“Mỗi người
là một chiến sỹ thông tin”
www.ducme.tv -Cà Phê Tối- Buổi họp đầu tiên của
Hội Nhà báo Độc lập VN
Mẹ Nấm (Danlambao) - 4 năm chưa phải là dài,
cùng với sự phát triển của mạng xã hội và nhiều trang mạng khác nhau, đứng
trước thách thức chặn tường lửa, hacker, trang blog Dân Làm Báo vẫn kiên trì nỗ
lực lưu trữ thông tin và truyền tải những chia sẻ trong các vấn đề chính trị -
xã hội theo cách riêng của mình. “Mỗi người là một chiến sỹ
thông tin” - slogan ngắn gọn, nhưng chuyển tải đủ ý nghĩa và thông
điệp để thay đổi xã hội.
*
Tháng 9/2012, trong công văn số 769/VPCP gửi Bộ Công an, Bộ
Thông tin và Truyền thông, Ban Tuyên giáo, thủ tướng Nguyễn Tấn Dũng nêu đích
danh Dân Làm Báo đã đăng “thông tin vu khống, bịa đặt, xuyên tạc, không
đúng sự thật nhằm bôi đen bộ máy lãnh đạo của đất nước..., gây hoài nghi và tạo
nên những dư luận xấu trong xã hội...”.
Cùng với nhận xét trên sau khi tham khảo các báo cáo do các bộ
gửi đến văn phòng chính phủ, Thủ tướng yêu cầu cán bộ, công chức, viên chức
không xem, không sử dụng và không phổ biến các thông tin đăng tải trên “các
mạng phản động”.
Chưa rõ lệnh cấm này khả thi đến đâu, nhưng gần 2 năm qua, không
chỉ Dân Làm Báo đăng tin tức, bình luận về các vấn đề xã hội ở Việt Nam, mà báo
chí nước ngoài, cụ thể là báo chí Úc mới đây cũng đã lên tiếng nêu đích danh
những lãnh đạo Việt Nam liên quan đến vụ bê bối in tiền polymer.
Rõ ràng thông tin và tiêu chí sự thật theo quy định từ văn phòng
thủ tướng chính phủ không còn nằm trong sự kiểm duyệt và phong tỏa nguồn tin
như từ trước giờ Hà Nội vẫn làm.
Lượng truy cập vào Dân Làm Báo vẫn tăng trưởng dần mặc dù trang
blog này bị chặn tường lửa khá gắt gao.
4 năm - một chặng đường chưa phải là dài, nhưng theo đánh giá cá
nhân thì Dân Làm Báo là một trong những trang mạng có nhiều đóng góp trong việc
cổ vũ tự do thông tin, tự do ngôn luận tại Việt Nam.
Từ những bài viết lưu trữ ở nhiều blog cá nhân khác nhau, đến
nay Dân Làm Báo đã thành công trong việc truyền tải nhiều thông điệp khác nhau
từ nhiều người cộng tác. Nhắc đến Dân Làm Báo người ta sẽ nhớ tới tên Nguyễn Bá
Chổi, Đặng Chí Hùng, Trần Quốc Việt, Hoàng Thanh Trúc, Le Nguyen, Đặng Huy Văn,
Nguyễn Ngọc Già, Huỳnh Tâm, Phan Châu Thành, Nguyễn Hùng, Lê Thiên... Vài người
trong số những tác giả trên không có blog riêng, và người ta nhớ đến họ như
những cá nhân góp phần làm nên thương hiệu Dân Làm Báo.
Xét về mặt cộng hưởng, có thể nói Dân Làm Báo đã thành công với
slogan “Mỗi người là một chiến sĩ thông tin”.
Không chỉ dừng lại ở các cộng tác viên viết bài, điểm thú vị của
DLB là đã ra thương hiệu cho nhiều “còm sỹ”. Họ sử dụng trang blog DLB như một
forum, một diễn đàn để chia sẻ ý kiến và chiến đấu với dư luận viên.
Quan sát và theo dõi phần bình luận ở mỗi bài viết, tôi nhận
thấy nhiều còm sỹ nhớ và nhận ra nhau theo từng phong cách. Có người trong số
họ còn coi DLB như là nhà.
Tôi nghĩ có lẽ, đây là phần thưởng lớn nhất với những người cổ
xúy phong trào dân báo.
Theo số liệu báo cáo từ nhà nước Việt Nam, đến tháng 3/2013 có
812 cơ quan báo chí in, 74 báo và tạp chí điện tử, 336 mạng xã hội và 1174
trang thông tin điện tử được cấp phép hoạt động, nhưng tôi chắc chắn rằng,
không một tờ báo nào có thể vượt khỏi tầm kiểm duyệt của Ban Tuyên giáo để tạo
ra sân chơi tự do cho cả người đọc và người viết như Dân Làm Báo.
4 năm chưa phải là dài, cùng với sự phát triển của mạng xã hội
và nhiều trang mạng khác nhau, đứng trước thách thức chặn tường lửa, hacker,
trang blog Dân Làm Báo vẫn kiên trì nỗ lực lưu trữ thông tin và truyền tải
những chia sẻ trong các vấn đề chính trị - xã hội theo cách riêng của mình.
“Mỗi người là một chiến sỹ thông tin” - slogan ngắn
gọn, nhưng chuyển tải đủ ý nghĩa và thông điệp để thay đổi xã hội.
Tự do ngôn luận, tự do thông tin là điều kiện tiên quyết để có
một xã hội minh bạch, dân chủ, công bằng. Và điều đó sẽ chỉ có thể xảy ra khi
mỗi người chúng ta kiên quyết đấu tranh với cái sai, cái xấu.
Xin làm một chiến sỹ thông tin
Phạm Thanh Nghiên
(Danlambao) - Lần đầu tiên
tôi nghe đến chữ “Dân Làm Báo” khi còn đang ở tù. Chương trình thời sự tối ngày
12 tháng 9 năm 2012 của Đài Truyền hình Việt Nam phát toàn văn lệnh của ông
Nguyễn Tấn Dũng “chỉ đạo điều tra xử lý việc đăng tải thông tin có nội
dung chống Đảng và Nhà nước”. Ba trang blog điện tử “được” nêu đích danh là
“Dân làm báo” , “Quan làm báo”, “Biển Đông” (kèm theo dấu ba chấm tức còn nhiều
trang khác) bị kết tội là những tờ báo “phản động, đăng tải thông tin
bịa đặt, bôi đen bộ máy lãnh đạo Nhà nước...” là “thủ đoạn
thâm độc của các thế lực thù địch”. Ông thủ tướng chỉ thị truy bắt, trừng
trị những kẻ có liên can và cấm cán bộ truy cập vào những trang Web nói trên.
Tôi đã hiểu ra rằng: một nền báo chí “Lề dân” đã thực sự được cất cánh, thực sự
đe dọa sự độc tôn của nền “báo chí nói dối” vốn tồn tại hàng chục năm tại Việt
Nam.
Danlambao chính thức ra đời vào ngày 22 tháng 8 năm 2010. Ngày
ấy tôi mới chuyển từ trại tạm giam Trần Phú đến trại 5 Thanh Hóa được hơn bốn
tháng. Tất nhiên, tôi không hay biết về sự kiện này cũng như đã không biết chút
tin tức nào về tình hình tranh đấu ở bên ngoài kể từ ngày bị bắt, ngoại trừ
những thông tin liên quan đến việc bắt bớ được phát trên chương trình Thời sự
hay vô tình đọc được ở một tờ báo nào đó. Bốn năm, bao nhiêu người đã lần lượt
vào tù. Trong số họ, có những người tôi đã may mắn từng được làm việc chung,
được quen biết và cũng có không ít người tôi chưa từng nghe tên. Không có chút
tin tức gì về người thân, về công cuộc tranh đấu ngoài tin bắt bớ quả thật là
một điều kinh khủng đối với một người tù chính trị.
Mỗi khi nghe tin ai đó bị bắt hay bị ra tòa, tôi lại lấy cuốn sổ
tay nho nhỏ ghi lại chi tiết tên tuổi, án tù và tội danh họ bị gán ghép như là
một việc làm mang ý nghĩa để tri ân, để cảm nhận sự có nhau trong thế giới lao
tù thương đau, nghiệt ngã. Số đồng đội của tôi còn ở ngoài chỉ đếm trên đầu
ngón tay. Nhiều người quen và cả những người không quen đã lần lượt vào tù.
Nhưng, cuốn sổ tay cũng đã khiến tôi nghiệm ra một điều: Nhiều người bị bắt
đồng nghĩa với việc đã có rất nhiều người vượt qua sợ hãi để góp sức tranh đấu
cho Tự do của chính mình và Dân tộc.
Trở lại với việc ông thủ tướng cấm đọc Dân Làm Báo và một số
trang báo cổ vũ cho quyền Tự do thông tin, Tự do ngôn luận khác. Nhiều người
nhận xét rằng ông Dũng đã “giật mình” khi thấy bộ máy tuyên truyền đồ sộ “lề
đảng” bị yếm thế trước hệ thống thông tin “lề dân”. Không chỉ ông Dũng giật
mình đâu. Mà đó là sự sợ hãi của cả một thể chế độc tài trước nguy cơ bị vạch
trần tội ác bởi những “nhà báo” không cần cấp thẻ, không bị giới hạn bởi những
nghị quyết, chỉ thị của Ban tuyên giáo, của đảng. Thực tế đã cho thấy “tác dụng
ngược” của những cấm đoán do đảng cộng sản, khi thì dưới danh nghĩa thủ tướng,
rồi đủ thứ thông tư hay nghị định “hầm bà làng - ba lăng nhăng” các loại do bộ
nọ ngành kia vẽ ra. Cấm mà cấm không nổi. Vì bây giờ khác xưa rồi, cái thu hút
người dân là “Sự Thật” chứ không phải những luận điệu tuyên truyền dối trá.
Không thể bịt miệng người dân cũng như không thể ngăn cản được
quyết tâm đã được xác quyết trong bài viết kỷ niệm 4 năm thành lập Dân Làm Báo,
xin trích:
“Là một phương tiện chiến lược để góp phần xây dựng phong trào,
mục tiêu tối hậu của Dân Làm Báo là qua việc thay đổi nhận thức, chúng ta sẽ
góp phần xây dựng sức mạnh quần chúng. Để một ngày không xa, hàng hàng lớp lớp
người dân Việt Nam sẽ cùng bước ra khỏi nhà, cùng giơ cao tay hô lớn: CHÚNG TA
là Tự Do và Độc tài Đảng trị phải ra đi!”
Xin hãy nhận từ tôi, một Chiến sĩ trên mặt trận Thông tin của Tự
do và Sự thật lời chúc sức khỏe và thành công.
Tôi là một thành viên Dân Làm Báo
Khi tôi 19...
Tôi là sinh viên, là con chim đầu đàn, Leader của một số
"tổ chức" (tự phong) thiện nguyện, tôi cháy hết mình với những hoạt
động xã hội mà tôi cho là "trách nhiệm" của bản thân. Và mặc dù có
đôi lần tận mắt tôi chứng kiến những trò bịp bợm của chính quyền cấp Xã, Huyện,
Tỉnh... Nhưng tôi vẫn tặc lưỡi cho qua, còn suy nghĩ rằng "trên bảo đúng,
dưới làm sai"...
Khi tôi 20...
Vẫn tiếp tục hành trình "trách nhiệm" của mình, nhưng
có một số bế tắc. Lòng tôi nặng trĩu. Tôi không biết làm gì và làm thế nào để
biến ước mơ những em tôi thành sự thật, bởi những nơi tôi đến và đi qua, người
dân nghèo thì càng nghèo, cái chữ không có, các em lớp 5 chưa biết viết, lớp 8
chưa biết đọc, ước mơ của các em thật đẹp và giản đơn: em thì ước trở thành
giáo viên để đem cái chữ cho làng, em thì ước trở thành họa sĩ để xây cho gia
đình cái nhà tử tế không phải sống "dặt giẹo" nữa, em thì ước trở
thành bác sĩ để "chữa bệnh cho ba", em thì ước mở một quán tạp hóa
nhỏ đỡ đần ba mẹ. Thậm chí có em chỉ ước một điều là... biết đọc, biết cộng trừ
mỗi khi đi chợ... Những dòng chữ, bức tranh nguệch ngoặc diễn tả ước mơ của em
làm mắt tôi cay xè... Buồn!
Tha thẩn trên các trang web, và trời xui đất khiến thế nào mà
một đôi lần vô tình tiếp cận trang Dân Làm Báo, tôi đã khá khó chịu bởi những
lời "vu khống" cho các anh côn an (từ này tôi cũng học được từ Dân
Làm Báo là nơi khởi xướng công an côn đồ = côn an). Mấy chú côn an này ngày đêm
chỉ biết thực thi trách nhiệm "vì đảng quên thân vì dân phục vụ" của
họ. Tôi phẫn nộ và nhức nhối. Tôi điên cuồng nhảy vào comment với những lời lẽ không
mấy thiện cảm cho lắm. Comment... xóa... Comment... xóa. Bực! (tôi cho mấy anh
chị quản trị thôn DLB vào sổ thù vặt đến tận bây giờ). Nhưng rồi tôi cũng quên
đi như chưa có gì xảy ra, để tiếp tục bước đi những bước mệt nhoài, nặng trĩu và
những câu "tại sao", "tại sao"... ngổn ngang trong đầu. Và
rồi..
Khi tôi 21...
Tôi đã bước xuống đường biểu tình.
Tôi vẫn là chị cả trong đại gia đình gồm nhiều anh em không cùng
huyết thống, nhưng khi đọc được thông báo sẽ có biểu tình chống Trung Quốc vào
ngày 1.7.2012, với bản tính tò mò và sự háo hức, tôi quyết định xuống đường. Sự
tò mò của tôi càng được kích thích bởi những lời khuyên ngăn, nào là lời kêu
gọi đó của mấy tổ chức phản động, nếu xuống đường gia đình tôi sẽ bị sách nhiễu
đày đọa đủ thứ, tôi sẽ không được bảo vệ đồ án... bala, bala...
Lần 1: Tôi chỉ mới lò dò ra khu ĐSQ Tung Của
xem tình hình như thế nào. Ngay lập tức tôi bị "tống cổ" ra khỏi khu
vực họ cho là "nhạy cảm". Ấm ức và thấy lạ, chuyện mình đi loăng
quăng ở "công viên Lênin" là hoàn toàn bình thường, vậy mà... Tại
sao? tại sao? tại sao?....
Lần 2: Tôi quyết định xuống đường... thật. Ồ lạ
ghê, một cảm xúc thật... đã. Tôi dễ dàng hòa vào dòng người để "bắt
chước" họ giăng biểu ngữ và hô. Tôi thấy thoải mái vô cùng, và có một cảm
xúc lạ (không biết định nghĩa thế nào, tôi tạm gọi nó là happy) trong người...
Nhưng chỉ đi một đoạn, tất cả chúng tôi bị dồn về một góc. Một toán thanh niên
thường phục, sắc phục ào tới đánh đập bắt bớ những người biểu tình ôn hòa. Thế
là cả đám tan tác! Ủa sao kỳ vậy ta!? Tôi phẫn nộ và có một cái nhìn khác hình
thành trong đầu.
Lần 3: Vừa đi một đoạn, thì có khoảng 5, 6 anh
thường phục nhảy bổ ra "hốt" tôi lên xe bus và đưa thẳng vào trại Lộc
Hà "để" phục hồi nhân phẩm. Tôi bị phục hồi nhân phẩm? Đùa sao?! Tôi
bị tra khảo 10h đồng hồ, nhưng họ đã nhầm đối tượng... vì tôi khá lỳ, hơn nữa
thực tế tôi đâu biết cái gì để khai. Ra về vừa ấm ức, vừa hận và quyết tâm sẽ
tìm hiểu và lần sau đi tiếp.
Lần 4, lần 5... Tôi lại tiếp tục xuống đường.
Và rồi, hình ảnh đẹp các "chiến sỹ"... côn an mờ dần
trong mắt tôi, tôi dần hiểu chính xác hơn tại sao dân tôi đã nghèo lại còn
nghèo mãi... Tôi hiểu tại sao ước mơ của em tôi vô tình mãi chỉ là vô vọng...
mặc dù nó nằm trong tầm với của các em.
Cũng kể từ đó mọi hoạt động xã hội của tôi bị giám sát, tôi vô
tình trở thành phản động.
Khi tôi 22...
Năm của sự lựa chọn. Cân đo đong đếm tất cả, tôi chọn cho mình
cái tên mới là "Phản động". Tôi chọn "gặp nhau trên con đường
Phản động" như những câu thơ của anh Vũ Đông Hà (*):
Gặp lại nhau trên đường Phản Động
đứa ngồi đan sọt, đứa phất cờ lau
Đoàn quân giấy bút không gươm giáo
vạch ngực xâm hình trái tim xanh
Trang sử nghìn năm không làm nên tích sự
xé nát, cùng nhau viết lại một trang này
Tất cả cùng làm tên lính thú
đời tàn, không đợi một minh quân...
Bởi... tôi đã thấy, tôi đã khôn, tôi hết mù lòa...
Tôi không thể lặng im nhìn bạn bè, anh em tôi chỉ vì lên tiếng
bảo vệ chính mình, bảo vệ cho công lý và sự thật mà bị đàn áp, đánh đập một
cách dã man, thậm chí còn bị ngồi tù... Trong khi đúng ra tôi, bạn tôi có quyền
được nói.
Tôi không thể lặng im nhìn cảnh bà con nông dân bị chính quyền
cướp đất một cách trắng trợn, phải sống trong cảnh màn trời chiếu đất ngày nắng
cũng như mưa, mùa đông cũng như mùa hè...
Tôi không thể lặng im nhìn tụi có chức có quyền nhưng lại sống
trên vai của những người thấp cổ bé họng thậm trí cả người già leo đơn, trẻ em
mồ côi và khuyết tật.
Tôi không thể lặng im để những ước mơ của em tôi mãi trở lên vô
vọng.
Tôi không thể lặng im!
Tôi phải đấu tranh. Và đó là một sự lựa chọn. Một sự lựa chọn đúng.
Khi tôi 23...
Đây là năm của "định mệnh", tôi biết, hiểu Dân Làm Báo
một cách sâu sắc hơn, và cũng có một quyết định tối quan trọng (tôi tạm xếp nó
vào hàng thứ 2 - những quyết định quan trọng trong đời). Từ phẫn nộ cho đến cảm
phục, đặt trọn niềm tin và gắn bó để rồi...
Bây giờ và tương lai, tôi tự tin ghi lên bất cứ đâu rằng:
"Tôi - là một chiến sĩ thông tin."
"Tôi - là một thành viên Dân Làm Báo."
Đúng, tôi là một chiến sĩ thông tin - tôi là thành viên của Dân
Làm Báo, hàng ngày, hàng giờ tôi luôn nhắc nhở mình như thế để yêu thêm những
gì mình đang làm, yêu thêm những người xung quanh, yêu thêm tất cả...
Tất cả những điều trên kia là để "phụ họa" cho điều
quan trọng nhất mà tôi muốn nói dưới đây nhân dịp sinh nhật lần thứ 4 của Dân
Làm Báo. Đó là:
Cháu (cho phép cháu thay đổi cách xưng hô xí, không có dám xưng
tôi) cảm ơn tất cả cô, dì, chú, bác, anh, chị, em trong thôn Dân Làm Báo đã cho
cháu được tiếp cận, được đọc những thông tin vô cùng bổ ích mà dưới mái trường
Xã Nghĩa nhà cháu chưa từng được học, được đọc, được biết.
Và đặc biệt...
Em cảm ơn Dân Làm Báo đã cho em hiểu về chữ "Tình", về
sự quan tâm giúp đỡ lẫn nhau, cho em cảm nhận rõ nhất giọt nước mắt của tình
thân, những nụ cười hạnh phúc... mặc dù mỗi người một nơi và chưa từng gặp mặt.
Em cảm ơn Dân Làm Báo đã giúp em biết đứng vững để "mặc
kệ người ta nói, hãy nhìn vào hành động của chính mình, mình làm và không hổ thẹn
với lương tâm, không đánh đổi bạn bè" là đủ.
Em cảm ơn Dân Làm Báo đã mang đến cho em người Anh trai - luôn
yêu thương, quan tâm, cho em một lời khuyên chí tình đúng lúc, Anh giúp em bò
ra khỏi vỏ ốc mà bản thân tự mang vô, Anh giúp em chững chạc và trưởng thành
hơn, em không còn là con nhóc nhắng nhít nữa... Vậy đó, với rất nhiều người Anh
không hoàn hảo nhưng với em thế là đủ.
Em cảm ơn Dân Làm Báo đã mang đến cho em những người anh, người
chị thật đáng yêu và dễ thương, bởi ngoài công việc chung thì đã luôn đồng
hành, và chia sẻ với em mọi niềm vui nỗi buồn.
Em cảm ơn Dân Làm Báo đã mang đến cho em một người... luôn mắng
em khi em sai, luôn nạt em khi em làm việc không đúng, hay cả những lúc em
nhắng nhít nói to nói nhiều... "Hận" lắm nhưng lại rất quan trọng với
em.
...
Và cuối cùng là điều ước của tôi trong ngày sinh nhật của Dân
Làm Báo (thực tế là điều ước, mong đợi của tôi hàng ngày hàng giờ): Đứng giữa
lòng Hà Nội và hét to:Tôi Là Một Chiến Sĩ Thông
Tin. Tôi Là Thành Viên Của Dân Làm Báo. I LOVE DANLAMBAO!!!
Hẹn tất cả những người anh em ở 2 đầu Sài Gòn - Hà Nội.
Sớm thôi. Hãy tin vào điều đó.
P/S: Nhắn các bạn Dư Luận Viên, tình yêu của tôi dành cho Dân có
lẽ bắt nguồn từ sự phẫn nộ với Dân. Nó là cái duyên. Ước có một ngày các bạn
cũng giống tôi. Sẽ không muộn để nói lên điều đó đâu các bạn ạ. Chúc các bạn
luôn mạnh khỏe để đọc thật nhiều bài trên Dân như tôi.
22 tháng 8 - Kỷ niệm 4 năm thành lập Dân Làm
Báo
4 năm nhìn lại chặng đường đã qua để thấy một điều thật hiển
nhiên: nếu không có sự tiếp tay của các cộng tác viên, những bạn viết, bạn đọc,
còm sĩ... Dân Làm Báo sẽ không tồn tại. Điều đầu tiên xin được gửi đến các bạn
trong thôn là lời cảm ơn và tri ân chân thành nhất. Không có các bạn sẽ không
còn Dân Làm Báo. Chính xác hơn, các bạn là Dân Làm Báo.
Hơn 6 năm về trước, một số anh chị em, trong đó có thành viên
của Câu Lạc Bộ Nhà Báo Tự Do, đã gặp nhau và bắt đầu một chặng đường mới sau
khi anh Điếu Cày bị bắt (20.04.2008): tranh đấu cho Điếu Cày, tiếp tục duy trì
và phát triển con đường Dân Báo.
Hơn một năm sau đó, Luật sư Lê Công Định, một
người bạn đồng hành thân thiết bị bắt giam (13.6.2009). Song song với việc phát
triển các hoạt động Dân Báo, nhu cầu tranh đấu đòi tự do cho anh đã dẫn đến sự
ra đời của trang Free Lê Công Định(*) -
tiền thân của Dân Làm Báo.
Sau một thời gian ngắn vừa làm vừa học kỹ nghệ
thông tin và truyền thông mạng xã hội, vừa tranh đấu cho Lê Công Định vừa góp
phần phát triển Dân Báo, vừa duy trì nội dung bài vở cho trang FreeLeCongDinh
vừa phải đối đầu với hệ thống tin tặc được chỉ huy bởi tướng công an Vũ Hải
Triều, những thành viên nòng cốt ban đầu quyết định chấm dứt trang FreeLeCongDinh
để tập trung xây dựng một phương tiện chiến lược nhằm phục vụ cho việc gầy dựng
một phong trào quần chúng trong tương lai.
Dân Làm Báo chính thức ra đời vào ngày 22
tháng 8 năm 2010.
4 năm nhìn lại...
Chúng ta không chỉ thu gọn trong mục tiêu
tranh đấu cho tự do thông tin, tự do tiếp cận thông tin hay tự do bày tỏ.
Chúng ta không chỉ tự giới hạn trong vòng tròn
vạch trần tội ác, sai trái của hệ thống độc tài.
Chúng ta cũng không chỉ là nơi chốn mà việc
tuôn trào những phẫn nộ là duy nhất.
Và cũng không chỉ tập trung làm một việc phản
biện những luận điệu tuyên truyền xảo trá của chế độ.
Hoặc chỉ dừng lại trong những chiến dịch
truyền thông tranh đấu cho tự do của những người yêu nước.
Là một phương tiện chiến lược để góp phần xây
dựng phong trào, mục tiêu tối hậu của Dân Làm Báo là qua việc thay đổi nhận
thức, chúng ta sẽ từng bước góp phần xây dựng sức mạnh quần chúng - một phong
trào quần chúng - để một ngày không xa, hàng hàng lớp lớp người dân Việt Nam sẽ
cùng bước ra khỏi nhà, cùng giơ cao tay hô lớn: CHÚNG TA là Tự Do và Độc
tài Đảng trị phải ra đi!
4 năm nhìn lại...
Từ thuở ban đầu với 2, 3 ngàn lượng đọc mỗi
ngày cho đến ngày hôm nay thôn Dân Làm Báo đã có 190 triệu lượt truy cập và hơn
31 triệu bạn đọc ghé thăm. Nhân dịp kỷ niệm 4 năm thành lập, BBT Dân Làm Báo
xin được ghi nhận sự thương mến, đóng góp, hỗ trợ của các cô chú, anh chị, bạn
bè trong suốt thời gian qua. Có thể nói mỗi người như một đóa hoa, một rặng
dừa, một lũy tre, một tảng đá, một khoảnh cỏ mượt mà, một con đường đất êm đềm,
một ao sen tỉnh lặng, một ngọn gió trong lành... để tất cả làm nên thôn Dân Làm
Báo. Để tất cả CHÚNG TA là Dân Làm Báo.
Xin cảm ơn những bằng hữu sau đây đã đến với
thôn Dân Làm Báo trong nhiều năm tháng qua.
Các
tác giả:
Âu Dương Thệ, Babui, Bằng Phong - Đặng Văn Âu,
Bảo Giang, Bùi Lộc, Ca Dao, Cao Đắc Tuấn, Chu Chi Nam, Cù Huy Hà Bảo, Đại
Nghĩa, Dân Oan Thủ Thiêm, Dân Làm Phim, Dân Việt, Đặng Chí Hùng, Đặng Huy Văn,
David Thiên Ngọc, Đỗ Trường, Đỗ Tùng, Gánh Hàng Hoa, Giáo Già, Glang Anak, Hà
Sĩ Phu, Hải Lăng, Hatka, Hoàng Lan Mộc Châu, Hoàng Nam, Hoàng Thanh Trúc, Hoàng
Trần, Hồ Phú Bông, Huỳnh Bá Hải, Huỳnh Tâm, Jamines Tran, Kẻ Cơ Hội, Kông Kông,
Kuốc Kuốc, Lê Dủ Chân, L. Trân Ký, Le Nguyen, Lê Thiên, Mike Nguyễn, Minh Dân,
Năm XL, Ngô Việt, Nhóm Hành Khất, Nhóm Cựu Nữ Sinh Trưng Vương, Nhóm Hành Khất,
Nhóm Nhà Giáo Miền Nam, Như Ngọc, Như Hà, Như Nguyên, Ngọc Ẩn, Ngoc Nhi Nguyen,
Người Đưa Tin, Nguyên Thạch, Nguyễn Bá Chổi, Nguyễn Dư, Nguyễn Hoàng Vi, Nguyễn
Hội, Nguyễn Hùng - Trần Hoài Nam, Nguyễn Lộc Yên, Nguyễn Nghĩa650, Nguyễn Ngọc
Già, Nguyễn Ngọc Như Quỳnh, Nguyễn Quốc Khải, Nguyễn Thanh Giang, Nguyễn Thị
Thanh Bình, Nguyễn Thu Trâm, Nguyễn Thượng Long, Nguyễn Trung Lĩnh, Nguyễn
Trung Tôn, Nguyễn Văn Khải, Nguyễn Việt Hòa, Ông Bút, Phan Châu Thành, Phạm
Đình Trọng, Phạm Thanh Nghiên, Phạm Trần, PHO, Square1, Tạ Nhất Linh, Thanh
Toàn, Thục Quyên, Trần Gia Phụng, Trần Bảo Như, Trần Hoàng Lan, Trần Mạnh Hảo,
Trần Quốc Việt, Trần Thị Cẩm Thanh, Trần Thị Hải Ý, Trần Thị Nga, Trần Thiên,
Trần Trung Đạo, Trần Văn Trộn, Trương Minh Đức, Trần Duy Sơn, Trần Nhơn, Trần
Văn Huỳnh, Tưởng Năng Tiến, Uyển Thi, Vận Mệnh, Vũ Đức Động, Vũ Thế Phan...
Và các còm sĩ đã ngày đêm xây dựng Dân Làm Báo thành một cộng đồng - một "community" và đã làm cho những bài chủ được sinh động hơn qua việc tiếp nhận, trao đổi ở nhiều góc cạnh:
Anloc, BạchĐằngGiang, Cánh Dù Lộng Gió, Dân
Đọc Báo, Dân Nam, Dân Quê, Daubetangthuong, Dongxanh, Dương Triệu Vỹ, Free
Duck, Freeman, Ga Tre, Giăng Mắc Toi, Hàn Sĩ, Hạ Long, Hai Lúa, Hai Xe Ôm, Hải
Trường Sa, Hận Đồ Bàn, Hung le, Hoa Cải, Hoài Việt, Hoàng Hạc, Hoangtruongsa,
Hương Giang, Huynh Alexandre, Janitor, Jumong Sinh Sự, Khách ban đêm,
KheSanh111, Lamvien, Lê Cửu Long, Lê Dân Việt, Lê Thiện Ý, Lite_Breeze, Mai
Phương Paris, Minh Huyen, Mike Nguyễn, Mỹ Linh Nguyễn, My Thanh, Năm Xích Lô,
Nguoiduatin, Nguyễn, Nguyệt Sài Gòn, Phạm Đức, Pho, Quang Dinh, Quang Minh, Quỷ
Đỏ Bán Nước, RebRebecca Thấy Sao Nói Vậy, Rock and Roll, San Jose, Sáu Xe Ôm,
Saumietvuon, Tgt, Thang Nguyen, Thanh Pham, Thi Nở, Tong Cuc 8, Trần Nguyễn Lê,
Trần Thị Hải Ý, Triệu Lương Dân, Trực Ngôn, Tư Xe Ôm, TuoiTreYeuNuoc, VemLao,
Võ Thế Danh, Vu Phan...
Và nhiều anh chị em khác mà Dân Làm Báo xin lỗi đã vô tình thiếu sót.
Và nhiều anh chị em khác mà Dân Làm Báo xin lỗi đã vô tình thiếu sót.
Nhân dịp này, Dân Làm Báo xin cảm ơn quý anh
chị ở Na Uy đã hỗ trợ một phần tài chánh cho những chi phí hoạt động của Dân
Làm Báo. Xin cám ơn M.V. đã là cầu nối giữa Dân Làm Báo Việt Nam và những ân
tình quý báu từ Na Uy.
Coi Tây Tạng trong tay Tầu để chuẩn bị cho VN rồi mai cũng
trong tay Tầu
Preview by Yahoo
|
|||||
Bà con hãy tìm đường chạy ra nước ngoài cho sớm như hồi
1975 kẻo bọn Tàu cộng đến cai trị thì chạy không kịp nữa!
Một vị ni sư bị đối xử tàn nhẫn:
Coi Tây Tạng trong tay Tầu để chuẩn bị cho VN rồi mai cũng trong
tay Tầu ...
Chiến tranh biên giới Việt Trung
năm 1979
Battlefield Vietnam - Part 01: Dien Bien Phu The Legacy
SBTN SPECIAL: Phim Tài Liệu TỘI
ÁC CỘNG SẢN (P1)
SBTN SPECIAL: Phim Tài Liệu TỘI
ÁC CỘNG SẢN (P2)
SBTN SPECIAL: Phim Tài Liệu TỘI
ÁC CỘNG SẢN (P3)
|
|
Ha ha ha !
Hố hố hố !
Không biết làm thịt em nào trước đây?
HTTP://DANLAMBAOVN.BLOGSPOT.COM/2014/05/HANG-VAN-CONG-NHAN-BINH-DUONG-INH-
Sốc - Lính Trung
cộng hành hạ tra tấn tù binh VN vô cùng tàn bạo dã man
__._,_.___
No comments:
Post a Comment
Thanks for watching