Đường hầm dài 1,2 km với những tác phẩm điêu khắc tái tạo gần
như toàn bộ lịch sử 300 năm TP. Đà Lạt.
Trịnh
Bá Dũng từng có một ngôi nhà bằng đất đỏ bazan "độc nhất vô nhị" ở
hồ Tuyền Lâm, TP. Đà Lạt (Lâm Đồn. Gã chuẩn bị hoàn thành công trình thứ 2 là
đường hầm dài 1,2 km với những tác phẩm điêu khắc tái tạo gần như toàn bộ
lịch sử 300 năm TP. Đà Lạt.
Để
lại cho đời cái gì đó
Ngay
từ bây giờ, khi đi du lịch ở Đà Lạt, chỉ cần đến hồ Tuyền Lâm đã có thể tham
quan cả TP. Đà Lạt bằng những tác phẩm điêu khắc vô cùng tinh xảo, sống động
được làm từ đất đỏ bazan của "gã khùng" Trịnh Bá Dũng, Chủ tịch
HĐTQ Cty Cổ phần Đà Lạt Star.
Có
thể nói, Dũng không chỉ là gã khùng nhất mà còn "liều" nhất mà tôi
từng biết. Năm 2009, gã bất chấp mọi lời khuyên can của vợ, người thân, những
ánh mắt nghi ngại của bạn bè để thực hiện ý tưởng xây một ngôi nhà bằng đất
sét.
Và,
niềm vui cũng lớn dần theo thời gian. Đến khi ngôi nhà hoàn thành, trở thành
tác phẩm điêu khắc "độc nhất vô nhị", không chỉ ở Việt Nam mà còn
của thế giới, thì mọi người mới trầm trồ thán phục và thừa nhận cái
"khùng" của gã cũng là "độc nhất" (Báo NNVN đã giới
thiệu).
Ngay
khi bắt đầu thực hiện ngôi nhà, gã đã bắt đầu lên ý tưởng thực hiện một đường
hầm điêu khắc độc nhất Việt Nam.
Đầu năm 2010, được hỗ trợ sự giúp đỡ về mặt
tư liệu lịch sử của các sở, ban, ngành tỉnh Lâm Đồng cùng hàng trăm nghệ nhân,
hoạ sĩ, kỹ sư và công nhân lành nghề, gã chính thức khởi công việc khoét núi,
thực hiện công trình đường hầm điêu khắc với chủ đề chính là khái quát lịch
sử hình thành và phát triển Đà Lạt từ thuở ban sơ đến nay.
"Thực
ra, ý tưởng làm đường hầm có trước cả khi làm ngôi nhà. Nhưng vì công trình
này quá lớn nên tôi phải làm ngôi nhà trước, khi thành công mới làm
tiếp", gã cho biết.
Giống
như ngôi nhà, nguyên liệu chính làm đường hầm vẫn là đất đỏ bazan không
nung, được pha trộn theo công thức đã được gã nghiên cứu nhiều năm với một số
phụ gia tạo sự gắn kết và bền, có thể chịu được mưa gió, thời tiết khắc
nghiệt và thời gian.
"Đường hầm dài 1,2 cây số,
rộng từ 5-8m, chỗ cao nhất 12 m. Đây sẽ là đường hầm điêu khắc dài nhất thế
giới", gã khẳng định.
"Vì
sao anh lại có ý tưởng không giống ai này?", tôi hỏi. Gã cười trong nét
suy tư: "Đà Lạt có nhiều công trình kiến trúc đẹp, cổ, kim, Tây ta, có
đủ. Giờ nếu mình cũng làm một công trình tương tự thì dù có hoành tráng đến
đâu, đạt chuẩn 5 sao đi nữa cũng sẽ chỉ là công trình cao cấp, sang trọng
thôi chứ không có nét độc đáo".
Gã
bảo, mục đích chính của công trình là muốn để lại cho đời một cái gì
đó ý nghĩa chứ không chỉ đơn thuần là thu lợi nhuận. Thời điểm này,
công trình mới hoàn thành khoảng 2/3, năm tới sẽ hoàn tất.
Đến nay, gã chưa
thống kê được chính xác là đã đầu tư cho công trình bao nhiêu tiền, nhưng có
những ngày, chỉ riêng tiền xăng dầu cho máy đào, máy ủi, tiền công...
đã ngốn gần trăm triệu đồng. Chưa kể vô vàn khó khăn khách quan khác mà gã
và những người tham gia công trình phải gánh chịu.
"Không
biết bao nhiêu lần chúng tôi dính phải mưa trong quá trình thi công, có lần
phải huy động 2 cần cẩu để trục vớt chiếc xe đào sa lầy dưới đường hầm sâu 5
m", gã kể.
Có một không hai
"Không
hẳn các công trình điêu khắc ở đây có thể thay thế việc tham quan các công
trình kiến trúc khác ở Đà Lạt nhưng cũng là nơi hội tụ hầu hết tinh hoa về
văn hóa, nghệ thuật, xã hội, tín ngưỡng tôn giáo, lịch sử của Đà Lạt.
Thay
vì phải mất khá nhiều thời gian để tham quan hết Đà Lạt, người ta có thể đến
đây. Không lâu nữa công trình sẽ hoàn thành, và đây sẽ là đường hầm điêu khắc
dài nhất thế giới. Hiện tại, du khách cũng đã đến tham quan khá đông. Sau khi
công trình hoàn thiện, tôi sẽ đăng ký xác lập kỷ lục Việt Nam và thế
giới", Trịnh Bá Dũng cho hay.
Đến
nay, công trình dù chưa hoàn tất nhưng đã có nhiều thứ để chiêm ngưỡng. Dọc
thân con rồng dài 1,2 km là những công trình kiến trúc cổ của Đà Lạt được thu
nhỏ: Trường Cao đẳng Sư phạm Đà Lạt, ga xe lửa Đà Lạt, các nhà thờ, chùa,
biệt thự cổ...
Bên
cạnh đó là mô hình các vật dụng, phương tiện một thời gắn bó với người dân
phố núi: xe hơi cổ, Vespa cổ, đầu xe lửa hơi nước, điện thoại cổ...
Tuy
làm chất liệu hoàn toàn bằng đất nhưng dưới bày tay khéo léo của những người
thợ tài hoa, đường hầm trở thành một công trình điêu khắc mềm mại và vô cùng
sống động, từ khu rừng nguyên sinh với cây cối cổ thụ, suối nước róc rách,
đàn voi, muông thú quanh những mái nhà sàn.
Gã
giới thiệu: "Toàn bộ công trình đường hầm điêu khắc có 2 chủ đề chính là
tái tạo lịch sử TP. Đà Lạt và những câu chuyện nhân văn hóa, nhân văn có tính
giáo dục.
Ở
chủ để thứ nhất, tôi khắc họa lịch sử Đà Lạt theo các giai đoạn: từ thuở
hoang sơ đến năm 1893 (Yersin khám phá ra cao nguyên Langbiang) với những
truyền thuyết về thiên nhiên hoang dã được khắc họa đầy đủ từ đủ loại thú
rừng đến thiên nhiên hoang sơ. Tiếp theo là giai đoạn bác sĩ Yersin khám phá
Đà Lạt.
Giai
đoạn này được minh họa bằng những công trình kiến trúc và văn hóa độc đáo như
ga xe lửa, dinh Bảo Đại, trường Lycée Yersin, Viện Pasteur, Đại học Đà Lạt,
khách sạn Palace, nhà thờ Con Gà, Giáo hoàng học viện, chùa Linh Sơn, hồ Xuân
Hương, cầu Ông Đạo, chợ Đà Lạt...
Cuối
cùng là Đà Lạt hiện tại và tương lai với nhiều kiến trúc mới, như: sân bay
Liên Khương, đường cao tốc, hồ Tuyền Lâm, thung lũng Tình Yêu...".
Không
chỉ đột phá về mặt ý tưởng và chất liệu, công trình Đường hầm Đà Lạt thu nhỏ
còn thể hiện nhân sinh quan sâu sắc của chủ nhân.
Đằng sau câu chuyện về kiến
trúc, không khó để nhận ra những câu chuyện mang tính giáo dục cao như bức
tranh "Cá ăn kiến". "Sao anh lại lấy hình con rồng xuyên suốt
công trình?", tôi thắc mắc. "Đó là thông điệp con rồng Việt Nam
đang lớn mạnh từng ngày", gã đáp.
Chẳng
có vinh quang, thành công nào đến dễ dàng, chính vì thế gã bảo ngày mới lên
Đà Lạt, gã trẻ trung lắm, tóc đen mượt. Còn bây giờ, sau nhiều năm rong ruổi
với đất trời cùng những đêm thức trắng tìm cách triển khai ý tưởng, tóc gã đã
bạc hơn 2 phần, nét mặt cũng sạm đen, nhuốm màu sương gió.
|
__._,_.___
No comments:
Post a Comment
Thanks for watching