X

Friday, October 31, 2014

Mây Đen Bao Phủ Thế Giới


Mây Đen Bao Phủ Thế Giới
Nhật Ký Biển Đông Tháng Mười ghi nhận những chuyển biến quan trọng như sau:
I-Cuộc đối đầu Nga-Mỹ
Trong khi cuộc khủng hoảng Ukraina chưa có dấu hiệu ra khỏi ngõ cụt với thỏa hiệp ngưng bắn mong manh, ngày 26/10/2014 Kiev tiến hành bầu cử quốc hội với khuynh hướng thân Mỹ và NATO, còn Miền Đông - các nước Cộng Hòa Donetsk và Luhansk ngày 2/11/2014 bầu cử để quyết định vận mệnh của mình. 

Âu Châu đe dọa áp đặt thêm những trừng phạt mới nếu Nga công nhận kết quả cuộc bàu cử này. Riêng Mỹ đang áp lực các quốc gia Á Châu tham gia cuộc cấm vận Nga lớn lao trên quy mô toàn cầu. Nga theo chính sách “con hổ bị thương” cắn răng chịu đựng, liên kết và hỗ trợ cho các quốc gia trung lập hoặc ghét Mỹ hoặc không có thiện cảm với Mỹ để dàn trận chống Mỹ.

-Đài truyền hình Fox News thuộc phe bảo thủ Mỹ ngày 14/10/2014 loan tin Serbia (Nam Tư cũ) trải thảm đỏ và diễn bình rầm rộ để tiếp đón Tổng Thống Putin viếng thăm Belgrade vào Thứ Năm 16/10/2014. Âu Châu lên tiếng chỉ trích cuộc tiếp đón này nhưng Serbia nói rằng họ cũng sẵn sàng chào đón nếu Ô. Obama muốn đến thăm. Rõ ràng thế giới dần dần chia thành hai phe thân Nga hoặc thân Mỹ như thời Chiến Tranh Lạnh.

-Còn AFP trích dẫn nguồn tin từ hãng thông tấn chính thức của Triều Tiên cho hay tuyến đường sắt nối Triều Tiên với Nga sẽ mở cửa vào tháng 10 tới. Khi đó, các chuyến tàu vận chuyển hàng hóa sẽ bắt đầu chạy từ thành phố Khasan, vùng Viễn Đông Nga, đến cảng Rason, khu thương mại tự do ở đông bắc Triều Tiên.Việc thi công nhằm sửa chữa tuyến đường sắt dài 54 km này được bắt đầu từ tháng 10/2008. 

Tuyến đường này sẽ nối liền với tuyến đường xuyên Siberia của Nga, góp phần tăng cường hợp tác kinh tế và thúc đẩy quan hệ giữa hai quốc gia. (VnExpress) Nếu Nga hỗ trợ mạnh mẽ cho Bắc Hàn thì đó là “con bài tẩy” khiến Nhật Bản, Nam Hàn không thể theo Mỹ để chống Nga.

-Riêng đối với Việt Nam, Nga vẫn tiếp tục cung cấp những vũ khí có khả năng tấn công và phòng thủ trên biển mà không đòi hỏi bất cử điều kiện nào. Voice of Russia ngày 14/10/2014 loan tin ” Nhà máy đóng tàu Sredne - Nevsky trong năm tới sẽ hoàn thành việc thực hiện hợp đồng trang bị vũ khí Nga cho sáu tàu tuần tra (tuần dương hạm) Việt Nam thuộc đề án TP-400. Hợp đồng đã được ký kết trong năm 2009. 

Dự án được người Việt Nam phát triển, thân tàu cũng do họ chế tạo, toàn bộ vũ khí trên tàu là của Nga.” Còn theo VOA tiếng Việt ngày 27/10/2014, “Hai tàu pháo (pháo hạm) trang bị tên lửa đầu tiên do Việt Nam đóng, vừa được giao cho lực lượng hải quân trong bối cảnh Việt Nam đang tăng cường năng lực quốc phòng trước tranh chấp Biển Đông căng thẳng. Hai tàu này được sản xuất tại xưởng đóng tàu Ba Son sử dụng công nghệ của Nga nằm trong số 6 tàu tên lửa hiện đại lớp MOLNIYA thuộc dự án 1241.8 mà xưởng này đặt (hàng) cho Hải Quân Việt Nam năm 2009. Các tàu này được thiết kế bởi xưởng đóng tàu Vympel, Nga.”

- Đặc biệt hơn nữa, AP ngày 24/10/2014 loan tin, “Vào ngày Thứ Sáu, trong một bài diễn văn thật xúc động, Tổng Thống  Putin nói rằng thế giới đang trở thành một nơi thật nguy hiểm vì Hoa Kỳ đã và đang xử dụng sức mạnh để thể hiện ý muốn của họ trên các quốc gia khác mà quốc gia ông (Nga) đồng ý. 

Trước một cử tọa bao gồm các chuyên viên về chính trị thế giới tại khu nghỉ mát Sochi ở Hắc Hải, Ô. Putin đã kịch liệc chỉ trích Hoa Kỳ về cái mà ông gọi là đã Hoa Kỳ đã coi thường luật pháp quốc tế và đơn phương xử dụng sức mạnh quân sự…Bằng giọng nói giận dữ, Ô. Putin cáo buộc Hoa Kỳ và đồng minh Phương Tây đã độc quyền “nhào nặn thế giới theo nhu cầu của họ” từ sau Chiến Tranh Lạnh, xử dụng sức mạnh kinh tế và quân sự, thường xuyên hỗ trợ những tổ chức cực đoan (extremist groups) để đạt mục đích.

 Ông Putin đã dẫn chứng các trường hợp Iraq, Libya và Syria là những thí dụ điển hình của những hành động sai lầm đưa tới hỗn loạn khiến Washington và đồng minh phải chiến đấu chống lại những sai lầm của chính họ…và họ đang phải trả giá rất cao.”

-Điểm xuyết thêm cho bầu không khí hào hứng và trào lộng của cuộc Chiến Tranh Lạnh Mới, Fox News ngày 14/10/2014 đưa tin, Thủ Tướng Úc Abbott đe dọa sẽ “nắm cổ” Tổng Thống Putin trong cuộc gặp gỡ trong hội nghị thượng đỉnh G20 sắp tới đây tại Brisbane (Úc). Các viên chức ngoại giao Nga nói rằng đe dọa này là “trẻ con” và rằng Ô. Putin là võ sĩ nhu đạo huyền đai.”  Giả dụ Ô. Abbott bị Ô. Putin quật ngã trước mặt các vị lãnh đạo thế giới thì nước Úc không còn ra cái thể thống gì nữa.

 Đúng là giận quá mất khôn. Hiện nay Úc là đồng minh chí cốt của Mỹ trong cuộc khủng hoảng Ukraina, Iraq, Afghanistan và cuộc chiến chống Nhà Nước Hồi Giáo ISIS và đang nạp đơn gia nhập Liên Minh Bắc Đại Tây Dương NATO. Chính vì thế giới có những chuyển động nguy hiểm như thế cho nên theo Reuters ngày 16/10/2014,  lãnh đạo Liên Bang Xô-viết cũ Ô. Mikhail Gorbachev cảnh báo lãnh đạo Phương Tây (Mỹ và NATO) và Ô. Putin đang lôi kéo thế giới vào cuộc Chiến Tranh Lạnh Mới mà ông đã giúp chấm dứt cách đây một phần tư thế kỷ.

II- Chiến tranh Hoa-Mỹ không tránh khỏi ở Biển Đông
            Trong tháng qua đã xuất hiện những tin tức không vui cho Hoa Kỳ và làm phức tạp thêm tình hình thế giới và cuộc khủng hoảng Biển Đông.

- REUTERS/Shannon Stapleton Sorry, America ngày 8/10/2014: oa LHoa

Theo Quỹ Tiền Tệ Thế Giới (International Monetary Fund) Hoa Lục vượt qua Mỹ và trở thành nển kinh tế lớn nhất thế giới.

-Reuters ngày 24/10/2014: Trung Quốc vừa khai trương Ngân Hàng Đầu Tư Hạ Tầng Cơ Sở Á Châu AIIB (Asian Infrastructure Investment Bank ) gồm 20 quốc gia với số vốn khởi đầu 50 tỉ đô-la được coi như là một đối thủ của World Bank và Asia Development Bank do Hoa Kỳ và Âu Châu hậu thuẫn trong một chuyển động nhằm  dùng “sức mạnh mềm” để lôi kéo các nước Á Châu. Ba quốc gia Nhật Bản, Nam Hàn, Nam Dương đã không tham dự ngày khai trương và dưới sức ép của Hoa Kỳ, Úc Châu đã không gia nhập ngân hàng này. Hiện nay Hoa Kỳ rất lo lắng về sự ra đời của AIIB vì nó làm suy giảm “sức mạnh mềm” của Hoa Kỳ - ít ra là tại Á Châu.

-Business Insider ngày 14/10/2014: Trong bài viết nhan đề “Xây Dựng Sức Mạnh Quân Sự Một Cách Đáng Báo Động Của Hoa Lục Đang Thay Đổi Thế Quân Bằng Lực Lượng Tại Á Châu “ (China's Alarming Military Buildup Is Shifting The Balance Of Power In Asia) Bill Gertz đã đưa ra nhận xét của ủy ban lưỡng viện quốc hội nghiên cứu về kinh tế và an ninh Mỹ- Trung Quốc , “Nhà cầm quyền cộng sản Trung Hoa dù có mối liên hệ kinh tế và tài chính mật thiết với Hoa Kỳ nhưng vẫn coi Hoa Kỳ là kẻ thù chính….Xây dựng sức mạnh quân sự theo kiểu sẵn sàng chiến đấu của Quân Đội Nhân Dân Trung Hoa làm gia tăng nguy cơ bùng nổ xung đột giữa Hoa Kỳ và Trung Quốc.” (*)

-Washington Post ngày 28/10/2014: Trích dẫn nguồn tin từ Tân Hoa Xã cho biết vào Thứ Năm 23/10/2014 tại Bắc Kinh, Chuẩn Đô Đốc Habibollah Sayyari - Tư Lệnh Hải Quân Iran đã ký một thỏa hiệp với Đô Đốc Wu Shengli –Tư Lệnh Hải Quân Trung Quốc ” hợp tác thực tiễn hơn nữa và tăng cường mối liên hệ quân sự giữa hai bên” sau khi hai tuần dương hạm Trung Quốc ghé thăm Cảng Bandar Abbas của Iran tháng trước. Như thế Hoa Lục đã đặt được một đầu cầu ở Vịnh Ba Tư và Vịnh Oman - cửa ra vào của túi dầu lửa Trung Đông và là trạm dừng chân để vươn tới Phi Châu tài nguyên phong phú. 

Trong khi đó Iran thoát được sức ép cấm vận kinh tế của Mỹ và Âu Châu do chương trình hạt nhân.

-The Examiner  ngày 28/10/2014:  “Phó Chủ Tịch Trung Quốc Zhang Gaoli tuyên bố ngày hôm nay Trung Quốc bắt đầu thương mại trực tiếp với Singapore và xử dụng tiền của mỗi nước để làm dễ dàng cho việc thanh toán các giao dịch. Ý nghĩa của hành động này là không cần dùng tới đồng đô-la Mỹ và ngoại tệ dự trữ…chấm dứt sự bá chủ của đồng đô-la trên hệ thống tài chính toàn cầu.”

-Wall Street Journal ngày 30/10/2014: Tàu ngầm tấn công của Trung Quốc đã vượt qua Eo Biển Malacca và thấy xuất hiện ở Sri Lanka và Vịnh Ba Tư. Tư lệnh lực lượng tàu ngầm Đại Tây Dương của Mỹ phát biểu lo lắng trước nỗ lực hiện đại hóa lực lượng tàu ngầm của Trung Quốc.
            Trước sự lớn mạnh của Hoa Lục về các mặt quân sự, kinh tế, tài chính và ảnh hưởng chính trị toàn cầu làm sói mòn địa vị siêu cường của mình thì Hoa Kỳ phải làm sao đây?
III- Quan hệ của Việt Nam với Hoa Lục và Mỹ vô cùng phức tạp:
1) Những diễn biến trên Biển Đông
- AFP ngày 23/10/2014:” Truyền thông nhà nước Trung Quốc cho hay Trung Quốc đã thả bảy bộ phao ngầm tại những vùng biển then chốt Tây Thái Bình Dương- một chuyển động làm gia tăng cường độ tranh chấp lãnh thổ giữa các nước trong vùng.”

-Tuổi Trẻ Online: Trong cuộc họp báo thường kỳ ngày 23/10/2014, phát ngôn viên Bộ Ngoại Giao Việt Nam đã lên tiếng phản đối việc Trung Quốc thay đổi hiện trạng các đảo cũng như các bãi đá ngầm trên hai Quần Đảo Hoàng Sa và Trường Sa thuộc chủ quyền của Việt Nam. Trung Quốc đang xây dựng một sân bay mới trên Đảo Phú Lâm và Bãi Đá Chữ Thập. Kể từ tháng 2/2014, Trung Quốc đã tiến hành các hoạt động xây dựng phi pháp nhằm biến 6 bãi đá ở Trường Sa thành các đảo nhân tạo.

2) Những diễn biến trên mặt trận ngoại giao
-BBC tiếng Việt  ngày 16/10/2014:  Đoàn đại biểu quân sự cấp cao Việt Nam, dẫn đầu là Đại tướng Phùng Quang Thanh- Bộ trưởng Bộ Quốc phòng gồm 13 tướng, thăm Trung Quốc từ 16/10-18/10.
-VOA tiếng Việt ngày 22/10/2014:” Bộ trưởng Quốc phòng Việt Nam Phùng Quang Thanh cho báo giới trong nước biết Việt Nam, Trung Quốc đã thiết lập đường dây nóng quân sự (điện thoại liên lạc khẩn cấp) hôm 20/10 bên lề kỳ họp Quốc hội đang diễn ra ở Hà Nội. Thông báo của người đứng đầu quân đội Việt Nam được đưa ra sau khi ông Thanh và hơn chục tướng lĩnh Việt Nam gặp quan chức quốc phòng Trung Quốc ở Bắc Kinh từ ngày 16 tới 18/10.

-VietnamPlus ngày 27/10/2014: Trong cuộc gặp gỡ với Tổng Bí Thư Nguyễn Phú Trọng, Ô. Dương Khiết Trì tuyên bố, “Về quan hệ song phương, Đảng, Chính phủ Trung Quốc hết sức coi trọng và luôn mong muốn tăng cường trao đổi cấp cao, củng cố hữu nghị nhân dân, xây dựng môi trường thuận lợi để phát triển quan hệ tốt đẹp, ổn định lâu dài với Việt Nam, đồng thời sẵn sàng cùng với Việt Nam đẩy mạnh và nâng cao hiệu quả hợp tác trên mọi lĩnh vực kinh tế, chính trị, quốc phòng, an ninh, văn hóa, xã hội, giao lưu nhân dân.” Trong khi Ô. Dương Khiết Trì tới Việt Nam thì Ô. Nguyễn Tấn Dũng đi Ấn Độ màVOA gọi là “để củng cố quan hệ đối tác chiến lược”.

 Còn International Business Times đi tiêu đề “Việt Nam và Ấn Độ Ký Thỏa Hiệp Về Dầu Lửa và Hải Quân Giữa Lúc Tranh Chấp Ở Biển Đông, Khiến  Bắc Kinh Tức Giận” (Vietnam And India Sign Oil, Naval Agreement Amid South China Sea Disputes, Angering Beijing) tiếp sau chuyến công du Việt Nam ngày 14/9/2014 của Tổng Thống Pranab Mukherjee. Trước đó vào ngày 16/10/2014 Ô. Nguyễn Tấn Dũng đã gặp gỡ Thủ Tướng Nhật Bản Abe bên lề hội nghị thượng đỉnh ASEM (Asia-Europe Meeting) tổ chức tai Milan- Ý Đại Lợi. Thủ tướng Nhật Bản khẳng định sẽ tiếp tục hỗ trợ Việt Nam phát triển kinh tế - xã hội thông qua việc cung cấp hỗ trợ phát triển ODA (Official Development Assistance) ở mức cao, cũng như tiếp tục hỗ trợ nâng cao năng lực của lực lượng chấp pháp trên biển (duyên phòng).

Từ những hoạt động ngoại giao chồng chéo đó chúng ta thấy: Việt Nam một mặt vẫn chủ trương hòa dịu với Trung Quốc nhưng một mặt vẫn liên kết với các đại cường để gầy dựng sức mạnh riêng của mình nhằm đối phó với ông bạn láng giềng hung ác cho nên những chuyển động ngoại giao trên theo tôi nghĩ, chỉ là những giây phút nghỉ ngơi giữa hai hiệp của hai võ sĩ để lau chùi những vết bầm tím trên mặt hoặc nghe huấn luyên viên mách nước.  

Khi tiếng kẻng vang lên, hai võ sĩ lại lao vào trận đấu. Sự hòa dịu chỉ là “kế hoãn binh” nhất thời của Hoa Lục. Việt Nam có thể kiềm chế, nhưng Trung Quốc thì không thể kiếm chế bởi vì kiềm chế đồng nghĩa với việc từ bỏ mộng bá chủ Biển Đông- điều mà Hoa Lục không bao giờ chấp nhận trong cuộc đối đầu với Hoa Kỳ để tìm sinh lộ tiến ra Thái Bình Dương.

Hành động của Trung Quốc - đối với Việt Nam – từ năm 1979 tới nay giống như một tên côn đồ vừa đấm đá tơi bời một cậu bé xong rồi lại cười cười, nói nói xoa đầu vuốt ve, rồi lại đấm cho một quả sặc máu mũi. Qua những việc làm bất chính coi thường luật pháp quốc tế ở Biển Đông cho thấy Hoa Lục là một gã “cướp biển ” mà Nhật Bản, Ấn Độ, Hoa Kỳ phải ngán sợ. 

Việt Nam- vì là nước nhỏ và có chung biên giới, không còn phương thức nào khác hơn là: Bên ngoài thì cắn răng chịu đựng, cũng “bắt tay, cười cười nói nói” giống như tổ tiên ngàn năm triều cống, nhưng bên trong thì xây dựng sức mạnh quân sự để tự lực tự cường chống giặc, ngoại giao đa phương để mưu tìm hậu thuẫn và luôn luôn cảnh giác cao độ.

 Tin vào những lời hứa đầy sáo ngữ của Hoa Lục thì cũng giống như Thục An Dương Vương tin cuộc hôn nhân giữa Trọng Thủy và Mỵ Châu là một thỏa ước hòa bình. Trên chính trường quốc tế từ ngàn xưa đến giờ - chân thành, hữu nghị, đồng minh có- nhưng cũng chứa đầy thủ đoạn tàn độc, lọc lừa, bội phản…che dấu bởi những mỹ từ cao đẹp.

3) Còn việc nới lỏng lệnh cấm bán vũ khí sát hại cho Việt Nam cũng không đơn giản như người ta nghĩ. Nó là một suy tính nhức đầu của các chiến lược gia Hoa Kỳ song có thể bị tắc nghẽn tại quốc hội cho nên ngày 8/10/2014 đã có bài viết  của Joshua Kurlantzich đăng trên The National Interest “ Bán Vũ Khí Sát Thương Cho Việt Nam: Là Hành Động Đúng?” (Selling Vietnam Lethal Weapons: The Right Move?) (**) Bài viết có những đoạn như  sau “…Nhưng Việt Nam là một ngoại lệ. 

Trong tất cả các quốc gia trên đất liền của Đông Nam Á, chỉ có Việt Nam là đã và sẽ cung ứng đầy đủ lợi ích chiến lược cho Hoa Kỳ đó là điều giải thích/biện minh cho việc xích lại gần với một nhà nước độc tài. 

Khác với Miền Điện hoặc Thái Lan, chính phủ Việt Nam dù ức chế (người dân) nhưng rõ ràng là kiểm soát được quân đội, và mặc dù có sai trái trên phạm vi rộng lớn về việc lạm dụng quyền hành, nhưng thực tế quân đội Việt Nam tự thân nó, trên nhiều lãnh vực, đã không lạm dụng quyền lực (như đảo chính, dùng quân đội để đàn áp người dân) và chuyên nghiệp/giỏi hơn quân đội Miến Điện và Thái Lan. Nói một cách tổng quát, nền chính trị Việt Nam ổn định hơn Miến Điện hay ngay cả Thái Lan, và người dân, dù Hoa Kỳ đã có cuộc chiến với Việt Nam nhưng có khuynh hướng “thân” Mỹ…

Vịnh Cam Ranh của Việt Nam sẽ là bến cảng tốt nhất cho các chiến hạm Hoa Kỳ trong trường xảy ra xung đột với Hoa Lục. Không như Thái Lan hay Miến Điện, Việt Nam đã chiến đấu chống lại Trung Quốc trong nhiều thế kỷ và có chung biên giới cho nên sẽ không ảo tưởng/ngây thơ về sự trỗi dậy của Hoa Lục và sẵn sàng bảo vệ vị thế của mình trong tranh chấp với Bắc Kinh bằng tài ngoại giao khéo léo và sức mạnh quân sự có khả năng răn đe. 

Ngoài ra, các nhà lãnh đạo thuộc thế hệ trẻ là những người không can dự vào các cuộc chiến trước đây, đã nắm giữ ngoại giao và quân đội, họ nhìn thấy mối liên hệ mạnh mẽ hơn với Hoa Kỳ là quan yếu cho nền an ninh của Việt Nam…Hoa Thịnh Đốn phải xúc tiến việc bán vũ khí cho Việt Nam. Trong bài viết tiếp theo đây tôi sẽ xem xét xem Hoa Kỳ bán vũ khí cho Việt Nam như thế nào và cả việc tiến tới xây dựng một thỏa hiệp đồng minh chính thức.”

Bằng cứ vào những việc làm trên Biển Đông của Hoa Lục và những hoạt động ngoại giao con thoi từ nhiều phía, chúng ta thấy “hòa bình”, “hữu nghị”, “không theo bên nào”, “tự kiền chế”… chỉ là “đầu môi trót lưỡi”. 

Tất cả hình như đang tiến tới một cuộc đụng độ không sao tránh khỏi. Trong lịch sử, khi thiên hạ thái bình thì các ông bộ trưởng ngoại giao chỉ “ngồi chơi xơi nước”, tán dóc cho vui. Khi các ông bộ trưởng ngoại giao hay bộ trưởng quốc phòng hay cố vấn an ninh của tổng thống bôn ba hết chỗ này chỗ kia thì “trời đất nổi cơn gió bụi” tới nơi rồi. Thế giới đang bị vây phủ bởi những đám mây đen và những luồng “quái phong” do sự trỗi dậy của Hoa Lục và toan tính bảo vệ địa vị thống trị thế giới của Hoa Kỳ.
Đào Văn Bình
(California ngày31/10/2014 )

(*) “China’s communist government also views the United States as its main adversary — despite strong trade and financial links between the two countries…the war-footing-like buildup by the People’s Liberation Army is increasing the risk that a conflict will break out between the United States and China.”

(**) “But Vietnam is the exception.  Of all the countries in mainland Southeast Asia, only Vietnam has provided–and will provide–enough strategic benefits for the United States to justify closer ties to such an authoritarian regime. Unlike in Myanmar or Thailand, in Vietnam the government, though repressive, has clear control over the armed forces, and though the Vietnamese regime certainly is guilty of a wide range of abuses, the actual Vietnamese military itself is, in many respects, less abusive and more professional than those of Myanmar or Thailand. Vietnam is, overall, more stable than Myanmar or even Thailand, and the population, despite the history of war with the United States, tends to be ardently pro-American…. Vietnam’s Cam Ranh Bay would offer the best harbor for U.S. naval vessels in case of a conflict in the Sea. And unlike Thailand or Malaysia, Vietnam, which has fought wars with China for centuries and shares a long land border with China, has few illusions about China’s rise, and is willing to back up its position on disputes with Beijing with skillful diplomacy and the real threat of force. What’s more, a younger generation of Vietnamese officials, who did not fight in the war, has come to dominate the foreign ministry and military; they see a stronger relationship with the United States as essential to Vietnam’s future security… The White House should move forward with further arms sales. In an upcoming working paper, I will examine how the United States and Vietnam could build on arms sales and move toward a formal treaty alliance.”

__._,_.___

Posted by: Binh Dao 

Khám phá "Mật mã của Ý thức"

 

TẠP CHÍ KHOA HỌC

Khám phá "Mật mã của Ý thức"

  •  
  •  
  •  
  • inShare

Trọng Thành/RFI

Nếu như cách nay một thập niên, ngành sinh học bước vào cuộc cách mạng lớn với các khám phá về hệ thống mật mã di truyền, thì hiện nay nhân loại đang đứng trước một cuộc cách mạng lớn khác : Giải mã các bí ẩn của bộ não. Nhiều người coi đây là một trong các thách đố lớn nhất còn lại của Tự nhiên đối với trí tuệ nhân loại.

Từ cuối năm ngoái, tại đại học Bách khoa Lausanne (Thụy Sĩ), đã khởi sự chương trình nghiên cứu Human Brain Project (Dự án Não Người), với mục tiêu mô phỏng toàn bộ hoạt động của bộ não. Chương trình dự kiến kéo dài 10 năm này có sự tham gia của hàng nghìn nhà nghiên cứu, từ hơn 90 đại học thuộc 22 quốc gia. Chương trình được Ủy ban Châu Âu tài trợ hơn một tỷ euro. 

Human Brain Project hiện đang bị hàng trăm nhà sinh học thần kinh phản đối, vì cho là một quyết định phiêu lưu lãng phí. Một số người lo ngại dự án rốt cuộc không chắc sẽ soi sáng được sự vận hành của bộ não. Điều đáng nói ở đây là dự án đầy tham vọng Human Brain Project thể hiện nhu cầu khẩn thiết của giới khoa học hiện nay hướng đến một nghiên cứu tổng hợp và liên ngành trong cuộc khám phá những bí ẩn của bộ não. Đây có thể là lần đầu tiên trong lịch sử nhân loại, hầu như chuyên gia từ tất cả các ngành khoa học : y học, thần kinh học, sinh học, tin học, toán học, thống kê, hóa học, triết học…, cùng tham gia vào một dự án, được nhiều đánh giá là có quy mô lớn nhất từ nhiều thập kỷ, như ghi nhận của ông Henry Markram, phụ trách chương trình (báo Rue 89).

Mật mã thần kinh
Giải thưởng Nobel y học năm nay được trao cho nhà khoa học Anh-Mỹ John O’Keefe, và cặp vợ chồng nhà khoa học Na Uy May Britt Moser và Edvard Moser vì đã « đi đầu trong việc nghiên cứu các tế bào tạo nên hệ thống định vị không gian trong não bộ ». Hay nói một cách hình tượng là « một hệ thống GPS » trong não, giúp con người biết được mình đang ở đâu và có thể lưu trữ và huy động được các thông tin để tìm được hướng di chuyển đúng. 

Thành tựu nghiên cứu nói trên nằm trong xu thế nghiên cứu chung của các ngành y sinh học đương đại hướng đến việc mô hình hóa « hệ mật mã thần kinh ». Có nghĩa là hệ thống tín hiệu giúp cho các tế bào thần kinh tương tác được với nhau và với môi trường, để tạo ra các hoạt động được xếp vào hàng cao cấp như cảm xúc và nhận thức. 

Làm sáng tỏ được hệ mật mã thần kinh là điều cần thiết để, thứ nhất là, phát triển được các phương thức tương tác mới giữa con người và máy móc và, thứ hai là, tìm ra cách thức chữa trị được các bệnh tật về thần kinh và nhận thức mà một bộ phận lớn nhân loại, từ hàng trăm triệu cho đến khoảng 1,5 tỷ con người đang phải chịu đựng (tùy theo cách tính).

Về những bí mật của bộ não con người qua những phát hiện khoa học mới, chương trình Tạp chí « Autour de la question » của RFI có cuộc trò chuyện với nhà thần kinh học Pháp Stanislas Dehaene, nhân khai mạc Triển lãm « Thần kinh học vui chơi » tại Cité des Sciences, Paris, mà ông là người phụ trách chuyên môn. Ông Stanislas Dehaene là giáo sư Collège de France về chuyên ngành tâm lý học nhận thức thực nghiệm và giám đốc một trung tâm nghiên cứu về nhận thức não bộ thuộc INSERM-CEA. Năm 2013, Giải thưởng lớn của INSERM được trao tặng cho toàn bộ tác phẩm của Stanislas Dehaene. Giải thưởng của INSERM, Viện quốc gia Pháp về y tế và nghiên cứu y học, được coi là tương đương với Huy chương vàng của Trung tâm Khoa học Quốc gia Pháp (CNRS), trong các lĩnh vực y khoa, trị liệu và nghiên cứu y sinh học. Nhà thần kinh học Stanislas Dehaene là tác giả cuốn « Le code de la conscience » (tạm dịch là "Mật mã của Ý thức"), vừa được Nxb Odile Jacob ấn hành đầu tháng 10/2014.

Stanislas Dehaene : « Các bạn biết, nghiên cứu về não đã có những tiến bộ phi thường trong khoảng 20 năm trở lại đây, đặc biệt là nghiên cứu về bộ não con người, với các kỹ thuật hình ảnh y khoa. Tôi vẫn chưa hết ngạc nhiên trước phương tiện phi thường này, mỗi lần được chứng kiến các thực nghiệm chụp hình não bộ. Tôi rất trân trọng việc chia sẻ các hiểu biết trong một lĩnh vực mà tôi nghĩ có liên quan đến tất cả chúng ta. Trong cuốn « Mật mã của Ý thức », tôi có viết, đây là một trong những vấn đề thiết thân nhất.

Mọi đứa trẻ đều đặt ra những câu hỏi về vũ trụ như : Tôi đến từ đâu ? Tư duy của tôi từ đâu mà có ? Tư duy di chuyển về đâu khi tôi đi ngủ ? Có gì sau cái chết không ? Những câu hỏi hết sức căn bản này liên quan đến tư duy con người. Chúng ta có may mắn là được tiếp cận với vấn đề ấy về mặt thực nghiệm ngay trong thế kỷ này. Tất nhiên, cho dù đã có những tiến bộ cực lớn, nhưng vẫn còn xa ta mới có thể hiểu hết được tư duy vận hành như thế nào ».

Ý thức : Không gian thâu nhận và phân phối thông tin
Bộ não là cả một thế giới vô cùng bí hiểm với hàng trăm tỷ tế bào thần kinh với các chức năng hết sức khác nhau. Ngay cả khi chúng ta không làm gì, khi chúng ta ngủ, não vẫn hoạt động. Bên cạnh đó, từ hoạt động của hàng tỷ tế bào (thường được coi là thuần túy sinh học - ndr), đã nổi lên một thế giới "chủ quan" : mà ta gọi là « ý thức ». 

Để nghiên cứu não bộ một cách khoa học, bao gồm cả phần vẫn hay được coi là chủ quan này, chúng ta cần đến các phương tiện quan sát từ bên ngoài. Các phương tiện chụp hình não bộ hiện nay đã phát triển đến mức mà có thể quan sát được những gì diễn ra trong não ngay khi chúng ta đang nói và nghe nhau trong một cuộc trò chuyện thường ngày. « Tôi tư duy có nghĩa là tôi tồn tại », câu nói nổi tiếng của nhà triết học Descartes, rất quen thuộc với chúng ta. Cái « tôi » tư duy đó phải chăng cũng là "một cái tôi (được hình thành từ các) tế bào thần kinh" ? Stanislas Dehaene nhận xét :

« Descartes thường bị kết tội là đã đưa ra một quan niệm nhị nguyên (về con người, tức tách cái thuộc về ''tinh thần'' khỏi những tồn tại vật chất - ndr). Và quan niệm của ông bị coi là cản trở sự phát triển của khoa học thần kinh. Nhưng chính ông đã tìm cách giải thích về trí nhớ với các cơ chế của não. Desacartes đã từng có những ý tưởng đi trước rất nhiều so với thời đại của ông. Hiện nay, về mặt này, chúng ta có tiến hơn chút ít. Và chúng ta đã hiểu được rằng mỗi ý tưởng của chúng ta thoạt tiên dựa trên hoạt động của cả một tập hợp rất lớn các tế bào thần kinh. Một trong các điều mà tôi phát triển trong cuốn sách này là Ý thức là một không gian nơi hàng triệu nơron cùng nối kết và phối hợp làm việc nhau.

Khái niệm ‘‘ thông tin’' là hết sức căn bản để hiểu được sự xuất hiện của ý thức. ‘‘Embrasement’' - sự hoạt hóa đồng thời của các tế bào thần kinh - cho phép thông tin lưu chuyển. 14 tỷ tế bào thần kinh trong vỏ não, mỗi tế bào mang lại một yếu tố thông tin riêng, tất nhiên mỗi tế bào hoạt động theo kiểu của mình. Vô số các hoạt động trong não diễn ra mà không được ý thức. Chỉ có một phần rất nhỏ trong số các thông tin, được lưu truyền trong các hoạt động diễn ra song song, là đến được với Ý thức, tương tự như một xa lộ lớn kết thúc bằng một nút thắt cổ chai vậy. Vào một thời điểm nhất định, trong khoảng thời gian vài trăm mili giây (tức vài phần mười của một giây), chỉ có một đối tượng nhận thức lọt được vào vùng trung tâm, và trở thành tiêu điểm của Tư duy mà ta ý thức được ».
Lối vào Ý thức : Nút thắt cổ chai
Từ đâu mà nghiên cứu về Ý thức đã có được những bước tiến lớn trong thời gian qua ? Chú ý đến việc thông tin được Ý thức chọn lọc như thế nào có thể coi là một giải pháp căn bản để xử lý việc nhận dạng Ý thức. Ông Stanislas Dehaene giải thích :

« Một bước tiến căn bản mà tôi thuật lại trong cuốn ‘‘Mật mã của Ý thức’’ là chúng tôi đã thành công trong việc ghi nhận được hiện tượng, cùng một hình ảnh, khi thì lọt vào được Ý thức, khi thì không. Chúng ta biết rằng đối với những hình ảnh xuất hiện trong khoảng thời gian từ 200 đến 300 mili giây, không có gì đặc biệt. Các hình ảnh dù lọt vào Ý thức hay không đều được xử lý như nhau.
Rồi đột nhiên xuất hiện một trạng thái mà chúng tôi gọi là ‘‘embrasemen’’, tức việc rất nhiều tế bào thần kinh thắp sáng đồng loạt, đặc biệt với mật độ cao tại các vùng thùy trán (phía sau trán) và thùy đỉnh, tức các vùng ở phía sau, có liên kết mật thiết với nhau. Đây là những vùng làm nhiệm vụ tổng hợp thông tin, đặc biệt là đối chiếu thông tin mới nhận được với ký ức. Đôi khi chỉ là sự đối chọi giữa các thông tin đến từ ký ức, ví dụ như khi ta nghĩ về những gì ta đã làm trong kỳ nghỉ vừa qua chẳng hạn ».

Ý thức bậc cao : Khả năng nhận ra sai lầm và giới hạn

Điều nhìn chung được các nghiên cứu thần kinh học ghi nhận là Ý thức con người chỉ tiếp thu một số lượng thông tin hết sức chắt lọc từ thế giới bên ngoài, trong số vô vàn các thông tin. Mục tiêu của việc tiếp nhận thông thường là để cho chủ thể biết được một số tính chất cơ bản nhất của những đối tượng tiếp xúc chẳng hạn như hình thù, tính cách của đối tượng (chẳng hạn đối tượng có phải là một mối đe dọa hay không ? Đối tượng có ý định gì ?... [xem thêm cuộc chuyện trò của Stanislas Dehaenne với đài France Culture, ngày 20/10/2014, phút 23]).

Đấy là Ý thức đối với thế giới bên ngoài, còn Ý thức trong quan hệ với chính mình thì sao ? Đối với các nhà thần kinh học, nhìn chung Ý thức được quan niệm như thế nào ? Ông Stranislas Delaene :
« Đúng là khái niệm Ý thức mang nhiều nghĩa khác nhau. Khái niệm mà chúng ta nói đến từ đầu đến nay là Ý thức, nơi tiếp nhận thông tin, Ý thức về một thông tin thu nhận được.

Cấu trúc của bộ não cho phép tiếp nhận thông tin như vậy có mặt ở gần như tất cả các loài động vật có vú. Có nhiều cách thức xử lý thông tin khác nhau ở mỗi loài, nhưng nhìn chung trong não bộ của các động vật có vú đều có một ‘‘không gian làm việc toàn thể’' (espace de travail neuronal global), nơi thông tin được tiếp nhận và được phân phối.


Còn một cấp độ Ý thức khác nữa, đó là Ý thức về những gì diễn ra trong Ý thức, nói cách khác Ý thức về bản thân mình, Ý thức bậc cao (méta-conscience). Loại Ý thức này đặc biệt phát triển ở con người. Tuy nhiên, không chỉ có con người. Một số loài linh trưởng khác cũng có khả năng nhận ra sai lầm, hoặc nhận ra tình trạng thiếu thông tin và nhu cầu bổ sung thông tin.

 Tôi không khẳng định là chúng biết được chúng đang tư duy hay không, nhưng chắc chắn là chúng có khả năng hiểu được những giới hạn của bản thân ».

Nhận ra sai lầm và những giới hạn nhận thức của chính mình được coi là một trong những đặc tính cơ bản của Ý thức nói chung ở nhiều động vật có vú.

Thần kinh « rắn chắc » nhờ luyện tập
Ông Stanislas Dehaenne cho biết phát hiện mới đây được trao giải Nobel Y học là việc tìm ra ra cách thức bộ não xác định vị trí trong không gian. Đây là một phát hiện ngoạn mục nhất về hệ mã thần kinh não cho đến nay. Người ta nhận ra rằng trong não các tế bào thần kinh tạo nên một dạng như bản đồ ghi tọa độ khi động vật di chuyển. Độ tương hợp ở đây lớn đến mức, nếu xem xét kỹ các tọa độ thần kinh này, có thể xác định được con vật được nghiên cứu hiện đang ở đâu. 

Nếu con vật không chuyển động mà đang ở trong giấc mơ, việc tìm hiểu các tọa độ thần kinh có thể cho phép dựng lại được lộ trình di chuyển trong giấc mơ.

Một phần các tế bào thần kinh xác định không gian này đã hình thành ngay từ khi ra đời, và một số khác vài ngày sau khi sinh. Nhận thức về không gian là một trong những tố chất cơ bản nhất đối với một động vật. 

Các nơron xác định không gian cũng có thể tự học tập thêm trong các bối cảnh cụ thể. Ví dụ, người Paris biết rõ tháp Eiffel ở đâu. Hay đối với những người học nghề lái taxi, thì vùng đồi hải mã (hypocampus) – vùng chủ trì về định hướng không gian - sẽ hơi tăng lên về khối lượng. Mỗi hoạt động học tập sẽ làm thay đổi lộ trình hoạt động của các tế bào thần kinh. 

Nghiên cứu về não thậm chí có thể giúp đoán định được những gì một người đã làm trong quá khứ, thông qua « những trầm tích » của các hoạt động còn lại được giữ lại trong não, ví dụ như thông qua bề dày của vỏ não. Cụ thể là những sợi nhánh (dendrite) và sợi trục (axone) của các nơron thần kinh ở những người có nhiều hoạt động trí óc hơn sẽ « rắn chắc » hơn người khác. Các phẩm chất này giúp cho thông tin được lưu chuyển mau lẹ hơn.

Thế giới mênh mông của những hoạt động thần kinh ngoài Ý thức

Những hiểu biết về Ý thức trong các hoạt động của não càng cho thấy tầm quan trọng của vô số hoạt động diễn ra trong những vùng mà Ý thức không tiếp cận được. Khác với một quan niệm khá phổ biến hiện nay cho rằng con người chỉ sử dụng một phần bộ não, nhà nghiên cứu Stanislas Dehaene khẳng định về tổng thể, các bộ phận của não ở người bình thường vốn đều hoạt động tích cực. Rất nhiều hoạt động căn bản của con người, kể cả các ý nghĩ, diễn ra mà bản thân ta không kịp ý thức.

Theo ông, « Không có bài học nào hay hơn về sự khiêm nhường khi ý thức được rằng dòng chảy ý thức của chúng ta, cả một khối cuồn cuộn các hình ảnh và ngôn từ xuất hiện trong ta, thậm chí tạo nên chính cái cơ sở trong đời sống tinh thần của chúng ta, lại đến từ những sự hoạt hóa ngẫu nhiên của các thần kinh vỏ não, nhờ sự tạo tác của hàng tỷ tỷ (tức 10 mũ 18) các kết nối thần kinh (synapse) trong não, mà nhiều năm trưởng thành của bộ não và các hoạt động học tập đã để lại trong ta » (Stanislas Dehaene, "Mật mã của Ý thức", trang 262-263). Nghiên cứu về những gì diễn ra trong não mà không được Ý thức ghi nhận, chẳng khác nào tìm hiểu phần « âm bản của một hình ảnh », rất cần thiết giúp chúng ta hiểu rõ chính Ý thức, như ví von mà Stanislas Dahaenne đưa ra.

Khoa học hợp tác với văn chương
Bộ não, nơi diễn ra các hoạt động của Ý thức, với cả trăm tỷ tế bào thần kinh với hàng tỷ tỷ kết nối, là cả một vũ trụ mênh mông, huyền diệu, vẫn sẽ là một thách đố trong nhiều thập niên tới với cộng đồng khoa học thế giới. Chặng đường đến đích còn rất dài.

 Tuy nhiên, theo ghi nhận của nhà thần kinh học nhận thức Pháp Stanislas Dehaene, trong thời gian hai thập niên qua, phần Ý thức trong hoạt động não bộ đã trở thành một đối tượng nghiên cứu thực sự tại các phòng thí nghiệm, nhờ các tiến bộ vượt bậc về kỹ thuật hình ảnh và sự thay đổi hoàn toàn về quan niệm trong giới khoa học chủ lưu. Đời sống chủ quan của con người giờ đây không còn là lĩnh vực thuần túy riêng tư hay thuộc địa hạt riêng của văn chương, nghệ thuật, hay triết học…

Khám phá về Ý thức có những đột phá đặc biệt nhờ ở các nghiên cứu tập trung chú ý giải mã lối vào Ý thức, nói cách khác việc thông tin được Ý thức ghi nhận như thế nào, thông qua các thực nghiệm, mà một số trong đó đã được khởi sự ngay từ giữa thế kỷ 18 (thí dụ như thực nghiệm được mệnh danh « hình ảnh cạnh tranh » của nhà vật lý và sáng chế người Anh Charles Wheaston năm 1838, theo "Mật mã của Ý thức", trang 51-52). 

Các hiểu biết chính xác hơn và sâu hơn về quá trình Ý thức tiếp nhận thông tin, đặc biệt qua những thực nghiệm ghi nhận sự bừng sáng đồng loạt của các mạng nơron thần kinh rộng lớn, cho phép trình độ khoa học chung hiện nay vượt qua nhiều định kiến về Ý thức (như đồng nhất Ý thức với phần vỏ não), mở ra các viễn cảnh mới. Những tiến bộ mới cho phép lặp lại trong thực nghiệm và giải thích được những cảm nhận thoạt nhìn có vẻ như kỳ dị siêu nhiên, như « cảm giác du hành ra ngoài cơ thể », rốt cuộc chỉ là những hoạt động bất thường của vùng cảm nhận về không gian trong não bộ…

Nghiên cứu về Ý thức đòi hỏi một tiếp cận tổng thể, liên ngành. Stanislas Dehaenne ghi nhận những đóng góp vô cùng quý báu của « các nghệ sĩ, đặc biệt là các nhà văn » trong các khám phá về Ý thức (xem thêm "Các nhà khoa học Nhật Bản giải mã giấc mơ", RFI). 

Trong phần kết cuộc tọa đàm với tạp chí « Autour de la question » của RFI, nhà thần kinh học và tâm lý học nhận thức bày tỏ hy vọng trong tương lai sẽ phát triển thành công « một nền văn hóa thứ ba », vượt qua sự tồn tại riêng rẽ từ lâu nay của hai nền văn hóa « thuần túy khoa học » hay « thuần túy nhân văn » hay « văn chương ». Một nền khoa học nằm ở vùng biên giới, với sứ mạng hội nhập cả hai phương diện hoạt động nói trên của con người. 

Tin bài liên quan
Nobel Y học 2014 dành cho « hệ thống GPS » của não
Vén màn bí ẩn huyền thoại Stephen Hawking
Các hậu quả của đêm trắng đối với não
"Con người" với "Tự nhiên" qua cái nhìn của nhà nhân chủng học
Tình yêu từ đâu tới ?

Lợi ích của tập thiền dưới ánh sáng của khoa học về bộ não

Bộ não người ngày nay nhỏ hơn so với tổ tiên
Hệ tiêu hóa : "Bộ não thứ hai" của cơ thể con người

Thần kinh học giải trí
Triển lãm « Thần kinh học vui chơi », lần đầu tiên được tổ chức tại Trung tâm Cité des Sciences, Paris, khai mạc từ ngày 16/09/2014. Triển lãm cố định mở cửa hàng ngày.

Ba nội dung chính của triển lãm : Phần thứ nhất giúp người xem hiểu được quá trình khoa học khám các bí mật của não bộ. Phần thứ hai đặc biệt chú ý đến sự phát triển của não, của hệ thống thần kinh cho phép chúng ta học tập, phát triển các năng lực. Phần cuối cùng cho thấy tầm quan trọng của môi trường xã hội trong sự phát triển của não và hoạt động của não. Cảm nhận, đối thoại với người khác... : Có rất nhiều năng lực mà não cho phép chúng ta, nhờ các hoạt động mang tính ý thức của nó.

Chia sẻ của một người xem triển lãm với tạp chí « Autour de la question » của RFI : « … cả một thế giới mà trước đó, tôi đã không thể tưởng tượng nổi. Một năng lượng sôi sục thường xuyên. Chỉ một tác động hết sức nhỏ cũng gây ra vô số chuyển động. Thật tuyệt vời !

Điều khiến tôi rất ấn tượng là : Chúng ta mỗi người có một bộ não hết sức khác nhau. Mỗi người một khác. Thật vô cùng tuyệt vời ! Trước đó, tôi đã không biết, tôi cứ tưởng tất cả đều có cùng một kiểu não. Sự thức tỉnh của các tế bào khác nhau, nhưng cả đến các hình hài của mỗi bộ não cũng khác nhau.

 Trông hết sức đẹp ! Ta cần phải thích ứng với người khác, với hình thức của bộ não của người đó, những phương thức kết nối thần kinh riêng của họ. Để tôi có thể kết hợp được tốt với người khác, tôi cần phải ý thức được rõ trong đầu họ, họ là người hết sức khác với bản thân tôi. Bởi dù sao thì chính bộ não chỉ huy cuộc sống, chỉ huy cuộc sống chúng ta, chỉ huy cuộc sống của người khác, quan hệ của ta với mọi người… Chỉ huy cuộc sống của loài người. »

__._,_.___


Posted by: Dien bien hoa binh <dienbienhoabinh@ymail.com

Philippines kiện Trung Quốc : Tòa án LHQ ra phán quyết vào đầu 2016

 
Đăng ngày 30-10-2014

Philippines kiện Trung Quốc : Tòa án LHQ ra phán quyết vào đầu 2016

Đức Tâm
media
Đảo Thị Tứ trong quần đảo Trường Sa, vùng lãnh hải tranh chấp giữa Trung Quốc, Đài Loan, Philippines và Việt Nam.(DR)

Ngoại trưởng Philippines, ngày hôm nay, 30/10/2014, cho biết, Tòa án trọng tài Liên Hiệp Quốc, có trụ sở tại Hà Lan, có thể ra phán quyết trong quý một năm 2016, về vụ Manila kiện Bắc Kinh liên quan đến tranh chấp lãnh thổ ở Biển Đông.

Vào tháng Giêng năm 2013, Philippines đã nộp đơn kiện lên Tòa án trọng tài bác bỏ bản đồ 9 đường đứt đoạn – mà Việt Nam gọi là bản đồ đường lưỡi bò – do Trung Quốc đưa ra để khẳng định chủ quyền và lãnh thổ của mình đối với khoảng 80% diện tích của Biển Đông.

Trả lời đài truyền hình ANC, Ngoại trưởng Philippines Albert del Rosario nói : « Chúng tôi hy vọng có phán quyết vào quý một năm 2016 ». Manila hy vọng phán quyết của Tòa án trọng tài Liên Hiệp Quốc sẽ làm rõ các quyền hàng hải của Philippines ở Biển Đông, và nhờ vậy, có thể mở đường cho việc giải quyết các tranh chấp.

Vào tháng 03/2014, Philippines đã nộp lên tòa án hồ sơ pháp lý 4000 trang, bao gồm nhiều bằng chứng, bản đồ, chứng minh cho đòi hỏi của mình và thuyết phục tòa tuyên bố bản đồ đòi hỏi chủ quyền của Trung Quốc ở Biển Đông là vô giá trị.
Manila gọi Biển Đông là biển Tây Philippines, bao gồm cả vùng đặc quyền kinh tế được Công ước Liên Hiệp Quốc về Luật Biển 1982 thừa nhận. Các đòi hỏi chủ quyền, lãnh thổ của Trung Quốc chồng chéo với các vùng biển của một số láng giềng Châu Á, như Việt Nam, Philipines, Malaysia, Brunei và Đài Loan.

Trung Quốc đã nhiều lần tuyên bố không tham gia vụ kiện nói trên và cho rằng các bên liên quan cần đàm phán trực tiếp với nhau. Tuy nhiên, Tòa án trọng tài Liên Hiệp Quốc vẫn đề nghị Trung Quốc cung cấp tài liệu phản bác các lập luận của Philippines vào trước ngày 15/12/2014.

Theo Ngoại trưởng Rosario, nếu Trung Quốc không đáp ứng yêu cầu của Tòa án, thì vụ kiện của Philippines sẽ được giải quyết nhanh hơn, bởi vì tiến trình xem xét, ra phán quyết của Tòa vẫn tiếp tục, cho dù Trung Quốc có tham gia hay không.

Ông Rosario giải thích, nếu Trung Quốc không nộp tài liệu, phản bác đề nghị của Philippines, thì kể từ ngày 16/12/2014, Tòa sẽ đưa ra các câu hỏi cho phía Philippines. Trong tháng Ba và tháng Bảy năm 2014, Manila đã cung cấp thêm tài liệu và sẽ trình bày lập luận của mình trước Tòa trong hai tuần lễ. Tòa án sẽ dành nhiều tháng để nghiên cứu hồ sơ và có thể ra phán quyết cuối cùng trong quý một năm 2016.

Trang web của đài truyền hình Philippines GMA News, dẫn lời các chuyên gia pháp lý, cho rằng các bằng chứng lịch sử mà Trung Quốc đưa ra trong các tranh chấp lãnh thổ ở Biển Đông, không phù hợp với luật pháp quốc tế đương đại.


__._,_.___

Posted by: Dien bien hoa binh

Tuesday, October 28, 2014

Điều gì xẩy ra khi Việt Nam bán những huyết mạch giao thông?

Điều gì xẩy ra khi Việt Nam bán những huyết mạch giao thông?

Cao tốc TPHCM - Long Thành - nằm trong danh sách chào bán.
Bảo Nam

Nhiều người ví, các mạch máu nhỏ chảy về mạch máu lớn cung cấp cho tim, não làm nên một con người khẻo mạnh. Đó cũng là ví dụ đầy ấn tượng của một đất nước khi giao thông hùng hậu thì nền kinh tế phát triển, góp phần làm dân giàu, nước mạnh. Theo đó khi các huyết mạch của mình được bán cho kẻ khác “cầm quyền” tự chủ điều hành, thu lợi thì điều gì sẽ xẩy ra ?

Ngày 25/10 theo các báo trong nước, Bộ GTVT sẽ bán một số tuyến đường cao tốc cho các đối tác nước ngoài (trong nước không đủ năng lực). Tổng công ty đầu tư phát triển đường cao tốc Việt Nam (VEC) đang xúc tiến các thủ tục, tìm đối tác để chuẩn bị bán một số đường cao tốc như Cầu giẽ- Ninh Bình, TPHCM- Long Thành…Lý giải sự mua bán các huyết mạch, ông Bộ trưởng GTVT Đinh La Thăng cho biết, không thể phụ thuộc vào trái phiếu chính phủ, vay vốn nước ngoài, đồng thời để giảm đầu tư công, thu hút nguồn vốn từ nước ngoài, Bộ GTVT vừa chỉ đạo doanh nghiệp trực thuộc nghiên cứu bán các đường cao tốc cho nhà đầu tư nước ngoài để lấy vốn đầu tư dự án mới.

Trong cuộc họp với Tổng Cty Đầu tư Phát triển Đường cao tốc Việt Nam (VEC) mới đây, Bộ GTVT thông báo nhà đầu tư dự án đường cao tốc Hà Nội - Hải Phòng (Tổng Cty Phát triển hạ tầng và Đầu tư tài chính Việt Nam - VIDIFI) chuẩn bị bán 70% dự án cho một nhà đầu tư của Ấn Độ.

Lãnh đạo Bộ GTVT gợi ý, VEC nên tính toán bán cao tốc Sài Gòn - Trung Lương, cao tốc Nội Bài - Lào Cai để có vốn quay vòng đầu tư làm đường khác. “Phải thay đổi tư duy về đầu tư hạ tầng. Cứ làm xong rồi bán. Nhà đầu tư nước ngoài rất nhiều và rất quan tâm đến dự án của mình. Nếu không thay đổi tư duy, chỉ trông vào ngân sách nhà nước hay trái phiếu Chính phủ, sẽ thất bại. Và nếu chỉ tính đến tăng vốn điều lệ cho VEC, dù có tăng bao nhiêu lần cũng không đủ” - Bộ trưởng GTVT Đinh La Thăng nói.

Người đứng đầu ngành GTVT cho rằng, nếu không thay đổi tư duy đầu tư, đường cao tốc chỉ như nàng công chúa ngủ trong lâu đài mà chưa biết bao giờ mới xuất hiện. Nếu thay đổi cách làm, mục tiêu đầu tư xây dựng 2.000 km đường ô tô cao tốc là hoàn toàn có thể (Hiện, VEC đã và đang xây dựng 540 km, kế hoạch 5 năm tới nâng lên 1.000 km).

Ngày 24/10, ông Trần Quốc Việt, Chủ tịch Hội đồng thành viên VEC cho biết, đang tiến hành thành lập một ban chuyên trách gồm những cán bộ năng lực tốt nhất để thực hiện chủ trương trên. Ban này sẽ xúc tiến để kêu gọi các nhà đầu tư, thậm chí tính đến cả phương án đưa dự án ra nước ngoài quảng bá, mời gọi.“Chúng tôi dự kiến sẽ mời nhà đầu tư mua cả 5 dự án cao tốc (Nội Bài - Lào Cai; Cầu Giẽ - Ninh Bình; Bến Lức - Long Thành; TP HCM - Long Thành - Dầu Giây; Đà Nẵng - Quảng Ngãi) đã và đang xây dựng. So với việc thu phí nhỏ giọt hằng ngày, phương án bán dự án, hoặc bán quyền thu phí tạo ra nguồn vốn lớn trong thời gian ngắn để đầu tư dự án mới, giảm gánh nặng cho ngân sách” - ông Việt nói.

Ông Lê Ngọc Hoa, Tổng GĐ Cienco 4, doanh nghiệp làm chủ đầu tư nhiều tuyến đường cũng đánh giá cao phương án bán dự án để thu hồi vốn nhanh, đầu tư dự án khác.“Con đường như một sản phẩm. Bằng công nghệ tốt, mình làm ra con đường nhanh, giá cả phải chăng. Ai trả giá tốt, mình bán để đầu tư, làm sản phẩm khác. Hiện, Cienco 4 đang xúc tiến để bán một phần tuyến đường tránh Vinh” - ông Hoa nói.

Việc bán dự án gần giống với bán quyền thu phí dự án giao thông thực ra đã được Bộ GTVT triển khai từ năm 2005, nhưng đến năm 2009 mới nhân rộng. Trong năm 2009, cùng lúc 3 trạm thu phí là Hoàng Mai (Nghệ An, thuộc QL 1A); trạm Bàn Thạch (Phú Yên, QL 1A) và trạm thu phí cầu Bãi Cháy đã được bán cho doanh nghiệp tư nhân.

Từ đầu năm 2014, một hợp đồng “khủng” khác được ký; theo đó, Tổng công ty đầu tư phát triển và quản lý dự án hạ tầng giao thông Cửu Long (thuộc Bộ GTVT) bán cho Cty TNHH sản xuất thương mại dịch vụ Yên Khánh quyền thu phí cao tốc Sài Gòn - Trung Lương trong 5 năm, với giá trị 5.000 tỷ đồng. Tuy nhiên, theo ông Việt, tiềm lực của nhà đầu tư nội có hạn nên việc bán dự án hạn chế (Cty Yên Khánh cũng đã đặt vấn đề mua quyền thu phí của VEC, nhưng lâu nay không nhắc lại).

Nhiều DN nước ngoài tham gia vào lĩnh vực giao thông từ lâu, nhưng chỉ ở vai trò nhà thầu xây dựng. Đến nay, chưa doanh nghiệp ngoại nào đóng vai trò nhà đầu tư. Tuy nhiên, việc kêu gọi các nhà thầu ngoại vào thị trường làm hạ tầng giao thông cũng đã manh nha hình thành từ vài năm nay.

Từ năm 2012, Tổng Cty Đường cao tốc miền Trung Nhật Bản (Nexco Central) định đầu tư vào dự án Pháp Vân - Cầu Giẽ. Tiếc là sau đó nhà thầu này đã quyết định rút khỏi dự án. Một dự án lớn khác là cao tốc Dầu Giây - Phan Thiết cũng đang kêu gọi thầu ngoại bằng cách tổ chức các hội nghị để kêu gọi nhà đầu tư ở nước ngoài và trong nước.

Hiện nay đã có nhiều nhà thầu lớn đến từ Nhật, Mỹ, Pháp... quan tâm (không hề nhắc đến nhà đầu tư Trung Quốc, vấn đề tế nhị chăng?- PV). Bộ GTVT đang chuẩn bị các bước để đấu thầu; dự kiến khởi công với phần góp vốn của nhà đầu tư ngoại khoảng 40%, khoảng 450 triệu USD vào tháng 9/2015. Với chỉ đạo mới đây, Bộ GTVT đã dấn thêm một bước là bán các dự án đã hoàn thành cho nhà đầu tư nước ngoài.

Ông Việt cho rằng, tiềm năng của các nhà đầu tư nước ngoài rất lớn. Nhưng việc khó khăn nhất chính là tìm kiếm đối tác quan tâm và thuyết phục được họ bằng chính lợi ích của dự án. “Các nhà đầu tư tham gia mua dự án luôn xác định phải có lợi nhuận. Chúng ta muốn bán hàng phải làm cho bạn hiểu rõ hiệu quả của dự án và có cơ chế để thu hút họ”.

Nhiều giải trình, trả lời báo giới “ Bắt nàng công chúa ra ve vãn, quyến rũ các nhà đầu tư ngoại”, nhưng khi nàng công chúa “be bét”, các nhà đầu tư “ cơm no bò cưỡi” “No xôi, chán chè” bỏ lại cho “ông ngoại” thì sao ? Câu trả lời là “ Sẽ có các ràng buộc trong mua, bán theo quy định của nhà nước”, Như đã nói, ngoài đối tác Ân Độ đặt vấn đề mua đường cao tốc, còn nhiều đối tác khác chắc chắn sẽ không bỏ qua cơ hội, ngoài thuần túy mua để liếm lợi nhuận ra còn tiềm ẩn chính trị, an ninh quốc phòng ? Như người anh em “môi với răng” Trung Quốc ? Đây là nước láng giềng đã trúng thầu nhiều dự án lớn ở Việt Nam gây nhiều tranh cãi, đang độc chiếm biển Hoàng Sa, Trường Sa thuộc chủ quyền VN. Nếu TQ. cũng nhảy vào (và chắc chắn sẽ mua được các huyết mạch, vì chẳng lẽ không ưu tiên cho người anh em?) và điều gì sẽ xẩy ra trên thị trường mua, bán lạ này ? Ai gánh chịu hậu quả ?

Bảo Nam
Tác giả gửi đến DienDanCTM

Âu Châu đạt thoả thuận bãi bỏ việc giữ bí mật ngân hàng


Liên Hiệp Châu Âu vừa đạt được một bước tiến quan trọng trong nỗ lực ngăn chặn việc trốn thuế và cất giấu tiền khi Luxembourg và Áo đồng ý bãi bỏ phiếu phủ quyết. 

Luxembourg đồng ý chia sẻ thông tin ngân hàng với các nước thành viên bắt đầu từ năm 2017, và nước Áo đã tỏ dấu hiệu có những dự định tương tự vào năm 2018. Bí mật ngân hàng ở Châu Âu đã chấm dứt, và sự trao đổi thông tin sẽ được trao đổi rộng rãi giữa chính phủ và ngân hàng. Thoả thuận này mang tính khai thông vì các khách hàng gửi tiền ở các ngân hàng sẽ không còn có thể cất giấu tiền trong ngân hàng mà không ai có thể soi mói như trước đây nữa.

Năm ngoái, Thụy Sĩ, nơi từng được coi là thiên đàng trốn thuế, đã chấm dứt việc giữ bí mật ngân hàng sau khi bị áp lực mạnh mẽ từ các quốc gia Châu Âu và Hoa Kỳ.

Phân tích gia Jacob Kirkegaard thuộc Viện Kinh Tế Quốc Tế Peterson cho rằng đây là một diễn biến rất quan trọng và thực sự là kết quả cao nhất có thể có được để hạn chế lề lối kinh doanh từ lâu đời về các tài khoản nặc danh ở nước ngoài.
Ông Kirkegaard nói là mặc dầu những kẻ trốn thuế vẫn có thể cất giấu tiền tại một số những quốc gia khác, thường là những quốc gia kém phát triển, nhưng khả năng giấu tiền đang ngày một thu hẹp.
Một số kinh tế gia ước tính có lẽ có đến 8% của cải tài chính trên thế giới – tức là hơn 7 ngàn tỷ đôla – được cất giấu ở các nước được xem thiên đường trốn thuế. Nếu toàn bộ số tiền bất hợp pháp này được báo cáo đúng mức thì những ước tính dè dặt cho rằng số tiền thu thuế trên thế giới sẽ tăng khoản trên 200 tỷ đôla một năm.

Thông tin phấn khởi này chắc chắn là một tin rất xấu đối với rất nhiều cán bộ Cộng Sản Việt Nam./.


Dự án phi trường Long Thành: Đầy rẫy nỗi lo!!!

Trần Bá Thoại/ BVN

Hiện nay, khi vấn đề nợ công đang trùm lên cả nước một nỗi lo khó giải, thì một số quan chức lại hô hào cổ xúy cho dự án xây dựng sân bay Long Thành, khiến nổi lo càng tăng gấp bội.

 1. Bối cảnh tài chánh hiện nay

  Theo một số thống kê, tổng nợ công của Việt Nam là hơn 1,6 triệu tỷ đồng, tính trên dân số hơn 90,5 triệu người, trung bình mỗi người Việt hiện đang gánh trên vai số nợ hơn 17,6 triệu đồng,  gần 900 USD (1). Nguy hiểm hơn, chúng ta lại đang vay mới để trả nợ cũ và vay để tiêu dùng, là một kiểu vay nợ nguy hiểm. Bình thường, vay tiền để đầu tư thì mới có sản phẩm mới, có lợi nhuận và có tiền trả nợ.


Theo ông Bùi Ngọc Sơn, Trưởng phòng Kinh tế Quốc tế, Viện Nghiên cứu Kinh tế và Chính trị Thế giới, cách tính nợ công của Việt Nam “không giống ai”:  Nợ công Việt Nam chỉ tính đến nợ của Chính phủ và bộ máy công quyền, không kể đến nợ của doanh nghiệp nhà nước, các xí nghiệp công ích và bảo hiểm xã hội (2).


Theo báo cáo của Chính phủ, nợ công của Việt Nam đang ở mức “suýt soát” 64% GDP, nghĩa là còn trong mức cho phép chưa quá ngưỡng 65% GDP (3), ông Bùi Ngọc Sơn cho rằng nguy hiểm hay không là do tiềm lực từng quốc gia. Ví dụ nợ công với GDP: Nhật nợ tới 200%, Mỹ nợ 100% mà không vấn đề gì, trong khi Argentina vỡ nợ khi nợ công ở mức 54%!!! Một điều quan trọng là tốc độ gia tăng nợ nhanh hay chậm so với tốc độ tăng trưởng GDP và triển vọng phát triển của nền kinh tế. Argentina vỡ nợ vì tốc độ gia tăng nợ rất nhanh, không kiểm soát được chi tiêu của chính quyền địa phương, phát hành trái phiếu vay nước ngoài ồ ạt, trong khi xuất khẩu lại rất kém (2).

2. Những lý lẽ “ngụy biện”

Để thuyết phục dư luận việc phải cấp bách xây dựng phi trường Long Thành, chủ đầu tư, “dư luận viên” vệ tinh, cơ quan truyền thông “lề phải”… trổ hết tài năng để định hướng: một là mức tăng trưởng khách của TSN liên tục “hai con số”, đến 2050 sẽ đến 100 triệu khách/ năm; hai là ở các nước tiên tiến sân bay cách thành phố phải trăm km (sic); ba là sân bay TSN không an toàn, ồn ào, làm tốc mái nhà dân (phát hình lên cả VTV… (7); bốn là  TT Nguyễn Tấn Dũng, không biết dựa trên cơ sở tính toán nào, đã cho rằng kinh phí mở rộng sân bay Tân Sơn Nhất sẽ tốn kém hơn xây mới sân bay Long Thành (8), v.v.

Ngày 14/10/2014, ông Đặng Minh Đức, PGĐ Sở TN & MT tỉnh Đồng Nai, khẳng định trên báo chí rằng: “Hầu hết các hộ đều ủng hộ chủ trương thực hiện dự án sân bay quốc tế Long Thành (tỷ lệ 99,9%), đề nghị sớm thực hiện dự án để các hộ dân ổn định cuộc sống” (6).

3. Vấn đề đầu tiên: “tiền đâu”?

Phát biểu tại cuộc tọa đàm trực tuyến với chủ đề “Dự án sân bay Long Thành: Cơ hội và thách thức” do Cổng thông tin điện tử Chính phủ tổ chức, ông Phạm Quý Tiêu, Thứ trưởng Bộ Giao thông Vận tải, cho rằng nguồn vốn lên tới 7,8 tỷ USD để xây dựng Cảng hàng không quốc tế Long Thành giai đoạn I là quá dễ huy động (5).

Nhưng gần đây, trên nhiều phương tiện thông tin, cho thấy những điều ông Tiêu nói là không căn cứ, thậm chí là sai (11), (12).

Theo Bộ trưởng Đinh La Thăng, giai đoạn đầu dự án sân bay Long Thành cần 7 tỷ USD. Trong đó, vốn đối ứng do Tổng công ty Cảng hàng không Việt Nam (ACV) bỏ ra chiếm 20%, tương đương khoảng 1,4 tỷ USD, lấy từ cổ phần hóa ACV, nhưng chưa có tính toán cụ thể về số tiền thu được từ chào bán (8).

Chính Bộ trưởng Đinh La Thăng cũng phải thừa nhận: “Trong báo cáo, chúng tôi nói có cả thuận lợi và khó khăn. Nhưng do lâu nay ta nói nhiều quá về thuận lợi, trong khi thực tế triển khai không hề đơn giản. Vốn, năng lực cạnh tranh, giải phóng mặt bằng… đều khó. Nhưng ta phải đặt chúng lên bàn để giải quyết. Không có dự án nào chỉ toàn thuận lợi. Với những công trình lớn như thế này càng cần phải thận trọng” và “Mặc dù nhiều đại biểu chia sẻ việc xây dựng sân bay Long Thành là cần thiết, song ý kiến chung của Quốc hội là quyết định ở thời điểm này chưa phù hợp. Rõ ràng đưa dự án Long Thành ra lúc này là không có lợi vì Quốc hội đang bàn nhiều về nợ công” (4).

4Đôi điều bàn luận

Việt Nam chúng ta là nước nghèo, đang phát triển, cho nên khi nghe có một tương lai giàu có, sáng sủa ai ai cũng thích thú mong mỏi. Nhưng cần nhớ là đã có quá nhiều dự án “bánh vẽ” to lớn để lại hậu quả nặng nề, chắc chắn đến đời chút, đời chít  cũng chưa trả nợ nổi.

Một dự án “vĩ đại” như thế mà từ phương án xây dựng, tạo nguồn vốn, bán tài sản, v.v. đều chưa rạch ròi toàn là phát biểu “không cầu chứng” (not evidence based).

Theo tôi, vấn đề quan trọng khi đầu tư là 4 chữ M (Man power, Money, Material và Management). Vì thiếu và yếu 4M, chúng ta  không nên và không thể phát triển kinh tế nước nhà bằng mọi giá, nhất là khi nợ công đang “đầm đìa” như hiện nay. Đặc biệt, chúng ta phải biết rằng rất khó mà cạnh tranh vận tải hàng không với các nước phát triển khu vực, khi họ đã xây dựng cơ sở hạ tầng hiện đại với công suất dự trữ lớn, đã có giá trị nền tảng chuyên nghiệp về thu hút du lịch, có thu nhập bình quân đầu người cao và có nhiều lợi thế về chính sách kinh tế, xã hội, môi trường.

Năm 2010, khi nhiều chính khách “chém gió” vung vít ủng hộ dự án Đường sát cao tốc, tôi có viết một bài bàn luận “Nhìn Hy lạp ngẫm đến Việt Nam” (9), (10). May mắn lần đó Quốc hội đã sáng suốt không thông qua, toàn dân thở phào nhẹ nhỏm. Lần này, vẫn còn hy vọng các nhà lãnh đạo, Quốc hội nhìn tấm gương Argentina để giữ Việt Nam mình đừng phiêu lưu quá trớn!!!





Popular Posts

Popular Posts