Serguei Kouzmic
- Hong Kong chỉ là điểm khởi đầu
Thứ Sáu, ngày 03 tháng 10 năm 2014
TỘI ÁC HỒ CHÍ MINH VÀ
ĐẢNG CỘNG SẢN VIỆT NAM
|
|||||||
|
|
|
|
|
|
||
Preview by Yahoo
|
|||||||
|
|||||||
Năm 2014 là một năm với mình – một người được
đào tạo chuyên ngành về quan hệ quốc tế, thật là sôi động. Đầu tiên, các sự
kiện ở Ucraina, Nga “nhảy” vào Crimée, “Người Tân Cương ở Bắc Phong Sinh”; rồi
sau đó là sự kiện giàn khoan HD-981...
Mình đã từng viết vào thời điểm đó, ở chỗ nào
đó: chưa bao giờ chúng ta thấy “chông chênh” đến vậy. Lúc đó khi chat chit với
các bạn cùng chia sẻ quan tâm, rằng “Trung Quốc hoàn toàn không hề mạnh như
người ta tưởng khi hành động ở biển Đông như vậy”, mình rất nhớ đến câu nói của
nhân vật chính trong chuyện “Tuyết bỏng” của Iuriy Bondarev, trung tướng
Bessonov: “Không nên tin rằng sức mạnh của địch là vô hạn.” Có bạn hỏi: “Trung
Quốc họ ghê gớm như thế, giàu có như thế, họ gây sự là mình (Việt Nam) chết!” –
đúng vậy, họ gây sự là ta mệt mỏi. Nhưng họ cũng chưa đủ mạnh để quậy được lâu
hơn và xa hơn, nên họ chỉ quậy như vậy ở địa bàn như vậy thôi. Mà họ mới chỉ có
làm như vậy, Việt Nam ta đã lao đao rồi – với Trung Quốc một Việt Nam như hiện
nay cùng tương đồng về thể chế chính trị, có lợi hơn là để một Việt Nam đại
loạn. Với Trung Quốc, Việt Nam đại loạn không khác gì Tân Cương Tây Tạng Nội
Mông đại loạn. Vì thế, hồi đó mình đã có ý kiến, mối nguy của Trung Quốc không
chỉ là nạn tham nhũng ở trong nước, mà có một mối nguy lớn hơn, là ly khai.
Không ở chỗ nọ, thì ở chỗ kia. Và từ cách đây mấy tháng, Hong Kong đã manh nha,
thì nay những cơn phản kháng đã nổ ra.
Ông Tập Cận Bình rõ ràng chưa giải được bài toán
dân chủ của dân Hong Kong đang đòi. Vậy dân chủ là cái gì? Xin nói sơ lược về
điều này, vì mấy hôm nay có nhiều bạn trẻ có vẻ rất… “dư luận viên”, viết chỗ
này, chỗ khác… rằng “đừng có mơ dân chủ kiểu phương Tây”. Thật lòng mình không
rõ, dân chủ kiểu phương Tây là cái kiểu gì, nhưng xin cắt nghĩa lại một lần
nữa, điều mình đã được học và viết nhiều lần ở các diễn đàn trực tuyến khác
nhau. “Dân chủ” là một từ có nguồn gốc Hy Lạp, “Democratic” hay tiếng Hy Lạp
“Demokratia (δημοκρατία)” trong đó “Demos” là nhân dân và “Kratos” là chính
quyền, quyền lực – khi học về Nhà nước Athens thì sinh viên luật nào cũng phải
học điều này cả. “Dân chủ” như thế, là người dân phải được tham gia vào quản lý
xã hội, mà một trong những biểu hiện của nó là “cộng hòa” (“Republic”) – chính
là chế độ phổ thông đầu phiếu, tùy luật từng nước mà người ta quy định chế độ
bầu cử sẽ khác nhau, nhưng điều cốt lõi là người dân phải được quyền bầu lên
người quản lý xã hội cho mình, và theo luật thì người dân phải giám sát được
người đó và bãi miễn, miễn nhiệm người đó nếu như anh ta không hoàn thành nhiệm
vụ, còn nếu anh ta lại còn ăn cắp, tham nhũng nữa, thì phải nghiêm trị theo
pháp luật. Đó, “dân chủ” chỉ đơn giản vậy thôi, chúng ta toàn là những “con
ếch” ngồi trong cái giếng ở Việt Nam, chẳng biết “dân chủ phương Tây” hay “dân
chủ phương Đông” mồm ngang, mũi dọc ra sao, cứ nên bám lấy cái khái niệm sơ
lược như vậy đó.
Do đó, một xã hội mà người dân không quyết định
được việc bầu lên ai đại diện quản lý xã hội, và cũng chẳng biết cái anh quản lý
đó làm gì (lĩnh vực tuyệt mật), lại càng không thể bãi nhiệm anh ta, thì đó là
một xã hội phi dân chủ. Nếu như dân chủ kiểu phương Tây mà cũng như thế này,
thì nó cũng chẳng ra cái gì. Câu này rất cần sự giải thích của những người đã
dè bỉu nền “dân chủ phương Tây”. Còn với cá nhân mình, không có khái niệm “dân
chủ phương nào” cả, nó sinh ra ở Hy Lạp, một trong những cái nôi của văn minh
nhân loại, điểm giao thoa của các nền văn minh Đông – Tây.
Vậy tại sao mình nói, Hong Kong chỉ là điểm khởi
đầu? Vì Trung Quốc là một đất nước rất lớn, một nền kinh tế rất lớn, nhưng cái
hố ngăn cách giàu nghèo cũng rất lớn và do đó sự phản kháng của các tầng lớp
dân chúng cũng khác nhau. Với dân nghèo, nông dân… thì là các cuộc biểu tình
mất đất, với công nhân làm thuê là phản kháng với giới chủ - đây là những tầng
lớp dễ xoa dịu bằng quyền lợi, tuy không thể coi thường. Còn với thị dân, tầng
lớp “tiểu tư sản” hay “cổ cồn trắng” mới là tầng lớp quan tâm đến quyền công
dân, đến “dân chủ”. Năm 1989, họ là những sinh viên. Năm 2014, họ vẫn là những
sinh viên. Như vậy về tương quan lực lượng dân chủ Trung Quốc còn yếu, chưa thể
gây nên được những biến cố trong xã hội Trung Quốc, do đó mình đánh giá “li
khai” sẽ là yếu tố dễ làm nên chuyện hơn.
Chúng ta hãy nhớ, năm 1911 Trung Quốc đã nổ ra
cuộc Cách mạng dân chủ tư sản, và những gì mà Tôn Trung Sơn để lại, là cả một
gia tài lớn, chính nó là nền móng cho Thiên An Môn năm 1989 và Hong Kong năm
2014. Ý thức về “dân chủ” của người Trung Quốc, chúng ta hoàn toàn không nên
coi thường. (Trung Quốc có Tôn Trung Sơn thì Việt Nam có Phan Chu Trinh, thật
tiếc, cụ không gặp thời.)
Ông Tập chỉ có thể “đả hổ” – “đánh” được các
quan chức tham nhũng mà người ta cho rằng, là tay chân vây cánh của cựu Chủ
tịch Trung Quốc Giang Trạch Dân, nhưng ông Tập sẽ không bao giờ có thể “đánh”
được tầng lớp tư sản dân tộc như Mao Trạch Đông trước đây, nhưng từ năm 1976
cải cách kinh tế đã làm cho tầng lớp này xuất hiện trở lại và lớn mạnh hơn bao giờ
hết. Quan hệ khăng khít của họ với giới tài phiệt Hoa Kiều cũng cực kỳ chặt
chẽ, và ngay cả tài phiệt Hoa Kiều cũng hướng về quê hương, một quê hương không
chỉ giàu mạnh mà còn “dân chủ.”
Với những bài toán đó, mình đoán rằng, ông Tập
sẽ không thể giải quyết được, tất nhiên Trung Quốc hôm nay không phải là Liên
Xô năm 1990, và ông Tập Cận Bình cũng không phải là Mikhail Gorbachev – nhưng
có một điều hết sức triết học và logic, là không có cái gì tồn tại vĩnh viễn,
một triều đại bao giờ cũng phát triển đến cực thịnh, suy vi rồi sụp đổ, quá
trình đó trong thời đại thế giới phẳng, thời đại của mạng internet kết nối toàn
cầu nó trở nên mau chóng hơn nhiều.
Như vậy đừng gò cho người Hong Kong cái điều mà
chưa chắc họ đang mong muốn: họ muốn dân chủ phương Tây. Đơn giản, họ chỉ mong
muốn được bầu cử nên một người tử tế, quản lý tốt xã hội. Điều này không giống
với cung cách tổ chức bầu cử của chính quyền Trung ương Bắc Kinh đang làm. Xung
đột chắc chắn sẽ xảy ra, không thể tránh khỏi.
Như vậy sự tan rã của Trung Quốc sẽ diễn ra một
cách tất yếu, “dân chủ” là “li khai” là hai yếu tố chủ đạo để thúc đẩy tiến
trình này.
Ngô Nhân Dụng - Tập Cận Bình nhức đầu vì Hồng Kông
Thứ Bảy, ngày 04 tháng 10 năm 2014
Khi
cuộc biểu tình của sinh viên lên cao nhất, Tập Cận Bình ngay lập tức đã nhắn
bảo Lương Chấn Anh (Leung Chun-Ying): Không được bắn. Nhật báo Wall Street đã
loan báo và nhắc lại tin này nhiều lần, chắc là chuyện có thật. Để tránh cảnh
đổ máu bất ngờ, ông hành chánh trưởng quan Hồng Kông đã ra lệnh cảnh sát rút
lui, chỉ để ít người giữ trật tự, không đeo vũ khí.
Tại
sao chủ tịch nhà nước Trung Cộng phải ban lệnh cho thuộc hạ nhanh như vậy? Vì
cả thế giới đang nhìn về Hồng Kông. Từ hàng thế kỷ nay, Hồng Kông vẫn là một
mảnh đất đầy gián điệp quốc tế. Chỉ cần một nước thù nghịch nào đó cho điệp
viên thả mấy trái “lựu đạn không cay” làm chết mấy người thì, dù chuyện gì xẩy
ra Bắc Kinh cũng phải gánh những hậu quả sẽ khó lường.
Trước
hết, Bắc Kinh có cải chính tới đâu, dư luận cũng tin rằng quyết định tàn sát từ
Trung Nam Hải phát ra. Những người lãnh đạo Trung Cộng đã từng cho xe tăng giết
chết sinh viên và công nhân tại Thiên An Môn, ngay trước mắt cả thế giới; họ
đâu ngần ngại giết những thanh niên Hồng Kông mà guồng máy tuyên truyền của họ
đang bôi nhọ và lăng mạ suốt hai tuần rồi? Từ năm 1989 tới nay, người dân trong
nước Trung Hoa cũng như người ngoại quốc không còn ai tin lời nói của Bắc Kinh
nữa. Nếu các sinh viên, học sinh ở Hồng Kông bị giết, thế giới loài người càng
ghê tởm chế độ Đảng Cộng sản Trung Quốc hơn nữa. Guồng máy tuyên truyền và
ngoại giao chạy hết xăng cũng còn lâu mới gột rửa được tiếng xấu đó. Cho nên,
đội cảnh sát đặc biệt chuyên dẹp biểu tình của Trung Cộng, đang đồn trú ở tỉnh
Quảng Đông, gần biên giới, không được dùng tới
Mối
lo đầu tiên của Trung Nam Hải, nơi các lãnh tụ cộng sản cao nhất cư ngụ, là
phản ứng dây chuyền lan vào trong lục địa. Thanh niên Hoa lục đang theo dõi các
diễn biến ở Hồng Kông và có thể noi gương các sinh viên, học sinh ở đó. Họ có
thể nổi cơn phẫn nộ nếu thấy đảng Cộng sản tàn sát người biểu tình, gợi lại cho
họ nhớ các nạn nhân bị giết ở Thiên An Môn trước đây 25 năm. Biết như vậy nên
trong hơn 10 ngày qua, Bắc Kinh đã ra lệnh tăng cường kiểm duyệt các mạng lưới
xã hội trong lục địa, bất cứ thông điệp nào viết những chữ “cấm kỵ” như “sinh
viên biểu tình” hoặc “cảnh sát Hồng Kông” đều bị đục bỏ. Nhiều bạn trẻ đã tìm
ra cách né tránh lưỡi kéo kiểm duyệt. Có người chỉ đưa lên facebook hình ảnh
đám sinh viên Hồng Kông đang ngủ đêm trong chỗ biểu tình, ghi một nhận xét: Mặt
đất sạch đấy nhỉ! Ai coi cũng thương cảm các bạn trẻ của họ tranh đấu gian nan
và phải liên tưởng đến tình trạng ô nhiễm trong lục địa. Một mạng khác đưa lên
bức hình ông Tập Cận Bình, với một chiếc dù che trên đầu. Cách Mạng Dù là tên
gọi của phong trào phản kháng tại Hương Cảng. Guồng máy kiểm duyệt của Đảng
phải mất mấy ngày mới nghĩ ra, đem đục hai thông điệp đó.
Giới
lãnh đạo cộng sản Trung Quốc vẫn nêu Hồng Kông ra làm mẫu để dụ dỗ dân chúng
Đài Loan. Với quy tắc “nhất quốc lưỡng chế” (một quốc gia, hai thể chế chính
trị) được hứa hẹn sẽ thi hành trong 50 năm, kể từ năm 1997 khi Hồng Kông trở về
với Trung Quốc, Đảng Cộng sản hy vọng dân Đài Loan sẽ tin vào lời hứa đó, có
ngày chấp nhận gia nhập nước Trung Hoa thay vì cứ đứng riêng độc lập. Từ 16 năm
nay Bắc Kinh vẫn muốn dùng Hồng Kông như một bằng chứng cho thấy họ có thể cai
trị một hệ thống kinh tế, tài chánh hoàn toàn tư bản, mà không cần can thiệp
như lối cộng sản. Nếu Bắc Kinh nuốt lời hứa, dân Hồng Kông bị tàn sát, thì
phong trào đòi độc lập ở Đài Loan sẽ lên mạnh không thể dập tắt được. Đó là một
cơn ác mộng của Trung Nam Hải.
Nhưng
các phản ứng chính trị không nguy hiểm bằng hậu quả kinh tế. Tập Cận Bình không
muốn một biến cố vô tình sẽ giết “con gà đẻ rứng vàng” của chế độ. Trước khi
lên ngôi, họ Tập chịu trách nhiệm với Bộ Chính Trị về hồ sơ Hồng Kông; cho nên
chắc ông ta biết rõ vai trò kinh tế, tài chánh của cựu thuộc địa này.
Hồng
Kông vẫn là cây cầu nối lục địa Trung Hoa với thế giới bên ngoài, từ hàng thế
kỷ nay, và sau khi chính thức nhập vào Trung Quốc, vẫn giữ vai trò đó. Vào năm
1997, tổng sản lượng nội địa của Hồng Kông lớn bằng 16% GDP của Trung Quốc, năm
nay chỉ còn là 3%, vì cuộc lục địa tăng trưởng nhanh. Nhưng vai trò trung gian
tài chánh của Hương Cảng không xuống mà còn lên cao hơn.
Các
công ty Trung Quốc, kể cả các doanh nghiệp nhà nước, gây vốn nhờ thị trường
Hồng Kông. Từ năm 2012 đến nay, họ đã thu về 43 tỷ mỹ kim tiền vốn nhờ bán cổ
phiếu lần đầu (IPO) trên Thị trường Hằng Thịnh (Hang seng), Hương Cảng. Trong
cùng thời gian đó, các thị trường trong lục địa chỉ giúp gây vốn được 25 tỷ.
Bắc Kinh đang dự trù đưa ra một chương trình cho người ngoại quốc mua cổ phần
các xí nghiệp trong nước qua thị trường Hồng Kông; và ngược lại người Trung Hoa
trong lục địa được mua cổ phần các công ty ngoại quốc, cũng trên thị trường
Hồng Kông. Ngoài tiền vốn, các công ty Trung Quốc cũng vay nợ qua một thị
trường gọi là “trái phiếu tỉm sắm” (dim sum bond market) ở Hồng Kông, vay
người nước ngoài các món nợ tính bằng tiền Trung Quốc.
Hồng
Kông hiện là nơi cung cấp hai phần ba số đầu tư ngoại quốc vào Trung Quốc, mà
vào năm 2005 chỉ mới chiếm 30%. Các công ty nước ngoài cũng thường đầu tư thử ở
Hồng Kông trước khi đem vốn vào trong lục địa. Lợi điểm của Hồng Kông là một
môi trường đầu tư có nền nếp sẵn lâu đời, luật lệ công bằng đối với giới đầu
tư, và hệ thống tư pháp độc lập, công khai minh bạch từng bảo vệ tinh thần
thượng tôn pháp luật dưới ảnh hưởng của Anh quốc.
Vai
trò của Hồng Kông còn cần thiết hơn thời trước, vì giới lãnh đạo Bắc Kinh muốn
cải tổ hệ thống tài chánh, kinh tế trong nước họ. Nếu không cải tổ kịp thì nền
kinh tế Trung Quốc sẽ suy sụp, các ngân hàng ngày càng yếu vì nợ xấu, các doanh
nghiệp nhà nước không chịu cải tổ làm ăn theo lối thị trường, chênh lệch giàu
nghèo thêm trầm trọng.
Trong
ba chục năm qua, các cuộc thí nghiệm canh tân tài chánh của Bắc Kinh đều được
đem thử tại Hồng Kông. Năm 2009, Bắc Kinh muốn thí nghiệm để đưa đồng nguyên
lên thành một thứ tiền tệ quốc tế, như các đồng đô la Mỹ, đồng euro hay tiền
Franc Thụy Sĩ. Họ bắt đầu bằng việc cho phép mở các chương mục ngân hàng dùng
đồng nguyên ở Hồng Kông; và cho phép đổi tiền tự do. Cơ quan quản lý (China
Cinda Asset Management Co) được Bắc Kinh thiết lập vào cuối năm ngoái để mua
các món nợ xấu đã gây hai tỷ rưỡi đô la tiền vốn tại Hồng Kông.
So
với Hồng Kông, các thành phố trong lục địa đều thua kém. Thượng Hải đã cố gắng
tự biến thành một trung tâm thương mại nhưng không thể cạnh tranh nổi. Lý do
chính là Hồng Kông có sẵn một hạ tầng cơ sở tài chánh được xây dựng hàng thế
kỷ, một hệ thống pháp luật được mọi người tin tưởng, và đội ngũ những chuyên
viên tài chánh đầy kinh nghiệm. Thượng Hải thiếu tất cả những yếu tố quyết định
đó. Năm ngoái Bắc Kinh đã thử lập ra một “khu chế xuất tự do” ở thành phố này,
nhưng chưa được giới đầu tư quốc tế ủng hộ. Luật mới cho phép các công ty nước
ngoài vay tiền bằng cách phát hành trái phiếu lấy đồng nguyên làm bản vị, nhưng
không mấy ai làm. Nhiều dự án bán cổ phiếu lần đầu IPO đang bị ngâm tôm ở
Thượng Hải. Nạn tham nhũng, lợi dụng tin tức mật khi mua bán cổ phần là điều
Hồng Kông có thể tránh được, còn Thượng Hải thì còn lâu. Bắc Kinh cần sử dụng
Hồng Kông như một phòng thí nghiệm tài chánh, vì nếu làm trong lục địa thì
không biết rủi ro sẽ ra sao. Nếu một thí nghiệm ở Hồng Kông thấy không có lợi
thì họ có thể sẽ ngưng, rồi bỏ qua; còn khi đã thí nghiệm ở trong nước thì họ
sẽ phải gánh các hậu quả lớn gấp bội; khi dòng chảy tiền vốn mất quân bình hay
xáo trộn.
Kinh
tế Hồng Kông cũng tùy thuộc Trung Quốc, có thể nói còn chặt chẽ hơn. Một nửa số
xuất cảng của lãnh thổ này là bán sang Trung Quốc. Một phần ba các món nợ của
ngân hàng Hồng Kông là cho các xí nghiệp Trung Quốc vay. Cho nên, cảnh xáo trộn
tại Hồng Kông trong những ngày qua khiến nhiều người dân địa phương lo lắng.
Ngày hôm qua, Thứ Sáu 3 tháng Mười, một số người đã gây sự với các sinh viên
biểu tình ở khu Mong Kok (tên gốc là Vọng Giác 望角,
nay viết là 旺角). Đám người gây
sự này được nhận diện là thuộc thành phần các băng đảng địa phương, nhưng sau
đó các sinh viên đã quyết định rút khỏi khu dân cư lao động này.
Tập
Cận Bình có thể đối phó với biến động ở Hồng Kông bằng cách chờ đợi, cho đến
khi các sinh viên, học sinh và người dân mỏi mệt. Bắc Kinh có thể nhượng bộ
bằng cách sẽ cho Lương Chấn Anh từ chức, sau một thời gian khá xa để khỏi
mất mặt. Nhưng mối lo của Tập Cận Bình vẫn còn đó: Làm sao để thế giới không
thấy Bắc Kinh đã can thiệp quá nhiều vào đời sống dân chúng, vì bất cứ hành
động can thiệp nào cũng có thể gây phản ứng mạnh mẽ của người dân đã quen sống
tự do trong ít nhất một thế hệ. Điều quan trọng nhất là không được can thiệp
vào hệ thống tư pháp được tiếng tốt của Hồng Kông. Nếu không, các ngân hàng
quốc tế, các nhà đầu tư ngoại quốc, và lòng tin của mọi người sẽ được chuyển đi
nơi khác. Singapore là một thành phố đang sẵn sàng đóng vai trò thay thế Hồng
Kông!
Muốn
chấm dứt mối nhức đầu do Hồng Kông gây ra, Tập Cận Bình có thể nhân cơ hội này
mà chấp nhận một thử thách, là đồng ý cho dân Hồng Kông được tự do lựa chọn
người cai trị họ, thay vì nhất định theo lối “Đảng cử, dân bầu.” Khi cuộc bầu
cử năm 2017 ở Hồng Kông thành công, và chiếm lại được lòng tin của thế giới,
ông ta còn nên đem thí nghiệm thể thức tranh cử, bầu cử đó tại các thành phố
lớn trong lục địa trong những năm sau đó. HỒNG KÔNG đã là một phòng thí nghiệm
tài chánh, ngân hàng, nay có thể dùng làm một nơi thí nghiệm chế độ dân chủ tự
do cho cả nước Trung Hoa!
No comments:
Post a Comment
Thanks for watching