Tầu
chệt hung hăng giúp Mỹ Nhật Nga tha hồ bán vũ khí chứ làm gì có
chuyện các siêu cường đánh nhau? Các nước ven biển Đông cứ an tâm,âm
mưu xâm lấn,ngậm nhấm biển Đông của chuột chệt ai cũng biết
rõ,Mỹ sẽ cung cấp radar cho quí vị để theo dõi xem tụi chệt nó ngậm
nhấm tới đâu rồi? Thỉnh thoảng Mỹ sẽ quầng máy bay từ cao xuống
thấp để kiểm chứng cho chắc ăn.Thế thôi nhé.Ráng mà tự lo
lấy thân.
Sent
from Windows Mail
From: DienDanCongLuan
Sent: Saturday, July 12, 2014 7:30 AM
To: DienDanCongLuan
Sent: Saturday, July 12, 2014 7:30 AM
To: DienDanCongLuan
Ngũ Giác Đài khai triển chiến
thuật mới để
răn đe Trung Quốc
ở Biển Đông
AC-130
Gunship
Trinh
sát cơ RC 135 tại khu căn cứ không quân Offutt, Hoa Kỳ.
Wikipedia
Trọng Nghĩa
Vào
lúc tàu Việt Nam và Trung Quốc đối
đầu nhau trên Biển Đông tại
khu vực giàn khoan Trung
Quốc, trong thời gian gần
đây, phi cơ trinh sát Mỹ bắt
đầu xuất hiện
trên khu vực. Sự kiện
khác lạ này phải chăng là một
chiến thuật bắt
đầu được Mỹ
áp dụng để đối
phó với các hành động của
Bắc Kinh bị đánh giá là « khiêu khích », « gây bất ổn
định » trong vùng ?
Theo nhật báo Anh
Financial Times, số
ra hôm nay, 10/07/2014, sự
kiện đó có
thể được xem là chiến
thuật mới đang được
Bộ Quốc phòng Mỹ
áp dụng để răn de Trung Quốc.
Theo tờ
báo, chiến thuật mới
được Lầu Năm Góc triển
khai bao gồm nhiều thành tố,
trong đó có việc
sử dụng một
cách thường xuyên hơn và mạnh
bạo hơn các loại
phi cơ trinh
sát cũng như tàu hải quân ngay tại
khu vực có tranh chấp.
Sự
kiện đầu tiên phản
ánh chiến thuật mới
đó diễn ra vào tháng Ba
vừa qua khi Mỹ cho một
chiếc phi cơ trinh sát P-8A bay ngang qua bãi Second Thomas
Shoal ở khu vực Trường
Sa. Tại nơi đó, tàu Trung Quốc đang phong tỏa
đường tiếp tế
cho một toán thủy quân lục
chiến Philippines đồn trú trên bãi mà Manila tuyên bố chủ
quyền nhưng bị
Bắc Kinh tranh chấp. Phi cơ
Mỹ đã bay rất thấp,
sao cho phía Trung Quốc
có thể nhìn thấy được.
Cũng như
vậy, lực lượng
Cảnh sát biển Việt
Nam mới đây đã cho biết là vào ngày 30/06 vừa qua, một
chiếc máy bay EP3 của Mỹ
cũng đã bay qua khu vực
có giàn khoan HD-981 của
Trung Quốc, và ở độ
cao rất thấp, chỉ
khoảng 200m. Sau đó,
có thêm một chiếc trinh sát cơ
RC135 của Mỹ bay ở độ
cao 3.000m. Đây là một
khu vực dầy đặc
tàu Trung Quốc được phái tới để
bảo vệ giàn khoan của
họ.
Trả
lời báo Financial
Times, một cựu quan chức
Lầu Năm Góc quen thuộc với
những hoạt động
kể trên xác nhận đó là một
chiến thuật mới
của Hải quân Mỹ
: « Thông điệp
là ‘chúng tôi biết
những gì quý vị đang làm, hành động
của quý vị sẽ
có hậu quả, chúng tôi vừa
có khả năng vừa có quyết
tâm và chúng tôi đang hiện
diện ở đây’. »
Đối
với Hoa Kỳ, thách thức hiện
nay là làm sao có được
phương cách hữu hiệu
nhằm đối phó với
chiến lược tằm
ăn dâu của Trung Quốc tại
Biển Đông, tức bành trướng
từ từ nhưng
một cách vững chắc
chắn trên các khu vực mà họ
đòi chủ quyền. Khó khăn đối
với quân đội Mỹ
là làm sao ngăn chặn
được các hành động gặm nhắm
của Trung Quốc trên quy mô nhỏ, sao cho tình hình không leo thang thành xung
đột quân sự trên binh diện
rộng.
Không phải
là ngẫu nhiên mà gần đây, ngành ngoại
giao Mỹ đã cực lực
lên tiếng đả kích các hành động
của Trung Quốc bị
cho là nhằm thiết lập
một hiện trạng
mới trong vùng. Đó
là những việc như
đưa giàn khoan xuống hoạt
động tại những
vùng tranh chấp với Việt
Nam, cho xây dựng
hạ tầng cơ
sở kiên cố trên những
thực thể địa
dư mà họ từng
dùng võ lực đánh chiếm của
Việt Nam hay
Philippines, ban bố
những luật lệ
gọi là quốc gia nhưng lại
áp dụng trên những khu vực
mà Trung Quốc đơn phương
cho là của mình.
Ngoài việc
tích cực sử dụng
máy bay do thám và đưa
tàu đến hoạt động
gần khu
vực các tranh chấp, Hoa Kỳ cũng nghĩ đến khả
năng công bố rộng rãi hình ảnh
hoặc video về các hành vi thái quá của Trung Quốc
trên biển. Một số
quan chức Mỹ cho rằng
nếu hình ảnh tàu Trung Quốc
xách nhiễu ngư dân Việt
Nam hay Philippines được
loan truyền rộng rãi, điều
đó có thể khiến Bắc
Kinh chùn tay.
Sau cùng, trong các chiến thuật
mới đó, Mỹ cũng sẽ
giúp
các nước trong vùng có
thông tin nhanh chóng và kịp
thời về vị
trí các con tàu trong khu vực.
Mỹ đã cung cấp cho Philippines, Nhật Bản
và một số nước
khác trong khu vực
các thiết bị radar và hệ
thống giám sát, và hiện đang tìm cách để
tích hợp thông tin
thu thập được vào một
mạng lưới khu vực
rộng lớn hơn,
có chức năng chia sẻ dữ
liệu.
Nhật và Úc đẩy mạnh hợp tác quốc phòng với thỏa thuận về tàu ngầm
Thủ tướng Nhất Shinzo Abe (T) và thủ tướng Úc Tony Abbott ký thỏa
thuận chuyển giao thiết bị và công nghệ Quốc phòng, ngày 08/07/ tại Canberra.
Reuters
Trọng Nghĩa RFI
Trong khuôn khổ chuyến viếng thăm Úc đầu tiên của một Thủ tướng
Nhật từ năm 2002 đến nay, Canberra và Tokyo được cho là đã đạt được một thỏa
thuận quốc phòng chưa từng thấy giữa hai nước, mà trọng tâm là việc Nhật Bản
cung cấp tàu ngầm cho Úc. Tờ báo Đài Loan Want China Times vào hôm nay,
10/07/2014, trích dẫn một bài viết trên nhật báo Úc The Australian theo
đó một chuyên gia phân tích quốc phòng đã nêu bật tầm mức quan trọng của thỏa
thuận này.
Theo ông Brendan Nicholson, một trong những nguyên nhân thúc đẩy
Nhật Bản và Úc củng cố quan hệ quân sự, quốc phòng, đó chính là mối đe dọa của
Trung Quốc trong vùng Châu Á-Thái Bình Dương.
Thỏa thuận an ninh quốc phòng Nhật Úc cho phép nhân viên quân sự
Nhật Bản được đến đào tạo trên đất Úc, và hai bên sẽ cùng nhau thức hiện một
chương trình đóng tàu ngầm theo công nghệ Nhật Bản, cụ thể là đóng loại tàu
ngầm lớp Soryu.
Trong khuôn khổ dự án mang ký hiệu SEA 1000 của Úc, Hải quân nước
này sẽ thay thế bảy tàu ngầm lớp Collins cũ kỹ hiện có bằng 12 tàu ngầm lớp Soryu
chạy bằng diesel và điện. Theo chuyên gia Nicholson, tàu ngầm lớp Soryu là loại
tàu ngầm diesel-điện lớn nhất thế giới hiện nay, và rất có thể là tốt nhất.
Điều hấp dẫn Hải quân Úc trong thỏa thuận với Nhật Bản công nghệ
của Nhật dùng cho loại tàu Soryu cho phép loại tàu này mất ít thời gian nổi lên
trên mặt nước hơn các loại tàu ngầm quy ước khác. Loại tàu này được cho là
thích hợp nhất đối với Hải quân Úc để dùng trong các tuyến đường thủy hẹp trên
toàn nước Úc.
Trong nỗ lực đối phó với Trung Quốc, ngoài việc tăng cường liên
minh quân sự với Canberra, Tokyo cũng đẩy mạnh việc giúp đỡ các nước Đông Nam Á
đang bị Bắc Kinh dùng sức mạnh hải quân chèn ép, cụ thể là Philippines và Việt
Nam.
Riêng đối với Việt Nam, hôm 07/07 vừa qua, nhân chuyến ghé thăm
Việt Nam, Chủ tịch Ủy ban An ninh Hạ viện Nhật Bản Akinori Eto đã xác nhận việc
Tokyo đang xúc tiến thủ tục tài trợ cho Việt Nam để đóng thêm tàu tuần tra trên
biển. Số tiền này sẽ được cấp dưới dạng viện trợ vì phát triển ODA.
Trung Cộng đối đầu với Nhật Bản
Ô.Shinzo Abe và Ô.Tony
Abbott
|
Ngô Nhân Dụng
Ông Shinzo Abe đi thăm Canberra. Hai vị thủ tướng Nhật và Australia (Úc Châu) nói hai nước không liên minh để chống Trung Quốc. Trước đó, ông Tập Cận Bình sang Seoul gặp bà Park Geun-hye, tổng thống Nam Hàn. Cả hai đều nói lên nỗi lo ngại khi chính phủ Nhật giải thích bản “hiến pháp hòa bình” theo cách mới để tăng cường quân lực và sẵn sàng tham chiến, không phải chỉ để tự vệ mà cả khi cần hỗ trợ các đồng minh.
Chính phủ Úc trù tính mua tầu ngầm Soryu của Nhật, loại tầu ngầm sẽ khiến Trung Cộng phải hết sức dè dặt nếu muốn gây chiến với Nhật Bản. Soryu là thứ tầu ngầm lớn nhất và trang bị kỹ thuật
Ô.Tập Cận
Bình và bà Park Geun-Hye
|
mới có khả năng lặn chìm dưới đáy biển suốt hai tuần liền. Chính
phủ Obama đã gia tăng số thủy quân lục chiến Mỹ đóng ở Úc lên 2,500 người. Nhật
Bản cũng là nơi gần 50,000 quân Mỹ đồn trú trong nhiều căn cứ quân sự, được Mỹ
bảo vệ bằng liên minh quân sự, và trao đổi kỹ thuật quân sự thường xuyên với
Mỹ. Bộ tư lệnh Hạm Ðội Bảy của Mỹ cũng đặt tại Nhật Bản. Nhật Bản và Úc đang
tiến tới một thỏa ước mậu dịch tự do; hiện nay Nhật là nước mua bán với Úc
nhiều thứ nhì, sau Trung Quốc. Hai phần ba số quặng than và sắt Nhật nhập cảng
là mua từ nước Úc.
Trong lúc ông Abe đang ở Úc, Thủ Tướng Trung Cộng Lý Khắc Cường
tiếp đón bà Angela Merkel, thủ tướng Ðức, đã nhân cơ hội tố cáo các tội ác của
quân đội Nhật trong thời Ðại Chiến Thứ Hai, hai nước Nhật, Ðức đã liên minh
trong cuộc chiến đó.
Ô. Lý Khắc
Cường và bà Angela Merkel
|
Hàn Quốc và Trung Quốc đều đã bị quân Nhật chiếm đóng từ trước Ðại
Chiến Thứ Hai; và cả hai đều còn đang tranh chấp với Nhật Bản về chủ quyền trên
một số hòn đảo. Hiện có hơn 28,000 quân Mỹ còn đóng ở Nam Hàn, sau khi đẩy lui
hàng triệu quân Trung Cộng trong cuộc chiến Nam Bắc Cao Ly năm 1950. Bà Park
Geun-hye nói thông thạo tiếng Trung Hoa và bà đã gặp Tập Cận Bình năm lần, kể
từ khi ông nhậm chức, mới gần hai năm trời. Trung Quốc là nơi các công ty Nam
Hàn xuất cảng và đầu tư nhiều nhất. Ðiện thoại di động của Samsung bán chạy
nhất ở nước Tàu. Dân Trung Hoa lục địa cũng mê phim bộ Hàn Quốc, mà ông Vương
Kỳ San, người đứng đầu ủy ban chống tham nhũng ở Bắc Kinh rất hoan nghênh, vì
luân lý trong phim bộ chính là nền đạo lý cổ truyền của các nước Á Ðông.
Tập Cận Bình kêu gọi các nước xây dựng một “cấu trúc hợp tác an ninh mới trong Á Châu và Thái Bình Dương.” Nhưng Trung Cộng hiện nay không có một đồng minh quân sự nào trong vùng, trừ Bắc Hàn, mà ông Tập sẽ đi thăm sau khi thăm Nam Hàn. Bản thông cáo chung ở Seoul kêu gọi chống võ khí nguyên tử, nhưng không nói đến tên Bắc Hàn!
Thế cờ trong vùng Á Ðông đang thay đổi, với những chuyển động mạnh kể từ sau cuộc Ðại Chiến Thứ Hai và sau khi chấm dứt Chiến Tranh Lạnh. Có những quốc gia thù nghịch (Úc, Nhật hoặc Nam Hàn, Trung Cộng) nay lại hợp tác. Nhật Bản và Nam Hàn vừa cộng tác, vừa đối đầu. Mỹ, Nhật từng là kẻ thù, nay là đồng minh. Mối thù cũ giữa Nhật Bản và Trung Quốc vẫn được chính quyền Trung Cộng dùng để khích động dân chúng, để họ lãng quên ách cai trị độc tài đầy tham nhũng.
Bản Hiến Pháp năm 1947 do quân đội Mỹ soạn trong thời gian chiếm đóng đã lỗi thời. Sau khi ông Abe xác định muốn nước Nhật trở lại vai trò “một quốc gia bình thường,” chính phủ Mỹ cũng ủng hộ lối giải thích mới của ông. Chỉ có một nửa dân chúng Nhật hoàn toàn ủng hộ chính sách quân sự mới của ông Shinzo Abe. Sống trong chế độ dân chủ tự do, cho nên nhiều người Nhật đã biểu tình phản đối, một người đàn ông đã tự thiêu ở nhà ga xe lửa Shinjuku, Tokyo.
Nước Nhật sẽ tái võ trang, lập lại quân đội chính quy, không thể nào tránh được. Một quốc gia với nền kinh tế lớn hàng thứ nhì, rồi thứ ba trên thế giới không thể nào “tự cung,” không lập quân đội và từ bỏ quyền dùng vũ lực bên ngoài lãnh thổ của mình. Trung Cộng đang hô hoán về mối đe dọa quân phiệt Nhật tái xuất hiện. Nhưng chúng ta biết dân Nhật đã nếm mùi dân chủ tự do từ hơn nửa thế kỷ qua, khó lòng chấp nhận một chính quyền quân phiệt.
Chính sách nước Nhật thay đổi chính vì mối đe dọa bành trướng của Trung Cộng, đặc biệt là tham vọng kiểm soát vùng Ðông Nam Á. Ông Shinzo Abe đã so sánh hành động của Trung Cộng trong Biển Ðông nước ta với tham vọng của các đế quốc Ðức và Áo muốn kiểm soát bán đảo Balkan đầu thế kỷ 20, đầu mối gây ra cuộc Ðại Chiến Thứ Nhất, xảy ra trước đây đúng 100 năm. So với Trung Cộng thì hiện nay quân đội Nhật Bản thua về số lượng, nhưng vượt hơn rất xa về phẩm chất. Ngân sách quốc phòng của Trung Cộng lên tới 188 tỷ đô la trong lúc nước Nhật chi 49 tỷ (Mỹ chi 640 tỷ, sau khi đã cắt giảm). Quân đội Trung Cộng có 2 tỷ 3 sĩ tốt dưới cờ, còn “quân tự vệ” Nhật Bản chỉ có 58,000 người.
Nhưng thực ra, ngay trong tình trạng chỉ có “quân tự vệ” theo bản Hiến Pháp hòa bình đòi hỏi, lực lượng quân sự Nhật cũng đủ sức đương đầu với quân Trung Cộng, không cần Mỹ can thiệp, hỗ trợ. Hầu hết các vũ khí quân Trung Quốc đang dùng đều cũ kỹ, vì nền kinh tế và công nghiệp suy sụp trong những năm Mao Trạch Ðông còn sống. Trong số gần 8,000 xe thiết giáp, chỉ có 450 chiếc thuộc thế hệ mới sản xuất. Phần lớn máy bay chiến đấu là di sản thời 1970, nhập cảng máy bay Nga Xô Viết. Hàng không mẫu hạm Liêu Ninh mua lại của Ukraine, do Nga Xô chế tạo thời 1980, chỉ dám hoạt động ở vùng ven biển Trung Quốc; không đủ sức phóng những máy bay đường xa. Chỉ có một nửa số tàu ngầm của Trung Cộng được chế tạo trong 20 năm gần đây.
Trong khi đó, Nhật Bản vẫn tiếp tục mua vũ khí, phi cơ của Mỹ từ
mấy chục năm qua; cho nên hải quân và không lực Nhật mạnh hơn Trung Cộng. Trong
ba năm nữa, Nhật sẽ nhận được những máy bay F-35 mới, chỉ bán cho các nước đồng
minh thân nhất. Tạp chí Hoàn Cầu Thời Báo của Bắc Kinh tiết lộ rằng máy bay
F-35 có thể bắn hạ những hỏa tiễn do hàng không mẫu hạm Liêu Ninh phóng lên, từ
khoảng cách an toàn xa 290 cây số. Những máy bay J-15 tối tân nhất của Trung
Cộng có thể bị bắn trước khi biết sắp gặp F-35 của quân địch. Hệ thống phòng
thủ trên đất liền của Nhật được trang bị với các hỏa tiễn Mỹ có thể hạ các hỏa
tiễn địch bắn bên trong hay bên trên bầu khí quyển.
Trong lúc ở Canberra, ông Abe phân trần rằng nước Nhật không có ý gây chiến với ai mà chỉ muốn “xây dựng một trật tự thế giới dựa trên tinh thần thượng tôn luật pháp.” Ðó cũng là điều ước ao của mọi người dân trong vùng Ðông Á. Người dân ở xã hội nào cũng muốn được bảo đảm an toàn bằng luật pháp minh bạch, công khai.
Trong bang giao, các chính phủ cũng phải tôn trọng luật lệ quốc tế. Hành
động của chính quyền Cộng sản Trung Quốc hiện nay trong vùng Biển Ðông hoàn
toàn bất chấp luật pháp của loài người. Ðó là điều khiến tất cả các quốc gia
khác đều lo ngại. Khi nào người dân Trung Hoa được sống trong một thể chế dân
chủ tự do thì họa may họ mới có thể bầu lên một chính quyền biết tôn trọng luật
pháp thế giới.
Chúng ta đã thấy người Trung Hoa sống ở Ðài Loan đã thực hiện được công cuộc dân chủ hóa từ ba chục năm qua. Dân Hồng Kông cũng mới biểu lộ khát vọng dân chủ trong tuần qua.
Từ
năm 1997, mảnh đất này được trao trả lại cho Trung Quốc, chính phủ Anh đã đòi
Bắc Kinh không được áp dụng ở đó thể chế cai trị như trong lục địa, nhờ vậy dân
Hương Cảng vẫn được hưởng nhiều quyền tự do như còn sống dưới chế độ thuộc địa
Anh. Trong tuần qua, dân Hồng Kông đã đi bỏ phiếu trong một cuộc trưng cầu dân
ý, và 87% cử tri đồng ý các cuộc bàu cử trong tương lai phải theo đúng các thủ
tục dân chủ tự do quốc tế.
Chúng ta có thể tin rằng sớm hay muộn người dân Trung Hoa trong lục địa cũng đứng dậy xóa bỏ chế độ độc tài toàn trị của đảng Cộng sản. Trào lưu dân chủ hóa tràn lan khắp miền Á Ðông, có thể sẽ thay đổi cục diện bang giao. Vì các chính quyền do dân chúng bầu lên thường không thể gây chiến tranh phi lý. Dưới chế độ dân chủ chính quyền khó lòng mê hoặc dân bằng những tình tự dân tộc quá khích; mà dân nước nào cũng chỉ muốn được sống hòa bình.
Nguồn:
http://danlambaovn.blogspot.com/2014/05/hang-van-cong-nhan-binh-duong-inh-
__._,_.___
No comments:
Post a Comment
Thanks for watching