On Tuesday, 30 September 2014, 14:08, "ly vanxuan wrote:
Hong Kong khởi động cuộc đấu tranh quần chúng đòi tự do, dân chủ
dẫn đầu bởi sinh viên .
https://www.youtube.com/watch?v=UYLnrF15yAc
*** Biểu tình Hồng Kông gia tăng cường độ: đòi lãnh đạo Đặc khu từ chức
*** Phong trào 'Chiếm Trung' ở Hồng Kông gia tăng cường độ
Một tấm gương ngời sáng, Mục tử đứng về phía
chiên, ở cùng chiên và ám mùi chiên.
Hồng Kông - 08:02 AM 30/09/2014(Giờ Hồng Kông) -
Tại Quảng trường Dân sự(Civic Square).
Đức Hồng Y Giuse Trần Nhật Quân dẫn đầu đoàn
biểu tình ôn hòa đòi hỏi chính quyền Hồng Kông không lệ thuộc vào Bắc Kinh.
Hình ảnh: Epochtimes.com
FB Người Xứ Bố Sơn.
FB Người Xứ Bố Sơn.
Một bức ảnh tuyệt vời thể hiện tinh thần chống
Bắc Kinh, không chấp nhận chế độ độc tài của sinh viên và người dân Hồng Kông.
Cách mạng Hồng Kông - cuộc cách mạng "ô
dù"
Đã thành lệ, mỗi cuộc cách mạng nhằm thay đổi
tận gốc xã hội, trong khi chưa có lá cờ mới để tập hợp người dân, người ta lựa
một biểu tượng.
Cách mạng năm 1989 ở Tiệp Khắc góp phần dẫn đến
sự sụp đổ của Đông Âu còn có tên là cách mạng "nhung". Cách mạng
"cam" xảy ra ở Ukraine năm 2004, cũng dẫn đến thay đổi chính trị ở
nước này. Và cách mạng Bắc Phi cũng có biểu tượng là "hoa nhài".
Để chống lại vòi rồng, lựu đan khói và cay, sinh
viên, học sinh và những người khác tham gia biểu tình ở Hồng Kông có biểu tượng
chung là những chiếc "ô dù".
Nhà sử học ở trường Đại học Nam Paris - Pháp,
Mathilde Larrère cho rằng mỗi tố chức có những biểu tượng riêng, nhưng khi cách
mạng xảy ra, họ phải tìm ra được một cái chung để nối họ với nhau.
"Qua đó họ sẽ quên những khác biệt và khẳng
định tình đoàn kết chống lại kẻ thù chung" theo giáo sư Massimo Leone dạy
môn ký hiệu học ở trường Đại học Turin - Ý.
Ngay từ năm 1960, các cuộc biểu tình ở Nam Phi
đã có biểu tượng với nắm tay giơ cao. Sau đó còn có lời hô "hands up,
don't shoot" (dơ tay cao, không bắn)
Để phản đối một chính thể suy đồi, và muốn thay
đổi nó, người dân không thể mang biểu tượng của chính thể đó mà đi biểu tình.
Như ở Việt Nam, biểu tượng của chính quyền cộng
sản là lá cờ đỏ sao vàng được Hồ Chí Minh rước từ Phúc Kiến về. Không ai thực
sự phản đối chế độ tham nhũng, hối lộ, thối nát, độc tài, ..., lại đi biểu tình
cầm lá cờ của chính những kẻ phản dân hại nước này.
Chẳng khó tìm ra biểu tượng. Khi xảy ra, thì
những gì được đại đa số người biểu tình sử dụng, sẽ chính là biểu tượng.
So Sánh Nhẹ: Việt Nam -
Hong Kong
Một nhận định rất đơn giản nhưng thực tế, đau
lòng!
Con ngựa và con người.
Để có thể đưa con ngựa vào cỗ xe, người chủ thường bịt mắt chúng rồi nhẹ nhàng mơn trớn đưa chúng vào vị trí. Sau khi con ngựa yên vị trong chiếc xe kéo, người chủ còn ràng buộc hàng loạt sợi dây qua đầu, qua miệng của chúng. Có một số con ngựa phản ứng bằng cách quầy quã, lắc đầu cho có theo bản năng nhưng đa số ngoan ngoãn làm theo.
Sau khi mọi việc đây vào đấy, ông chủ nhảy lên xe, tay giật cương, tay phất roi da. Con ngựa chỉ còn cách gồng sức kéo cỗ xe và người chủ của nó.
Trên là việc thuần ngựa kéo xe. Trong thực tế có nhiều dân tộc bị một nhóm nhỏ thuần phục và cai trị như vậy.
Ban đầu nhóm cai trị dỗ ngoan ngọt hứa hẹn nhân dân
nhiều điều tốt đẹp (thường là ảo vọng hạnh phúc, cuộc sống sung túc kiểu làm theo
năng lực, hưởng theo nhu cầu). Rồi họ nại một số lý do để đưa ra một số bộ luật,
bên ngoài nghe hay nhưng thực chất không khác gì miếng bịt mắt và dây cương như
con ngựa trên. Nếu mọi việc thành công thì lớp cai trị tha hồ giật dây cương và
vun roi da để điều khiển nhân dân đi đâu mà chúng muốn. Đã vào tròng, vào ách
thì biết ngày nào ra?
Thủ đoạn đơn giản nhưng nhiều dân tộc đã sập bẫy.
Nhiều dân tộc khôn ngoan hơn trong đó người Hồng Kông biết đâu là cãm bẫy để kiên
quyết chối từ bằng mọi giá.
Hồng Kông là thành phố có 7 triệu dân nhưng mỗi năm thu nhập đến hơn 300 tỷ USD, tầm gấp đôi số tiền mà 90 triệu người VN kiếm được cùng thời gian. Không thấy dân Hồng Kông đi làm vợ hay đi làm osin cho các nước.
Cách đây hai năm, những gã chăn dân chuyên nghiệp
ở Bắc Kinh muốn bịt mắt một phần dân Hồng Kông với chương trình giáo dục nhồi
sọ nhưng đã thất bại khi có tới hơn 120.000 người đứng lên phản kháng. Thủ lĩnh
là cậu bé 15 tuổi.
Thua keo này, bày keo khác, một thủ đoạn mới được đưa ra; mới đây lãnh đạo Bắc Kinh lấy chiêu bài cần bầu người yêu nước họ qui định người dân Hồng Kông chỉ có thể chọn người lãnh đạo cho mình trong số người người do trên đưa xuống. Nôm na là kiểu đảng cử dân bầu như ở ta.
Là con người chứ không phải con ngựa, người Hồng Kông không thể bị bịp dễ đến vậy.
Họ đã nhất loạt đứng lên phản đối, họ quyết liệt, rất quyết liệt, vì họ biết rằng một khi dây cương đã tròng vào đầu thì rất khó gỡ.
Thủ lĩnh của họ không phải là cây đa cây đề mà chỉ là cậu bé 17 tuổi. Dân trí cao, họ nghe tiếng nói của lẽ phải, của lương tri thay vì câu nợ ai là người nói.
Người Hồng Kông đã sống với kiếp người, trong khi nhiều dân tộc khác còn sống dưới dây cương, roi da và tấm màng che mắt của kiếp ngựa.
Tổng
thống Đài Loan Mã Anh Cửu: "Đại lục nên lắng nghe nguyện vọng của người
dân Hồng Kông".REUTERS/Minshen Lin
Tổng thống Mã Anh Cửu « rất quan ngại » trước
các diễn biến ở Hồng Kông và kêu gọi Bắc Kinh lắng nghe nguyện vọng dân chủ của
người dân. Đài Bắc theo dõi sát các cuộc biểu tình ở Hồng Kông do Bắc Kinh muốn
thống nhất Đài Loan theo quy chế « một đất nước hai chế độ ».
Phát biểu trước các doanh nhân sáng nay,
29/09/2014, ông Mã Anh Cửu tuyên bố « Bầu cử tự do sẽ có lợi cho cả Hồng
Kông lẫn Trung Quốc ». Ông « hoàn toàn thấu hiểu và ủng hộ đòi hỏi bầu
cử theo thể thức phổ thông đầu phiếu của người dân Hồng Kông ». Lãnh đạo
Đài Loan nói thêm chính quyền Đài Bắc kêu gọi Đại lục « lắng nghe nguyện
vọng của dân cư Hồng Kông, sử dụng những giải pháp ôn hòa và thận trọng » trong
vụ này. Đồng thời ông cũng mong muốn các nhà đấu tranh vì dân chủ ở Hồng Kông
dùng những phương pháp hợp lý để bày tỏ nguyện vọng.
Lãnh đạo Đài Loan không quên nhắc lại Hồng Kông
là một thị trường tài chính quan trọng do đó mọi bất ổn chính trị đều ảnh hưởng
đến khu vực Châu Á và kể cả thế giới. Tổng thống Mã Anh Cửu nói chuyện với các
doanh nhân trong lúc trên đường phố ở Đài Bắc, khoảng hơn một chục sinh viên
Đài Loan tập hợp và hô to những khẩu hiệu hỗ trợ sinh viên Hồng Kông đòi được
bầu cử tự do.
Đài Loan bày tỏ hậu thuẫn đối với phong trào đòi dân chủ Hồng Kông
Sinh viên biểu tình tại Đài Bắc để hỗ trợ cuộc
biểu tình ủng hộ dân chủ đang diễn ra tại Hồng Kông, ngày 29/9/2014.
VOA- Ralph Jennings
29.09.2014
Hàng ngàn người Đài Loan hôm chủ nhật đã xuống
đường biểu tình để bày tỏ hậu thuẫn cho phong trào đòi dân chủ ở Hồng Kông. Các
nhà lãnh đạo Đài Loan cũng công khai lập lại sự ủng hộ dành cho các nhân vật
tranh đấu ở Hồng Kông. Từ Đài Bắc, thông tín viên Ralph Jennings của đài VOA
gởi về bài tường thuật sau đây.
Chính phủ Đài Loan đã bày tỏ sự hối tiếc đối với
những vụ đụng độ hôm chủ nhật ở Hồng Kông, nơi hàng ngàn người biểu tình chiếm cứ
khu trung tâm tài chánh để đòi chính quyền thực hiện phổ thông đầu phiếu.
Trong cuộc phỏng vấn dành cho đài truyền hình
Al-Jazeera, Tổng thống Đài Loan Mã Anh Cửu cho biết ông cảm thấy lo lắng về
tình hình Hồng Kông và tuyên bố Đài Loan là nơi duy nhất của Trung Quốc có được
dân chủ. Ông cũng bác bỏ đề nghị “một quốc gia hai chế độ” mà giới lãnh đạo
Trung Quốc đưa ra.
"Tôi nghĩ rằng nếu có được phổ thông đầu
phiếu thì đó là một việc có ý nghĩa vô cùng to lớn cho Hồng Kông và Hoa Lục,
nhất là cho hình ảnh của Hoa Lục trên trường quốc tế. Chúng tôi đã nói rất rõ
là Đài Loan không chấp nhận mô thức “một quốc gia, hai chế độ”. Chúng tôi nghĩ
rằng nếu chế độ đó là một chế độ tốt thì chúng ta nên có “một quốc gia, một chế
độ”."
Các nhà phân tích ở Đài Bắc cho rằng sự ủng hộ
cho phong trào dân chủ Hồng Kông có thể sẽ được tăng cường sau khi Chủ tịch
Trung Quốc Tập Cận Bình nói với một phái đoàn Đài Loan dến thăm Hoa Lục rằng
Đài Loan nên chấp nhận mô thức một quốc gia, hai chế độ – như Hồng Kông đã làm.
Ông Ngô Thụy Quốc, Giám đốc công ty tư vấn rủi
ro chính trị e-telligence, nói rằng Bắc Kinh không hiểu rõ tình hình.
Cảnh
sát sử dụng hơi cay để giải tán các sinh viên biểu tình đòi dân chủ tại Hong
Kong, ngày 29/9/2014.
"Rõ ràng là có một cái hố ngăn cách giữa
nhận thức của Bắc Kinh và thực tế ở Đài Loan. Nói một cách bao quát, nếu tự do
dân chủ là những gì mà người dân Hồng Kông đang theo đuổi thì đó là điều mà tất
cả các nước láng giềng cần phải chú tâm theo dõi."
Đài Loan đã có một chính phủ riêng từ những năm
cuối của thập niên 1940, khi chính phủ Quốc Dân Đảng bị phe Cộng Sản đánh bại
và thiên đô sang Đài Loan. Từ khi ông Mã Anh Cửu lên giữ chức tổng thống năm
2008, các nhà lãnh đạo Đài Loan và Trung Quốc đã bắt đầu gạt qua một bên những
sự khác biệt về chính trị để tiến hành các cuộc thương nghị về kinh tế, thương
mại. Những cuộc thương nghị đó đã mang lại hơn 20 hiệp định có lợi cho nền kinh
tế phụ thuộc vào xuất khẩu của Đài Loan.
Bắc Kinh áp dụng mô thức “một quốc gia, hai chế
độ” ở Hồng Kông năm 1997, theo đó cựu thuộc địa Anh này nằm dưới sự cai trị của
Trung Quốc nhưng được tự trị về kinh tế và chính trị trong vòng 50 năm. Giờ đây
các nhà tranh đấu dân chủ Hồng Kông muốn thực hiện phổ thông đầu phiếu để chọn
trưởng quan hành chánh vào năm 2017 và các thành viên của Viện Lập pháp vào năm
2020.
Tuy nhiên, hồi đầu tháng này Trung Quốc nói rằng
họ không sẵn sàng để cho Hồng Kông có bầu cử tự do. Họ muốn một ủy ban đề cử,
hầu hết là những người thân Bắc Kinh, lựa chọn các ứng cử viên cho chức vụ
trưởng quan hành chánh.
Ủy ban Hoa Lục của chính phủ Đài Loan hôm thứ 6
vừa qua cho biết đảo quốc này không thể chấp nhận mô thức một quốc gia hai chế
độ mà Bắc Kinh đề nghị. Ủy ban này nói rằng hơn 70% dân chúng Đài Loan phản đối
mô thức đó.
Người biểu tình Hong Kong trông đợi sự ủng hộ của quốc tế
Sinh viên Hồng Kông xuống đường biểu tình đòi
dân chủ gần trụ sở chính phủ, ngày 29/9/2014.
29.09.2014
Các cuộc biểu tình đòi dân chủ ở Hong Kong đã
được đáp lại phần lớn bằng sự im lặng của các chính phủ nước ngoài, gây thất
vọng cho người tổ chức biểu tình.
Nhiều nước trong vùng không phải là các nền dân
chủ, trong khi những nước khác do dự không muốn đưa ra các thông cáo gần như
chắc chắn sẽ làm mích lòng người giám sát Hong Kong đầy quyền lực là chính
quyền Trung Quốc.
Trang Twitter của phong trào Chiếm Trung than
rằng “Một lần nữa, các chính phủ dân chủ không lên tiếng ủng hộ dân chủ” khi
chuyển đi thông cáo của lãnh sự quán Hoa Kỳ mà phong trào mô tả là “không dám
nói thẳng thắn.”
Thông cáo 2 đoạn được lãnh sự quán công bố vào
giữa trưa thứ hai, giờ Hong Kong, nêu ra hậu thuẫn mạnh mẽ của Hoa Kỳ dành cho
các quyền tự do cơ bản của Hong Kong, “như quyền tự do hội họp, quyền tự do
phát biểu và quyền tự do báo chí.”
Thông cáo nói thêm: “Chúng tôi không đứng về phe
nào trong cuộc thảo luận về diễn biến chính trị của Hong Kong, và chúng tôi
cũng không hậu thuẫn cho bất cứ các nhân hay đoàn thể cụ thể nào can dự vào
cuộc thảo luận đó.”
Lãnh sự quán kêu gọi “tất cả các bên tránh các
hành động làm cho căng thẳng leo thang thêm, tự chế trong hành động, và bày tỏ
các quan điểm” về tương lai chính trị của Hong Kong một cách ôn hoà.
Bộ Ngoại giao Anh hôm nay cho biết đang thận
trọng theo dõi các diễn biến và “bày tỏ sự quan ngại về tình hình ở Hong Kong,
và khuyến khích tất cả các bên tham gia vào cuộc bình phẩm xây dựng.”
Xe
cảnh sát bị người biểu tình bao vây khu tài chính bên ngoài trụ sở chính phủ ở
Hồng Kông.
Hàng ngàn người biểu tình đã canh thức đêm thứ
hai tại các giao lộ chính của đặc khu hành chính Trung Quốc, nhưng chính phủ
Hong Kong cho biết đã rút cảnh sát bạo động sau cuộc rối loạn tối hôm trước vì
“người dân đã phần lớn đã bình tĩnh trở lại.”
Hành chánh trưởng quan Hong Kong không được lòng
dân Lương Chấn Anh, mà người biểu tình đang kêu gọi từ chức, phủ nhận những tin
đồn rằng binh sĩ của Quân đội Giải phóng Nhân dân Trung Quốc sẽ được điều tới
để đàn áp phong trào biểu tình.
Các tổ chức tôn giáo và dân sự bày tỏ sự bất
bình rằng cảnh sát đã ném các bình hơi cay và xịt hơi cay vào người biểu tình
ôn hoà hôm chủ nhật.
Cảnh sát nói họ đã sử dụng vũ lực tối thiểu để
giữ khoảng cách an toàn giữa người biểu tình và nhân viên công lực. Tại một
cuộc họp báo, cảnh sát còn cáo buộc người biểu tình là sử dụng bạo lực khiến họ
phải dùng đến sức mạnh.
Không có mấy bằng chứng về bất kỳ hành vi bạo
động nào của người biểu tình. Nhiều người trên mạng xã hội nhận xét về sự ôn
hoà của các hành vi ngoài đường phố.
Người sáng lập Nhóm Nhà văn Hong Kong, ông
Lawrence Gray, qua trang Twitter, nêu nhận định rằng chỉ có ở Hong Kong “người
biểu tình mới giữ chai nước để tái chế và thậm chí không đập vỡ một cửa kính
nào.”
Cảnh
sát xịt hơi cay vào người biểu tình bên ngoài trụ sở chính phủ ở Hong Kong,
ngày 28/9/2014.
Một thông cáo của Hội Luật gia Hong Kong nói tổ
chức “hết sự quan ngại, công kích và lên án việc sử dụng vũ lực một cách quá
đáng và không cân xứng” của cảnh sát, và nêu ra điểm nhiều người biểu tình, có
hành vi rất ôn hoà, là sinh viên học sinh.
Nhóm luật gia cảnh báo rằng sự đáp ứng của cảnh
sát “đã gây trầm trọng thêm một cách vô ích cảm giác hận thù và bất mãn của
công chúng.”
Đức Hồng y John Tong đã ký một “lời kêu gọi khẩn
cấp” của Giáo phận Công giáo kêu gọi chính phủ “coi an ninh cá nhân các công
dân là mối quan tâm chính” và “áp dụng sự tự chế và lắng nghe tiếng nói của thế
hệ trẻ và người dân thuộc mọi thành phần trong xã hội.”
Ngoài một cuộc bãi khoá của sinh viên, bắt đầu
hôm thứ sáu, phong trào hôm thứ hai còn quy tụ được hậu thuẫn của một phần ngày
càng lớn dân chúng thuộc mọi thành phần khác nhau.
Nhiều công ty, kể cả công ty Coca-Cola ở Hong
Kong, xác nhận rằng một số công nhân đã lãn công để bày tỏ sự ủng hộ cho các
mục tiêu của phong trào non trẻ.
Nhân viên của hãng cửa hàng Apple ở Hong Kong đã
phổ biến một thỉnh nguyện thư kêu gọi Chủ tịch ban Quản trị Tim Cook và hãng
sản xuất máy điện toán và điện thoại thông minh có trụ sở ở Hoa Kỳ “hậu thuẫn
và hỗ trợ cho chiến dịch bất tuân dân sự của chúng tôi, và đáp lại cuộc tranh
đấu của người dân Hong Kong.”
Theo các bản tin, hơn 1.000 công nhân viên của
hãng Apple ở Hong Kong đã ký thư thỉnh nguyện.
Chiều thứ hai, khoảng 1.000 cán sự xã hội và học
sinh đã tụ tập tại trường Đại học Bách Khoa để dự một cuộc biểu tình do Tổng
liên đoàn Lao động tổ chức, và cho biết nhiều cán sự xã hội dự tính lãn công
cho đến khi phong trào Chiếm Trung chấm dứt.
Cuộc biểu tình lần đầu tiên, do phong trào này
tổ chức, đã biến thành một hành động lớn hơn và tự phát hôm chủ nhật tại nhiều
địa điểm để yêu cầu các nhà lãnh đạo Hong Kong được bầu ra mà không có sự can
thiệp của Bắc Kinh.
Qua Twitter, hashtag #OccupyCentral để theo dõi
các hoạt động biểu tình đã làm sinh sôi thêm các hashtag khác như
#OccupyHongKong và #UmbrellaRevolution, ám chỉ các cây dù lật ngược mà người
biểu tình sử dụng để tránh các bình hơi cay và thuốc xịt cay.
Các quang cảnh hàng ngàn người biểu tình tụ tập
ở trung tâm tài chính của châu Á dường như chưa có tác động tức thời đối với
ngành du lịch.
Australia và Italia nằm trong số các nước đầu
tiên công bố lệnh cảnh báo du hành.
Lời cảnh báo ở mức thấp của Australia kêu gọi
công dân thận trọng khi du hành đến Hong Kong vì “sự gián đoạn đáng kể trong
giao thông và các dịch vụ chuyên chở công cộng” ở các khu vực bị ảnh hưởng.
Sự quan ngại và các ảnh hưởng chính ban đầu đối
với thuộc địa cũ của Anh quốc này chủ yếu có liên quan đến các hoạt động kinh
tế, phù hợp với danh tiếng mạnh về tư bản chủ nghĩa của Hong Kong.
Chỉ
số Hằng Sinh của Hong Kong sụt 449 điểm vào cuối ngày giao dịch hôm nay.
Chỉ số Hằng Sinh của Hong Kong sụt 449 điểm vào
cuối ngày giao dịch hôm nay, tức là sụt 1,9%.
Thẩm quyền Tiền tệ Hong Kong, trên thực tế là ngân hàng trung ương, cho biết sẵn sàng “bơm tiền mặt vào hệ thống ngân hàng nếu và khi nào cần thiết.”
Thẩm quyền Tiền tệ Hong Kong, trên thực tế là ngân hàng trung ương, cho biết sẵn sàng “bơm tiền mặt vào hệ thống ngân hàng nếu và khi nào cần thiết.”
Với các đường đi vào quận thương mại Trung ương
bị chận trong ngày hôm nay, các ngân hàng đóng cửa một số chi nhánh và khuyến
cáo nhân viên đến làm việc ở các chi nhánh khác hoặc làm việc ở nhà.
Cơ quan đánh giá tín dụng Fitch cho biết không
có sự quan ngại tức thời đối với đểm xếp hạng AA+ của Hong Kong với triển vọng
bình ổn.
Người đứng đầu cơ quan Asia-Pacific Sovereigns
của Fitch, ông Andrew Colquon nói: “Sẽ là điều tiêu cực nếu như các cuộc biểu
tình lên đến mức độ đủ rộng và kéo dài đủ đế có ảnh hưởng vật chất lên nền kinh
tế hay sự ổn định tài chính. Nhưng chúng tôi thấy điều này rất khó xảy ra.”
Một số giới chức kỳ cựu của Trung Quốc tỏ ra bi
quan hơn.
Qua Twitter, giảng viên kỳ cựu của Học viện Hoa
Kỳ-Trung Quốc và từng là thông tín viên cho đài CNN, Mike Chinoy nói: “Tôi đã
tường thuật về Thiên An Môn năm 1989. Tôi thấy không có cách nào chính phủ
Trung Quốc có thể dung túng những gì đang xảy ra ở Hong Kong. Tôi rất ngại là
việc này sẽ kết thúc xấu.”
Một bài bình luận trên tờ Global Times của Trung
Quốc quy trách cho các cơ quan truyền thông Hoa Kỳ là “tìm cách đánh lạc hướng
và khích động xã hội Hong Kong” bằng cách liên kết phong trào xuống đường với
vụ nổi dậy Thiên An Môn cách đây 1/4 thế kỷ ở Bắc Kinh.
Thứ tư này, ngày 1 tháng 10, sẽ đánh dấu 65 năm
ngày thành lập nước Cộng hoà Nhân dân Trung Hoa. Với người biểu tình đòi dân
chủ còn đang xuống đường và chưa thấy dấu hiệu phong trào chấm dứt, chính quyền
Hong Kong đã loan báo huỷ bỏ việc đốt pháo hoa hàng năm nhân ngày Quốc Khánh
tại cảng Victoria, vì “những quan ngại về an toàn công cộng và sắp xếp chuyên
chở công cộng.”
__._,_.___