X

Thursday, August 28, 2014

CHÍNH SÁCH “ĐẠI HÁN” VÀ CHIÊU GIÀN KHOAN HDTD 981


TS Đinh Xuân Quân - CHÍNH SÁCH “ĐẠI HÁN” VÀ CHIÊU GIÀN KHOAN HDTD 981

Thứ Ba, ngày 26 tháng 8 năm 2014

DB Cao Quang Ánh từ chối giúp đại diện Bộ ngoại giao VN

https://www.youtube.com/watch?v=vFfoAE5N30c


Tóm Tắt: Ta thấy trong nhiều năm qua TQ đã có những hành động hung hăng tại Biển Đông (BĐ).  Philippines đưa TQ ra tòa và VN từ khi có giàn khoan HDTD 981 cũng muốn làm như vậy nhưng chưa giám vì lãnh đạo CSVN nay trở thành “Hán Nô” trong nhiều năm đã tiếp tay cho chính sách biến BĐ thành ao nhà của TQ.

Theo tác giả, các hành vi tại BĐ của TQ chỉ là một phần trong chính sách lớn hơn nhiều nhằm thôn tính – kiểm soát cả đại dương – các con đường tiếp tế hàng hải tới TQ tránh các eo biển dễ bị kiểm soát. Tác giả sẽ tóm chính sách này của TQ mong làm bá quyền – ít nhất là Á châu. Có thể nói trước khi xẩy ra vụ giàn khoan HDTD 981 mà TQ đưa vào lãnh hải Việt Nam (VN) thì giới lãnh đạo CSVN còn cố trung thành với TQ - Bắc Kinh.  Từ sau vụ này thì ÐCSVN bắt đầu có dấu hiệu khác – nói nhiều về “thoát Trung.”  Đó là điều đáng khuyến khích vì giàn khoan HDTD chỉ mà một chiêu và sẽ còn nhiều chiêu khác.


Hiện nay nhiều nước bắt đầu phải suy nghĩ về chính sách “trổi dậy trong hòa bình” của TQ, về chính sách “tầm ăn dâu” hay nói theo Tây phương là “salami slicing – cắt từng khúc như cắt sô-xích salami.” Bản thân TQ cũng tự cô lập mình một cách nghiêm trọng bởi vì tranh giành biển đảo với các nước Đông Nam Á và Đông Bắc Á vì những chính sách lợi ích cho TQ nói kiểu ông Tập cần Bình (TCB) là “Giấc mơ TQ – giấc mơ bá quyền” đòi chủ quyền trên Biển Đông (BĐ) và nhiều nơi khác như tại Senkaku.

Theo Philip Bowring viết trên tờ Financial Time thì đây là “A sense of destiny inspires China’s maritime claims - seeking to turn the South China Sea into a ‘Chinese lake’ không phải chỉ có quyền lợi dầu khí hay hải sản mà do một “giấc mơ cao quý” đòi TQ biến BĐ thành hồ của họ.  Cứ theo chính sách này thì động thái kéo giàn khoan HDTD 981 chỉ là một “chiêu”rất nhỏ mà thôi nằm trong một “Giấc mơ TQ” lớn hơn.  Ta có thể có thêm nhiều chiêu của TQ nữa.

Nằm trong “Giấc mơ Đại Hán,” TQ tiếp tục hăm dọa, tuyên bố ý định xây 5 hải đăng trên 5 đảo (tự nhiên hay nhân tạo) trong đó 2 hải đăng sẽ nằm trong vùng chủ quyền VN. Vào ngày 18/8, Philippines lên án TQ thực hiện “các cuộc tuần tra chủ quyền” thường xuyên ở BĐ bằng cách cho tàu lẩn quẩn trong khu vực tranh chấp chỉ nhằm mục đích xác định chủ quyền của TQ.

Bộ Ngoại giao Philippines phản đối “phương thức mới” này sau khi TT Aquino cảnh báo rằng quân đội Philipines gần đây phát hiện 2 tàu nghiên cứu thủy văn TQ xâm nhập Bãi Cỏ Rong nằm trong vùng đặc quyền kinh tế 200 hải lý mà Manila có toàn quyền khai  thác.  Họ cho rằng các cuộc tuần tra chủ quyền này không chỉ liên quan đến 2 tàu thủy văn mà họ khuyến cáo mà đây là một hình thức mới xuất hiện trong chính sách bành trướng chủ quyền của TQ ở Biển Đông với 4-5 tàu tuần duyên của TQ thường xuyên có mặt ở Bãi Cỏ Mây.

Việc TQ ngày hung hăng – đòi chủ quyền trên 90% BĐ hay trên Biển Hoa Đông nằm trong chính sách lâu dài và Tập Cẩn Bình (TCB) đã thực hiện qua chính sách ngoại giao mới của TQ.  Theo đánh giá mới của TQ đây là thời cơ cần “lợi dụng thời cơ” để bảo vệ chủ quyền TQ.Những gì mà các  tướng, đề đốc TQ tuyên bố về một tương lai chính trị thế giới mới, “công bằng - hợp lý” (theo TQ) có lẽ chỉ là ước vọng - mưu toan bá chủ của TQ mà thôi. Và cách mà Bắc Kinh theo đuổi mục đích của mình luôn được thể hiện qua các cuộc lấn áp, dọa nạt. tập trận, hành hung ngư dân VN.  Giấc mơ TQ đến từ đâu và VN có thể làm gì?

“Giấc mơ TQ”có từ đầu từ đâu và dựa trên các chính sách nào?

TQ có cái nhìn khá xa về ảnh hưởng của họ, muốn phá vòng vây của hải quân HK. Vào những năm 1982 – 1988, tướng Lục Hoa Thanh (Lui Hua Qing) đã nói là trong tương lai việc xây dựng một lực hải quân tiến ra đại dương gồm 3 giai đoạn. Tác giả Peter Howarth đã tả khá rõ ràng chính sách này trong cuốn “China’s Rising Sea Power” năm 2006.

Muốn có “giấc mơ Đại Hán,” cần có hải quân và chiến lược phát triển hải quân tiến từng bước gồm 3 giai đoạn. Ở giai đoạn đầu hải quân TQ sẽ phải kiểm soát được các đảo vòng 1 (first chain Islands) vào 2000. Nếu xem hình trên thì các đảo vòng 1 từ biển Hoa Đông ở miền bắc vòng qua chuỗi đảo đang tranh chấp với Nhật là Senkaku-Daiyou, vòng quanh Đài Loan, rồi xuống miền nam xuống Biển Hoa Nam (BĐ). Vậy không lấy làm lạ khi TQ đã nhòm ngó và có những hành động quyết đoán như hiện nay tại BĐ vì đây là khu vực yếu nhất.

Trong gia đoạn 1, hải quân TQ sẽ phải có khả năng “kiểm soát” các “chốt hàng hải” như Malacca, Sunda, Lombok và Makassar. Các chốt hàng hải là như eo biển Malacca và Sunda đưa đến BĐ kiểm soát 2/3 năng lượng cần thiết về dầu khí của Nam Hàn, 60% năng lượng của Nhật và Đài Loan kể cả 80% năng lượng của TQ. Đa số nhu cầu năng lượng của các nước Á châu đi qua BĐ. Nếu có chiến tranh thì các eo biển gần Malaysia/Singapore sẽ bị Hải quân HK kiểm soát cắt huyết mạch dầu khí của TQ. Vì vậy TQ đã cho thực hiện chiến lược “chuỗi hạt trai” để bảo vệ đường tiếp tế dầu khí qua việc gây dựng các hải cảng tại Iran, Pakistan, Bangladesh, Sri Lanka và Miến Điện để tránh các eo biển có thể bị chặn nếu có chiến tranh.
Trong giai đoạn 2 hải quân TQ cần kiểm soát các đảo vòng 2 (second chain Islands) từ Nhật một vòng rộng tiến ra Guam đi xuống Indonesia vào 2020  [Xem hình trên].  Trong giai đoạn 3, khi kiểm soát được vòng 2, hải quân TQ sẽ có thể ra đại dương, có khả năng kiểm soát cả các đường hàng hải nhất là các con đường tiếp tế năng lượng cho TQ. Việc này đã được dự trù qua chiến lược “chuỗi hạt trai”. TQ cũng dự trù xây một đường ống dẫn dầu từ Miến Điện đến miền Nam TQ tránh eo biển Malacca nhưng việc này không thành. [vì gần đây Miến Điện đã từ chối xây ông dẫn dầu đến TQ vì dân chúng đòi hỏi.]

Dựa trên các nhận xét trên, Tập Cận Bình (TCB) coi việc phát triển hải quân là tối quan trọng.

Việc áp dụng “Giấc mơ TQ” đối với VN –BĐ - ĐNÁ

Việc giải mã lịch sử cho thấy VN đã rơi vào bẫy của TQ qua thuyết CS. Quyền lợi của VN bị quên từ những năm cuối thập niên 50 qua việc những người CSVN dựa vào TQ, đã khuấy động chiến tranh bằng máu người VN. [ĐCSVN từ khi thành lập chưa bao giờ độc lập, luôn phụ thuộc vào TQ hay Liên xô– VN đã trở thành “con ngựathành Troie” cho chính sách bành trướng của TQ từ 1950 đến nay vì ĐCSVN, Hồ Chí Minh và lãnh đạo CSVN “tự buộc mình” vào chủ nghĩa CS.

TQ đã chiếm Hòang Sa từ tay hải quân VNCH năm 1974.  Chiến tranh Biên giới 1979, trận chiến mất 8 đảo và đá ngầm ở Trường Sa năm 1988, và hàng ngày, từ 6 năm qua, các tầu Hải quân Trung Cộng không ngừng chận bắt, xua đuổi, đánh đập dã man và tịch thu tài sản của ngư phủ VN, giàn khoan HDTD 981 v.v... là những hành động thô bạo của TQ đối với VN để thực thi “Giấc mơ TQ.” Đến 2010 ĐCSVN vẫn ngoan ngoãn theo TQ chỉ nói về “tàu lạ” đâm phá tàu đánh cá VN kể cả việc cắt cáp tàu dò khí của VN.  Nó ngày càng trở nên hung hăng với việc đưa giàn khoan HDTD 981 vào khu vực độc quyền VN.  

[Khi đem giàn khoan đến vị trí giữa hai lô dầu 142 và 143 trong vùng Đặc quyền Kinh tế Việt Nam (EEZVN – xem bản đồ trên), Bộ Ngọai giao TQ đã dùng đến căn bản vùng EEZ của Trung quốc, để nói là giàn khoan “đặt hòan tòan trong vùng nước của các đảo Hoàng Sa của TQ” (placed completely within the waters of China's Paracels”) ám chỉ trong vòng 200 hải lý của EEZ của HS, chiếm từ VNCH năm  1974 mà nay họ quản lý.  TQ cũng ám chỉ là giàn khoan cách đảo Hải Nam 180 hải lý về phiá nam (cách đảo Lý Sơn của Viêt Nam chừng 120 hải lý vế phiá đông).] Nói tóm TQ đã thực hiện những gì tại BĐ?

§  Vẽ lại bản đồ “lưỡi bò” trong đó mọi khu vực của Biển Đông đều trực thuộc TQ. Áp đặt những luật lệ trong khu vực mà họ cho là thuộc chủ quyền của TQ và thông báo cho Hoa Kỳ (HK) là Biển Đông là một trong các "quan tâm chủ chốt" của nước này, cạnh Đài Loan, Tây Tạng và Tân Cương;
§  Gây dựng vùng ADIZ (air defense identificationzone) phòng không trong Biển Hoa Đông gây bất mãn cho Nhật, Hàn Quốc và HK;
§  Phát triển nhanh hải quân để đối đầu với Hải Quân HK và các quốc gia trong vùng – cũng như phá các chốt chặn trên đường tiến ra Thái Bình Dương;
§  Dùng các lực lượng Hải Quân, bán quân sự (hải giám) và các tàu đánh cá tại đảo Hải Nam và Hoàng Sa để dọa nạt, sách nhiễu, bắt giữ và tông chìm các tàu đánh cá Việt Nam hoạt động trong khu vực thuộc chủ quyền Việt Nam và các nước trong vùng;
§  Dùng kinh tế để áp lực chia rẽ ASEAN, ngăn cản Hoa Kỳ (HK), Ấn Độ và Nhật Bản hợp tác với VN trong việc khai thác dầu khí - áp lực 3 công ty BP của Anh, ONGC của Ấn Độ và ExxonMobil của HK trong thời gian vừa qua đã nói lên ý định của họ.

Nói theo Tây phương TQ “Think global and Act local” – có nghĩa là họ có tính toán xa/có chính sách lâu dài - việc tiến ra Thái Bình Dương – kiểm soát các đường hàng hải về năng lượng và do đó họ đang áp dụng chính sách này để kiểm soát BĐ, mắt nối yếu nhất. 

TQ muốn dùng kinh tế chia rẽ ASEAN – gạt HK ra khỏi vùng ĐNÁ và nhờ vậy biến BĐ thành “ao nhà.” Trong nhiều năm TQ đã dùng “tiền” mua chuộc các lãnh đão Á châu [ví dụ bà Arroyo lúc đó là TT Philippines hay các lãnh đạo CSVN, Campuchia hay các lãnh đạo tại các đảo Thái Bình Dương].  Chính vì những hành động hung hăng ‘quá sớm’ của TQ mà chính các nước Á châu đã “mời” HK trở lại. [Đừng quên Philippines đã đẩy HK ra khỏi các căn cứ Subic Bay và tại Okinawa, Nhật cũng làm vậy. Hơn nữa Nhật còn tính gây dựng vùng kinh tế tự do Nhật – TQ – Nam Hàn nhằm hất cẳng HK ra khỏi vùng này]. 

Mặc dù các diễn tiến đã rõ ràng như vậy mà một số thành viên quan trọng ĐCSVN vẫn thiên về TQ. Theo lời nói của Nguyễn Quang D[1]“..Thỏa thuận Thành Đô là một sai lầm chiến lược to lớn và một bước ngoặt bất hạnh cho Việt Nam, làm cố ngoại trưởng Nguyễn Cơ Thạch phải cay đắng nhận xét, “một thời kỳ Bắc thuộc mới đầy nguy hiểm đã bắt đầu”. Lãnh đạo Viêt Nam đã dại dột chui vào bẫy ý thức hệ của Trung Quốc, trở thành con tin để họ thao túng, đến tận bây giờ. Suốt hai thập kỷ tiếp theo, các thế hệ lãnh đạo Việt Nam đã buộc phải theo cam kết Thành Đô, như con tin mắc bẫy, với cái giá phải trả ngày càng cao. Qua nhiều năm, Trung Quốc đã lặng lẽ cài cắm một mạng lưới sâu rộng gồm tay sai và người ủng hộ họ trong nội bộ Việt Nam, từ trung ương đến các địa phương, để tác động vào các quyết sách quan trọng, không chỉ liên quan đến các vấn đề kinh tế và chính trị, mà còn cả quân sự và an ninh. Bản chất quan hệ Vit-Trung bất bình đẳng, dựa trên lòng trung thành mù quáng về ý thức hệ, là nguyên nhân chính đã kìm hãm cải cách kinh tế và ngăn cản đổi mới chính trị ở Viêt Nam trong suốt hai thập kỷ qua…” Vì vậy tác giả  cám ơn giàn khoan HDTD 981 [Xem bài trên DĐBTK tháng 8, 2014] đã phần nào đánh thức lãnh đạo CSVN về “16 chữ vàng và 4 tốt.”

Vậy VN cần làm gì trong giai đoạn này?

Giàn khoan HDTD 981 đã quốc tế hóa vấn đề BÐ. Các nước ASEAN (mặc dù vừa nói vừa trông TQ) đã lên tiếng “lo ngại” về TQ tại BĐ. HK ngày càng lên tiếng mạnh mẽ và Nhật bắt đầu đầu tư không chỉ về kinh tế mà về  quân sự vào VN và Philippines hay Nam Hàn giúp Philippines về quân cụ.

VN đang vận động – tiến lại gần HK để giữ chủ quyền theo các công ước quốc tế như tại hội nghị tại Miến Điền vừa qua. HK, Nhật, Úc, n đã dần dần xiết chặt liên hệ kinh tế và quân sự trong đó HK và Úc đã ký một hiệp ước mới.

VN còn nhấn mạnh về chủ quyền trong khi thế giới được nghe về chính sách TQ “cá lớn ăn cá nhỏ” - hậu quả sẽ là việc “ngăn cảng t do lưu thông hàng hải và chấp nhận giải quyết các tranh chấp qua luật pháp quốc tế. Hoa Kỳ, Nhật Bản, Ấn Độ, Úc, v.v.. sẽ ủng hộ lập trường lưu thông hàng hải, tranh chấp chủ quyền theo luật quốc tế.

VN cần nhấn mạnh là TQ đang sử dụng lưng tàu đánh cá là một mối đe dọa cho mấy nước sống quanh BĐ [TQ đã ra lệnh cấm đánh cá, dùng tàu đánh cá ngăn cản tàu Mỹ Impeccable trước đây, dùng tàu đánh cá phá tài sản tàu VN, vv]. 

VN cũng phải nhìn nhận họ không kiểm soát tất cả các đảo trong vùng Trường sa - có nhiều nước khác kiểm soát một số đảo như Philippines, vv.  và do cần giả quyết những tranh chấp giữa các nước ASEAN trước hết rồi mới có thể có một lập trường tập thể cho ASEAN đối đầu với TQ. Vậy cần  giải  quyết tranh chấp VN-Philippines và VN đang thành công làm việc này tại Miến Điện. Họ đang kéo theo Singapore, Malaysia và Indonesia trong lập trường chung với TQ, nhất là năm tới thì Malaysia sẽ làm chủ tịch ASEAN. 

Năm 2014 cho thấy nhiều biến chuyển tại BĐ/ĐNÁ. Chỉ sau một năm Tập Cận Bình và TT Lý Quốc Cường ve vãn các nước ĐNÁ qua chính sách hòa hoãn thì tình hình giữa TQ và các nước ĐNÁ thay đổi hẳn.  Người Việt nhất là trong nước (Thơ ngỏ của 61 đảng viên, của din đàn XH, vv.) ngày càng thấy rõ ràng sự thật về chiến tranh nồi da sáo thịt do ĐCSVN gây cho đất nước – và hơn na còn mang bán nước qua “4 tốt và 16 vàng” cho TQ tại Thành Đô.

Tạm Kết

Giàn khoan HDTD 981 là một trong nhiều chiêu của TQ trong chính sách – giấc mơ Đại Hán. Việc này có thành công hay không còn tùy thuộc vào một số dự kiện kể cả việc các nước ASEAN có chấp nhận hay không.

Các chuyên gia quốc tế như Bonnie Glaser[2]/ hay B. Schreer[3]/ hay các viện nghiên cứu như CSIS ngày càng để ý về giấc mơ này. Theo các chuyên gia này thì chưa chắc TQ đã thành công trong “giấc mơ” này (chia rẽ ASEAN bằng kinh tế, đẩy HK ra khỏi ĐNÁ và dần dần chiếm BĐ). Họ cho là Úc, HK, Nhật, vv. mong các nước giải quyết các tranh chấp lãnh hải qua luật quốc tế. HK và đồng minh hứa sẽ giúp các nước ĐNÁ đứng lên chống các hành động hung hăng đe dọa và giải quyết tranh chấp qua luật pháp. TQ luôn tin là thời gian sẽ giúp họ trong khi HK sẽ bị bận vào nhiều vấn đề quốc tế khác.

Đối với VN thì điều quan trọng nhất là ý thức hệ - cái keo nó dán dính ĐCSVN với TQ. Dối trá mãi thì có ngày phải lộ ra - và nay thì dân chúng đã biết rồi. Chỉ còn làm cách theo 61 đảng viên chịu từ bỏ ý thức hệ. Theo Nguyển Quang Dy [4]/“…Muốn “thoát Trung”, trước hết VN phải đổi mới tư duy,…Trong hơn một nửa thế kỷ qua, VN đã xa lầy vào quỹ đạo ý thức hệ TQ hai lần. Lần thứ nhất là từ khi biên giới hai nước thông thương (1950) để hai bên “núi liền núi, sông liền sông”, gắn bó như “môi với răng”, và để chủ nghĩa Mao tràn vào Viêt Nam, gây bao đại họa (như cải cách ruộng đất, tập thể hóa nông nghiệp, đàn áp phong trào nhân văn Giai phẩm…). Lần thứ hai là tại gặp gỡ cấp cao Thành Đô (9/1990) khi hai “anh em tử thù” lại đột nhiên ôm chầm lấy nhau như các đồng chí “bốn tốt” với phương châm “16 chữ vàng”. VN đã bình thường hóa quan hệ với Trung Quốc một cách “bất bình thường”, dại dột tự chui đầu vào cái bẫy ý thức hệ của TQ, để bây giờ mới vỡ mộng khi TQ công khai lộ bộ mặt thật. Hệ lụy nặng nề của sai lầm to lớn tại Thành Đô đã được cố ngoại trưởng Nguyễn Cơ Thạch dự báo, nay đang diễn ra tại Biển Đông và những nơi khác... VN đã cố “thoát Trung” một lần sau năm 1975, khi Việt Nam xâm lược Campuchia để đánh Khmer Đỏ là đồng minh của TQ (12/1978), và đánh trả TQ xâm lược Viêt Nam để “dạy bài học” (2/1979). VN đã coi Trung Quốc như “kẻ thù trực tiếp và nguy hiểm”, thậm chí ghi cả điều đó vào Hiến pháp (1980) và Cương lĩnh Đảng (1982).Việt Nam đã mắc sai lầm chiến lược to lớn, sập bẫy của Trung Quốc, bị cô lập với thế giới (trừ Liên Xô), và xa lầy tại Campuchia. VN đã cố “thoát Trung” một cách lầm lẫn: chống TQ (nhưng vẫn giữ nguyên ý thức hệ), chủ quan (tưởng Liên Xô là thành trì vững chắc) và ngây thơ (đối đầu với Trung Quốc khi họ đã bắt tay được với Mỹ).

Tôi nhớ những ngày đầu trong trại cải tạo sau 1975 – ai cũng phải học bài hát Giải phóng miền Nam …Nay nếu chúng ta thay chữ đế quốc Mỹ thành đế quốc Hán trong bài hát ấy thì … Vùng lên nhân dân VN anh hùng - … Vận nước đã đến rồi….

TS. ĐXQ

Chú thích

2/Bonnie S. GlaserDeep Pal “Is China’s Charm Offensive Dead?” China Brief Volume: 14 Issue: 15, July 31, 2014 
3/ Bejamin Schreer, “Should Asia be Afraid? China's Strategy in the South China Sea Emerges” The Australian Strategic Policy Institute www.aspistrategist.org.au, August 20, 2014




No comments:

Post a Comment

Thanks for watching

Popular Posts

Popular Posts