X

Thursday, August 14, 2014

Tạo Thế Đứng: Cơ Hội Trong Năm Nay Ở Hoa Kỳ


Tạo Thế Đứng: Cơ Hội Trong Năm Nay Ở Hoa Kỳ
Chuyên Gia LHQ: VN chưa có tự do tôn giáo

Hội Luận Tự Do, Dân Chủ, Nhân Quyền 8406 TL318 CN August 10, 2014


Ts. Nguyễn Đình Thắng
Ngày 13 tháng 8, 2014
Cuộc tranh cử Thượng Viện năm nay cho cộng đồng Việt cơ hội để nâng thế đứng của mình lên một nấc cao hơn trong chinh truong Hoa Kỳ.
Đảng Dân Chủ đang nắm đa số ở Thượng Viện với 53 ghế cộng với 2 ghế độc lập hầu như luôn luôn kết với Đảng Dân Chủ. Do đó có thể tính là Dân Chủ có 55 ghế và Cộng Hòa 45 ghế.

Cứ 2 năm, 1/3 số ghế ở Thượng Viện phải tranh cử. Trong số 33 ghế phải tranh cử năm nay thì 20 ghế là của Dân Chủ so với 13 ghế của Cộng Hòa.

Đảng Dân Chủ có thể yên tâm nắm chắc 45 ghế. Cộng Hòa đang nắm chắc 46 ghế. Còn 9 ghế chưa ngã ngũ về bên nào.
Đây là thế hoàn toàn cân bằng: Mỗi bên chỉ cần đúng 5 ghế là nắm Thượng Viện. Trong số 9 ghế chưa ngã ngũ, nếu Dân Chủ đạt 5, thì mỗi bên có đúng 50 ghế ở Thượng Viện. Tuy nhiên Phó Tổng Thống chủ trì Thượng Viện và có lá phiếu quyết định trong trường hợp số phiếu ngang bằng nhau. Vì Phó Tổng Thống thuộc Đảng Dân Chủ nên Đảng Dân Chủ xem như nắm đa số.

Còn như nếu Cộng Hòa đạt 5 trong 9 ghế chưa ngã ngũ thì Cộng Hòa có 51 ghế và dân chủ 49. Nghĩa là Cộng Hòa nắm đa số.
Ít khi nào lại có sự cân bằng chênh vênh như vậy. Chỉ sơ sẩy hơn thua một ghế là cục diện của Thượng Viện và chính trường Hoa Kỳ hoàn toàn thay đổi.

Cử tri Mỹ gốc Việt có thể góp phần quyết định cục diện của chính trường Hoa Kỳ năm 2015.

Dưới đây là tỉ lệ chênh lệch giữa ứng cử viên Cộng Hòa và Dân Chủ cho 9 ghế kể trên. Số âm là Dân Chủ dẫn đầu còn số dương là Cộng Hòa dẫn đầu.
Tiểu Bang
Tổng
Dân Số
Tỉ lệ chênh lệch
Số phiếu chênh lệch
Dân Số Người Việt
Alaska
711,139
0.40%
1,035
1,307
Arkansas
2,916,372
3.00%
23,399
5,424
Colorado
5,029,196
-1.50%
-26,816
27,918
Georgia
9,687,653
3.20%
83,845
52,622
Iowa
3,047,646
0.80%
9,067
10,459
Kentucky
4,340,167
2.50%
35,292
5,479
Louisiana
4,533,372
1.00%
12,972
31,967
Michigan
9,897,264
-4.40%
-143,802
17,045
North Carolina
9,535,483
-1.80%
-48,607
32,345

Chúng ta thấy có những nơi chỉ hơn nhau 1%, 2% như Alaska, Colorado, Iowa, Kentucky, Louisiana và North Carolina. Đây là những nơi mà cử tri gốc Việt có thể ảnh hưởng kết quả bầu cử.
Ở 3 tiểu bang Arkansas, Georgia, và Michigan thì sự chênh lệch là 3% đến 4.4%. Dù vậy cử tri gốc Việt vẫn có ảnh hưởng đáng kể. Chẳng hạn ở Georgia nơi tỉ lệ là 3.2% nghiêng về Cộng Hòa thì số cử tri gốc Việt có tiềm năng làm thay đổi gần 1%.
Vì 9 ghế này là trận địa ăn thua nên cả 2 đảng sẽ dồn sức để chạy nước rút trong tháng chót vận động tranh cử. Kết quả là khoảng cách biệt thường thu hẹp lại trước ngày bầu cử. Ảnh hưởng của cử tri gốc Việt lại sẽ càng tăng lên. Chúng tôi đang làm việc với một số nhóm ở các tiểu bang kể trên để chứng minh rằng người Mỹ gốc Việt có khả năng thay đổi cục diện của chính trường Hoa Kỳ.
Nếu trong 3 tháng tới chúng ta làm đúng cách, cuộc tổng vận động của chúng ta ở Thượng Viện trong năm 2015 chắc chắn sẽ vượt hơn cả năm nay. Với tư thế vững chãi hơn, tiếng nói ảnh hưởng hơn, chúng ta sẽ đóng góp được đáng kể hơn cho sự thay đổi ở Việt Nam.
Dù không là cư dân của 9 tiểu bang kể trên, cử tri gốc Việt ở các nơi khác vẫn có thể góp phần tạo thế đứng chung bằng cách tham gia thật đông đảo trong mùa tranh cử năm nay. Lá phiếu cử tri Hoa Kỳ đang là vũ khí để giúp thay đổi Việt Nam, một vũ khí mà chế độ độc tài ở trong nước không có và cũng không thể mua được.
Để theo dõi các cuộc chạy đua vào Thượng Viện và Hạ Viện năm 2014: http://www.realclearpolitics.com/


Đây là lúc đẩy lùi sự khống chế tự do tôn giáo
Ts. Nguyễn Đình Thắng
Ngày 13 tháng 8, 2014
Một yếu tố quan trọng để thành công là nắm thời cơ. Muốn vậy thì phải làm đúng việc, đúng cách và đúng lúc. Theo tôi, đây đang là thời cơ để các tổ chức tôn giáo độc lập trong nước khẳng định quyền hoạt động mà không bị chi phối bởi các quy định đăng ký. Muốn vậy, các tổ chức này cần nhanh chóng phát triển nội lực, mà trước hết là khả năng báo cáo vi phạm với Liên Hiệp Quốc và các chính quyền như Hoa Kỳ, Anh, Úc, Na Uy, Đức....
Cộng đồng người Việt ở hải ngoại có thể hỗ trợ bằng cách lôi kéo sự chú ý
và can thiệp của quốc tế. Riêng cộng đồng Việt ở Hoa Kỳ còn có thêm một vũ khí: luật pháp Hoa Kỳ đối với một “quốc gia cần quan tâm đặc biệt” (CPC) vì vi phạm tự do tôn giáo đặc biệt nghiêm trọng.
Thời điểm thuận lợi
Chúng ta đang có nhiều lợi điểm mà cách đây chỉ sáu tháng không hề có.

Lợi điểm thứ nhất là thế giới bắt đầu nhìn thấu thực trạng đàn áp tôn giáo ở Việt Nam. Tuyên bố báo chí ngày 31 thang 7 của Ông Heiner Bielefeldt, Báo Cáo Viên Đặc Biệt của Liên Hiệp Quốc về Tự Do Tôn Giáo hay Tín Ngưỡng, đã vén bức màn đen mà chính quyền Việt Nam dùng để che mắt thế giới từ bấy lâu nay. Quốc tế nay bắt đầu hiểu rằng họ đã bị che mắt quá lâu. 

Sững sờ nhất có lẽ là Bộ Ngoại Giao Hoa Kỳ vì chỉ cách đó 3 hôm, chính Ngoại Trưởng John Kerry công bố bản phúc trình gởi Quốc Hội về tình hình tự do tôn giáo trên thế giới; phần viết về Việt Nam có những khác biệt sâu sắc và căn bản so với nhận xét của Ông Bielefeldt. 

Lợi điểm thứ hai là các tổ chức tôn giáo quốc doanh hay quy phục chính quyền đang lộ dần chân tướng. Trong thời gian dài, chính quyền dùng họđể khống chế hoạt động tôn giáo trong nước nhưng lại trình diện họ ra với thế giới bên ngoài như là điển hình của tự do tôn giáo. 

Qua chuyến thị sát Việt Nam, Ông Bielefeldt kết luận rằng phần lớn các tổ chức ấy chịu sự điều động của Mặt Trận Tổ Quốc, công cụ kiểm soát quần chúng của Đảng Cộng Sản Việt Nam. Khi lộ chân tướng, các tổ chức này sẽ giảm cho đến mất công dụng.

Lợi điểm thứ ba, quan trọng nhất, một số cộng đồng tôn giáo bắt đầu có khả năng báo cáo các vi phạm đúng thủ tục và tiêu chuẩn để được quốc tế can thiệp. Hiện nay có trên dưới 100 người ở rải rác đó đây đã và đang phát triển khả năng này. 

Tuy không nhiều, nhưng đây là điều chưa hề có ở Việt Nam trước đây. Họ đã thực hiện nhiều chục bản báo cáo trong 6 tháng qua. Nhờ vậy mà Ông Bielefeldt đã nắm được phần nào hiện tình của nhiều cộng đồng tôn giáo khi đặt chân đến Việt Nam.

Huấn luyện thêm người
Lợi điểm thứ 3 này là yếu tố mà các cộng đồng tôn giáo ở trong nước có thể chủ động phát triển, và cần phát triển thật nhanh, để sao bất kỳ vi phạm nào xẩy ra ở bất kỳ nơi đâu đối với bất kỳ cộng đồng tôn giáo nào thì nội trong 48 tiếng thông tin đã đến Liên Hiệp Quốc, các chính quyền có ảnh hưởng và các tổ chức quốc tế về tự do tôn giáo.

Phát triển nhân tố này cũng sẽ giúp khai thác 2 lợi điểm kia. Ông Bielefeldt vẫn tiếp tục thu thập thông tin về sách nhiễu, kiểm soát, khống chế, đàn áp người hoạt động tôn giáo, nhất là đối với những cá nhân mà Ông và phái đoàn LHQ đã hoặc định tiếp xúc cũng như thân nhân của họ. Những thông tin này sẽ được đúc kết trong bản phúc trình chính thức công bố vào tháng 3 sang năm. 

Nó sẽ là một tài liệu nền tảng cho các cơ quan LHQ và các chính quyền đối chiếu khi quyết định chính sách đối với Việt Nam. Nó cũng sẽ là tài liệu quan trọng cho các tổ chức nhân quyền sử dụng trong công tác quốc tế vận. Bản phúc trình này cũng sẽ phơi bày thêm nữa thực chất của các tổ chức tôn giáo quốc doanh và mở đường cho các tổ chức tôn giáo quy phục tự xác định lại vị trí.

Hãy hình dung, nếu có một nghìn những chuyên viên báo cáo vi phạm trải rộng mọi miền đất nước, thay vì chỉ có khoảng 100 như hiện nay thì tình hình sẽ thay đổi rất nhiều. 

Điều này nằm trong tầm tay của các cộng đồng tôn giáo ở trong nước, nếu có quyết tâm. Trong 6 tháng qua, một cộng đồng tôn giáo nhỏ bé với không đầy một nghìn tín đồ, lại ở vùng xa xôi mà đã cử trên 20 người tham gia các đợt huấn luyên về báo cáo vi phạm. Họ đã cung cấp cho LHQ nhiều bản báo cáo giá trị. Trong thời gian tới đây chúng tôi sẽ mở rộng chương trình huấn luyện này.

Đưa Việt Nam trở lại CPC
Cộng đồng người Việt ở Hoa Kỳ có lợi thế đặc biệt vì luật pháp Hoa Kỳ có điều khoản chế tài đối với những quốc gia cần quan tâm đặc biệt (CPC). Theo định nghĩa trong luật, "vi phạm tự do tôn giáo đặc biệt nghiêm trọng" nghĩa là "có hệ thống, đang diễn tiến, và trầm trọng" và bao gồm những hành vi như là tra tấn, giam giữ lâu ngày mà không có cáo buộc, mất tích, hoặc khước từ trắng trợn quyền được sống, quynghiêmền tự do, hoặc sự an toàn của những con người. Các bản báo c áo từ trong nước cộng với thông tin mà Ông Bielefeldt đã công bố và đang tiếp tục thu thập là căn cứ vững chắc để chứng minh rằng Việt Nam xứng đáng với danh hiệu CPC.
Bị xếp vào danh sách CPC sẽ có hậu quả thực tiễn: Luật pháp Hoa Kỳ ấn định các biện pháp chế tài, gồm có chế tài chung cho cả quốc gia và chế tài riêng những kẻ vi phạm, tương tự như các biện pháp đang áp dụng đối với Nga. Quan trọng hơn, CPC sẽ khoá chặt cánh cửa TPP cho Việt Nam. Và đó là nút chặn thứ 3 mà Liên Minh Cho Một Việt Nam Tự Do Và Dân Chủ đang thúc đẩy.
Tóm lại, đây là th ời điểm thuận lợi để nới rộng không gian cho tự do tôn giáo ở Việt Nam bằng những nỗ lực có phối hợp trong và ngoài. Các cộng đồng tôn giáo ở trong nước cần đầu tư cho việc đào tạo các chuyên viên báo cáo vi phạm, càng đông càng tốt. Các báo cáo vi phạm, thực hiện đúng thủ tục và tiêu chuẩn quốc tế, sẽ giúp người ở ngoài vận động quốc tế tăng áp lực chế tài và đe doạ triển vọng tham gia TPP cho Việt Nam. Áp lực quốc tế gia tăng sẽ hỗ trợ cho các cộng đồng tôn giáo ở trong nước để từng bước nới rộng và củng cố không gian cho tự do tôn giáo.

Bài liên quan: 
Đằng sau chuyến đi Việt Nam của báo cáo viên LHQ về tôn giáo



Quan Hệ Hoa Kỳ - Việt Nam: Có Điều Kiện Và Tiệm Tiến
Ts. Nguyễn Đình Thắng
Ngày 10 tháng 8, 2014

Các bản tin quốc tế về buổi họp báo của TNS John McCain và TNS Sheldon Whitehouse ngày 8 tháng 8 ở Hà Nội đã không nêu lên hai điểm quan trọng: cải thiện nhân quyền phải ở mức căn bản và tiến trình phát triển quan hệ giữa Hoa Kỳ và Việt Nam mang tính cách tiệm tiến, tuỳ thuộc mức cải thiện nhân quyền. Một số bản tin Việt ngữ cũng phạm thiếu sót vì lấy tin từ các bản tin quốc tế.

Điểm quan trọng thứ nhất là sự cải thiện nhân quyền phải ở mức căn bản và không quay lui được. Căn bản nghĩa là: trả tự do cho tất cả tù nhân lương tâm, xoá bỏ các công cụ trong khung luật và trong chính sách mà nhà nước dùng để đàn áp hay bỏ tù người bất đồng chính kiến, và tôn trọng ba quyền tự do căn bản: tự do phát biểu, tự do hội họp ôn hoà và tự do lập hội. Nếu thực hiện đúng như vậy thì đây là nền tảng cho một tiến trình dân chủ hoá đất nước.
TNS McCain hiểu rằng những cải thiện này không thể xảy ra "qua đêm" mà đòi hỏi một thời gian. Do đó sự phát triển quan hệ đối tác với Việt Nam, kể cả về an ninh và mậu dịch, sẽ mang tính cách tiệm tiến. Nghĩa là Việt Nam cải thiện nhân quyền đến đâu thì Hoa Kỳ sẽ đáp ứng đến đó về mức độ đối tác.
Đây chính là mục tiêu chiến lược của kế hoạch quốc tế vận 2013-2014, được nhiều trăm người chung sức thực hiện qua các đợt tổng vận động Quốc Hội và Bộ Ngoại Giao Hoa Kỳ trong thời gian qua và ngày càng được nhiều dân biểu và thượng nghị sĩ Hoa Kỳ hưởng ứng.
 
TNS John McCain tham gia cuộc biểu tình chống giàn khoan HD-981, Phoenix, AZ ngày 17/05/2014

TNS McCain chỉ nói lên một thực tế: với mức chống đối hiện nay ở Quốc Hội Hoa Kỳ, không cách gì thông qua được TPP và gỡ bỏ lệnh cấm bán vũ khí sát thương cho Việt Nam nếu Việt Nam không thoả đáng điều kiện về cải thiện nhân quyền một cách căn bản.
Chúng ta có thể hình dung một lộ trình 5 năm để dân chủ hoá Việt Nam. 

Khởi điểm của lộ trình là Việt Nam phải trả tự do cho một số đáng kể các tù nhân lương tâm, xoá bỏ hay tu chính các luật vi phạm nhân quyền (Nghị Định 72 về internet, Nghị Định 92 về sinh hoạt tôn giáo, các điều 88, 258 và 79 Bộ Luật Hình Sự), và ban hành luật chống tra tấn và luật hội đoàn bao gồm công đoàn độc lập. Sau đó mỗi năm Việt Nam phải đạt những chỉ tiêu nhất định để được hưởng thêm các hỗ trợ về an ninh (bao gồm vũ khí sát thương) và quyền lợi mậu dịch qua TPP. Năm nào Việt Nam không đạt chỉ tiêu thì các quyền lợi sẽ không được tăng thêm cho đến khi đạt chỉ tiêu.

Đây không phải là một ví dụ bâng quơ mà đang là một chính sách được nhiều thành phần trong và ngoài chính quyền Hoa Kỳ thúc đẩy. Đó cũng là lý do của sự hình thành Liên Minh Cho Một Việt Nam Tự Do Và Dân Chủ.

Phát biểu báo chí của TNS McCain, mà chúng ta có thể hiểu là đại biểu cho Thượng Viện Hoa Kỳ, đánh dấu thành quả bước đầu nhưng đáng kể của kế hoạch quốc tế vận 2013-2014.

Trong 5 tháng còn lại của năm 2014, chúng tôi sẽ tiếp tục cài thêm nhiều nút chặn TPP để Hành Pháp Hoa Kỳ bị giới hạn về chọn lựa và chỉ còn cách thúc đẩy chính quyền Việt Nam chấp nhận lộ trình dân chủ hoá với khởi điểm trước cuối năm. Qua năm sau có thể là quá trễ vì cánh cửa cơ hội cho Việt Nam vào TPP sẽ khép lại rất nhanh một khi cuộc tranh cử Tổng Thống Hoa Kỳ bắt đầu.

Một trong những nút chặn đang được hình thành là vấn đề tự do tôn giáo mà Việt Nam đang vi phạm trầm trọng. Một nút chặn nữa là tình trạng cưỡng chiếm tài sản của công dân Hoa Kỳ mà chúng tôi đã chuẩn bị sẵn để khi cần thì dùng đến.

Từ giờ đến cuối năm, chúng ta sẽ phải đẩy mạnh hơn nữa cuộc tổng vận động .

Bài liên quan:
Các Thượng Nghị Sĩ Hoa Kỳ Đến Việt Nam: Có gì mới?
Hai năm hành trình cho quê hương và dân tộc

***
Phát biểu báo chí của TNS John McCain ở Hà Nội ngày 8 tháng 8, 2014

Tôi là Thượng Nghị Sĩ John McCain, và luôn luôn cảm thấy hân hoan mỗi khi trở lại Việt Nam. Có Thượng Nghị Sĩ Sheldon Whitehouse của tiểu bang Rhode Island đi cùng tôi.

Chúng tôi đến Hà Nội vào một thời điểm quan trọng: Sang năm sẽ đánh dấu 20 năm từ ngày bình thường hoá quan hệ giữa chúng ta. Đối với những người trong chúng ta đã góp phần trong tiến trình này, tiến triển mà chúng ta đạt được trong thời gian ấy là đáng ngạc nhiên. Cùng lúc, chúng tôi ghi nhận rằng chúng ta còn có thể làm thêm nhiều hơn biết bao như là những thành phần đối tác, và chúng ta cần một  chương trình nghị sự đầy tham vọng khi tiến vào năm tới, đặc biệt là trong bối cảnh của những sự kiện đáng lo gần đây ở Biển Đông. Tóm lại, bây giờ là thời gian cho Việt Nam và Hoa Kỳ cùng nhau thực hiện một bước nhảy vọt  chiến lược lớn. Đó là lý do tại sao chúng tôi có mặt ở đây.

Về phần chúng tôi, Hoa Kỳ đã sẵn sàng để đáp ứng thách đố này với suy nghĩ và hành động mới. Chúng tôi đã sẵn sàng để hoàn tất một Hiệp Ước Đối Tác Xuyên Thái Bình Dương ở tiêu chuẩn cao, với Việt Nam là một đối tác trọn vẹn. Chúng tôi đã sẵn sàng, trong bối cảnh của TPP,  làm việc với Việt Nam để đáp ứng các tiêu chí để được Hoa Kỳ công nhận là nền kinh tế thị trường. Chúng tôi sẵn sàng tăng cường hợp tác quân sự giữa chúng ta và số lần chiến thuyền Hoa Kỳ cặp bến Việt Nam theo như Việt Nam cho phép - không phải bằng cách thiết lập các căn cứ, đó không là điều chúng tôi mưu cầu, mà là thông qua các thỏa thuận để tăng sự tiếp cận, như chúng tôi đang hoàn tất thương thảo với các nước khác trong khu vực. 

Chúng tôi cũng đã sẵn sàng để tăng cường hỗ trợ an ninh nhằm giúp Việt Nam nâng cao khả năng theo dõi trong lĩnh vực hàng hải và xây dựng năng lực bảo vệ quyền chủ quyền của mình.

Trong mục đích ấy, tôi tin rằng đã đến lúc Hoa Kỳ bắt đầu nới lỏng lệnh cấm vận vũ khí sát thương đối với Việt Nam. Điều này sẽ không, và không nên, xảy ra toàn bộ cùng một lúc. Thay vào đó, nó nên được giới hạn trước hết trong phạm vi khả năng phòng thủ, chẳng hạn như bảo vệ bờ biển và các hệ thống hàng hải, hoàn toàn thuộc về an ninh đối ngoại.

Chúng ta có thể làm đến bao nhiêu trong lĩnh vực này, cũng giống như trong các mục tiêu thương mại và an ninh tham vọng nhất  khác của chúng ta, tuỳ thuộc nhiều vào hành động thêm nữa của Việt Nam về nhân quyền. Chúng tôi đánh giá cao những tiến bộ gần đây Việt Nam đã thực hiện, bao gồm việc ký Công Ước Chống Tra Tấn và đăng ký sinh hoạt cho nhiều nơi thờ phượng.

Đồng thời, các nhà lãnh đạo của Việt Nam thừa nhận còn nhiều việc phải làm, vì một lý do trên hết: Nó là điều tốt cho Việt Nam - cho sự ổn định, thịnh vượng và thành công của Việt Nam. Như Thủ Tướng Chính Phủ cho biết trong lời phát biểu đầu năm của mình, "Dân chủ là xu hướng tất yếu trong quá trình phát triển của nhân loại." Chế độ ở Việt Nam, ông nói, "phải làm tốt hơn về dân chủ, và đảng phải giương cao ngọn cờ dân chủ."

Chúng tôi hy vọng rằng Việt Nam sẽ chuyển những lời đáng ghi nhận này thành những hành động mạnh dạn, chẳng hạn như trả tự do cho các tù nhân lương tâm, tạo không gian cho xã hội dân sự, và cuối cùng làm rõ trong pháp luật và chính sách rằng quyền lực nhà nước là  hạn chế và các nhân quyền phổ quát -- các tự do phát biểu, lập hội, thờ phượng, xuất bản, và truy cập thông tin -- được bảo vệ cho tất cả công dân.

Trong thế kỷ cạnh tranh này, tất cả các nước phải đối mặt với cùng một câu hỏi: Điều gì khiến chúng ta khác biệt? Những gì chúng ta có để cống hiến? Tôi tin rằng Việt Nam có thể cống hiến một câu trả lời đầy uy lực - mẫu mực về một nhà nước đáp ứng những kỳ vọng gia tăng của người dân về một nền dân chủ, quản trị tốt và pháp quyền, sự thịnh vượng và phát triển xã hội, môi trường trong lành, và sức mạnh dân tộc để bảo vệ độc lập. Đó là một mẫu mực mà sẽ truyền cảm hứng cho những dân tộc khác trong khu vực, bao gồm cả láng giềng của các bạn ở phương bắc, để phải tự hỏi: tại sao chúng ta không thể giống như Việt Nam hơn?

Trong gần hai thập kỷ, Việt Nam và Hoa Kỳ đã xây dựng được một mối quan hệ vững chãi dựa trên các mục tiêu chung và các lợi ích chung. Chúng tôi hy vọng trong những năm tới chúng ta sẽ có thể xây dựng một quan hệ đối tác chiến lược dựa trên những giá trị chung - vì đó là quan hệ hữu nghị chặt chẽ nhất, vững mạnh nhất và lâu bền nhật mà hai quốc gia có thể có.



Các Thượng Nghị Sĩ Hoa Kỳ Đến Việt Nam: Có gì mới?
Ts. Nguyễn Đình Thắng
Ngày 9 tháng 8, 2014
Trong những ngày gần đây các phái đoàn của Quốc Hội Hoa Kỳ nối nhau đến Việt Nam. Mới tuần trước là Thượng Nghị Sĩ Bob Corker (Cộng Hoà, Tennessee) và bây giờ là Thượng Nghị Sĩ John McCain (Cộng Hoà, Arizona) và Thượng Nghị Sĩ Sheldon Whitehouse (Dân Chủ, Rhode Island).
Hiện tượng này nói lên hai điều: Việt Nam có cơ hội để phát triển quan hệ đối tác toàn diện, bao gồm cả an ninh và mậu dịch, với Hoa Kỳ, và cánh cửa cơ hội chỉ mở đến cuối năm nay - sau đó thì quá trễ.
Các thượng nghị sĩ chỉ có mấy tuần để công du vì Quốc Hội vừa bãi khoá và sẽ trở lại làm việc tuần thứ 2 của tháng 9. Chờ đến kỳ bãi khoá kế, vào cuối tháng 9, thì e quá trễ vì từ đó đến đầu tháng 11 là cao điểm của mùa tranh cử -- các dân biểu và thượng nghị sĩ không còn tâm trí đâu để quan tâm đến những gì khác.
Do đó, lần này các vị thượng nghị sĩ Hoa Kỳ đến Việt Nam trong một hoàn cảnh rất khác và một tâm lý cũng rất khác với trước đây: Việt Nam đang bơ vơ vì mất thế dựa nơi Trung Quốc và đây là cơ hội vàng cho chính sách chuyển trục của Hoa Kỳ về Á Châu-Thái Bình Dương.
Tại buổi điều trần về tình hình nhân quyền ở Đông Nam Á do DB Ed Royce, Chủ Tịch Uỷ Ban Đối Ngoại của Hạ Viện, triệu tập ngày 9 tháng 7, tôi giải thích cơ hội vàng này:
“Trong 6 tháng tới đây sẽ có một số cơ hội để Quốc Hội khoá này hành động đối với Việt Nam nhằm bảo đảm rằng nhân quyền sẽ là một nền tảng trong chính sách Hoa Kỳ đối với quốc gia này, cụ thể là qua Thoả Thuận về Hợp Tác Nguyên Tử Lực, việc tháo gỡ lệnh cấm bán vũ khí sát thương cho Việt Nam và, quan trọng nhất, các cuộc thương thảo với Việt Nam về việc tham gia của họ vào Hiệp Ước Đối Tác Xuyên Thái Bình Dương, hay TPP.
TNS John McCain và TNS Jeff Flake tiếp đón phái đoàn cử tri Việt đến từ Arizona cùng với DB Cao Quang Ánh, Quốc Hội Hoa Kỳ, ngày 16 tháng 7, 2014

“Chúng ta cần đòi hỏi các cải thiện nhân quyền căn bản, gồm có trả tự do vô điều kiện cho tất cả tù nhân lương tâm, xoá bỏ tất cả các công cụ đàn áp mà chính quyền dùng để bắt giam và bỏ tù các người bất đồng chính kiến, và tôn trọng trọn vẹn quyền của công nhân thành lập và tham gia các công đoàn lao động tự do và độc lập.”

Do sự kiện giàn khoan HD-981, Hoa Kỳ có thể mạnh tay về nhân quyền mà không phải e ngại là Việt Nam sẽ ngả thêm về Trung Cộng.

Bộ Ngoại Giao Hoa Kỳ cũng đã thấy điều này nên nhắn nhủ phái đoàn Việt Nam tại buổi đối thoại nhân quyền diễn ra ở Hoa Thịnh Đốn ngày 12 tháng 5, chưa đầy 2 tuần sau ngày Trung Cộng cắm giàn khoan HD-981 vào Biển Đông: Muốn phát triển đối tác với Hoa Kỳ, Việt Nam cần cải thiện nhân quyền, và điều này phải thực hiện trước cuối năm nay. Ngoại Trưởng John Kerry bất ngờ có mặt ở buổi đối thoại.

Còn một điều khác nữa: Lần này các thượng nghị sĩ Hoa Kỳ đã tiếp xúc và lắng nghe tiếng nói của cử tri gốc Việt trước khi họ gặp gỡ và trao đổi với giới lãnh đạo chính quyền và đảng cộng sản Việt Nam.

Đó chính là lý do Liên Minh Cho Một Việt Nam Tự Do và Dân Chủ đã gấp rút thực hiện cuộc tổng vận động giữa tháng 7 vừa rồi. Trong hai ngày 15 và 16 tháng 7, trên 400 người Việt đổ về Hoa Thịnh Đốn từ 22 tiểu bang Hoa Kỳ và 3 tỉnh bang Canada để tiếp xúc với khoảng 70 vị dân cử liên bang hay nhân viên lập pháp của họ. Nhờ vậy hai vị thượng nghị sĩ như Bob Corker và John McCain đều nắm rõ tình hình vi phạm nhân quyền, nhất là đàn áp tự do tôn giáo, đang diễn ra ở Việt Nam. Sau đó văn phòng của họ tiếp tục nhận thông tin cập nhật và hồ sơ cho đến sát ngày họ lên đường đi Việt Nam.
Một phần các hồ sơ này được lưu trữ tại: http://dvov.org/religious-freedom/.  Còn phần khác đã được chuyển riêng, vì những thông tin “nhạy cảm” trong đó.
Thêm vào đó, buổi họp báo ngày 31 tháng 7 của Ông Heiner Bielefeldt, Báo Cáo Viên Đặc Biệt của Liên Hiệp Quốc về Tự Do Tôn Giáo hay Tín Ngưỡng, mang tầm vóc của một “xì căng đan” quốc tế và rất được chú ý bởi các giới chức Hành Pháp và Lập Pháp Hoa Kỳ. Ông khẳng định: không có tự do tôn giáo ở Việt Nam.
Bởi vậy, TNS John McCain, người luôn nói thẳng, cũng khẳng định tại buổi họp báo ở Việt Nam:
"Chúng ta có thể làm được bao nhiêu, như trong các mục tiêu tham vọng nhất của chúng ta về mậu dịch và an ninh, tùy thuộc phần lớn vào những hành động của Việt Nam về nhân quyền..."
Và Ông nêu ra một số điều kiện nhân quyền: "trả tự do cho tù nhân lương tâm, tạo không gian cho xã hội dân sự, và cuối cùng làm rõ trong luật và chính sách rằng quyền của nhà nước là hạn chế và các nhân quyền phổ cập -- quyền tự do phát biểu, lập hội, thờ phụng, xuất bản, và tiếp cận thông tin-- được bảo vệ cho mọi công dân."  
Ông Sinh Cẩm Minh, Tín Đồ Cao Đài, hướng dẫn phái đoàn Tennessee tiếp xúc TNS Bob Corker và TNS Lamar Alexander, Quốc Hội Hoa Kỳ, tháng 6, 2013

TNS Bob Corker tế nhị hơn, không tuyên bố với báo chí nhưng nói thẳng với giới lãnh đạo của chế độ.  Ngay trong ngày đầu làm việc ở Việt Nam, Ông đã gặp riêng một số chức sắc Cao Đài độc lập để phối kiểm các báo cáo đàn áp mà Ông nhận được từ cử tri gốc Việt, trong đó có tín đồ Cao Đài.

Chế độ cộng sản ở Việt Nam đang nhận ngày càng nhiều thông điệp rõ ràng và dứt khoát từ các nhà Lập Pháp và các giới chức Hành Pháp Hoa Kỳ: cải thiện nhân quyền ngay và đáng kể nếu muốn phát triển hợp tác với Hoa Kỳ về an ninh và mậu dịch; càng chần chờ thì cánh cửa cơ hội càng khép lại và sang năm thì hầu như không còn hy vọng gì nữa.

Đó là lý do đằng sau các chuyến công du dồn dập của các thượng nghị sĩ Hoa Kỳ: cảnh báo cho chính quyền Việt Nam biết về cơ hội đang có nhưng khép lại rất nhanh; không hành động ngay thì sẽ quá trễ.
Bài liên quan:
Video buổi điều trần ngày 9 tháng 7, 2014, lúc 1 giờ 12 phút từ đầu đoạn video:
Cơ hội vàng

Đằng sau chuyến đi Việt Nam của báo cáo viên LHQ về tôn giáo
RFI, Thứ hai 04 Tháng Tám 2014
Trong cuộc họp báo ngày 31/07/2014, tại Hà Nội, kết thúc chuyến công tác tại Việt Nam, báo cáo viên (BCV) đặc biệt của Liên Hợp Quốc về tự do tôn giáo hay tín ngưỡng, ông Heiner Bielefeldt, than phiền rằng một số cá nhân mà ông "muốn gặp đã bị đặt dưới sự theo dõi chặt chẽ, cảnh cáo, đe dọa, sách nhiễu hoặc bị công an ngăn cản việc đi lại". 

Ngoài ra việc di chuyển của ông "cũng bị giám sát chặt bởi “những cán bộ an ninh hoặc công an”, đồng thời sự riêng tư và bảo mật của một số cuộc gặp gỡ cũng bị ảnh hưởng".

Ông Vũ Quốc Dụng, Giám đốc điều hành tổ chức VETO - Human Rights Defenders‘ Network - Phân ban Đức, có trụ sở tại Bad Nauheim, Đức, cho biết thêm một số thông tin:

- Theo lịch trình thỏa thuận với chính phủ Việt Nam, báo cáo viên đặc biệt của Liên Hiệp Quốc sẽ đi thăm các tỉnh và thành phố Hà Nội, Tuyên Quang, Sài Gòn, Vĩnh Long, An Giang, Pleiku và Kontum từ ngày 21 đến 31/7/2014.

Chúng tôi được báo rằng tình hình tại các nơi đó trong những ngày này rất căng thẳng, nghĩa là công an và an ninh mặc thường phục đã được gia tăng và có thái độ hăm dọa những người bị cho là có thể tiếp xúc với ông BCV.
Thí dụ ngay hôm đầu tiên ở Hà Nội ông BCV đã phải thay đổi chỗ họp với các nhân chứng vì địa điểm dự định ban đầu không còn an toàn. Các nhân chứng cho biết công an đã tăng cường nhân sự bao vây địa điểm này và có thái độ đe dọa họ. 

Đến hôm ông đi Tuyên Quang, tuy có bị theo dõi ngầm nhưng không bị cản trở. Tuy nhiên khi vào họp với các nhân chứng người H’Mông theo đạo Dương Văn Mình ở xã Hùng Lợi, tỉnh Tuyên Quang thì hành vi đe dọa đã thành rõ rệt. Hai cán bộ nhà nước đã ngang nhiên vào nhà dân để theo dõi cuộc trao đổi khiến cho các nhân chứng trở nên e dè.

 Ông BCV đã phải mời 2 cán bộ này ra nhưng họ cứ cãi bướng làm mất thời giờ của ông. Cuối cùng họ cũng phải đi ra nhưng sau đó lại đứng ngoài để ghi âm. Cuối buổi các tín đồ lại khám phá ra thêm hai người khác lẻn vào nhà lúc nào không biết và ngồi nghe. Họ là dân được các nhân viên chính quyền yêu cầu đến nghe để về báo cáo.

Như vậy ngay từ những ngày đầu đã có những bằng chứng không thể chối cãi về việc vi phạm những thỏa thuận với BCV LHQ. Ông Bielefeldt là một người rất nguyên tắc nên khó có thể chấp nhận những vi phạm như vậy. 



- Vì sao báo cáo viên đặc biệt của Liên Hợp Quốc hủy dự định đi thăm An Giang, Gia Lai và Kon Tum ? :
Buổi gặp gỡ các đại diện tôn giáo tại Dòng Chúa Cứu Thế ở Sài gòn cũng xảy ra trong tình trạng căng thẳng, nghĩa là có công an bao vây ở bên ngoài nhiều hơn bình thường và đôi khi còn bước vào phạm vi nhà thờ, nhưng không có gì đáng tiếc xảy ra.

 Một số nhà bất đồng chính kiến ở Sài Gòn cho biết công an đã cấm họ hoặc cản trở họ đi ra khỏi nhà mặc dù họ không là những người hoạt động tôn giáo.

Cuộc gặp gỡ ở Vĩnh Long tương đối xuông xẻ, có lẽ nhờ sự kiên quyết của các chức sắc Cao Đài, mặc dù trong những ngày trước đó họ bị công an theo dõi rất căng thẳng. Tuy nhiên khi vào địa phận An Giang thì tình hình đột ngột biến chuyển và dẫn đến quyết định hủy bỏ chuyến đi của ông BCV.

 Tại An Giang, công an đã bao vây hai địa điểm Phật giáo Hòa hào (PGHH) độc lập mà ông BCV dự định tới là Quang Minh Tự của tu sĩ Võ Văn Thanh Liêm và Đạo tràng Út Trung. Ngày hôm trước, cho đến khuya, công an đã cho ném đá, trứng vịt thối và xác mắm thối vào nhà Đạo tràng Út Trung, cũng như cho côn đồ kéo đến chửi rủa và khiêu khích.

Ném trứng và mắm vào nhà những người PGHH ăn chay trường ít nhất là bằng chứng của sự thiếu tôn trọng, bất bao dung tôn giáo. Cần biết rằng gia đình này có cha là Bùi Văn Trung, con là Bùi văn Thâm và rể là Nguyễn văn Minh đang ở trong tù. Trong ngày đó công an cũng đã tịch thu chiếc xe gắn máy của anh Nguyễn Hoàng Nam khi anh ta đang trên đường đi đến dự buổi niệm Phật ở Đạo tràng Út Trung. Khi ra về anh Nam đã bị công an vây đánh đổ máu đầu vào trói gô đem đi bỏ ở một quãng xa.
Sự kiện quyết định xảy ra vào buổi sáng ngày 28/7. Lúc đó ông BCV đang ngồi họp với các cộng sự viên thì khám phá một người nữ đến ngồi gần và thu âm lén. Ông đã cho gọi nhân viên của bộ ngoại giao và bộ công an đến để phản đối và sau đó quyết định hủy bỏ chương trình còn lại. Hành vi nghe lén nói trên chỉ là giọt nước làm tràn ly. Tối hôm trước đó ông BCV đã đi ra ngoài khách sạn để điểm mặt những nhân viên an ninh đang bao vây khách sạn.

Cần nói thêm là trên đường từ An Giang về lại Sài Gòn ông BCV lại được chứng kiện thêm một hiện trường nữa khi ông đi ngang qua nhà anh Nguyễn Bắc Truyển và chi Bùi Thị Kim Phượng ở huyện Lập Vò, tỉnh Đồng Tháp. Hôm đó công an đã dùng các xe tải lớn để chặn hai đầu của một đoạn đường quốc lộ dài khoảng 2 km dẫn vào nhà anh chị này.
 Truyển và Phượng là hai nạn nhân của vụ tấn công, bắt người, phá nhà và xúc phạm tôn giáo PGHH vào ngày 9/2/2014 khiến cho họ bây giờ phải bỏ nhà đi lên sống tại Sài gòn.

- Phát ngôn viên của Bộ Ngoại giao Việt Nam tuyên bố chính phủ Việt Nam đã "đáp ứng tất cả các yêu cầu của báo cáo viên", điều này có đúng không?

Vấn đề là chính phủ Việt Nam đã đáp ứng thế nào chứ không phải chỉ là có hay không. Ở đây tôi phân biệt trách nhiệm của chính quyền trung ương và chính quyền địa phương.

 Có thể chính quyền trung ương có thiện chí nhưng rõ ràng các chính quyền địa phương thì không. Việc cử người đi theo hộ tống là cần thiết và các quốc gia khác cũng làm như vậy.

Nhưng hộ tống và giúp đỡ giải quyết các trở ngại trong chuyến thăm viếng rất khác với việc can thiệp thô bạo vào công việc của BCV. Theo cam kết BCV phải được gặp bất cứ người nào, cho dù người đó đang bị giam cầm, và phải được gặp riêng họ mà không chịu bất sự giám sát nào. Đây là điều mà Việt Nam không giải quyết được. Thà không gặp chứ ông BCV không chấp nhận nói chuyện với bất cứ tù nhân nào khi có quản giáo ngồi kề bên. Sự có mặt của quản giáo hay bất cứ người nào khác sẽ không giúp cho ông tìm hiểu đúng sự thật. Đó là một nguyên tắc bất di bất dịch của các BCV Liên Hiệp Quốc. Đã mời BCV thì Việt Nam phải biết chuyện này.

Việc để xảy ra những cản trở - với chứng cứ rõ ràng nên không thể xem là chuyện hiểu lầm – là sự xúc phạm đối với vị trí của BCV Liên Hiệp Quốc. Dù là lỗi của ai, trung ương hay địa phương, nhưng trách nhiệm vẫn là của nhà nước. Rất tếc các báo chí ở Việt Nam đã cắt xén phát biểu của BCV Liên Hiệp Quốc trong buổi họp báo ngày 31/7/2014 vừa qua để chỉ nêu lên một mặt của vấn đề là những lời khen, lời cá ơn lịch sự tối thiểu.

- Nhận xét về thành quả của chuyến đi này của báo cáo viên Đặc biệt của Liên Hợp Quốc

Trong những năm qua đã có 6 BCV Liên Hiệp Quốc vào Việt Nam nhưng ông Bielefeldt là BCV đầu tiên về quyền dân sự và chính trị đến Việt Nam trong 16 năm qua. Đây là một điểm mới đáng khích lệ. Nhưng tôi cho rằng chính quyền Việt Nam chưa biết khai dụng mặt tích cực của chuyến viếng thăm.

Là những học giả, những chuyên gia độc lập các BCV luôn bảo vệ tính khách quan và vô tư của mình. Do đó những khuyến cáo của họ cần được trân trọng vì chúng sẽ giúp cải thiện tình hình nhân quyền. Bản báo cáo sơ khởi của ông Bielefeldt đã hé lộ một vài vấn đề cơ bản cần phải sửa đổi liên quan đến quan niệm về quyền tự do tôn giáo và các thức đối xử của nhà nước Việt Nam đối với những người có tôn giáo. Chúng ta chờ đợi bản báo cáo chính thức và đầy đủ của ông vào tháng Ba năm tới.

Điều cần nói thứ hai là ông BCV Liên Hiệp Quốc đã được chứng kiến để có thể cảm nhận một cách đầy đủ về một chính sách đàn áp tôn giáo một cách tinh vi và toàn diện. Chính quyền đã không biết ông sẽ gặp ai tại địa điểm nào nên đã cho bao vây trên địa bàn của toàn tỉnh hay thành phố. Nếu không đi và sống tại chỗ thì làm sao BCV Bielefeldt có thể hình dung được tình trạng này khi đọc các báo cáo. Đó là lợi thế của một chuyến đi thực địa.

Nhận xét cuối cùng là cách làm việc rất hữu hiệu của nhiều tôn giáo tại Việt Nam trong việc cộng tác với BCV. Theo tôi đây là một sự hợp tác trong tương kính và tin cậy. Không có hai yếu tố này tin tức về chuyến đi không thể giữ kín để bảo đảm kết quả và sẽ khó có sự thông cảm cho việc BCV phải cắt bỏ một phần chương trình.

 Là những người trong cuộc họ sẽ giúp chúng ta giải mã bản báo cáo sơ khởi của ông Bielefeldt. Qua tiếp xúc này Liên Hiệp Quốc không còn là xa vời và xa lạ mà là một cơ chế để họ tiếp tục giữ liên lạc. 
Bài liên quan:
Chuyên Gia LHQ: VN chưa có tự do tôn giáo




__._,_.___

Posted by: hung vu 

No comments:

Post a Comment

Thanks for watching

Popular Posts

Popular Posts