X

Thursday, May 1, 2014

CHÍNH TRỊ LÀ GÌ, THÁI ĐỘ CHÍNH TRỊ VÀ LÀM CHÍNH TRỊ KHÁC NHAU Ở CHỖ NÀO ?


        
     CHÍNH TRỊ LÀ GÌ, THÁI ĐỘ CHÍNH TRỊ VÀ
      LÀM CHÍNH TRỊ KHÁC NHAU Ở CHỖ NÀO ?

   Cách đây gần 2400 năm, nhà triết học Hy lạp Aristote ( 384-322 trước Tây lịch) đã nói : «  Con người là một con vật chính trị. » Để đối phó hữu hiệu với thiên nhiên, với thú rừng,con người đã tự qui tụ lại,sống hợp đoàn, và để cho cuộc sống hợp đoàn mỗi ngày một tốt đẹp hơn; con người cần phải ứng xử với nhau mỗi ngày một tốt đẹp, có văn hóa, văn minh hơn; và đồng thời tạo ra những luật lệ, cơ chế để cho những quyền căn bản của con người mỗi ngày một bảo đảm hơn ; đó là chính trị.

   Theo như Lời mở đầu của Bản Tuyên Ngôn Quốc Tế Nhân quyền :

«  Xét rằng sự xao nhãng và trà đạp những quyền căn bản của con người là những hành động man dại, đi ngược lại lương tâm và lương tri của nhân loại ; và một thế giới mà trong đó, mọi người đều có quyền tự do ngôn luận, tự do tư tưởng, không bị đe dọa bởi nghèo đói, thế giới đó phải được coi như ước vọng cao cả của nhân loại. »
«  Xét rằng quả là một điều cần thiết để những quyền tự do căn bản của con người phải được bảo đảm bởi một nhà nước pháp quyền, để con người không bị áP bức, bóc lột ; trong trường hợp ngược lại, thì con người có quyền nổi lên chống lại độc tài, áp bức và bóc lột. »

   Cách hành xử đúng, những luật lệ, những cơ chế giúp cho đời sống con người thăng tiến về cả 2 phương diện vật chất và tinh thần, tất cả những việc đó đều liên quan đến chính trị. Vì vậy nên Aristote mớI nói con người là con vật chính trị.
   Cũng có người cho rằng ở những xã hội nguyên thủy, không có chính trị, vì ở những xã hội này, không có những hình thức chính quyền, tổ chức nhân xã như chúng ta thấy ngày hôm nay. Nhưng nếu chúng ta hiểu chính trị là hình thức ứng xử tốt đẹp giữa con người và con người, thì ngay dù dưới bất cứ một xã hội nào, bắt đầu bằng xã hội 2 người là gia đình lúc ban đầu, thì cũng đã có chính trị.

   Chính trị, theo ngữ học gồm 2 chữ : chính và trị. Chính có nghĩa là ngay thẳng. Trị là cai trị. Chính trị là cai trị một cách ngay thẳng. Nhưng chính, ngay thẳng ở đây theo nghĩa bóng còn có nghĩa là cái gì đạo đức, tốt đẹp, nhân đạo, liên quan đế Chân, Thiện, Mỹ. Chân là sự thật, lòng yêu sự thật, tính tôn trọng sự thật, trái lại với gian xảo, ăn gian nói dối, nói láo và tuyên truyền, như bản tính của người cộng sản, mà chính ông Gorbatchev, cựu Tổng Bí Thư Đảng Cộng sản Liên Sô đã từng tuyên bó : «  Cộng sản chỉ biết tuyên truyền và nói láo. » Thiện là tốt, là lòng thương người, giúp đỡ người, là lương tâm, lương tri, trái lại cái gì là ác ôn, côn đồ, vô lương tâm, vô lương tri. Mỹ là cái đẹp, cái được con người từ xưa tới nay thich và kính trọng, trái lại với cái gì xấu, mọi người chán ghét, chê cười, phỉ nhổ.

Vì vậy, nguyên nghĩa ban đầu chính trị có nghĩa là cách cai trị với mục đích là trọng sự thật, thực hiện điều thiện và quảng bá điều mỹ, nói một cách khác đi là làm sao để đời sống của ngưòi bị trị mỗi ngày một tốt đẹp hơn, về vật chất cũng như tinh thần ; về vật chất thì người dân , tối thiểu, khi đói có cơm ăn, khi rét có áo mặc, khi bệnh có thuốc uống; về tinh thần, thì những giá trị tinh thần mỗi ngày một được nâng cao, những quyền căn bản của con người được tôn trọng, để đời sống con người mỗi ngày một có văn hóa, văn minh, trái ngược với đời sống man dai, cầm thú, đời sống của người cộng sản, như lời bà Dương thu Hương đã nói : » Tôi ở trong một đoàn quân chiến thắng ; nhưng tôi phải đau lòng mà nói lên rằng kẻ chiến thắng chính là kẻ man dại ; và ngược lại kẻ chiến bại chính là kẻ văn minh ».

 Cũng như nhà thơ Vũ hoàng Chương đã than :
             «  Từ độ người về, hỡi loài man dại !
                 Dẫu vô tri, sỏi đá cũng buồn đau.
                 Tiếng thở dài vang tận đáy sông xâu,
                 Màu đỏ oan cừu hành hung phó chợ. »

Chính trị theo nguyên nghĩa lúc đầu là con đường vương đạo, trái với bá đạo. Đó là quan niệm của những bậc hiền triết từ Đông sang Tây. Chính trị là con đường đại đạo, con đường dưa đến cái học lớn, như đức Khổng Tử, gốc người nước Tống, hiện là tỉnh Hà Nam bên Tàu, vào thế kỷ thứ V trước tây nguyên, khi ngài nói : «  Đại học chi đạo tại minh minh đức, tại tân dân, tại chỉ ư chí thiện » ( Con đường dại học, đó là làm sáng cái đức sáng, làm mới người dân, ngừng lại chỗ tốùt cao nhất. » Đó cũng là quan niệm về tám cái chính ( Bát Chính), của đức Phật, chính ở đây cũng có nghĩa là ngay, thẳng như trong chữ chính trị. Bát chính đó là : 1) Chính định là định cái chỗ mình hiện hữu, có mặt một cách đúng ; 2) Chính kiến là nhìn đúng : 3) Chính niệm  là quan niệm đúng ; 4) Chính tư duy là suy nghĩ đúng ; 5) Chính ngôn là nói đúng ; 6) Chính nghiệp là hành động đúng ; 7) Chính tín là tin tưởng đúng ; 8) Chính mạng là số mạng đúng.
Theo Mạnh Tử ( 372-289 trước Tây Lịch), thì chính trị đó là đặt quyền lợi của dân lên trên hết, khi ngài nói : «  Dân vi quí, xã tắc thứ chi, quân vi khinh » có nghĩa là dân quí nhất, sau đó mới tới luật pháp và cuối cùng mới tới quan quyền.

Ở Việt Nam ta, đức Trần hưng Đạo, được ngừơi dân tự động coi như thánh nhân, chứ không phải bị bắt buộc như đối với Hồ chí Minh, ngày sinh của ngài không rõ, nhưng ngài chết vào ngày 3/9/1300. Trước khi chết ngài nói đến chính trị, con đường vương đạo, với vua Anh Tôn : «  Khoan sức dân để làm kế xâu rễ, bền gốc, đó là cách giữ nước hay hơn cả ! » ( Xin xem thêm bài Con Người Thánh Nhân Thương Dân yêu nước Tần hưng Đạo và con người gian manh quỉ quyệt, buôn dân, bán nước Hồ chí Minh của tác giả trên www.conong.com <http://www.conong.com> hay www.danchu.net <http://www.danchu.net> với bút hiệu Trực ngôn hay Chu chi Nam).

Nguyễn Trãi ( 1380-1442), quê ở huyện Thường Tính, tỉnh Hà Đông, cách chúng ta cả sáu bảy trăm năm cũng quan niệm chính trị là vương đạo, trái với bá đạo, khi ngài nói : «  Việc nhân nghĩa cốt ở yên dân, quân điếu phạt chỉ vì khử bạo .... Đem nhân nghĩ để thắng hung tàn. Đem chí nhân để thay cường bạo » ( Bình Ngô Đại Cáo).

Ở Tây phương chữ chính trị ( Politique ) được định nghĩa là một khoa học hay một nghệ thuật trị quốc hoặc một thái độ, một quyết định đúng đắn nhất ( La politique : science ou art de gouverner un Etat, qui montre une prudence calculée) ( Larouuse) Cũng như nhà triết học Proudhon định nghĩa chính trị là khoa học của tự do ( la politique est la science de la liberté), có nghĩa là nghệ thuật cai trị dân dân chủ nhất, coi trọng tự do của người dân nhất.

Nhưng về sau này, người ta hiểu sai chữ chính trị, thay vì hiều nghĩa chính trị là chính đạo, vương đạo, thì họ hiểu chính trị là tà đạo, bá đạo, làm chính trị là có quyền dùng mọi phương tiện, thủ thuật, ngay dù vô luân lý, vô đạo đức, cướp của giết người, miễn là đạt được mục đích của mình. 

Trường phái này dâuợc tăng cường với sự xuất hiện của 2 chế độ độc tài toàn trị cộng sản và phát xít vào thế kỷ 20. Staline đã từng đi ăn cướp để nuôi đảng. Trường Đông Phương ở bên Nga mà Hồ chí Minh và Lưu thiếu Kỳ và nhiều người lãnh tụ các nước cộng sản thế giới xuất thân là một trường dạy nói dối, đấu tranh bất hợp pháp, lén lút, khủng bố, cướp của, giết người, đó là phần học chính.
Cách làm chính trị của người cộng sản khác hẳn với quan niệm người xưa, đó là dùng bất cứ phương tiện nào để cướp chính quyền ; và một khi có chính quyền rồi, thì dùng bất cứ phương tiện nào, dù là chem giết, tù đày, để giữ chính quyền.

Theo người xưa, như theo Aristote ( 384-322 trước Tây lịch), cắt nghĩa trong quyển Chính Trị ( La Politique) : «  Nguyên tắc căn bản của một chính quyền dân chủ đó là tự do, mà một trong những chỉ dấu của tự do, đó là người công dân có thể lúc là người bị trị, lúc là người cai trị, một chỉ dấu khác của tự do, đó là người dân có thể sống đời sống mà họ mong muốn. »

Đó là định nghĩa chính trị theo trường phái chính đạo hay tà đạo. Và từ đó chúng ta cũng có thể định nghĩa thái độ chính trị theo 2 trường phái này. Nếu theo chính đạo, thì thái độ chính trị là thái độ lựa chọn dứt khoát Chiên, Thiện , My,õ chống lại thái độ lựa chọn cái dối trá, xảo quyệ, ác ôn, côn đồ, xấu xa, và cũng chống lại  thái độ không lựa chọn, lừng khừng của trường phái tà trị. Thái độ này rất cần thiết cho mọi người, mọi công dân tốt, vì chỈ có thái độ chính trị tốt, thì con người và xã hội mới trở nên tốt.
Làm chính trị là một cái nghề như nghề bác sĩn kỹ sư. Đó là nghề của ông bộ trưởng, nghị sĩ, tổng thống, thủ tướng, nếu ở trong một nước dân chủ, thì là do dân bầu ra, và họ có nhiệm vụ và bổn phận phải  áp dụng, thực hiện đường lối chánh đạo, có nghĩa là lo phúc lợi cho dân, nếu không dân có quyền truất phế hay không bầu vào nhiệm kỳ tới.

Người dân cần phải có thái độ chính trị, có nghĩa là thái độ phân biệt phải trái, thiện ác, tốt xấu, trắng đen, nhưng người dân không cần phải làm chính trị. Hiện nay bạo quyền cộng sản Việt Nam cố tình lẫn lộn thái độ chính trị và làm chính trị để vu khống những vị lãnh tụ tôn giáo. Những vị lãnh tụ tôn giáo, trước khi là tôn giáo họ cũng là người, người Việt Nam, hơn thế nữa là tôn giáo, là lãnh tụ, họ cần phải và có nhiệm vụ nói lên điều thiện, tố cáo điều ác, cổ võ diều chân, cái đẹp, kết án giả dối, chỉ trích cái xấu. Một số trí thức cộng sản Việt Nam, hoặc ngu độn chưa hiểu tói nơi tới chốn, hoặc hiểu, nhưng hèn hạ, cố tình bênh vực bạo quyền, hô hào phân biệt thần quyền và thế quyền, bảo rằng những vị lãnh tụ tôn giáo Việt Nam như Hòa thượng Huyền quang, Quảng Độ, linh mục Nguyễn văn Lý và nhiều Vị khác nữa là làm chính trị. Không, quí Vị đó không làm chính trị, mà chỉ có thái độ chính trị, thái độ về thiện và ác, về chân và giả, về một chính quyền độc đoán độc tài, buôn dân bán nước, làm khổ dân Việt.

   Chúng ta đã hiểu chính trị theo quan niệm của trường phái vương đạo hay bá đạo. Nhưng làm thế nào để chính trị được hiểu và áp dụng như vương đạo ?
       Không còn cách nào hơn là thực hiện dân chủ. Với dân chủ có sự phân biệt quyền hành rõ ràng, để tránh sự lạm dụng quyền hành của những kẻ độc tài. Thêm vào đó, với dân chủ, người dân có thể kiểm soát, bầu ra hay truất phế những người làm chính trị, mỗi khi có những cuộc bầu cử qua lá phiếu của mình. Nói như Churchill : » Dân chủ không phải là chế độ tốt đẹp nhất ; nhưng là chế độ tránh được nhiều cái xấu nhất »

                                    
                                                  Paris ngày 24/09/04                                         
                                             Trực Ngôn Chu chi Nam



             SỰ SAI LẦM CỦA KARL MARX

( Bài thuyết trình trên Mang Lưới Tuổi Trẻ - Pal Talk, ngày 13 và 20/12/02)

Thưa Qui Vị,

Tôi thuyết trình bài này vì 2 lý do :

Lý thuyết nào cũng có phần hay, phần dở. Riêng lý thuyết của K. Marx, theo thiển ý của tôi, phần dở lại nhiều. Điều này giới trí thức Tây phương, cùng thời với Marx và Engels, cùng thời với Lénine đã thấy, nên họ không chấp nhận lý thuyết của Marx, theo họ, vừa không khoa học, vừa không tưởng, vừa phản kinh tế và phát triển. Chính vì vậy mà lý thuyết này đã  áp dụng không thành công ở các nước Tây Âu. Theo đúng lý thuyết cách mạng tất yếu của mình, Marx mơ tưởng cách mạng se xẩy ra ở Anh, cách mạng không xẩy ra ở Anh ; sau rồi lại mơ tưởng ở Đức, cách mạng không xẩy ra ở Đức. Rồi Marx chết ( 1818-1883). Sau này, 35 năm sau, Lénine, được Bộ Tham Mưu Quân Đội Đức mang về Nga, trong một toa xe lửa bọc sắt, cùng đi theo có cả mấy người tình báo Đức nói tiếng Nga, vì lúc đó là sắp kết thúc Đại Chiến Thứ Nhất ( 1914-1918), Đức không thể đảm đang 2 mặt trận, mặt trận Đông Bắc với Nga và mặt trận Tây Nam với Pháp, đã giúp đơÕ Lénine lên nắm chính quyền, vì ông này chủ trương sẽ ký hiệp ước ngưng chiến tranh với Đức bằng bất cứ giá nào. 

Từ bàn tay trắng, không tiền bạc, quân đội Đức đã giúp rất nhiều Lénine về phưoèng diện tiền bạc và vật chất để lên nắm chính quyền. Lénine và Trotsky đã làm cuộc đảo chánh cướp quyền từ tay chính phủ Kerenski, lập nên nhà nước cộng sản đầu tiên theo ý thức hệ của Marx. Nhưng khi Nha ønước cộng sản lập nên, nhiều người cùng thời và đã tranh đấu cùng với Lénine ( 1870-1923), như Kautsski ( 1854-1938), Rosa Luxembourg(1871-1919), K. Pooper v..v.. đã cho rằng cuộc «  cách mạng » của Lénine là một cuộc cách mạng đẻ non, và đảng cùng Nhà nước mà lénine dựng lên sẽ tất yếu và chắc chắn dẫn đến độc tài.

2)   Lý do thứ nhì tôi thuyết trình là vì tôi vẫn nghĩ lý thuyết vẫn giữ một vai trò quan trọng trong đời sống con người và nhất là trong công cuộc đấu tranh chính trị, mặc dầu một số người chỉ trích toi là lý thuyết, thiếu thực tế. Chính Marx cũng viết : «  Một ý tưởng khi đi xâu vào quần chúng, thì sẽ trở nên sức mạnh. » Ngay cả Lénine cũng nói : «  Không có cách mạng, nếu không có ý thức cách mạng. » Ngày xưa tiếng sáo của Chương Lương đã làm cho quân của Hạng Võ bỏ hàng ngũ vì nhớ nhà. Chiến thắng không chỉ có nghĩa là giật thành, đoạt ải, mà còn có nghĩa là làm cho địch thủ hết nhuệ khí đấu tranh.

   Đó cũng là tầm quan trọng của đấu tranh lý thuyết, thông tin, báo chí, internet, pal talk, mà một số người bị mắc mưu cộng sản, nên đã nói là chỉ lý thuyết xuông, chỉ nói xàm.
   Tôi đặt tầm quan trọng của lý thuyết vì tôi nhận thấy vào năm 1920, ở hội nghị Tours tại Pháp, Hồ chí Minh đã đi theo Đệ Tam Quốc Tế Cộng Sản, mà không phân biệt nổi Đệ Nhị và Đệ Tam Quốc Te Cộng Sản, có nghi'a là chưa năm vững lý thuyết này, mà vẫn nhập cảng vào Việt Nam, chính ông đã tự nhận sự kiện trên trong quyển Vừa Đi Đường Vưà Kể Chuyện, mang tên Trần dân Tiến ; nhưng thực sự là Hồ chi Minh, tự khen, tự nói tốt về mình. Ngay cả Lénine lẫn Mao cũng chưa thấu hiểu sự không tưởng, sai lầm của Marx, cho rằng đây là một lý thuyết khoa học thần dược, sẽ giúp đất nước họ phát triển mau lẹ trên con đường kỹ nghệ, khoa học. Nhưng thực tế không phải vậy. Và một thảm họa lớn không những đã đến với những nước cộng sản áp dụng lý thuyết của Marx, mà còn đến với cả nhân loâi vào thế kỷ thứ XX, với cả 100 triệu nạn nhân trên tòan thế giới, như quyển Hắc Thư Của Chủ Nghĩa Cộng Sản cho biết ( Le Livre Noire Du Communisme của S. Courtois).

   Tôi chỉ trích thuyết của Marx vì Hiến Pháp hiện hành cộng sản Viet Nam  vẫn cho rằng lý thuyết Mác Lê và tư tưởng Hồ chí Minh vẫn là nền tảng của chế độ. Vì vậy để đánh sập chế độ chúng ta phải đánh sập nền tảng, hạ bệ thần tượng Hồ chí Minh, vì Hồ chí Minh không có tư tưởng, như chính ông thú nhận.

   Một lời nói sai trái, độc ác cũng giết hại như súng đạn, nhiều khi còn hơn. Dân Việt đang đau khổ, một phần lỗi lớn là tại sự sai lầm của lý thuyết Mác Lê.

   Trước khi đi vào đề chính, tôi cũng muốn trả lời một số người hỏi tôi : «  Tài cán gì, nhân danh ai, mà anh dám chỉ trích K. Marx ? », đồng thời tôi cũng có một vài ý kiến nhân nghe  một vi trí thức ở Hà Nội nói rằng : «  Tôi không dám chỉ trích thầy tôi ». Tôi không dám nghĩ mình tài cán, nhưng tôi vẫn chỉ trích Marx vì  những lý do sau : a) Vì sự thật. Theo tôi, bất cứ một ai, dù la vua quan hay thầy của mình mà nói sai, thì chúng ta vẫn có quyền chỉ trích, theo đúng tinh thần Á châu và ngay cả Âu châu. b) Khổng tử ngày xưa sẵn sằng để cho học trò chất vấn, chỉ trích. c) Ngay cả K. Marx, ai cũng biết ông bị ảnh hưởng xâu đậm bởi ông thầy của mình là Héøgel, nhất là trong lãnh vực triết học và lịch sử. Nhưng ông đã chỉ trích rất mạnh Hégel với những lời như : «  Triết học của Héøgel đã lấy đầu làm chân, lấy chân làm đầu. »

Những người trước và cùng thời với Marx đã nhìn thấy sự tai hại của chủ nghĩa cộng sản và sự sai lầm của Marx và Lénine.

Chateaubriand ( 1768-1848) : chống chế độ quân chủ phong kiến, nhưng biết trước sự nguy hại của chế độ cộng sản, tiên đoán rằng xã hội cộng sản đòi hỏi sự công bàng tuyệt đối, chỉ dẫn đến bất công và một xã hội tế bần. Đây là một nhà thi hào lớn của Pháp, mà nhiều thi sĩ Việt Nam bị ảnh hưởng xâu đậm.
Dostoievski ( 1824-1881) đã từng nói cộng sản chỉ biết phá hủy và không mang lại hạnh phúc cho một ai.

   Nhưng hai người mà tôi lưu ý đặc biệt là Ferdinand Lassalle và Edouard Bernstein, hai người cùng sứ Đức với Marx và Engels, là sáng lập viên của đảng Dân Chủ Xã Hội Đức, mà hậu duệ là đương kim thủ tướng Schroeder hiện nay.

F. Lassalle ( 1825-1864) và E. Bernstein ( 1850-1932) : Cà hai người đều là bạn và cùng đấu tranh với Marx và Engels, đã thành lập nên đảng Xã Hội Dân Chủ Đức với Chương Trình Gotha và Erfurt ( Le Programme de Gotha et d'Erfurt), đã nhìn ra rõ tính chất không tưởng, sự phản khoa học, phản kinh tế, phản phát triển của lý thuyết Marx. Marx và Engels trả lời lại trong quyển Chỉ Trích Chương Trình Gotha va Erfurt ( Critique du Programme de Gotha et d'Erfurt). Nghiên cứu va quan sát xã hội Đức  từ năm 1850 đến gần cuốt thế kỷ 19, Lassalle và Bernstein thấy rằng xã hội Đức phát triển rất mạnh, nhưng không tiến triển theo dự án của Marx là xã hội chia ra làm lưỡng cực, một bên là chủ nhân càng ngày càng giầu và ít, một bên khác là thợ thuyền càng ngày càng nghèo và đông, mà xã hội Đức chia thành 3 giai cấp, tất nhiên có chủ và thợ, nhưng có một giai tầng thứ ba. Đó là giai cấp trung lưu, phần lớn là những chuyên viên có học, thưòng là con cháu của thợ thuyền, nhưng có đầu óc cầu tiến, tiến thân qua học vấn. Từ đó  hai ông đi đến kết luận là lý thuyết xã hội biến chuyển theo hướng lưỡng cực và đi đến cách mạng tất yếu của Marx là sai, không khoa học, vì không đúng với biển chuyển xã hội. Hơn thế nữa hai ông cho rằng người ta không cần đấu tranh bạo động để thay đổi xã hội, mà người ta có thể thay đổi xã hội qua tranh đấu nghị trường, qua tranh đấu nghiệp đoàn.

 Hai ông còn nhận thấy Nhà Nước không phải là công cụ của chủ nhân như Marx nói, mà Nhà Nước thường hay đứng về phía thợ để bênh vực. Marx và Engels có trả lời lại ; nhưng dùng cách chụp mũ, tố cáo Lassalle và Bernstein chỉ là  «  Bồi » ( le valet)  của chủ nhân ông, chứ không nói là tại sao xã hội Đức lại biến chuyển theo hướng tam vực mà không theo hướng lưỡng cực như mình tiên đoán.

Việc nhì rõ sự sai trái của lý thuyết Mác Lê, nhất là chủ nghĩa Staline, ngày nay có rất nhiều người, ngay cả những lãnh đạo các đảng Cộng sản lớn trên thế giới. Theo Massimo d'Aléma, cựu Tổng bí Thư đảng Cộng Sản Ý, nay trở thàh đảng Dân Chủ Xã Hội Cấp Tiến, và một khi thay đổi, đảng này đã được sự tín nhiệm của dân Ý , đảng này đã nắm quyền, ông đã trở nên thủ tướng vào những năm cuối 90, theo ông : «  Cộng sản đã biến thành một sức mạnh đàn áp, một chủ nghĩa toàn trị, gây nên những tội sát nhân khủng khiếp. » ( Congrès P.D.S.-1998)

Theo ông Walter Veltroni, cũng là cựu đảng viên d0ảng Cộng Sản Y&, đương kim Tổng Bí Thư đảng Dân Chủ Xã Hội Cấp Tiến : »Chúng tôi đã đặt ngang hàng chủ nghĩa Staline với chủ nghĩa Phát Xít, đặt ngang hàng trại tập trung cộng sản với trại giết người Đức Quốc Xã Auschwizt. Tôi thiết tưởng không còn cách nào mà có thể nói rõ ràng và thẳng thắn như thế. Cúng tôi không chấp nhận tĩnh từ hậu cộng sản. Chúng tôi không còn cái gì liên quan với cộng sản. Ai cho chúng toi là hậu cộng sản là một điều hoàn toàn lố bịch. » ( Idem)

Ngay cả đương kim Lãnh Dậạo đảng Cộng Sản Pháp, Robert Hue, trong quyển sách mới xuất bản của ông, Sự Thay Đổi Lớn  ( La Grande Mutation), cũng viết : «  Chủ nghĩa Staline đầu tiên và chắc chắn là một thảm họa của con người : hàng triệu nạn nhân, sự khủng khiếp của các trại tập trung, tính quái đản của những vụ xử kiện, một chế độ giết người ». ( trang 97).

Ở Việt Nam, ông Lê xuân Tá, một cán bộ cao cắp trong Ủy Ban Tư Tương, cũng viết : «  Sự ngu muội và thấp hèn thường tự nó không gây ra tội ác. Nhưng nếu được trao quyền lực, rồi cấy vào đó chất men nghen tỵ và căm thù, thì nó trở thành quỉ nhập tràng.Nó sẽ nhanh chóng y& thức được rằng các đe dọa quyền và lợi của nólại chính là trí tuệ, học vấn, văn hóa và văn minh. Rút cục, những thứ này đã bị tấn công và trà đạp bằng một thứ điên cuồng và man rợ... Nhưng rồi may thay, lại chính những thứ độc dược đó đã kết lại thành những thứ sỏi mật, sỏi thận, sơ gan, cổ chướng, trong lục phủ ngũ tạng của chế độ cộng sản, làm chế độ này không ai đánh mà tự chết. » ( Lê xuân Tá - báo Diễn Đàn số 27-2/1994-Ba Lê).

Những người cùng thời với Lénine, nhưng đã thấy cái sai trái của Lénine : Kautsky, Rosa Luxembourg, K. Popper.

K. Kautsski ( 1854-1938) : Một lãnh đạo quan trọng của Đệ Nhị Quốc Tế Cộng Sản, cùng đấu tranh với Lénine, nhưng khi Lénine thành công  «  cách mạng « , thì Kautsky đã nói là cuộc cách mạng đẻ non, vì nó không hội đủ những diều kiện khách quan, như Marx chủ trương, vì nước Nga  chưa phát triển kĩ nghệ mạnh.
Rosa Luxemboug ( 1871-1919) : Gốc người Ba Lan, đấu tranh rất mạnh cho Phong trAéo thợ thuyền, bạn của Lénine, là một người rất được kính trọng ở bên Đức, trong đảng Dân Chủ Xã Hội Đức. Khi Lénine lập Nhà nước cộng sản, thì bà không ngần ngại tố cáo trong Nhật Ký của bà là Nha Nước của Lénine chắc chắn dẫn đến độc tài và sự phá sản của cộng sản.

Karl Popper ( 1902-2000) : quê quán ở Vienne, nước Áo, đi theo đảng cộng sản từ năm 19 tuổi ; nhưng vào năm 1923, co một cuộc biểu tình thợ thuyền ở Viên, đi đến chỗ xô xát giữa những thợ thuyền theo đảng cộng sản Đệ Tam Quốc tê và những thợ thuyền theo đảng Xã Hội, Đệ Nhị Quốc Tế. Những người cộng sản đã giết 2 người xã hội. Trước cảnh đó, Popper đã tự đặt câu hỏi : Phải chăng người ta có quyền nhân danh một lý tưởng, ngay du cho là tốt đẹp, để co thể giết người. Popper đã trả lời không. Không người ta không có quyền. Thế rồi ông rời bỏ cộng sản. Nhu theo lời o-ng kể.Vì ông là người gốc Do Thái nên ông đã bỏ Áo, sang dạy học ở Tân Tây Lan, rồi trở về Anh, dạy luận lý và phê bình phương pháp khoa học ở trường Kinh Tế  Luân Đôn ( London Economic Scjool). Ông là bạn thân của nhà bác học Einstein. Ông này đã cho ông là nhà phê binh phương phap khoa học và luận lý nổi tiếng nhất của thế kỷ 20. Những quyển sách của o-ng, trong đó có quyển Xã Hội Cởi Mở Và nhuẵng Kẻ Thù của Nó ( The Open Societies ang Theirs Ennimies ) là quyển sách gối đầu giường của 2 người cựu thủ tướng Đức helmut Smithd và Helmut Kohl. Cựu thủ tướng Pháp E. Faure, một nhà chính trị tài ba của Pháp đã thành lập hội Những Người Ban Của Popper. Ngoài việc phê bình phương pháp khoa học, ông còn phê bình lý thuyết của Marx. Những phê bình của ông được coi là một trong những Phê bình giá tri( nhất trên thế giới.


   II) Sự không tưởng và sai lầm của Marx

Sự không tưởng của Marx

Sự sai lầm trên phương diện triết học và tôn giáo

Về phương diện tôn giáo, Marx bị ảnh hưởng bởi Feuerbach ( 1804-1872) , một nhà triết học duy vật Đức. Trong quyển «  L'Essence du Christianisme » ( 1841), Feuerbach viết : «  Le grand tournant de l'histoire de l'humanité, ce sera le moment où l'homme prend conscience que le Dieu de l'homme ce sera l'homme lui- même » ( Khúc quanh lịch sử lớn nhất của nhân loại sẽ là lúc mà con người ý thức dậược ràng Thượng Đế của con người chính là con người vậy. » Marx định nghĩa Thượng đế chính là hình ảnh ngược lại của con người ( l'image inversée de l'homme). Chính là đi từ tư tưởng của Feuerbach. Theo Marx, vì con người cùng khổ, bất lực trước vũ trụ, thiên nhiên, bị ức hiếp bởi đồng loại và những sinh vật khác, nên con người đã tự tạo ra cho mình hình ản một con người khác hẳn với con người hiện tại mình đang là, một con người toàn năng, toàn mỹ. Đó là Thượng Đế.   Vì Feuerbach và Marx chỉ trích ở đây là chỉ trích tôn giáo Tây Phương, tức tinh thần tôn giáo Juduo-Chrétienne. Nên ở đây chúng ta nói về tinh thần JudéO-Chrétienne để phê bình Marx.
   Theo Cơ Đốc giáo, con người có 3 phần trọng yếu : Vật Chất ( la Matière), Linh Hồn ( L'Âme) và Trí Tuệ  ( L'Esprit). Trí Tuệ chỉ có một và bất diệt. Vật Chất sẽ bị tiêu diệt. Linh Hồn ở giữa và có cả hai tính chất trên. Linh Hồn là một cơ cấu sống, nó có một thực thể thuần tính và cao khiết. Tuỳ theo sự biến đổi của con người thiên về vật chất hay trí tuệ mà trở nên tinh thuần hơn hay trở nên hư hỏng. Nếu trong khi sống ở cõi đời, con người rèn đúc phần Trí tuệ của mình, như đã có một thiên đàng trong lòng của mình, thì khi chết sẽ được lên thế giới cực lạc. Ngược lại, con người thiên về vật chất, làm những điều xấu xa, thì linh hồn sẽ thiên về vật chất, rơi xuống địa ngục.Bởi lẽ đó, khi con người chết sẽ có hai lần chết, chết thể xác và chết linh hồn. Linh hồn sẽ bay lên thiên đàng hay rơi xuống địa ngục tùy theo hành động của con người làm tốt hay xấu ở trần gian.

   Vì vậy Thượng Đế đây không có nghĩa hạn hẹp như Marx định nghĩa, như là hình ảnh ngược lại của con người khốn cùng, mà là tất cả những cái gì tốt đẹp, trong mọi lãnh vực, đối với mọi người, có kẻ ngheo, kẻ giầu, người trí thức, người không trí thức, kẻ thành đạt, người không thành đạt. Chẳng hạn như người không đạo dức, ngay thẳng ngày hôm nay ; nhưng làm một cố dắng để ngày mai đạo đức hơn, ngay thẳng hơn. Đó là tinh thần tôn giáo, tinh thần Thượng Đế. Người hoạ sĩ muốn ngày mai mình vẽ đẹp hơn, nhà khoa học gia muốn ngày mai mình khám phá ra những chân lý khoa học. Đó là tinh thần tôn giáo, tinh thần Thượng đế. Tinh thần tôn giáo và tinh thần Thượng Đế còn là hàng rào ngăn cấm những hành động xấu. Như chúng ta thường nghe những câu trong dân gian : «  Ăn ở cho có đức, nếu không Trời phạt ». Câu này không phải chỉ người nghèo, cùng khổ nói, mà cả quan quyền, người giầu, kẻ có học, lẫn người không có học.Giới hạn tôn giáo cho một loại người, rồi chỉ trích tôn giáo, hô hào bãi bỏ tôn giáo, chẳng khác nào bãi bỏ những lý tưởng con người muốn vươn tới, và điều tai hại nhất là bãi bỏ những hàng rào ngăn cấm tội ác. Có lẽ chính vì vậy mà trong tất cả mọi nước cộng sản, đạo đức suy đồi, tinh thần hướng thượng bị băng hoại, xã hội không còn kỷ cương, đạo lý.

Phê bình lý thuyết của Marx trên phương diện triết học , đối với nhiều người, nhất là giới trí thức Tây phương, là một việc làm quá cũ kỹ, có thể nói xưa như trái đất ; tuy nhiên đối với Việt Nam, nhất là đối với giới trí thức cộng sản, vẫn còn là cần thiết. Chả thế mà Hiến pháp hiện hành cộng sản Việt Nam vẫn còn ghi : «  Dưới ánh sáng của chủ thuyết Mác Lê và tư tưởng Hồ chí Minh ». Tư tưởng Hồ chí Minh thì không có như chính ông ta nói. Lý thuyết Mác Lê thì đã sai trái, bị chối bỏ ở khắp mọi nơi trên thế giới. Có lẽ chỉ còn Việt Nam và Bắc Hàn là tin tưởng mạnh mẽ nhất, nhưng cũng đồng thời là hai nước chậm tiến và lạc hậu nhất. Bắc Hàn thì chết đói . Việt Nam thì sống nhờ vào tiền người Việt gửi về và xuất cảng lao động.

Phê bình chủ nghĩa duy vật, vô thần của Marx có vẻ viễn vông, nhưng thực ra rất là thiết thực, vì quốc gia nào phát triển cần phải có hòa bình. Hoà bình đây không chỉ có nghĩa là không có tiếng súng đạn, mà hòa bình đây là hòa bình xã hội, trong khi đó Marx chủ trương đấu tranh giai cấp, bạo động lịch sử, là một lời không những kêu gọi nội chiến triền miên, mà còn khơi dậy tính ghen ghét, đố kị, thấp hèn, vặt vãnh, tủm mủn, khôn vặt, lọc lừa, hoàn toàn đi ngược lại tinh thần ngay thẳng, trách nhiệm, hợp tác, phát triển.

Chủ nghĩa cộng sản , từ chỗ lúc đầu là hi vọng của nhiều người, nay trở nên nghiệp chướng của mọi người, từ chỗ lúc đầu là kỳ vọng của nhiều quốc gia, nay trở thành xiềng xích của mọi dân tộc, chủ nghĩa này đã sụp đổ.

Tại sao như vậy ?

Có rất nhiều lý do. Nó bắt nguồn từ một số lầm lẫn của Marx, rồi đến những lầm lẫn của những người kế thừa Marx. Riêng phần này, chúng ta chỉ nói đến những lầm lẫn trên phương diện triết học và siêu hình của Marx.


30-4-1975 / TRIỆU NGƯỜI VUI ..…80 TRIỆU NGƯỜI BUỒN

Preview by Yahoo



30 tháng 4 năm 1975 ngày tang thương và hải hùng nhất, cho dù bất cứ gì đi nữa, ngày 30 tháng 4, in hằn sâu trong trí nhớ của những người Việt Nam chúng ta, ngày triệu người vui nhưng hàng triệu người buồn.
Trong 1 tháng từ khi mất Đà Nẵng vào cuối tháng 3 năm 1975 cho đến cuối tháng 4-75 Quân Lực Việt Nam Cộng Hòa vừa chết và mất tích, tổng số lên đến hơn 50 ngàn quân nhân , sau 30 tháng 4-75, số người bị đày đi tù cải tạo lên đến 1,040,000 và hơn 165,000 ngàn người đã chết trên núi rừng Việt Bắc và trên các trại tù của Việt Cộng chạy dài suốt Việt Nam, sau 30 tháng 4 Cộng Sản đã tử hình hơn 100,000 quân, dân, cán, chính Việt Nam Cộng Hòa và hơn 1 triệu người đã chết trên đường vượt biển và đường bộ tìm cách rời Việt Nam, trốn tránh với Chế độ cai trị của Cộng Sản thời bấy giờ. Con số người chết vì Cộng Sản sau 30-4-1975 đã lên đến hơn 1 triệu người .
Một hậu chiến đầy tù đày và chết chóc dù tiếng súng không còn . . . . . .

Ngày nay trên bất cứ mọi sinh hoạt, khi nhắc đến 30-4-1975 là nhắc lại vết thương lòng mà mọi người chúng ta một thời cố quên đi và mong chúng chìm vào dĩ vãng, nhưng thực tế không dễ dàng như thế, gần đây trong một nhóm sinh hoạt Cựu Quân Nhân QLVNCH , một người đã dùng Nick nặc danh tố cáo Chiến Hữu mình là bọn đón gió trở cờ và những mạt sát, tạo tranh luận gay gắt, người bị tố cáo đã bao lần khuyên can, nhưng đề tài này không còn nằm trong tầm tay của người bị cáo, vết thương lòng khơi dậy bao nỗi oan khiêng chồng chất sau ngày 30-4-1975.

Đoạn Video dưới đây của một hảng thông tấn Pháp quay toàn bộ những gì xảy ra tại Sàigòn và chung quanh Thủ Đô từ ngày 27 tháng 4 cho đến 5 tháng 5 năm 1975, ở phút thứ 55 nhìn “Đàn Bò Vào Thành Phố” những ngơ ngác của những con bò con và hãi hùng hiện lên khuôn mặt của người chung quanh, trong 1 tiếng 45 giây nói lên hết tất cả và những hoang mang ghi nhận sau khi xem xong Video này.


Cho dù cuộc chiến đã qua 37 năm, vết thương lòng vẫn còn trên những nạn nhân sau cuộc chiến, những người không may mắn đã nằm xuống, những người còn lại vẫn mang theo những vết thương 30-4-1975 cho đến cuối đời .




Xe tăng Việt Cộng bị bắn cháy ngày 30-4-1974 khu vực ngả tư Bảy Hiền 

No comments:

Post a Comment

Thanks for watching

Popular Posts

Popular Posts