất hòa bình. Một số bài báo có
thể phản ánh tình hình một cách phiến diện sai sự thật, trái với những gì
diễn ra ở các nơi như Causeway Bay, Mong Kok, Admiralty.
BBC: Hiện
đang có chỉ trích là phong trào của sinh viên không đoàn kết cho lắm nên khó
đạt kết quả. Anh trả lời như thế nào?
Cheng Chung Tai: Có
ý kiến cho rằng chúng tôi cần tham gia đảng dân chủ hay liên kết với các đảng
phái để có sức mạnh đàm phán với chính quyền. Nhưng thực tế ở Hong Kong, chúng
tôi đã trông đợi vào đảng dân chủ hơn 10 năm nay nhưng tình hình chính trị xã
hội, văn hóa và kinh tế đều xuống cấp.
Thế nên năm nay, giới sinh
viên cùng nhau tổ chức phong trào này. Chúng tôi biết rằng đã tới lúc chúng tôi
không thể trông đợi ai được nữa. Chúng tôi cần xuống đường, đấu tranh cho dân
chủ bằng chính sức lực của mình. Tương lai của Hong Kong phải do người Hong
Kong quyết định.
BBC: Kế
hoạch của các anh là có tiếp tục biểu tình nữa hay không?
Cheng Chung Tai: Chúng
tôi yêu Hong Kong, yêu người dân Hong Kong. Trong những ngày tới, nếu chính
quyền Hong Kong không phản hồi yêu cầu của chúng tôi một cách chân thành và
nghiêm túc thì chúng tôi vẫn tiếp tục ở lại đường phố và tiếp tục biểu tình.
|
|||||||
|
|
|
|
|
|
||
Phóng viên BBC phân
tích về phong trào sinh viên và những áp lực người trẻ Hong Kong phải chịu từ Trung Quốc.
|
|||||||
Preview
by Yahoo
|
|||||||
|
'Áp lực đại lục' ở Hong
Kong
7 tháng 10 2014 Cập nhật
lúc 17:44 ICT
Nguyễn Giang hỏi chuyện Frank
Ip, phóng viên BBC Tiếng Trung, người gốc Hong Kong rằng liệu các nguyên nhân
cho làn sóng biểu tình tuần qua có dễ dàng mất đi.
Ông Frank Ip nói người biểu
tình có thể giải tán bớt nhưng vẫn còn các cơn sóng ngầm, và sinh viên có thể
đang chờ tìm một cơ hội khác.
Bên cạnh đó, sinh viên, giới
trẻ Hong Kong cũng cảm thấy phải đối mặt với nhiều áp lực từ Trung Quốc trên
thị trường lao động và cơ hội việc làm.
"Hong Kong đã thay đổi
để đòi nhiều hơn từ những người có bằng đại học và cao hơn. Và trong lĩnh vực
này, thanh niên Hong Kong cũng cảm thấy bị áp lực.
"Ở trong một những
trường đại học hàng đầu ở Hong Kong, số liệu mới mà tôi đọc được nói số sinh
viên bậc sau đại học từ Trung Quốc lục địa có khi chiếm tới 30% và đó cũng là
lý do vị thế của người Hong Kong bị suy giảm," ông Frank phân tích.
No comments:
Post a Comment
Thanks for watching