TT Obama Đang Ở Đâu?
Vũ Linh
...Khi lên tiếng thì câu đầu tiên là “tôi
không biết gì, chỉ mới đọc báo hay coi CNN
thôi”...
Nếu quý độc giả trả lời câu hỏi mở đầu này là TT Obama đang ở trong Tòa Bạch Ốc, thì có vẻ hiển nhiên. Sự thật chưa hẳn như vậy.
Trong lịch sử cận đại của Mỹ, nhiệm kỳ hai của các tổng thống luôn luôn là một chuỗi dài vật lộn với những khó khăn đau đầu hay xì-căng-đan nhức răng. TT Nixon bị vụ Watergate phải từ chức. TT Reagan bán vũ khí cho Iran lấy tiền yểm trợ kháng chiến quân chống cộng tại Nicaragua, xém bị đàn hạch. TT Clinton bị đàn hạch vì hút xì-gà với cô Monica. TT Bush con bị cuộc chiến Iraq hành, rồi xém bị bão Katrina quét ra khỏi Nhà Trắng, trước khi đụng phải khủng hoảng gia cư và tài chánh.
Nhưng chưa có tổng thống nào phải đối phó với nhiều nghịch cảnh như TT Obama. Hết khủng hoảng này đến xì-căng-đan nọ, ông đã thủ đông đỡ tây, phòng bắc né nam, đủ kiểu. Liên tục không ngừng. Ở đây, ta chưa nói đến những thất bại nặng nề tại Syria và Ukraine.
Câu hỏi TT Obama đang ở đâu được đặt ra khi vụ xì-căng-đan tại Bộ Cựu Chiến Binh –Veteran Affairs Department- mới nhất nổ ra, không ai nghe TT Obama nói gì, cũng chẳng ai thấy mặt ông, cho đến cả tuần sau ông mới lên tiếng, sau khi bộ trưởng Bộ Cựu Chiến Binh đã ra điều trần trước quốc hội mấy ngày.
Và phản ứng của ông đã trở thành một... thông lệ của chính quyền Obama.
Mỗi lần gặp chuyện rắc rối, tổng thống im lặng càng lâu càng tốt cho tới khi không còn im lặng được nữa vì áp lực của truyền thông và dư luận thì mới ra mặt hay lên tiếng. Khi lên tiếng thì câu đầu tiên là “tôi không biết gì, chỉ mới đọc báo hay coi CNN thôi”. Làm như thể ông chỉ là người bàng quang như quý độc giả và kẻ viết này, đọc báo hay coi TV mới biết tin tức. Làm như thể ông không phải là người lãnh đạo chính quyền hiện hữu vậy.
Sau khi phân trần không biết gì, thì đến phần bày tỏ giận dữ, bực mình, như mới đây ông đã “madder than hell” trong vụ cựu chiến binh, đại khái là giận phát điên. Tiếp theo là trốn sau guồng máy hành chánh, hứa hẹn điều tra và có biện pháp kỷ luật với những người có trách nhiệm. Lại một phản ứng của một người bàng quang chứ không phải của người lãnh đạo. Lại chuyện xiả tay đổ thừa vì không bao giờ là lỗi của tổng thống, của người lãnh đạo cả. Tất cả chỉ là lỗi của Bush, hay của trời, của máy ATM, của sóng thần bên Nhật, của phim vớ vẩn trên YouTube, của nhân viên cấp dưới, nhưng không bao giờ là lỗi của người cầm đầu guồng máy chính quyền hay của những xếp lớn.
Bởi vậy mới có câu hỏi TT Obama đang ở đâu, có còn làm tổng thống hay không vậy?
Nhưng ngược lại, khi có chuyện thành công thì dĩ nhiên là tổng thống đang làm việc 24 giờ trên 24, trực tiếp truyền hình cho bàn dân thiên hạ thấy rõ tổng thống thương nước yêu dân, có tinh thần trách nhiệm cao và tài ba xuất chúng như thế nào. Như vụ đột kích giết Osama Bin Laden. Tòa Bạch Ốc mau mắn công bố hình ảnh TT Obama và cả nội các, nín thở chăm chú theo dõi từng giây, từng phút cuộc đột kích đang diễn tiến từ bên kia địa cầu, để rồi sau đó có dịp khua chiêng trống như là thành quả vĩ đại nhất thế kỷ, do đích thân tổng thống điều khiển, chắc là qua điện thoại di động.
Khi một vài anh đối lập nói việc truy lùng và tìm được Bin Laden là công của nhóm đặc công người nhái do TT Bush thành lập, thì chính quyền Obama nhanh nhảu tuyên bố “chuyện xẩy ra dưới chính quyền Obama –under Obama’s watch- thì đó là công của TT Obama”. Dĩ nhiên. Nhưng nếu là thất bại, cho dù là xẩy ra dưới chế độ Obama hay ngay cả trong nội các Obama, thì TT Obama lại là người bàng quang, rất bực mình vì những sai lầm thất bại của người khác.
Thành công là tài của tôi, thất bại là lỗi người khác.
Chỉ trong nhiệm kỳ hai, tính ra được đúng 14 tháng, chính quyền Obama đã phải đối mặt với các khủng hoảng và xì-căng-đan sau:
- ATF –cơ quan trực thuộc Bộ Tư Pháp, chịu trách nhiệm chống ma túy và vũ khí- bán súng cho băng đảng ma tuý, với hy vọng theo dõi những súng đó để truy lùng ra hang ổ và đầu não. Rốt cuộc cả trăm khẩu súng được bán ra, nhưng bị mất dấu, không truy ra được ai hết, cho đến khi một cảnh sát biên phòng bị bắn chết bởi một cây súng do ATF bán. TT Obama đọc báo mới biết tin. Nổi trận lôi đình, đòi điều tra và trừng phạt người trách nhiệm. Cho đến nay, vẫn... điều tra, chưa ai bị trừng phạt. Bộ Trưởng Tư Pháp bình chân như vại.
- Sau khi đại sứ Mỹ và ba nhân viên sứ quán Mỹ bị khủng bố giết chết tại Benghazi, xì-căng-đan nổ ra vì dường như đã có một âm mưu quy mô từ Tòa Bạch Ốc nhằm che dấu sự thật, bảo vệ TT Obama hai tháng trước ngày bầu cử. Ít ra thì trong vụ này TT Obama đã biết tin trước khi phải đọc báo. Nhưng bù lại, chính vì biết tin trước nên đã cố ý đánh lạc hướng dư luận bằng cách ra trước truyền thông loan tin sai lạc. Vụ này cho đến nay vẫn cò cưa, chưa đi đến đâu hết. Hạ Viện mới thành lập tiểu ban điều tra đặc biệt, để xem rõ vai trò của TT Obama trong vụ này như thế nào, câu chuyện thật sự xẩy ra như thế nào, ai chịu trách nhiệm.
- NSA –cơ quan an nình tình báo quốc gia- nghe lén điện thoại, đọc lén email của cả triệu người, vượt xa khỏi mục đích truy lùng khủng bố. TT Obama biết được qua tiết lộ của Washington Post thôi. Rất bực mình, hứa sẽ điều tra, cứu xét. Cho đến nay, chẳng ai biết có điều tra và biện pháp gì hay không. Chỉ thấy Hạ Viện do Cộng Hòa kiểm soát mới ra dự luật giới hạn việc NSA nghe lén thiên hạ. Nhưng dự luật đó còn phải được Thượng Viện do Dân Chủ nắm đa số thông qua và TT Obama phê duyệt.
- Bộ Tư Pháp lén theo dõi một số nhà báo, ký giả, hoàn toàn bất hợp pháp. TT Obama biết được do các báo xì ra. Nổi giận, cho là vài viên chức đã đi quá đà. Đòi điều tra và trừng phạt. Cho đến nay, không ai biết có điều tra gì không. Bộ Trưởng Tư Pháp vẫn còn đó.
- Cơ quan thuế vụ IRS bị tố chơi xấu mấy tổ chức gây quỹ bảo thủ để giúp TT Obama tái đắc cử năm 2012. TT Obama cũng đọc báo mới biết có chuyện, nổi trận lôi đình, ra tay hành động (lần đầu tiên). Một viên chức hạng nhì hay hạng ba gì đó, bị làm con thiêu thân, quy tội và “tình nguyện” từ chức. Dù sao, ván cũng đã đóng thuyền, TT Obama đã tái đắc cử. Chuyện cũ rồi, nhắc làm chi nữa?
- Đầu tháng 10, trang mạng Obamacare được “tưng bừng khai trương”. Tuy chưa “âm thầm đóng cửa”, nhưng còn tệ hơn vậy. Vừa ra là đã luộm thuộm, “trục trặc kỹ thuật” khiến cả triệu người “madder than hell”. TT Obama cũng đọc báo mới biết lộn xộn quá như vậy, bực mình vì đám công chức thấp quá tệ, ra lệnh thay thế nhóm chuyên gia điện toán thảo chương. Kiệt tác để đời của TT Obama đã trở thành đại họa để đời của ông. Sáu tháng sau, bà Bộ Trưởng Y Tế lặng lẽ từ chức.
Đọc những mẫu tin trên mới thấy truyền thông ở Mỹ có công dụng lớn thật. Không có truyền thông, báo và tivi thì ông tổng thống cũng chẳng biết trời trăng gió cuội gì, chẳng biết chuyện gì đang xẩy ra trong chính quyền do ông lãnh đạo và điều khiển từ A đến Z.
Bà Sarah Palin, cựu ứng viên phó tổng thống của ông John McCain đã nói rất rõ, nguồn tin lớn nhất và quan trọng nhất của TT Obama là bản tin trên trang mạng The Drudge Report, một loại diễn đàn trên mạng, toàn tin ngắn kiểu “tin từ thành đến tỉnh” của báo Việt Nam ta thời Cộng Hòa. Mỗi sáng các tổng thống trước như Bush, Clinton, đều đọc bản tin nội bộ của bộ này bộ kia, hay của CIA, NSA, v.v... Nhưng riêng TT Obama thì phải đọc The Drudge Report.
Vấn đề là không hiểu các bộ không báo cáo, phúc trình đầy đủ cho tổng thống, hay có báo cáo mà tổng thống không đọc, hay tổng thống có đọc mà vẫn tuyên bố không biết gì để chạy tội và đổ thừa.
Câu chuyện “không biết” mới nhất liên quan đến Bộ Cựu Chiến Binh.
Bộ Cựu Chiến Binh là bộ lo an sinh sức khỏe cho hàng triệu cựu quân nhân. Các người này, một phần là thương phế binh, nhưng phần lớn là những cựu quân nhân không bị thương gì trên chiến trường, nhưng lớn tuổi, được Bộ Cựu Chiến Binh lo cung cấp dịch vụ y tế, cứu chữa, chăm sóc đầy đủ, qua các nhà thương và bác sĩ của Bộ. Kiểu như Medicare cho cựu quân nhân. Con số cựu quân nhân bệnh nhân này đã tăng vọt mạnh qua hai cuộc chiến tại Afghanistan và Iraq. Chưa kể hàng trăm ngàn cựu chiến binh tại Việt Nam bây giờ đến tuổi lục tuần, thất tuần, ốm đau liên miên.
Mới đây, nữ bác sĩ Katherine Mitchelle, đã xé rào, công khai hóa việc một nhà thương của Bộ Cựu Chiến Binh tại Arizona đã làm giấy tờ giả mạo, cạo sửa, để dấu diếm chuyện một số cựu quân nhân bị bệnh nặng, không được chữa trị, phải nằm chờ tháng này qua năm nọ, rồi chết luôn. Ít ra là 40 người đã ở trong tình trạng này tại bệnh viện này.
Câu chuyện nổ tung như một đại xì-căng-đan, vì tại cái xứ Mỹ này, cựu quân nhân luôn luôn được dân Mỹ kính trọng và muốn họ được Nhà Nước lo cho thật chu đáo. Bây giờ có tới mấy chục người thiệt mạng vì không được cứu chữa chăm sóc, mà bệnh viện lại làm giấy tờ giả, báo cáo láo để dấu diếm.
Bộ trưởng Cựu Chiến Binh, tướng bốn sao hồi hưu Eric Shinseki – gốc Nhật-, bị lôi ra trước quốc hội điều trần. Tại đây mặc dù các thượng nghị sĩ đã tỏ ra rất ái ngại phải hỏi giấy ông, nhưng cũng không thể không hỏi thăm sức khỏe của ông. Và ông Shinseki đã trả lời rất... lè phè, theo mô thức của xếp lớn, TT Obama. Chuyện gì cũng không biết, đã cho điều tra, phải đợi kết quả.
Trước làn sóng phẫn nộ của thiên hạ và các vị dân cử, nhất là trong phe đối lập Cộng Hòa, TT Obama sau khi trốn trong hậu cung cả tuần, đã phải lên truyền hình. Như đã bàn ở trên, vẫn sách lược cũ. Tôi không biết gì cả, mới đọc thấy trên báo, và nghe thấy trên tivi, bực tức đến phát điên –madder than hell-, sẽ phải điều tra, và sẽ không tha cho kẻ có trách nhiệm. TT Obama hiển nhiên muốn nói đến những người có trách nhiệm cấp thấp thôi, còn hai người cao cấp có trách nhiệm lớn nhất là ông tổng thống và ông bộ trưởng thì... không sao, không có trách nhiệm mà đang rất tức giận. Truyền thông phe ta về huà, chấp nhận tổng thống không thể đích thân quản lý hết mọi chuyện, chỉ là trách nhiệm cấp dưới.
Kẻ viết này thắc mắc nếu tổng thống ở quá cao, không có trách nhiệm mà chỉ là trách nhiệm phiá dưới, thì tại sao trước đây TT Bush lại bị quy trách nhiệm quá nhiều như vậy, và bị TT Obama và truyền thông dòng chính sỉ vả dài dài? Tại sao TT Bush lại bị truyền thông đánh thậm tệ vì vụ cứu bão Katrina luộm thuộm? Hai tổng thống, hai tiêu chuẩn đánh giá.
Ở đây có điểm lý thú đáng biết. Tuy TT Obama lần này không đổ thừa cho TT Bush, nhưng bà dân biểu Nancy Pelosi, cựu Chủ Tịch Hạ Viện thì đã đổ thừa cho Bush. Bà tố cáo những chuyện lộn xộn của Bộ Cựu Chiến Binh đã có từ thời Bush. Thế thì 5 năm qua, TT Obama đã làm gì? Bộ trưởng Shinseki đã làm gì? Điều bà cũng “quên” nói là dưới thời TT Bush, chẳng có cựu quân nhân nào phải chờ đến chết cả.
Sau lời tuyên bố chạy tội của TT Obama, truyền thông bảo thủ làm rùm beng hai chuyện:
- Thứ nhất, TT Obama khi còn là thượng nghị sĩ, đã là thành viên tiểu ban lo về vấn đề cựu chiến binh –Veteran Affairs Committee- và ông đã là tiếng nói lớn nhất chỉ trích TT Bush đã lơ là không chú ý việc chăm sóc cho các cựu quân nhân, đã bắt họ chờ quá lâu mới được chăm sóc, chữa trị. Không thể nói ông không biết gì. Trong cuộc tranh cử tổng thống năm 2008, ông long trọng hứa vấn đề này sẽ là ưu tiên hàng đầu (không ai đếm được ứng viên Obama có bao nhiêu ưu tiên hàng đầu nữa), và ông sẽ cung cấp cho các cựu quân nhân “một Bộ Cựu Chiến Binh của thế kỷ thứ 21”, a 21st century VA Affairs Department. (Ai muốn hiểu sao thì hiểu, riêng kẻ viết này chẳng hiểu nghiã là gì. Chưa từng thấy một bộ Cựu Chiến Binh của thế kỷ thứ 21 bao giờ nên không biết nó như thế nào.)
- Thứ nhì, TT Obama cái gì cũng không biết thì có đang ở Tòa Bạch Ốc hay không vậy? Có còn làm tổng thống không?
TT Obama đã phái một phụ tá đặc biệt từ Tòa Bạch Ốc tới bệnh viện tại Arizona để điều tra. Chưa kịp điều tra gì hàng loạt tin tương tự bị xì ra tại nhiều nhà thương khác, như tại Miami, Seatlle, có nhiều cựu quân nhân đã bị thiệt mạng. Bộ Cựu Chiến Binh cũng phải bất đắc dĩ công bố đã có 26 bệnh viện nằm trong danh sách điều tra vì có nhiều cựu quân nhân đã chết.
Đây là một vấn đề cực nhạy cảm vì đụng tới cựu quân nhân và gây thiệt mạng cho quá nhiều người. Các vụ xì-căng-đan trước, tuy lộn xộn, nhưng không có ai chết, ngoại trừ vụ Benghazi có bốn người thiệt mạng. Bây giờ cả mấy chục người đã được biết là thiệt mạng. Còn bao nhiêu người đã chết mà chưa được công bố?
Vấn đề cũng lôi ra ánh sáng vài chuyện không vui nữa.
Thứ nhất, đó là bằng chứng của sự bất tài của chính quyền Obama, không đủ khả năng điều hành guồng máy chính quyền quá lớn. Ngay việc bổ nhiệm tướng Shinseki cũng là chuyện đáng nói. Bộ trưởng là một trách nhiệm có tính cách quản lý. Ông tướng bốn sao có thể rất giỏi ngoài trận mạc. Tướng Shinseki tham chiến tại VN, bị thương hai lần. Nhưng hiển nhiên, ông không phải là một chuyên gia về quản lý một guồng máy hành chánh quá lớn như Bộ Cựu Chiến Binh, lớn thứ nhì sau Bộ Quốc Phòng. Hiện nay ở Mỹ có 6,5 triệu cựu quân nhân. Không phải là tướng thì sẽ giỏi quản lý một cái bộ lo cho lính.
Thứ nhì, nhìn xa hơn, hệ thống y tế trì trệ trong đó các bệnh nhân phải chờ tháng này qua năm nọ mới được chữa trị, thậm chí chờ đến chết luôn, là một hình ảnh khiến ai cũng phải liên tưởng đến kiệt tác để đời của TT Obama, Obamacare. Ai dám bảo đảm hệ thống Obamacare, lo cho sức khoẻ của hơn 300 triệu dân, lớn gấp mấy chục lần hệ thống y tế của Bộ Cựu Chiến Binh, sẽ được điều hành một cách tuyệt hảo, không ai chết vì chờ đợi chữa trị quá lâu?
TT Obama chủ trương một Nhà Nước vú em bao la bát ngát, bao trùm cả vũ trụ. Nhưng với cách điều hành, quản lý luộm thuộm như vậy thì ai dám trao mạng cho các công chức của Obama?
Vụ xì-căng-đan này nghiêm trọng hơn tất cả những xì-căng-đan trước. Hàng loạt nghị sĩ, dân biểu của ngay đảng Dân Chủ, và cả truyền thông phe ta, đã phải lên tiếng chỉ trích, đòi điều tra cho ra hết sự thật, thậm chí còn đòi cách chức tướng Shinseki. Ta đừng nên quên năm nay là năm bầu cử giữa mùa. Rất nhiều vị dân cử đang bị đe dọa mất job.
Khẩu hiệu “Yes We Can” của TT Obama dường như phải đặt lại vấn đề: có chắc không? Với những khủng hoảng và xì-căng-đan liên tục như vậy, có nên đổi lại là “No We Can’t” không? (25-05-14)
Vũ Linh
Nếu quý độc giả trả lời câu hỏi mở đầu này là TT Obama đang ở trong Tòa Bạch Ốc, thì có vẻ hiển nhiên. Sự thật chưa hẳn như vậy.
Trong lịch sử cận đại của Mỹ, nhiệm kỳ hai của các tổng thống luôn luôn là một chuỗi dài vật lộn với những khó khăn đau đầu hay xì-căng-đan nhức răng. TT Nixon bị vụ Watergate phải từ chức. TT Reagan bán vũ khí cho Iran lấy tiền yểm trợ kháng chiến quân chống cộng tại Nicaragua, xém bị đàn hạch. TT Clinton bị đàn hạch vì hút xì-gà với cô Monica. TT Bush con bị cuộc chiến Iraq hành, rồi xém bị bão Katrina quét ra khỏi Nhà Trắng, trước khi đụng phải khủng hoảng gia cư và tài chánh.
Nhưng chưa có tổng thống nào phải đối phó với nhiều nghịch cảnh như TT Obama. Hết khủng hoảng này đến xì-căng-đan nọ, ông đã thủ đông đỡ tây, phòng bắc né nam, đủ kiểu. Liên tục không ngừng. Ở đây, ta chưa nói đến những thất bại nặng nề tại Syria và Ukraine.
Câu hỏi TT Obama đang ở đâu được đặt ra khi vụ xì-căng-đan tại Bộ Cựu Chiến Binh –Veteran Affairs Department- mới nhất nổ ra, không ai nghe TT Obama nói gì, cũng chẳng ai thấy mặt ông, cho đến cả tuần sau ông mới lên tiếng, sau khi bộ trưởng Bộ Cựu Chiến Binh đã ra điều trần trước quốc hội mấy ngày.
Và phản ứng của ông đã trở thành một... thông lệ của chính quyền Obama.
Mỗi lần gặp chuyện rắc rối, tổng thống im lặng càng lâu càng tốt cho tới khi không còn im lặng được nữa vì áp lực của truyền thông và dư luận thì mới ra mặt hay lên tiếng. Khi lên tiếng thì câu đầu tiên là “tôi không biết gì, chỉ mới đọc báo hay coi CNN thôi”. Làm như thể ông chỉ là người bàng quang như quý độc giả và kẻ viết này, đọc báo hay coi TV mới biết tin tức. Làm như thể ông không phải là người lãnh đạo chính quyền hiện hữu vậy.
Sau khi phân trần không biết gì, thì đến phần bày tỏ giận dữ, bực mình, như mới đây ông đã “madder than hell” trong vụ cựu chiến binh, đại khái là giận phát điên. Tiếp theo là trốn sau guồng máy hành chánh, hứa hẹn điều tra và có biện pháp kỷ luật với những người có trách nhiệm. Lại một phản ứng của một người bàng quang chứ không phải của người lãnh đạo. Lại chuyện xiả tay đổ thừa vì không bao giờ là lỗi của tổng thống, của người lãnh đạo cả. Tất cả chỉ là lỗi của Bush, hay của trời, của máy ATM, của sóng thần bên Nhật, của phim vớ vẩn trên YouTube, của nhân viên cấp dưới, nhưng không bao giờ là lỗi của người cầm đầu guồng máy chính quyền hay của những xếp lớn.
Bởi vậy mới có câu hỏi TT Obama đang ở đâu, có còn làm tổng thống hay không vậy?
Nhưng ngược lại, khi có chuyện thành công thì dĩ nhiên là tổng thống đang làm việc 24 giờ trên 24, trực tiếp truyền hình cho bàn dân thiên hạ thấy rõ tổng thống thương nước yêu dân, có tinh thần trách nhiệm cao và tài ba xuất chúng như thế nào. Như vụ đột kích giết Osama Bin Laden. Tòa Bạch Ốc mau mắn công bố hình ảnh TT Obama và cả nội các, nín thở chăm chú theo dõi từng giây, từng phút cuộc đột kích đang diễn tiến từ bên kia địa cầu, để rồi sau đó có dịp khua chiêng trống như là thành quả vĩ đại nhất thế kỷ, do đích thân tổng thống điều khiển, chắc là qua điện thoại di động.
Khi một vài anh đối lập nói việc truy lùng và tìm được Bin Laden là công của nhóm đặc công người nhái do TT Bush thành lập, thì chính quyền Obama nhanh nhảu tuyên bố “chuyện xẩy ra dưới chính quyền Obama –under Obama’s watch- thì đó là công của TT Obama”. Dĩ nhiên. Nhưng nếu là thất bại, cho dù là xẩy ra dưới chế độ Obama hay ngay cả trong nội các Obama, thì TT Obama lại là người bàng quang, rất bực mình vì những sai lầm thất bại của người khác.
Thành công là tài của tôi, thất bại là lỗi người khác.
Chỉ trong nhiệm kỳ hai, tính ra được đúng 14 tháng, chính quyền Obama đã phải đối mặt với các khủng hoảng và xì-căng-đan sau:
- ATF –cơ quan trực thuộc Bộ Tư Pháp, chịu trách nhiệm chống ma túy và vũ khí- bán súng cho băng đảng ma tuý, với hy vọng theo dõi những súng đó để truy lùng ra hang ổ và đầu não. Rốt cuộc cả trăm khẩu súng được bán ra, nhưng bị mất dấu, không truy ra được ai hết, cho đến khi một cảnh sát biên phòng bị bắn chết bởi một cây súng do ATF bán. TT Obama đọc báo mới biết tin. Nổi trận lôi đình, đòi điều tra và trừng phạt người trách nhiệm. Cho đến nay, vẫn... điều tra, chưa ai bị trừng phạt. Bộ Trưởng Tư Pháp bình chân như vại.
- Sau khi đại sứ Mỹ và ba nhân viên sứ quán Mỹ bị khủng bố giết chết tại Benghazi, xì-căng-đan nổ ra vì dường như đã có một âm mưu quy mô từ Tòa Bạch Ốc nhằm che dấu sự thật, bảo vệ TT Obama hai tháng trước ngày bầu cử. Ít ra thì trong vụ này TT Obama đã biết tin trước khi phải đọc báo. Nhưng bù lại, chính vì biết tin trước nên đã cố ý đánh lạc hướng dư luận bằng cách ra trước truyền thông loan tin sai lạc. Vụ này cho đến nay vẫn cò cưa, chưa đi đến đâu hết. Hạ Viện mới thành lập tiểu ban điều tra đặc biệt, để xem rõ vai trò của TT Obama trong vụ này như thế nào, câu chuyện thật sự xẩy ra như thế nào, ai chịu trách nhiệm.
- NSA –cơ quan an nình tình báo quốc gia- nghe lén điện thoại, đọc lén email của cả triệu người, vượt xa khỏi mục đích truy lùng khủng bố. TT Obama biết được qua tiết lộ của Washington Post thôi. Rất bực mình, hứa sẽ điều tra, cứu xét. Cho đến nay, chẳng ai biết có điều tra và biện pháp gì hay không. Chỉ thấy Hạ Viện do Cộng Hòa kiểm soát mới ra dự luật giới hạn việc NSA nghe lén thiên hạ. Nhưng dự luật đó còn phải được Thượng Viện do Dân Chủ nắm đa số thông qua và TT Obama phê duyệt.
- Bộ Tư Pháp lén theo dõi một số nhà báo, ký giả, hoàn toàn bất hợp pháp. TT Obama biết được do các báo xì ra. Nổi giận, cho là vài viên chức đã đi quá đà. Đòi điều tra và trừng phạt. Cho đến nay, không ai biết có điều tra gì không. Bộ Trưởng Tư Pháp vẫn còn đó.
- Cơ quan thuế vụ IRS bị tố chơi xấu mấy tổ chức gây quỹ bảo thủ để giúp TT Obama tái đắc cử năm 2012. TT Obama cũng đọc báo mới biết có chuyện, nổi trận lôi đình, ra tay hành động (lần đầu tiên). Một viên chức hạng nhì hay hạng ba gì đó, bị làm con thiêu thân, quy tội và “tình nguyện” từ chức. Dù sao, ván cũng đã đóng thuyền, TT Obama đã tái đắc cử. Chuyện cũ rồi, nhắc làm chi nữa?
- Đầu tháng 10, trang mạng Obamacare được “tưng bừng khai trương”. Tuy chưa “âm thầm đóng cửa”, nhưng còn tệ hơn vậy. Vừa ra là đã luộm thuộm, “trục trặc kỹ thuật” khiến cả triệu người “madder than hell”. TT Obama cũng đọc báo mới biết lộn xộn quá như vậy, bực mình vì đám công chức thấp quá tệ, ra lệnh thay thế nhóm chuyên gia điện toán thảo chương. Kiệt tác để đời của TT Obama đã trở thành đại họa để đời của ông. Sáu tháng sau, bà Bộ Trưởng Y Tế lặng lẽ từ chức.
Đọc những mẫu tin trên mới thấy truyền thông ở Mỹ có công dụng lớn thật. Không có truyền thông, báo và tivi thì ông tổng thống cũng chẳng biết trời trăng gió cuội gì, chẳng biết chuyện gì đang xẩy ra trong chính quyền do ông lãnh đạo và điều khiển từ A đến Z.
Bà Sarah Palin, cựu ứng viên phó tổng thống của ông John McCain đã nói rất rõ, nguồn tin lớn nhất và quan trọng nhất của TT Obama là bản tin trên trang mạng The Drudge Report, một loại diễn đàn trên mạng, toàn tin ngắn kiểu “tin từ thành đến tỉnh” của báo Việt Nam ta thời Cộng Hòa. Mỗi sáng các tổng thống trước như Bush, Clinton, đều đọc bản tin nội bộ của bộ này bộ kia, hay của CIA, NSA, v.v... Nhưng riêng TT Obama thì phải đọc The Drudge Report.
Vấn đề là không hiểu các bộ không báo cáo, phúc trình đầy đủ cho tổng thống, hay có báo cáo mà tổng thống không đọc, hay tổng thống có đọc mà vẫn tuyên bố không biết gì để chạy tội và đổ thừa.
Câu chuyện “không biết” mới nhất liên quan đến Bộ Cựu Chiến Binh.
Bộ Cựu Chiến Binh là bộ lo an sinh sức khỏe cho hàng triệu cựu quân nhân. Các người này, một phần là thương phế binh, nhưng phần lớn là những cựu quân nhân không bị thương gì trên chiến trường, nhưng lớn tuổi, được Bộ Cựu Chiến Binh lo cung cấp dịch vụ y tế, cứu chữa, chăm sóc đầy đủ, qua các nhà thương và bác sĩ của Bộ. Kiểu như Medicare cho cựu quân nhân. Con số cựu quân nhân bệnh nhân này đã tăng vọt mạnh qua hai cuộc chiến tại Afghanistan và Iraq. Chưa kể hàng trăm ngàn cựu chiến binh tại Việt Nam bây giờ đến tuổi lục tuần, thất tuần, ốm đau liên miên.
Mới đây, nữ bác sĩ Katherine Mitchelle, đã xé rào, công khai hóa việc một nhà thương của Bộ Cựu Chiến Binh tại Arizona đã làm giấy tờ giả mạo, cạo sửa, để dấu diếm chuyện một số cựu quân nhân bị bệnh nặng, không được chữa trị, phải nằm chờ tháng này qua năm nọ, rồi chết luôn. Ít ra là 40 người đã ở trong tình trạng này tại bệnh viện này.
Câu chuyện nổ tung như một đại xì-căng-đan, vì tại cái xứ Mỹ này, cựu quân nhân luôn luôn được dân Mỹ kính trọng và muốn họ được Nhà Nước lo cho thật chu đáo. Bây giờ có tới mấy chục người thiệt mạng vì không được cứu chữa chăm sóc, mà bệnh viện lại làm giấy tờ giả, báo cáo láo để dấu diếm.
Bộ trưởng Cựu Chiến Binh, tướng bốn sao hồi hưu Eric Shinseki – gốc Nhật-, bị lôi ra trước quốc hội điều trần. Tại đây mặc dù các thượng nghị sĩ đã tỏ ra rất ái ngại phải hỏi giấy ông, nhưng cũng không thể không hỏi thăm sức khỏe của ông. Và ông Shinseki đã trả lời rất... lè phè, theo mô thức của xếp lớn, TT Obama. Chuyện gì cũng không biết, đã cho điều tra, phải đợi kết quả.
Trước làn sóng phẫn nộ của thiên hạ và các vị dân cử, nhất là trong phe đối lập Cộng Hòa, TT Obama sau khi trốn trong hậu cung cả tuần, đã phải lên truyền hình. Như đã bàn ở trên, vẫn sách lược cũ. Tôi không biết gì cả, mới đọc thấy trên báo, và nghe thấy trên tivi, bực tức đến phát điên –madder than hell-, sẽ phải điều tra, và sẽ không tha cho kẻ có trách nhiệm. TT Obama hiển nhiên muốn nói đến những người có trách nhiệm cấp thấp thôi, còn hai người cao cấp có trách nhiệm lớn nhất là ông tổng thống và ông bộ trưởng thì... không sao, không có trách nhiệm mà đang rất tức giận. Truyền thông phe ta về huà, chấp nhận tổng thống không thể đích thân quản lý hết mọi chuyện, chỉ là trách nhiệm cấp dưới.
Kẻ viết này thắc mắc nếu tổng thống ở quá cao, không có trách nhiệm mà chỉ là trách nhiệm phiá dưới, thì tại sao trước đây TT Bush lại bị quy trách nhiệm quá nhiều như vậy, và bị TT Obama và truyền thông dòng chính sỉ vả dài dài? Tại sao TT Bush lại bị truyền thông đánh thậm tệ vì vụ cứu bão Katrina luộm thuộm? Hai tổng thống, hai tiêu chuẩn đánh giá.
Ở đây có điểm lý thú đáng biết. Tuy TT Obama lần này không đổ thừa cho TT Bush, nhưng bà dân biểu Nancy Pelosi, cựu Chủ Tịch Hạ Viện thì đã đổ thừa cho Bush. Bà tố cáo những chuyện lộn xộn của Bộ Cựu Chiến Binh đã có từ thời Bush. Thế thì 5 năm qua, TT Obama đã làm gì? Bộ trưởng Shinseki đã làm gì? Điều bà cũng “quên” nói là dưới thời TT Bush, chẳng có cựu quân nhân nào phải chờ đến chết cả.
Sau lời tuyên bố chạy tội của TT Obama, truyền thông bảo thủ làm rùm beng hai chuyện:
- Thứ nhất, TT Obama khi còn là thượng nghị sĩ, đã là thành viên tiểu ban lo về vấn đề cựu chiến binh –Veteran Affairs Committee- và ông đã là tiếng nói lớn nhất chỉ trích TT Bush đã lơ là không chú ý việc chăm sóc cho các cựu quân nhân, đã bắt họ chờ quá lâu mới được chăm sóc, chữa trị. Không thể nói ông không biết gì. Trong cuộc tranh cử tổng thống năm 2008, ông long trọng hứa vấn đề này sẽ là ưu tiên hàng đầu (không ai đếm được ứng viên Obama có bao nhiêu ưu tiên hàng đầu nữa), và ông sẽ cung cấp cho các cựu quân nhân “một Bộ Cựu Chiến Binh của thế kỷ thứ 21”, a 21st century VA Affairs Department. (Ai muốn hiểu sao thì hiểu, riêng kẻ viết này chẳng hiểu nghiã là gì. Chưa từng thấy một bộ Cựu Chiến Binh của thế kỷ thứ 21 bao giờ nên không biết nó như thế nào.)
- Thứ nhì, TT Obama cái gì cũng không biết thì có đang ở Tòa Bạch Ốc hay không vậy? Có còn làm tổng thống không?
TT Obama đã phái một phụ tá đặc biệt từ Tòa Bạch Ốc tới bệnh viện tại Arizona để điều tra. Chưa kịp điều tra gì hàng loạt tin tương tự bị xì ra tại nhiều nhà thương khác, như tại Miami, Seatlle, có nhiều cựu quân nhân đã bị thiệt mạng. Bộ Cựu Chiến Binh cũng phải bất đắc dĩ công bố đã có 26 bệnh viện nằm trong danh sách điều tra vì có nhiều cựu quân nhân đã chết.
Đây là một vấn đề cực nhạy cảm vì đụng tới cựu quân nhân và gây thiệt mạng cho quá nhiều người. Các vụ xì-căng-đan trước, tuy lộn xộn, nhưng không có ai chết, ngoại trừ vụ Benghazi có bốn người thiệt mạng. Bây giờ cả mấy chục người đã được biết là thiệt mạng. Còn bao nhiêu người đã chết mà chưa được công bố?
Vấn đề cũng lôi ra ánh sáng vài chuyện không vui nữa.
Thứ nhất, đó là bằng chứng của sự bất tài của chính quyền Obama, không đủ khả năng điều hành guồng máy chính quyền quá lớn. Ngay việc bổ nhiệm tướng Shinseki cũng là chuyện đáng nói. Bộ trưởng là một trách nhiệm có tính cách quản lý. Ông tướng bốn sao có thể rất giỏi ngoài trận mạc. Tướng Shinseki tham chiến tại VN, bị thương hai lần. Nhưng hiển nhiên, ông không phải là một chuyên gia về quản lý một guồng máy hành chánh quá lớn như Bộ Cựu Chiến Binh, lớn thứ nhì sau Bộ Quốc Phòng. Hiện nay ở Mỹ có 6,5 triệu cựu quân nhân. Không phải là tướng thì sẽ giỏi quản lý một cái bộ lo cho lính.
Thứ nhì, nhìn xa hơn, hệ thống y tế trì trệ trong đó các bệnh nhân phải chờ tháng này qua năm nọ mới được chữa trị, thậm chí chờ đến chết luôn, là một hình ảnh khiến ai cũng phải liên tưởng đến kiệt tác để đời của TT Obama, Obamacare. Ai dám bảo đảm hệ thống Obamacare, lo cho sức khoẻ của hơn 300 triệu dân, lớn gấp mấy chục lần hệ thống y tế của Bộ Cựu Chiến Binh, sẽ được điều hành một cách tuyệt hảo, không ai chết vì chờ đợi chữa trị quá lâu?
TT Obama chủ trương một Nhà Nước vú em bao la bát ngát, bao trùm cả vũ trụ. Nhưng với cách điều hành, quản lý luộm thuộm như vậy thì ai dám trao mạng cho các công chức của Obama?
Vụ xì-căng-đan này nghiêm trọng hơn tất cả những xì-căng-đan trước. Hàng loạt nghị sĩ, dân biểu của ngay đảng Dân Chủ, và cả truyền thông phe ta, đã phải lên tiếng chỉ trích, đòi điều tra cho ra hết sự thật, thậm chí còn đòi cách chức tướng Shinseki. Ta đừng nên quên năm nay là năm bầu cử giữa mùa. Rất nhiều vị dân cử đang bị đe dọa mất job.
Khẩu hiệu “Yes We Can” của TT Obama dường như phải đặt lại vấn đề: có chắc không? Với những khủng hoảng và xì-căng-đan liên tục như vậy, có nên đổi lại là “No We Can’t” không? (25-05-14)
Vũ Linh
Đính chính: Trong bài
báo tuần trước, có ghi Nigeria bên Phi Châu có phụ nữ làm tổng thống. Đúng ra là nước Liberia. Tác giả xin chân thành cáo
lỗi về sơ xuất này.
No comments:
Post a Comment
Thanks for watching