X

Tuesday, August 26, 2014

Hy sinh cho đại cuộc giải phóng Việt Nam (có âm thanh)



Hy sinh cho đại cuộc giải phóng Việt Nam (có âm thanh)
Ls Hoàng Cơ Long
August 24, 2014

LGT: Phong trào Kháng Chiến chống lại chế độ toàn trị Cộng Sản VN của thập niên 80 đã không phải là một phong trào của riêng một giai cấp, nhưng là một phòng trào xuất phát từ lòng dân, thu hút và phản ảnh ước vọng của đủ loại người Việt Nam từ khắp thế giới. Từ cựu quân nhân VNCH cho đến bộ đội, từ nhà thơ nhà văn cho đến nhạc sĩ, từ chuyên viên cho đến thanh niên sinh viên học sinh, từ trí thức cho đến tiểu thương và người lao động. Không kể tôn giáo hay giới tính mọi thành phần đều đã tham gia vào công cuộc đấu tranh cứu nước. Nói chung, những người tham gia Kháng Chiến vào những năm đầu sau khi mất nước là những người có lý tưởng, muốn lấy sức mình làm chính để tự giải quyết bài toán của Việt Nam, để hướng đất nước Việt Nam về con đường tự do và tự chủ. Tuy họ là những người cùng một chủ trương, đường lối, họ lại là những cá nhân với những quá khứ khác nhau. Kính mời quý thính giả cùng tìm hiểu thêm về một số cá nhân này, qua bài viết “Hy Sinh Cho Đại Cuộc Giải Phóng Việt Nam” của LS Hoàng Cơ Long.
----------------------


30 năm trước, đứng lên  trong công cuộc đấu tranh trường kỳ để giải phóng Việt Nam khỏi ách thống trị của chế độ Cộng sản, các kháng chiến quân tiên phong với các chiến dịch Đông Tiến đã lần lượt lẫm liệt hy sinh cho đại cuộc. Tháng Tám hàng năm chúng ta tụ hội cùng nhau tưởng niệm những hy sinh to lớn cùng ghi nhớ rằng bổn phận của mỗi chúng ta đối với đất nước, đối với dân tộc vẩn còn đang thôi thúc chúng ta.

Cuộc quy tập của những con dân nước Việt cùng mang một quyết tâm giải phóng quê hương Việt Nam khỏi sự thống trị của chế độ Cộng sản qủy quyệt và tàn bạo đang áp đặt trên toàn dân và đất nước Việt Nam. Tất cả các kháng chiến thuộc đủ mọi loại hạng tuổi, từ những tuổi thiếu niên cho tới những người lớn tuổi, tại mỗi đơn vị kháng chiến quân, những người có khiếm khuyết về vấn đề đọc và viết phải được khắc phục ngay tại đơn vị. Tại mỗi đơn vị kháng chiến quân, mỗi đơn vị sẽ tự quản thanh toán vấn nạn cho các đồng đội có nhu cầu. Chỉ trong 6 tháng trở ngại đọc và viết tiếng mẹ đẻ trong thiểu số kháng chiến quân được hoàn toàn thanh toán. Tâm tư, ý chí đấu tranh, lòng yêu nước, yêu dân tộc nếu trước kia chỉ có nói cho mình nghe hoặc giả một vài người nghe được thì cũng chỉ thoáng qua rồi biến mất. Có vận dụng trí nhớ thì khó có thể hoàn phục được những lời nói đầu tiên dù của chính mình hay của những người nghe. Việc đả thông văn tự làm cho chính tác nhân có khả năng dùng chữ viết ghi lại những điều đã nói, để ghi nhớ mãi mãi, lại còn có thể truyền đạt hay chia sẻ tâm tư với người xung quanh. Sự truyền đạt không chỉ một chiều mà còn nhận được từ tha nhân. Văn tự khi đã nhận dạng để làm phương tiện lãnh hội hay truyền đạt đã thành một ngọn đuốc bùng sáng cho con người. Có kháng chiến quân đã phát khóc khi nhìn thấy những tâm tư của mình được chính mình ghi lại qua những tín hiệu văn tự đơn giản mà mình được đồng đội giao truyền cho mình chỉ trong thời gian ngắn.

Công cuộc đấu tranh giải phóng được phát động vào thập niên 80 thế kỷ trước. Người Việt yêu nước từ khắp nơi từ trong nước, từ trên đường vượt biên vượt biển đã ngưng trốn chạy để tham gia hàng ngũ kháng chiến quân, từ những người đã thoát khỏi chế độ và đang sống lưu vong tại hải ngoại.

Từ hải ngoại, nhà văn, nhà thơ Võ Hoàng đã từ giã cuộc sống tại hải ngoại, từ giã gia đình vợ con để gia nhập đoàn quân kháng chiến. Kháng chiến quân Võ Hoàng đã xúc động khi nhập cuộc chiến đấu đã tự vịnh như một dấu hỏi: Nhà làm thơ đi kháng chiến? Khi tham gia trong các đơn vị kháng chiến quân, kcq Võ Hoàng đã trả lời điều do mình nêu lên là quả nhiên “nhà làm thơ đi kháng chiến” mà: Người đi kháng chiến làm thơ.
KCQ Võ Hoàng đã hy sinh trên đường Đông Tiến tháng 8 năm 1987. Không chỉ là nhà làm thơ đi kháng chiến, không chỉ là người đi kháng chiến làm thơ, kcq Võ Hoàng còn là một nhạc sĩ kháng chiến, trong những nhạc phẩm do Võ Hoàng sáng tác, nhạc phẩm “Thế kỷ này thế kỷ của chúng ta” đã trở thành khúc nhạc di hành của toàn thể đoàn viên Mặt Trận trên khắp thế giới.

Quả thật trong hàng ngũ kháng chiến quân đã không thiếu người đi kháng chiến làm thơ. Số thi sĩ kháng chiến quân mười đầu ngón tay không đếm đủ.

Kcq Phùng Tấn Hiệp, đã hướng dẫn hàng trăm kháng chiến quân từ khu chiến Gò Cà, Nha Trang, miền Trung Việt Nam, chống lại bạo quyền. Lực lượng kháng chiến Phùng Tấn Hiệp đã bị bạo quyền Việt Cộng vây hãm và truy bức. Kcq Phùng Tấn Hiệp đã vượt thoát và gia nhập lực lượng võ trang kháng Chiến. Kcq Phùng Tấn Hiệp là nhân vật chỉ huy đoàn Võ trang Hồng Hà khai thông con đường Đông Tiến, chuẩn bị cho các đợt đấu tranh giải phóng. Kcq Hà Dân đã ngợi ca con chim đầu đàn Phùng Tấn Hiệp:

    Anh hiên ngang đưa Hồng Hà tiến tới
    Vươt Trường Sơn trùng điệp vạn gian nan
    Trước hiểm nguy Trí, Trung, Dũng không sờn
    Quyết mờ lối tìm về quê hương cũ

Kcq Phùng tấn Hiệp đã hy sinh khi khai mở đường Đông Tiến, Kháng Chiến VN đã ngưỡng mộ vinh danh anh là Anh Hùng Đông Tiến:

    Anh gục xuống vì đạn thù khắc nghiệt
    Nhưng gương Anh  sống mãi với thời gian
    Kháng Chiến Việt Nam kính cẩn vinh danh
    “Phùng Tấn Hiệp” vị anh hùng Đông Tiến

Cuộc sống của toàn thể kháng chiến quân là gian khổ và hy sinh. Các đơn vị kháng chiến được tổ chức theo mô thức khẩu hiệu “Toàn Dân Quyết Tâm Kháng Chiến”. Toàn là đơn vị nhỏ nhất. Các đơn vị kháng chiến quân tùy nhu cầu được phân phối công tác thường xuyên bảo vệ các căn cứ kháng chiến, đồng thời thao dượt công tác tác chiến, thường xuyên được học hành thảo luận sứ mạng đấu tranh chấm dứt chế độ bạo quyền, giải phóng quê hương và dân tộc thoát ách thống trị Việt Cộng. Trên đường tháp tùng một đơn vị kháng chiến, mường tượng ngày quê hương giải phóng, kcq Võ Hoàng đã thốt nên những lời thơ vang vang chiến thắng:

    Bên kia là chiến trường
    Khắp quê hương lửa dậy
    Em sẽ thấy
    bừng con mắt cỏ cây đổi sắc
    người người xuống đường giết giặc bằng tay
    ào ào một cuộc đổi thay
    bài ca dữ dội một ngày rền vang
Em ngủ đi
Ta thức khi trời sáng
về bên kia
ta gặp lại xóm làng
gặp những con người chân thép tay gang, mắt rực lửa vùng lên làm cách mạng
hiên ngang
giữa trời
để em thấy cuộc đời là có thật
để em thấy tuổi thơ em vừa mất đánh đổi bằng tất đất gang sông
vọt máu trào lòng
chẩy thành giòng bám chắc lấy quê hương
nước bốc tình thương
đất dậy linh hồn
người và người dập dồn muôn ngọn sóng
triệu thịt da chung một ước mong: “đất nước Việt Nam hoàn toàn giải phóng.

Người đi kháng chiến làm thơ người đi kháng chiến còn mang môt hứng khởi để mô tả công cuộc đấu tranh qua những âm thanh lời ca tiếng nhạc diễn tả con đường đấu tranh giải phóng với những quyết tâm và đảm lược của người kháng chiến quân. Bài ca Đông Tiến là một giai điệu quân hành được diễn tả bởi kcq Trần Thiện Khải. Ca khúc đã được kháng chiến quân sử dụng làm khúc nhạc di hành để thôi thúc ý chí đấu tranh giải phóng. Kcq Trần Thiện Khải đã hy sinh trên đường Đông Tiến trước lực lượng áp đảo của Việt Cộng. Kháng chiến quân Việt Nam nuôi ý chí gây dựng lại cơ đồ nước Việt và trong niềm tự hào vững tin ở sức mình, sức mạnh toàn dân, trong tiến trình đấu tranh giải phóng luôn luôn là kim chỉ Nam tạo dựng long tự tin và lẽ tự hào. Kcq Hà Dân đã nói lên ý chí này khi lực lượng kháng chiến bẻ gẫy đợt công phác của Việt Cộng khi chúng xâm nhập tập kích một căn cứ kháng chiền:

    Kháng chiến quân dốc tâm sức học hành
    Đường lối của cuộc “đấu tranh vận dụng”
    Theo căn bản “lấy sức ta làm chính”
    Vận dụng toàn dân cả bạn lẫn thù

Trong công cuộc đấu tranh giải phóng, những mất mát là điều không thể tránh, trên đường Đông Tiến để giải phóng Việt Nam các chiến hữu kháng chiến quân, c/h Hoàng Cơ Minh, Nguyễn Trọng Hùng, Lê Hồng, Trần Thiện Khải, Võ Hoàng, Ngô Chí Dũng, Dương Văn Tư, và nhiều chiến hữu Kcq khác, đã kẻ trước người sau: đường về Việt Nam chỉ có hai cái đích: một là giải phóng Việt Nam, hai là hy sinh cho đại cuộc giải phóng.
Công cuộc đấu tranh giải phóng Việt Nam là con đường tất yều mà toàn dân Việt Nam coi như một thứ đạo giáo. Nói lên ý chí này bằng mấy vần thơ của kcq Phan Minh Mẩn:

    Người cách mạng coi đấu tranh là Đạo
    Dân tộc Việt Nam là đấng Tôn Thờ
    Tổ Quốc Việt Nam  là hồn Phách Thiêng Liêng
    Mà người cách mạng là tín đồ truyền Đạo.

Hàng năm vào dịp tháng này chúng ta vẫn cùng nhau tưởng niệm và ghi nhớ các Chiến Hữu tiên phong, các kháng chiến quân đã hy sinh trên đường cách mạng đấu tranh giài phóng quê hương, như kca Phan Minh Mẫn đã tuyên xưng:

    Đường cách mạng là con đường cao cả
    Ta vẫn bước đi vì trưa tối nắng mưa
    Có lúc thác người dồn bước theo ta
    Có lúc đơn độc nhưng ta vẫn bước.

LS Hoàng Cơ Long

__._,_.___

Posted by: Viet Truong 

No comments:

Post a Comment

Thanks for watching

Popular Posts

Popular Posts