Đã
tới lúc VN thừa nhận mạng xã hội?
Angela Vu, Đại học University of
Sydney.
Thủ tướng Nguyễn Tấn Dũng hôm
23/5/2014 có bài trên trang blog của Diễn đàn Kinh tế Thế giới (WEF) để khẳng định về sự hấp dẫn của môi trường kinh doanh tại Việt Nam nhân dịp ông tham dự diễn đàn này tại Philippines.
Đây chỉ là một trong rất nhiều biện pháp được Chính phủ Việt Nam sử dụng để khôi phục hình ảnh Việt Nam trong con mắt các nhà đầu tư nước ngoài sau các cuộc biểu tình quá khích, cướp phá nhằm vào doanh nghiệp Trung Quốc diễn ra tại Bình Dương và Hà Tĩnh sau
sự kiện Trung Quốc hạ đặt giàn khoan dầu trong vùng đặc quyền kinh tế của Việt Nam ngày 1/5 vừa qua.
Điều gây ngạc nhiên cho người dân Việt Nam và giới quan sát không phải là nội dung của bài viết này, mà là việc lần đầu tiên một vị thủ tướng của Việt Nam đã sử dụng mạng xã hội để quảng bá hình ảnh Việt Nam – một đất nước mà tổ chức Phóng viên không
Biên giới (Reporters without Borders) vẫn thường gọi là Kẻ thù của internet (an enemy of the internet) bởi chính sách hạn chế mạng xã hội và tình trạng bắt giữ và bỏ tù những người viết blog bất đồng chính kiến.
Sự kiện Thủ tướng viết blog và những động thái tích cực khác gần đây đã khiến không ít người đặt câu hỏi: Liệu có một sự thay đổi trong chính sách của Chính phủ trong việc sử dụng mạng xã hội ở Việt Nam?
Những tín hiệu đáng mừng
Còn nhớ chỉ hơn một tháng trước, người dân và cộng đồng mạng ở Việt Nam đã hồ hởi hoan nghênh việc Phó Thủ tướng Vũ Đức Đam quyết định đi thị sát tình hình dịch sởi sau khi đọc Facebook post của một bác sĩ nói về sự nghiêm trọng của bệnh dịch này.
Phó thủ tướng Vũ Đức Đam đã thị sát tình hình dịch sởi sau khi đọc tin từ Facebook
Nhờ chuyến đi này của Phó thủ tướng, những thông tin và
con số thật về tình hình bệnh sởi đã được công khai và
Chính phủ đã có những chỉ đạo quyết liệt để ngăn chặn sự lây lan và dập dịch.
Các nhà báo trong nước ngay lập tức đã lên tiếng ủng hộ việc Chính phủ sử dụng mạng xã hội như một tham khảo cho quyết định điều hành của mình.
Ba ngày sau chuyến thị sát của Phó thủ tướng, VietnamNet đã
có bài viết BấmRút ASIAD, Chính phủ và… Facebook nói về vai trò ngày càng
quan trọng của mạng xã hội, đặc biệt là Facebook, một mạng xã hội phổ biến nhất và có tới 25 triệu người sử dụng ở Việt Nam.
Theo bài viết, Facebook là kênh thông tin nhanh
nhậy và đa chiều, là một sự tham khảo không thể thiếu đối với những nhà lãnh đạo ra quyết sách chứ không chỉ là nơi cư dân mạng, các blogger…
bày tỏ những quan điểm bất đồng chính kiến như nhiều người thường nghĩ.
“Mạng xã hội là nơi dội lại các chính sách
ban hành một cách nhanh chóng và đầy đủ và “nó cũng chân
thực hơn rất nhiều các bản báo cáo của các bộ, ngành gửi lên – nhiều khi cố ý giấu nhẹm những vấn đề thực tế để bảo vệ thành tích ngành,
vì lợi ích cá nhân
của ai đó”.”
Tác giả bài viết thậm chí còn thẳng thắn rằng những ý kiến yêu cầu phải chặn, đóng cửa Facebook tại Việt Nam “cho thấy sự thiếu nhạy cảm với những công cụ mà nếu biết tận dụng sẽ rất hữu ích cho Nhà nước.”
Một thực tế thú vị khác là trong những tuần gần đây, các nhà báo trong nước đã thường xuyên trích dẫn công khai những thông tin từ mạng xã hội làm cơ sở để đưa ra các câu hỏi tại các cuộc họp báo của Chính phủ về dịch sởi hay vấn đề Biển Đông – điều trước đây rất ít người dám làm. Trên thực tế, các nhà báo trước đây khi dùng
thông tin mạng xã hội thường không dẫn nguồn.
Thêm vào đó, không chỉ có những tin tức thời sự về biển Đông mà cả những bài phân tích về quan hệ Việt – Trung, động thái hay dở của Chính phủ hay những thông tin về việc tổ chức, tham gia, diễn biến của các cuộc biểu tình ôn hòa đã được chia sẻ rộng rãi và liên tục trên các trang blog, Facebook mà không gặp trở ngại.
Người dân đang được hít thở một bầu không khí tự do chừng như chưa bao giờ có!
Nới lỏng tạm thời hay vĩnh viễn?
Mạng xã hội cũng là nơi chỉ ra những sai sót chính tả như biển hiệu tiếng Anh trong nghi
lễ này.
Tận hưởng quyền tự do mới nhưng không ít người đã tự hỏi sự nới lỏng này của Chính phủ sẽ kéo dài bao lâu?
Câu hỏi này hoàn toàn có lý vì Chính phủ Việt Nam có “bề dày” lịch sử hạn chế và kiểm duyệt báo chí và mạng xã hội.
Chỉ chưa đầy một năm trước, hồi tháng 9/2013, Việt Nam đã ban hành Nghị định 72 về Quản lý, cung cấp, sử dụng dịch vụ Internet và thông
tin trên mạng trong đó cấm người sử dụng mạng xã hội cung cấp, chia sẻ tin tức thời sự tổng hợp (khoản 4, điều 20).
Lý do là nhằm ngăn chặn việc vi phạm bản quyền và bảo vệ an ninh quốc gia nhưng thực chất, đây là quy định nhằm thắt chặt sử kiểm soát đối với những nội dung được đăng tải và chia sẻ trên mạng xã hội.
Trong khi các thể chế dân chủ cho rằng những phản biện, phê phán thậm chí chỉ trích sẽ giúp họ tiến bộ hơn thì việc lắng nghe những tiếng nói trái chiều vẫn khó được Chính phủ Việt Nam chấp nhận.
Cho đến nay, theo tổ chức Phóng viên không
Biên giới, Việt Nam vẫn còn giam giữ 33 bloggers và rất nhiều trong số họ bị bỏ tù vì “tuyên truyền chống Nhà nước” và “lợi dụng các quyền tự do dân chủ”.”
Hôm 5/5 vừa qua, Hà Nội đã bắt giữ blogger nổi tiếng Nguyễn Hữu Vinh, người sáng lập trang blog
Anhbasam và nhân viên của ông là chị Nguyễn Thị Minh Thúy cũng vì
tội lợi dụng các quyền tự do dân chủ.
Cách đây khoảng hai năm, không lâu sau khi Thủ tướng Nguyễn Tấn Dũng tái đắc cử nhiệm kỳ hai, Việt Nam từng “nếm” sức mạnh của mạng xã hội khi những thông tin mất đoàn kết, đấu đá nghiêm trọng trong nội bộ Đảng và Chính phủ được tung ra trên các
trang blogs Quan Làm Báo và Dân làm báo và trở thành tâm điểm của đời sống dư luận đồng thời đem lại một sự thất vọng lớn trong nhân dân.
Ngày 12/9/2012, Thủ tướng đã chỉ đạo điều tra, xử lý hai trang
blogs có nội dung “bôi đen bộ máy lãnh đạo của đất nước” này cùng với một số mạng xã hội khác.
Chỉ đạo của Thủ tướng cũng yêu cầu các cán bộ đảng viên, công chức, viên chức nhà nước không xem, không
sử dụng loan truyền những thông tin phản động từ những blogs và
website này.
Yêu cầu Bộ Thông tin Truyền thông “khẩn trương trình” nghị định về Quản lý, cung cấp, sử dụng dịch vụ Internet và thông
tin trên mạng cũng là một trong những nội dung của chỉ đạo này.
Tiến trình dân chủ hóa đời sống chính trị ở Việt Nam đang trong một giai đoạn phát triển quan trọng với những nhân tố thuận lợi.
Liệu Việt Nam sẽ đẩy nhanh tiến trình này thông
qua việc duy trì sự nới lỏng quản lý mạng xã hội, tránh xa khỏi cái bóng của Trung Quốc hay sẽ quay lại với những hạn chế cũ khi những biến cố lớn cần huy động sức mạnh toàn dân như việc Trung Quốc hạ đặt giàn khoan trái
phép qua đi?
Thực tế cho thấy mạng xã hội đã khiến người Việt Nam trở nên mạnh bạo, hiểu biết và ủng hộ dân chủ hơn.
Với sự duy trì của chế độ một Đảng lãnh đạo và với lịch sử áp chế báo chí và mạng xã hội, nhiều khả năng Chính phủ Việt Nam sẽ lựa chọn trở về con đường cũ.
Tuy nhiên, trong bối cảnh người dân Việt trong và ngoài nước chưa bao giờ đoàn kết và đồng lòng yêu nước như hiện nay, nếu chọn con đường đẩy mạnh dân chủ hóa, đây sẽ là cơ hội tuyệt vời cho Chính phủ Việt Nam cải thiện lòng tin trong
nhân dân, vượt qua những thách thức nội bộ và quan trọng hơn cả là tạo ra những tiền đề tốt để đưa đất nước tiến lên.
Nguồn: bbc.co.uk
__._,_.___
Đã tới lúc VN thừa nhận mạng
xã hội?
Cái ác của Chế độ CS đối với
những nhà phản kháng
Angela Vu
Gửi tới BBC Tiếng
Việt từ Sydney
Cập nhật: 13:09
GMT - thứ năm, 29 tháng 5, 2014
- Facebook
- Twitter
- Google+
- chia sẻ
- Gửi cho
bạn bè
- In trang này
Thủ tướng Nguyễn
Tấn Dũng hôm 23/5/2014 có bài trên trang blog của Diễn đàn Kinh tế Thế giới
(WEF) để khẳng định về sự hấp dẫn của môi trường kinh doanh tại Việt Nam nhân
dịp ông tham dự diễn đàn này tại Philippines.
Các bài liên quan
Chủ đề liên quan
Đây chỉ là một trong rất
nhiều biện pháp được Chính phủ Việt Nam sử dụng để khôi phục hình ảnh Việt Nam
trong con mắt các nhà đầu tư nước ngoài sau các cuộc biểu tình quá khích, cướp
phá nhằm vào doanh nghiệp Trung Quốc diễn ra tại Bình Dương và Hà Tĩnh sau sự
kiện Trung Quốc hạ đặt giàn khoan dầu trong vùng đặc quyền kinh tế của Việt Nam
ngày 1/5 vừa qua.
Điều gây ngạc nhiên cho
người dân Việt Nam và giới quan sát không phải là nội dung của bài viết này, mà
là việc lần đầu tiên một vị thủ tướng của Việt Nam đã sử dụng mạng xã hội để
quảng bá hình ảnh Việt Nam – một đất nước mà tổ chức Phóng viên không Biên giới
(Reporters without Borders) vẫn thường gọi là Kẻ thù của internet (an enemy of
the internet) bởi chính sách hạn chế mạng xã hội và tình trạng bắt giữ và bỏ tù
những người viết blog bất đồng chính kiến.
Sự kiện Thủ tướng viết
blog và những động thái tích cực khác gần đây đã khiến không ít người đặt câu
hỏi: Liệu có một sự thay đổi trong chính sách của Chính phủ trong việc sử dụng
mạng xã hội ở Việt Nam?
Những tín hiệu đáng mừng
Còn nhớ chỉ hơn một
tháng trước, người dân và cộng đồng mạng ở Việt Nam đã hồ hởi hoan nghênh việc
Phó Thủ tướng Vũ Đức Đam quyết định đi thị sát tình hình dịch sởi sau khi đọc
Facebook post của một bác sĩ nói về sự nghiêm trọng của bệnh dịch này.
Phó thủ tướng Vũ
Đức Đam đã thị sát tình hình dịch sởi sau khi đọc tin từ Facebook
Nhờ chuyến đi này của
Phó thủ tướng, những thông tin và con số thật về tình hình bệnh sởi đã được
công khai và Chính phủ đã có những chỉ đạo quyết liệt để ngăn chặn sự lây lan
và dập dịch.
Các nhà báo trong nước
ngay lập tức đã lên tiếng ủng hộ việc Chính phủ sử dụng mạng xã hội như một
tham khảo cho quyết định điều hành của mình.
Ba ngày sau chuyến thị
sát của Phó thủ tướng, VietnamNet đã có bài viếtBấmRút
ASIAD, Chính phủ và... Facebook nói về vai trò ngày càng quan trọng
của mạng xã hội, đặc biệt là Facebook, một mạng xã hội phổ biến nhất và có tới
25 triệu người sử dụng ở Việt Nam.
Theo bài viết, Facebook
là kênh thông tin nhanh nhậy và đa chiều, là một sự tham khảo không thể thiếu
đối với những nhà lãnh đạo ra quyết sách chứ không chỉ là nơi cư dân mạng, các
blogger... bày tỏ những quan điểm bất đồng chính kiến như nhiều người thường
nghĩ.
"Mạng xã hội là
nơi dội lại các chính sách ban hành một cách nhanh chóng và đầy đủ và “nó cũng
chân thực hơn rất nhiều các bản báo cáo của các bộ, ngành gửi lên - nhiều khi
cố ý giấu nhẹm những vấn đề thực tế để bảo vệ thành tích ngành, vì lợi ích cá
nhân của ai đó”."
Mạng xã hội là nơi dội lại
các chính sách ban hành một cách nhanh chóng và đầy đủ và “nó cũng chân thực
hơn rất nhiều các bản báo cáo của các bộ, ngành gửi lên - nhiều khi cố ý giấu
nhẹm những vấn đề thực tế để bảo vệ thành tích ngành, vì lợi ích cá nhân của ai
đó”.
Tác giả bài viết thậm
chí còn thẳng thắn rằng những ý kiến yêu cầu phải chặn, đóng cửa Facebook tại
Việt Nam “cho thấy sự thiếu nhạy cảm với những công cụ mà nếu biết tận dụng sẽ
rất hữu ích cho Nhà nước.”
Một thực tế thú vị khác
là trong những tuần gần đây, các nhà báo trong nước đã thường xuyên trích dẫn
công khai những thông tin từ mạng xã hội làm cơ sở để đưa ra các câu hỏi tại
các cuộc họp báo của Chính phủ về dịch sởi hay vấn đề Biển Đông – điều trước đây
rất ít người dám làm. Trên thực tế, các nhà báo trước đây khi dùng thông tin
mạng xã hội thường không dẫn nguồn.
Thêm vào đó, không chỉ
có những tin tức thời sự về biển Đông mà cả những bài phân tích về quan hệ Việt
- Trung, động thái hay dở của Chính phủ hay những thông tin về việc tổ chức,
tham gia, diễn biến của các cuộc biểu tình ôn hòa đã được chia sẻ rộng rãi và
liên tục trên các trang blog, Facebook mà không gặp trở ngại.
Người dân đang được hít
thở một bầu không khí tự do chừng như chưa bao giờ có!
Nới lỏng tạm thời hay vĩnh viễn?
Mạng xã hội cũng là nơi
chỉ ra những sai sót chính tả như biển hiệu tiếng Anh trong nghi lễ này.
Tận hưởng quyền tự do
mới nhưng không ít người đã tự hỏi sự nới lỏng này của Chính phủ sẽ kéo dài bao
lâu?
Câu hỏi này hoàn toàn có
lý vì Chính phủ Việt Nam có “bề dày” lịch sử hạn chế và kiểm duyệt báo chí và
mạng xã hội.
Chỉ chưa đầy một năm
trước, hồi tháng 9/2013, Việt Nam đã ban hành Nghị định 72 về Quản lý, cung
cấp, sử dụng dịch vụ Internet và thông tin trên mạng trong đó cấm người sử dụng
mạng xã hội cung cấp, chia sẻ tin tức thời sự tổng hợp (khoản 4, điều 20).
Lý do là nhằm ngăn
chặn việc vi phạm bản quyền và bảo vệ an ninh quốc gia nhưng thực chất, đây là
quy định nhằm thắt chặt sử kiểm soát đối với những nội dung được đăng tải và
chia sẻ trên mạng xã hội.
Trong khi các thể chế
dân chủ cho rằng những phản biện, phê phán thậm chí chỉ trích sẽ giúp họ tiến
bộ hơn thì việc lắng nghe những tiếng nói trái chiều vẫn khó được Chính phủ
Việt Nam chấp nhận.
Cho đến nay, theo tổ
chức Phóng viên không Biên giới, Việt Nam vẫn còn giam giữ 33 bloggers và rất
nhiều trong số họ bị bỏ tù vì “tuyên truyền chống Nhà nước” và “lợi dụng các
quyền tự do dân chủ”.
"Cho đến nay,
theo tổ chức Phóng viên không Biên giới, Việt Nam vẫn còn giam giữ 33 bloggers
và rất nhiều trong số họ bị bỏ tù vì “tuyên truyền chống Nhà nước” và “lợi dụng
các quyền tự do dân chủ”."
Hôm 5/5 vừa qua, Hà Nội
đã bắt giữ blogger nổi tiếng Nguyễn Hữu Vinh, người sáng lập trang blog
Anhbasam và nhân viên của ông là chị Nguyễn Thị Minh Thúy cũng vì tội lợi dụng
các quyền tự do dân chủ.
Cách đây khoảng hai năm,
không lâu sau khi Thủ tướng Nguyễn Tấn Dũng tái đắc cử nhiệm kỳ hai, Việt Nam
từng “nếm” sức mạnh của mạng xã hội khi những thông tin mất đoàn kết, đấu đá
nghiêm trọng trong nội bộ Đảng và Chính phủ được tung ra trên các trang blogs
Quan Làm Báo và Dân làm báo và trở thành tâm điểm của đời sống dư luận đồng
thời đem lại một sự thất vọng lớn trong nhân dân.
Ngày 12/9/2012, Thủ
tướng đã phải chỉ đạo điều tra, xử lý hai trang blogs có nội dung “bôi đen bộ
máy lãnh đạo của đất nước” này cùng với một số mạng xã hội khác.
Chỉ đạo của Thủ tướng
cũng yêu cầu các cán bộ đảng viên, công chức, viên chức nhà nước không xem,
không sư dụng loan truyền những thông tin phản động từ những blogs và website
này.
Yêu cầu Bộ Thông tin
Truyền thông “khẩn trương trình” nghị định về Quản lý, cung cấp, sử dụng dịch
vụ Internet và thông tin trên mạng cũng là một trong những nội dung của chỉ đạo
này.
Tiến trình dân chủ hóa
đời sống chính trị ở Việt Nam đang trong một giai đoạn phát triển quan trọng
với những nhân tố thuận lợi.
Liệu Việt Nam sẽ đẩy
nhanh tiến trình này thông qua việc duy trì sự nới lỏng quản lý mạng xã hội,
tránh xa khỏi cái bóng của Trung Quốc hay sẽ quay lại với những hạn chế cũ khi
những biến cố lớn cần huy động sức mạnh toàn dân như việc Trung Quốc hạ đặt
giàn khoan trái phép qua đi?
Thực tế cho thấy mạng xã
hội đã khiến người Việt Nam trở nên mạnh bạo, hiểu biết và ủng hộ dân chủ hơn.
Với sự duy trì của chế
độ một Đảng lãnh đạo và với lịch sử áp chế báo chí và mạng xã hội, nhiều khả
năng Chính phủ Việt Nam sẽ lựa chọn trở về con đường cũ.
Tuy nhiên, trong bối
cảnh người dân Việt trong và ngoài nước chưa bao giờ đoàn kết và đồng lòng yêu
nước như hiện nay, nếu chọn con đường đẩy mạnh dân chủ hóa, đây sẽ là cơ hội
tuyệt vời cho Chính phủ Việt Nam cải thiện lòng tin trong nhân dân, vượt qua
những thách thức nội bộ và quan trọng hơn cả là tạo ra những tiền đề tốt để đưa
đất nước tiến lên.
Công
hàm Phạm Văn Đồng 1958 có hiệu lực pháp lý hay không?
Gia
Minh, PGĐ Ban Việt ngữ RFA
2014-05-29
2014-05-29
- In trang
này
- Chia
sẻ
- Ý kiến của Bạn
- Email
Công hàm ông Phạm Văn Đồng gửi Trung Quốc
RFA file
Trung Quốc vừa qua lại
đưa ra Công hàm Phạm Văn Đồng năm 1958 để biện luận cho hành động của họ tại
khu vực Biển Đông. Bộ Ngoại giao Việt Nam cũng đã họp báo phản đối cho rằng
công hàm đó vô hiệu. Thủ tướng Nguyễn Tấn Dũng cũng nói đến việc kiện Trung Quốc
về việc xâm chiếm biển đảo của Việt Nam.
Gia Minh đặt một số câu hỏi liên quan với nhà nghiên cứu Trương
Nhân Tuấn hiện đang ở tại Pháp về các vấn đề đó:
Tùy tư cách pháp nhân
Gia Minh: Ông không đồng ý với một số ý kiến cho rằng Công Hàm Phạm Văn
Đồng năm 1958 là vô hiệu, vậy những điểm chính ông muốn nêu ra là gì?
Trương Nhân Tuấn: Công hàm 1958 có hiệu lực ràng buộc pháp lý hay không, theo tôi,
là do quan điểm của nhà cầm quyền Việt Nam hôm nay về tư cách pháp nhân của
thực thể Việt Nam Dân Chủ Cộng Hòa trong thời kỳ từ 1954 đến 1975.
Theo như lập trường của Việt Nam hôm nay, qua lời tuyên bố của
các viên chức bộ ngoại giao phát biểu trong hôm họp báo vừa rồi, nước Việt Nam
Dân Chủ Cộng Hòa và Việt Nam Cộng Hòa ngày trước là hai quốc gia độc lập, có
chủ quyền. Trên quan điểm này thì tôi cho rằng công hàm 1958 của Phạm Văn Đồng
có hiệu lực pháp lý ràng buộc.
Vì sao? Tại vì nếu Việt Nam Dân Chủ Cộng Hòa là một quốc gia độc
lập có chủ quyền, thì công hàm của ông Đồng là một tuyên bố đơn phương, nội
dung nhìn nhận tuyên bố về chủ quyền và hải phận của Trung Quốc.
Công hàm 1958 có hiệu lực ràng buộc pháp lý hay không, theo tôi,
là do quan điểm của nhà cầm quyền VN hôm nay về tư cách pháp nhân của thực thể
VNDCCH trong thời kỳ từ 1954 đến 1975.
-Trương Nhân Tuấn
-Trương Nhân Tuấn
Để dễ hiểu, tôi lấy thì dụ về cái tuyên bố đơn phương về vùng
“nhận diện phòng không của” Trung Quốc hôm 23 tháng 11 năm ngoái 2013. Tuyên bố
này, một cách tổng quát, thì phù hợp với luật pháp và tập quán quốc tế. Nếu
không có nước nào lên tiếng phản đối, hay bảo lưu một điều khoản nào, thì tự
động tuyên bố “vùng nhận diện phòng không” của Trung Quốc có hiệu lực. Ta thấy
Nhật, Mỹ, Nam Hàn cùng nhiều nước khác đồng loạt lên tiếng phản đối. Các nước
này phản đối vì chồng lấn vùng nhận diện phòng không của nước họ đã đặt ra từ
trước, trong thời chiến tranh lạnh, mặt khác, còn có chồng lấn do tranh chấp
chủ quyền giữa Nhật và Trung Quốc tại quần đảo Điếu Ngư. Các nước khác thì phản
đối điều khoản mà trong đó Trung Quốc đe dọa sẽ sử dụng vũ lực nếu vùng “nhận
diện phòng không” của họ bị xâm phạm. Những nước không lên tiếng, thì tôn trọng
tuyên bố này. Mình thấy hôm nay, các hãng hàng không dân sự, kể cả của Nhật hay
của Mỹ, cũng hải tôn trọng vùng trời của Trung Quốc.
Trở lại công hàm 1958 của ông Phạm Văn Đồng. Ta biết tuyên bố
của Trung Quốc về lãnh thổ và hải phận ngày 4-9-1958 là phù hợp với các công ước
quốc tế vềBiển đã được một số nước ký kết vào tháng 4 cùng năm, trong đó có
Trung Hoa Dân Quốc, tức Đài Loan hiện nay. Vì chính quyền Bắc Kinh không phải
là đại diện nước Trung Hoa ở LHQ do đó tuyên bố của Trung Quốc là cần thiết.
Tương tự như tuyên bố về “vùng nhận diện phòng không” vừa rồi, nếu không ai lên
tiếng phản đối, thì tự động nó có hiệu lực.
Tức là, thay vì phản lên tiếng phản đối hay bảo lưu chủ quyền
của Việt Nam tại Hoàng Sa và Trường Sa, nhà nước Việt Nam Dân Chủ Cộng Hòa lại
lên tiếng ủng hộ nó.
Hiện nay, các viên chức cũng như học giả Việt Nam cố gắng bào
chữa ràng công hàm 1958 của ông Đồng chỉ công nhận hải phận 12 hải lý của Trung
Quốc, chứ không công nhận chủ quyền của Trung Quốc tại Hoàng Sa và Trường Sa.
Những lý lẽ bào chữa này không hề thuyết phục. Giả sử rằng công hàm này không
có hiện hữu, tức là ông Đồng chưa bao giờ ký công hàm này, thì thái độ im lặng
của nhà nước Việt Nam Dân Chủ Cộng Hòa trước tuyên bố đơn phương, công khai của
Trung Quốc, được hiểu như là sự “im lặng đồng tình”.
Còn nếu quan niệm rằng, trong khoản 1954 và 1975 nước Việt Nam
bị phân chia theo hiệp định Genève 1954 thành hai vùng lãnh thổ tại vĩ tuyến
17, lần lượt mang tên: Việt Nam Dân Chủ Cộng Hòa và Việt Nam Cộng Hòa. Vĩ tuyến
17 là đường ranh quân sự tạm thời, không phải là đường phân định biên giới về
chính trị hay lãnh thổ.
Công hàm Phạm Văn Đồng 1958
Nội dung Hiệp định Genève xác nhận Việt Nam là nước độc lập,
toàn vẹn lãnh thổ, có chủ quyền và thống nhất. Điều này được tái xác nhận theo
Hiệp định Paris năm 1973.
Điều này thể hiện lên thực tế. Trong khoảng thời gian từ 1954
đến 1973, không có bất kỳ quốc gia nào trên thế giới nhìn nhận sự hiện hữu của
hai quốc gia Việt Nam. Khối Tư bản nhìn nhận Việt Nam Cộng Hòa là đại diện của
nước Việt Nam duy nhất. Khối XHCN công nhận Việt Nam Dân Chủ Cộng Hòa là đại
diện nước Việt Nam duy nhất. Nước này nhìn nhận phía này thì không nhìn nhận
phía kia, hay ngược lại.
Trên tinh thần một nước Việt Nam “độc lập, có chủ quyền, thống
nhất, toàn vẹn lãnh thổ” của các hiệp ước 1954 và 1973, thì bất kỳ các tuyên
bố, các hành vi đơn phương của một bên (Việt Nam Dân Chủ Cộng Hòa và Việt Nam
Cộng Hòa), nếu có làm tổn hại đến việc toàn vẹn lãnh thổ của Việt Nam, chúng
đều không có giá trị.
Công hàm 1958 của ông Phạm Văn Đồng viết trong khoản thời gian
1954-1973, có liên quan đến chủ quyền và toàn vẹn lãnh thổ của Việt Nam, đi
ngược lại tinh thần hai Hiệp định 1954 và 1973, do đó không có giá trị pháp lý
ràng buộc.
Quan điểm này phù hợp với thực tế lịch sử, thực tế pháp lý của
hai miền Nam Bắc Việt Nam trong thời kỳ 1954-1975. Và cũng là một quan điểm có
lợi, vì Việt Nam gỡ bỏ được những hứa hẹn, những cam kết mà nhà cầm quyền Việt
Nam Dân Chủ Cộng Hòa đã thể hiện với nhà cầm quyền Trung Quốc trong quá khứ.
Tôi vừa mới gởi một lá thư không niêm, gởi lên TT Nguyễn Tân Dũng với nội dung
tương tự. Hy vọng Việt Nam kịp thời thay đổi lập trường của mình để có một tư
thế mạnh hơn, nếu vấn đề tranh chấp được đưa ra một trọng tài quốc tế để phân
xử.
Kiện Trung Quốc như
thế nào?
Gia Minh: Theo ông biện pháp kiện Trung Quốc từ phía Việt Nam hiện nay cần
tiến hành ra sao và kiện ra các tòa án nào?
Trương Nhân Tuấn: Trước hết là mình phải biết phía Trung Quốc họ bảo lưu ở LHQ các
điều nào, từ đó mình mới biết Việt Nam có thể kiện ở các điều gì, sau đó là
kiện ra tòa án nào.
Theo tôi biết, năm 2006 Trung Quốc có bảo lưu ở LHQ, là họ không
chấp nhận bất kỳ thủ tục nào, qui định theo mục 2, Phần XV của Công ước, đối
với tất cả các loại tranh chấp được ghi ở các khoản a), b) và c) của điều 298
của Công ước.
Tức là Trung Quốc không nhìn nhận thẩm quyền của Tòa liên quan
các vụ tranh chấp chủ quyền, cũng không nhìn nhận trọng tài để phân định ranh
giới trên biển.
Tức là, trong vụ giàn khoan 981, Việt Nam không thể kiện Trung
Quốc ra Tòa về tranh chấp chủ quyền các đảo, cũng không thể kiện để nhờ phân
định ranh giới biển, thí dụ giữa đảo Hải Nam và bờ biển Việt Nam. Điều duy nhất
mà Việt Nam có thể kiện là về hiệu lực các đảo Hoàng Sa. Nhưng mà nếu Việt Nam
đệ đơn kiện về điều này thì Việt Nam mặc nhiên nhìn nhận chủ quyền của Trung
Quốc tại quần đảo Hoàng Sa rồi!
Trước hết là mình phải biết phía Trung Quốc họ bảo lưu ở LHQ các
điều nào, từ đó mình mới biết Việt Nam có thể kiện ở các điều gì, sau đó là
kiện ra tòa án nào.
-Trương Nhân Tuấn
-Trương Nhân Tuấn
Gia Minh: Vụ kiện nếu Việt Nam tiến hành sẽ khác vụ kiện mà Philippines
đang kiện Trung Quốc về tranh chấp lãnh hải ở khu vực Biển Đông ra sao?
Trương Nhân Tuấn: Thì nếu kiện, Việt Nam sẽ kiện tương tự như Philippines mà thôi.
Có điều Việt Nam sẽ không có được tư thế thoải mái như là Philippines.
Philippines kiện Trung Quốc gồm 10 điều, nội dung đại khái: kiện
về yêu sách đường 9 đoạn của Trung Quốc, về quyền chiếm hữu các cấu trúc địa lý
lúc chìm lúc nổi ở trong hải phận của Philippines, về việc chiếm đóng và xây
dựng trên các bãi lúc chìm lúc nổi, về hiệu lực của các bãi đá, về quyền tự do
hàng hải…
Còn Việt Nam kiện, xem lại danh sách bảo lưu của Trung Quốc, nếu
không lầm thì Việt Nam sẽ chỉ có thể kiện Trung Quốc về hiệu lực các đảo thuộc
Hoàng Sa mà thôi. Ở đây là hiệu lực đảo Tri Tôn. Mà khi làm điều này, như đã
nói, gián tiếp Việt Nam lại công nhận chủ quyền của Trung Quốc tại quần đảo
Hoàng Sa rồi. Vì nếu quần đảo Hoàng Sa là của mình, thì mắc mớ gì mình đi kiện?
Mặt khác, khi kiện như vậy, Việt Nam cũng làm một cuộc phiêu lưu
khác không kém phần nguy hiểm. Là vì Việt Nam cũng chủ trương các đảo Hoàng Sa
có hiệu lực tối đa, theo như các bản đồ thấy trên báo chí thế giới hiện nay,
hay theo một tuyên bố về hải phận của Việt Nam từ thập niên 80.
Thói thường thì mình đâu thể cấm người khác có chủ trương giống
như mình? VN đã từng chủ trương các đảo có hiệu lực tối đa, thì bây giờ đâu thể
nào kiện Trung Quốc khi Trung Quốc cũng chủ trương y như vậy được?
Vì thế tình hình Việt Nam hôm nay thật là tiến thoái lưỡng nan.
Vì thế để thoát ra khỏi tình thế này, nhà nước Việt Nam nên thực
hành ý kiến của tôi vừa nói ở trên. Tức là tuyên bố Công hàm 1958 của ông Phạm
Văn Đồng viết trong khoản thời gian 1954-1973, vì có liên quan đến chủ quyền và
toàn vẹn lãnh thổ của Việt Nam, vì đi ngược lại tinh thần hai Hiệp định 1954 và
1973, do đó không có giá trị pháp lý ràng buộc.
Sau đó, Tôi nghĩ rằng Việt Nam vẫn còn phương pháp để mà thoát
ra khỏi cảnh khó khăn hôm nay.
Gia Minh: Ý kiến người dân trong nước và những cộng đồng người Việt ở nước
ngoài sẽ có giá trị ra sao khi được đưa vào vụ kiện?
Trương Nhân Tuấn: Theo tôi, ý kiến của cộng đồng người Việt nước ngoài cũng như dư
luận quốc tế sẽ ảnh hưởng đến thái độ của Trung Quốc. Cho dầu thế nào thì Trung
Quốc cũng không thể bất chấp dư luận quốc tế, trong khi khu vực biển Đông là
nơi vận chuyển hàng hóa khoảng 50% số lượng thế giới. Nếu khu vực bất ổn, kinh
tế cả thế giới bị ảnh hưởng, chắc chắn các nước sẽ làm áp lực. Mình cũng thấy
Mỹ và Nhật họ cũng ủng hộ Việt Nam, mặc dầu còn trong chừng mực, nhưng là điều
tốt.
Theo tôi, việc đi kiện là thiên nan vạn nan, nhưng việc chuẩn bị
đi kiện, khua chuông gióng trống lên cho mọi người biết mình đi kiện, sẽ tạo
cho Việt Nam một tư thế chính đáng. Quan trọng là việc hóa giải công hàm 1958.
Việc này tạo cho Việt Nam một tư thế thoải mái hơn về chủ quyền của Việt Nam
tại Hoàng Sa. Việt Nam có thể có những hành động mạnh bạo hơn trong việc đáp
trả những hành vi côn đồ của Trung Quốc, như đâm chìm tàu của Việt Nam. Và đó
sẽ là hành động tự vệ chính đáng, được LHQ nhìn nhận.
Gia Minh: Cám ơn ông Trương Nhân Tuấn.
Vụ giàn khoan HD–981 :
Hà Nội tố cáo tàu hải quân Trung Quốc chĩa súng đe dọa tàu Việt Nam
REUTERS/Nguyen Minh
Đức Tâm
Ngày hôm nay,
29/05/2014, chính quyền Việt Nam tố cáo tàu hải quân Trung Quốc chĩa súng đe
dọa các tàu dân sự của Việt Nam, trong khu vực mà Bắc Kinh hạ đặt giàn khoan
dầu thuộc vùng biển của Việt Nam.
Từ đầu tháng Năm đến nay, Trung Quốc đã liên tiếp điều nhiều
tàu, trong đó có tàu chiến tới khu vực hạ đặt giàn khoan để bảo vệ. Các tàu của
Trung Quốc đã phun vòi rồng, tấn công, đâm thẳng vào tàu kiểm ngư và cảnh sát
biển của Việt Nam.
Đồng thời, các tàu chiến của Trung Quốc còn đe dọa các tàu chấp
pháp của Việt Nam. Ông Hà Lê, Phó Cục trưởng Cục Kiểm Ngư cho AFP biết : « Khi chúng tôi tiến lại gần các tàu
chiến Trung Quốc bảo vệ giàn khoan, họ đã mở bạt che súng, quay và chĩa súng
vào các tàu Việt Nam ».
Truyền thông của Nhật Bản đưa tin là trong một vụ đối đầu, có ít
nhất 8 tàu của Trung Quốc đã bao vây và chĩa súng vào một tàu cảnh sát biển của
Việt Nam, chỉ cách giàn khoan dầu của Trung Quốc khoảng 6 cây số.
Một phóng viên của báo Yomiuri Shimbun, Nhật Bản, có mặt tại
hiện trường, tường thuật là một tàu của Trung Quốc đã tiến sát gần tàu Việt Nam
và khi chỉ cách khoảng 200 mét thì chĩa súng về phía tàu Việt Nam.
Theo nguồn tin này, có ít nhất khoảng 100 tàu Trung Quốc có mặt
trong khu vực hạ đặt giàn khoan.
Ngày 27/05, Hà Nội tố cáo tàu Trung Quốc đâm chìm một tàu đánh
cá của Việt Nam.
Các vụ đối đầu giữa các tàu Trung Quốc và Việt Nam đã làm 12
người Việt Nam bị thương và có ít nhất 30 tàu của Việt Nam bị tàu Trung Quốc
đâm, gây hư hỏng.
__._,_.___
No comments:
Post a Comment
Thanks for watching