X

Saturday, May 3, 2014

VAI TRÒ CỦA GIÁO DỤC VÀ THỂ CHẾ CHÍNH TRỊ TRONG VIỆC PHÁT TRIỂN CON NGƯỜI VÀ QUỐC GIA, DÂN TỘC

                  
                  VAI TRÒ CỦA  GIÁO DỤC VÀ THỂ CHẾ CHÍNH TRỊ

         TRONG VIỆC PHÁT TRIỂN CON NGƯỜI VÀ QUỐC GIA, DÂN TỘC



                 «  Nhờ có giáo dục tốt mà con người có thể
                   từ bỏ đời sống cầm thú, dã man, để trở thành
                       con người ngày hôm nay. » ( Vô danh)

   Ngày hôm nay trước tình trạng tụt hậu của Việt Nam : với sản lượng tính theo đầu người hàng năm là 1080$, vừa qua khỏi ngưỡng cửa của nghèo đói ; để theo kịp Thái lan vời sản lượng 4280 $, Việt Nam phải mất 95 năm ; theo kịp Nam Dương, với sản lượng 2130$, phải mất 51 năm ; theo kịp Nam Hàn và Đài loan với sản lương khoảng 20 000$, phải mất 150 năm ; nhiều người cho rằng sở dĩ có tình trạng đó là vì dân trí Việt Nam thấp ; mà quên đi vai trò quan trọng của một thể chế chính trị và hệ thống giáo dục do thể chế này áp đặt cho dân, trong việc phát triển con người và một quốc gia.

   Thật vậy, thể chế chính trị và hệ thống giáo dục giữ một vai trò rất quan trọng trong việc phát triển một quốc gia, dân tộc. Chúng ta hãy xét từ lịch sử xa cho tới lịch sử gần.

   I )  Lịch sử phát triển Đông Tây

Ở đây tôi không thể đi sâu vào lịch sử phát triển Đông Tây. Đông ở đây tôi muốn chỉ không những các nước Á châu như Tàu, Nhật Bản, Ấn Độ, Việt Nam v.v.., mà cả những nước Ả Rập. Ai cũng đồng ý là văn minh Đông phương phát hiện rất sớm, trong khi những dân tộc khác còn ở nền văn minh trẩy hái hay du mục, thì những dân tộc vùng Đông Nam Á đã bước sang nền văn minh định cư nông nghiệp, văn minh lúa nước, đã biết trồng lúa. Những phát minh lớn như địa bàn, thuốc súng, giấy, kỹ thuật in, chữ viết là đến từ Đông phương, đấy là chưa nói đến bốn tôn giáo lớn. 

Nhiều người ngạc nhiên khi phát hiện ra rằng chữ a, b, c, chữ La Tinh mà người Tây phương dùng ngày hôm nay, chính là phát minh của người Ả rập. Người Ả rập đã biết trái đất tròn từ lâu và đã tính được chu vi trái đát. Tỷ số PI= 3,1416 mà chúng ta dùng để tính chu vi hay diện tích của một vòng tròn, đó chính là phát minh của người Ả rập.

   Một câu hỏi được đặt ra cho mọi người : Đó là tại sao Đông phương văn minh sớm như vậy mà nay lại khựng lại, tụt hậu so với Tây phương ?
-         Một câu trả lời giản tiện đó là chế độ quân chủ đã kéo dài quá lâu tại Đông phương, cho tới ngày hôm nay tại những nước Ả Rập,  ở Tàu và Việt Nam, vì chế độ cộng sản cũng chỉ là một chế độ quân chủ trá hình, nhưng lại không có danh dự và liêm sỉ.
    Chúng ta chỉ cần một vài quan sát và suy luận nhỏ, thì chúng ta sẽ thấy rõ vấn đề : Tại những nước Ả Rập, người phụ nữ vẫn bị coi thường, không được đi học và không được tham gia vào đời sống con người trong bất cứ lãnh vực nào, ngoại trừ nội trợ. Chỉ vấn đề này ta cũng thấy một nửa nhân tài của quốc gia bị pha phí. Ở những nước dân chủ tân tiến, người phụ nữ được trọng, họ được đi học và tham gia vào tất cả mọi việc của đời sống con người. Nhiều khi họ giỏi hơn nam giới, có không biết bao bà tổng thống, thủ tướng, bác học và kỹ sư.
   Còn ở những nước cộng sản còn lại như Bắc Hàn, Cu Ba, Trung Cộng và Việt Nam, thì vẫn là cha truyền con nối, theo quan niệm «  Hồng hơn chuyên », những người không là đảng viên , thì không được nắm những vai trò quan trọng. Đây cũng là một hình thức pha phí nhân tài. Một quốc gia mà không trọng dụng nhân tài, nhân tài bỏ đi như ở Trung Cộng và Việt Nam, thì không thể tiến được, nếu tiến, thì cũng không thể nào bằng một quốc gia biết trọng dụng nhân tài, không những ở trong nước, mà còn ở ngoài nước (1).

   I I  )   Lịch sử phát triển của những nước cộng sản

Những nước cộng sản, bắt đầu từ Liên sô cho tới những nước cộng sản còn rơi rớt lại ngày hôm nay không phát triển được, một phần vì lý thuyết của Marx không tưởng, chủ trương bãi bỏ quyền tư hữu, một động lực thúc đẩy con người làm việc, một phần vì độc tài. Chính bà Rosa Luxembourg, người cùng đấu tranh với Lénine ở trong Đệ Nhị Quốc tế Cộng sản, bây giờ đổi thành Quốc Tế Xã hội, là bạn thân của Lénine, khi thấy Lénine cướp được chính quyền, dựng lên một đảng và nhà nước độc tài, giải tán Quốc Hội Lập Hiến được dân chủ bầu lên ngày 18/1/1918, nhưng người của Lénine bị rơi vào thiểu số, bà đã viết cho ông, trong nhật ký của bà, trước khi bà chết như sau :
   «  Cái đảng và nhà nước độc tài mà Anh dựng lên, Anh bảo nó phục vụ thợ thuyền và nhân dân ; nhưng trên thực tế, nó chẳng phục vị một ai cả. Tại sao ? – Vì nó đã đi ngược lại những nguyên tắc căn bản của chủ nghĩa xã hội, đó là tôn trọng tự do và dân chủ. « 

   Nếu chúng ta nhìn vào bản chất của những chế độ cộng sản, từ ngày thành lập nước cộng sản đầu tiên năm 1917 cho tới nay với những nước cộng sản còn rơi rớt lại, thì những chế độ cộng sản chỉ là những chế độ quân chủ trá hình, nhưng còn tồi tệ hơn :  Cũng tôn thờ cá nhân, ngày xưa thì vua là con trời, ngày nay thì lãnh tụ không bao giờ lầm ; ngày xưa thì triều đình không bao giờ sai ; ngày nay thì đảng bao giờ cũng đúng ; ngày xưa cha truyền con nối, ngày nay cũng vậy, như cha truyền con nối ở Bắc Hàn, anh truyền em nối ở Cu Ba, đối với Trung Cộng và Cộng sản Việt Nam, thì kín đáo hơn ; nhưng nếu chúng ta nhìn vào thành phần trong Trung ương Đảng cộng sản hiện nay, thì đều là con ông cháu cha của lãnh đạo cộng sản trước kia. Đấy là chưa nói đến giả thuyết mà nhiều người trong và ngoài nước đều tin rằng Nông đức Mạnh là con của Hồ chí Minh.
   Chế độ cộng sản không những là một chế độ quân chủ trá hình mà còn là một chế độ ác ôn, côn đồ, ăn gian, nói dối.  Chính Quốc hội Âu châu đã ra Nghị Quyết 1481 kết án chế độ cộng sản là một chế độ giết người, diệt chủng. Chính ông Gorbatchev, cựu Tổng bí thư Đảng Cộng sản Liên sô tuyên bố : «  Tôi đã bỏ hơn nửa đời người tranh đấu cho chủ nghĩa cộng sản ; nhưng ngày hôm nay tôi phải đau buồn tuyên bố rằng cộng sản chỉ biết tuyên truyền và nói láo. » Bà Angéla Merkel, đương kim Thủ Tướng Đức, người đã trưởng thành ở nước cộng sản Đông Đức, nhân ngày kỷ niệm 20 năm sụp đổ cuả bức tường Bá linh cũng tuyên bố : «  Chế độ cộng sản là chế độ sản xuất những sự an gian và nói dối. »

   I I I ) Lịch sử phát triển của 2 nước Hoa Kỳ và Nam Hàn, nhờ vào thể chế dân chủ và một nền giáo dục tốt

   Tây phương, một cách tương đối là văn minh chậm hơn Đông phương, nhưng họ đã biết từ bỏ sớm chế độ quân chủ, biết chấp nhận cái hay của người khác, xây dựng chế độ dân chủ và nền giáo dục tốt, nên họ đã tiến rất mau lẹ. Nước đầu tiên bước vào chế độ dân chủ, đó là nước Anh, với cuộc cách mạng của Cromwell ( 1599-1658) vào giữa thế kỷ thứ 17, chính vì vậy mà nước Anh đã là nước làm cuộc cách mạng kỹ nghệ đầu tiên trên thế giới.

 Sau đó là cuộc cách mạng độc lập cứu quốc, dân chủ và giáo dục kiến quốc Hoa kỳ 1776 ; rồi cuộc cách mạng nhân quyền, dân quyền Pháp 1789. Vào thế kỷ 20, một số quốc gia biết bỏ chế độ độc tài, dù là tả cộng sản hay là độc tài hữu quân phiệt, đi theo chế độ dân chủ và họ cũng đã tiến rất lẹ. Đặc biệt là Nam Hàn và Đài loan. Trong khuôn khổ bài này, tôi chỉ nói đến 2 trường hợp, đó là Hoa kỳ và Nam Hàn.
   Người ta có thể nói sự thành công của Hoa Kỳ ngày hôm nay là nhờ vào thể chế chính trị dân chủ và một nền giáo dục tốt ngay từ lúc lập quốc.
   Thật vậy, cuộc cách mạng Hoa kỳ mang 2 ý nghĩa chính : 1) Đó là một cuộc cách mạng độc lập cứu quốc, nó đã giúp dân tộc Hoa Kỳ thoát khỏi ách đô hộ của người Anh ; 2) Đó là một cuộc cách mạng dân chủ và giáo dục kiến quốc.
   Một trong những người có công nhất trong việc tạo dựng nền dân chủ và giáo dục Hoa Kỳ, đó là ông Thomas Jefferson.

   Thomas Jefferson ( 1743-1826) : nhà văn chính trị, quốc khách, tổng thống thứ 3 của Hoa Kỳ. Không những là tác giả của bản Tuyên Ngôn Độc lập Hoa Kỳ, ông còn là một trong những người chính sáng lập ra nền Cộng Hòa và nền giáo dục Hoa kỳ. (2)

   Ông là bạn thân của ông Condorcet.

   Condorcet : (1743-1794 ), triết gia, nhà toán học và chính trị gia, là bạn của Turgot, Voltaire, d’Alembert và Jefferson. Ông thuộc dòng giõi quí tộc, hầu tước, tên thật là Marie Jean Antoine de Caritat, trở thành nhà tóan học năm 25 tuổi, năm 32 tuổi ông được bầu làm thư ký vĩnh viễn của hàn lâm viện Khoa học Pháp. Ông đam mê tìm hiểu về công bằng, chân lý và giáo dục. Ông chống án tử hình, chế độ nô lệ và đòi quyền bình đẳng cho phụ nữ.

   Khi Cách mạng Pháp bùng nổ, ông theo Cách mạng. Trong Quốc hội Lập hiến, ông chủ trương thành lập nền cộng hòa. Trong Quốc hội Lập Pháp, ông đề nghị chương trình cải tổ giáo dục nổi tiếng sau này. Vào thời Hòa hợp ( Convention), ông đề nghị một dự thảo hiến pháp dân chủ chưa từng thấy lúc bấy giờ. Vào thời Khủng bố ( Terreur ), ông bị bỏ tù và bị đưa ra máy chém ; nhưng ông đã uống thuốc độc tự vẫn trước đó. Chính trong tù, ông viết quyển Lược đồ những tiến bộ của trí tuệ con người ( Esquisse d’un tableau de progrès de l’esprit humain ). Ông tin tưởng ở tiến bộ không ngừng của khoa học. Ông tin rằng sự tiến bộ về trí thức và đạo đức của nhân loại chỉ có thể có được nhờ một nền giáo dục tốt. 

Nền giáo dục tốt theo ông :
1)   Một nền giáo dục hướng thượng, hướng thực, hướng thiện, lấy sự thật và điều thiện làm tiêu chuẩn ;
2)   Một nền giáo dục nhân bản, lấy con người làm gốc ;
3)   Một nền giáo dục khoa học tiến bộ
4)   Một nền giáo dục đại chúng, phổ thông và cưỡng bách, có nghĩa là bất cứ trẻ em nào đến tuổi thành niên đều được đi học, không phân biệt sang giàu, nghèo hèn, đi học ít nhất cho tới bậc phổ thông ( trung học). Chính quyền bắt buộc phải thi hành trách nhiệm này. (3)

Ông chủ trương công bằng về quyền ( Egalité des droits). Một thí dụ cho dễ hiểu, đó là ai cũng có quyền tự do ngôn luận, phát biểu ý kiến của mình. Nhưng mỗi người một ý kiến khác nhau, hay dở khác nhau ; chứ công bằng không có nghĩa là ai cũng phát biểu cùng một ý kiến, đây là công bằng của nghĩa cào bằng, chỉ làm cho xã hội trở nên nghèo nàn về tinh thần cũng như vật chất.
   Condorcet muốn thực hiện một xã hội công bằng. Nhưng theo ý ông, xã hội này chỉ thực hiện được từng bước một từ dưới lên trên, qua sự xây dựng giới trẻ và qua một nền giáo dục tốt như vừa đề cập ở trên.. Chính vì vậy mà ông đề nghị đạo luật cưỡng bách giáo dục, bắt buộc chính phủ phải làm thế nào để bất cứ trẻ em tới tuổi vị thành niên, không phân biệt giầu nghèo, chủng tộc, đều được đi học cho tới bậc phổ thông.Chương trình giáo dục phổ thông đại chúng và cưỡng bách được áp dụng ở tất cả những nước tự do, dân chủ, tiến bộ là do ý kiến của Condorcet.
   Người áp dụng đầu tiên những nguyên tắc giáo dục này, chính là Thomas Jefferson, bạn của ông.

   Nam Hàn là một nước vùng Đông Nam Á, diện tích vào khoảng 99 274 km2 ; dân số vào khoảng 50 triệu người ; tổng sản lượng quốc gia là 893 tỷ $ ; sản lượng tính theo đầu người hàng năm là 18070$, gấp 18 lần Việt Nam với 1 080$ ( Theo Le Monde en 2009 – Courrier international).

 Mặc dầu trước đó vào năm 1963 và 1975, Nam Hàn thua miền Nam Việt Nam về sản lượng tính theo đầu người hàng năm. Ngày hôm nay Nam Hàn là cường quốc kinh tế thứ 10 và đang tiến tới thứ 7, thứ 8, theo chương trình tranh cử và lời hứa của ông tổng thống đương kim.

Được như vậy chính là nhờ Nam Hàn có một thể chế chính trị dân chủ, mặc dầu mới bắt đầu vào thập niên 80 và một nền giáo dục tốt bắt đầu vào thập niên 60. Trong vòng 30 năm qua, sản lượng tính theo đầu người hàng năm của Nam Hàn đã tăng gấp 45 lần. Một bằng chứng rõ ràng nhất để chứng tỏ giáo dục và thể chế chính trị giữ một vai trò quan trọng việc phát triển con người và quốc gia, dân tộc, đó là hình ảnh Nam Hàn và Bắc Hàn. Nam Hàn là cường quốc kinh tế thứ 10 trên thế giới ; trong khi đó Bắc Hàn đang chết đói. 

Trẻ em Bắc Hàn đang phải nhận một nền giáo dục nhồi sọ, tuyên truyền, phản sự thật, phản thiện, hàng ngày vào buổi sáng phải đứng trước hình Kim Dung Nhất, nói câu : «  Ngài Kim dung Nhất, nhà lãnh đạo vĩ đại, tài ba, sáng chói của dân tộc Hàn ; nhờ Ngài mà chúng tôi có cơm ăn, áo mặc và được đi học. » Trong khi đó thì thực tế hoàn toàn trái ngược lại.  

Đây là một con người rất tàn ác, lấy làm thích thú khi tra tấn người khác vào thời ông làm Giám đốc cơ quan tình báo, một người dâm dục đến bệnh hoạn, trong nhà có đến mấy ngàm bộ phim dâm dục và ghê rợn. Không phải người ta nói xấu, bôi bác ông, mà chính là người thân, một người vợ đã không sống với nhau, đang sống ở bên Pháp và một người bếp, gốc Nhật, hiện nay đã về hưu tiết lộ. 

Cũng như chính con gái của Fidel Castro, hiện đang tỵ nạn bên Hoa kỳ, tuyên bố trước báo chí : «  Mỗi lần tôi thấy mặt ông ta ( tức Fidel Castro) là tôi muốn lộn mửa. »
   Cũng như ở Việt Nam hiện nay trẻ em phải học tư cách và đạo đức của Hồ chí Minh, «  Bác đã một đời hy sinh, không vợ, không con .« Thực tế thì họ Hồ văng vãi vợ con ở khắp nơi. 

Tỷ số những trẻ em được vào đại học theo những cơ quan giáo dục quốc tế : Việt Nam : 10% ; Trung Cộng : 15% ; Thái Lan 55% ; Nam Hàn và Đài Loan : 89%.
Gần đây tổ chức Hợp Tác kinh tế và phát triển (OCDE) có làm một cuộc thăm dò trình độ kiến thức tổng quát của 1 000 người thợ chuyên môn (os= ouvriers spécialisés ) của 20 nước phát triển trên thế giới, thì Nam Hàn đứng đầu. Số thợ thuyền mà có bằng tú tài, Nam Hàn là một trong những nước đứng đầu thế giới.

 Thật vậy, con người được ví như một hạt mầm, dù là da vàng, da đỏ, da đen hay da trắng ; nếu nó được gieo vào một mảnh đất tốt, tức nó được sống dưới một chế độ dân chủ, được hưởng một nền giáo dục tốt, chính quyền do chính tay nó bầu ra ; và vì do nó bầu, chính quyền này bắt buộc ít hay nhiều phải lo cho nó, không những về miếng cơm, manh áo, mà còn về sức khỏe và giáo dục ; nếu họ muốn được bầu, hay tái đắc cử ; tất nhiên hạt mầm này sẽ nẩy mầm, đơm hoa kết trái.

 Ngược lại, cũng hạt mầm đó, lại được gieo vào một mảnh đất khô cằn, tức một chính quyền độc tài, không do dân bầu ra, mà là do đảng đoàn chỉ định lẫn nhau ; nếu có bầu, thì là bầu cử giả dối, « Đảng cử, dân bầu « ; chính quyền đó không lo cho dân, không lo cho giáo dục, hay chỉ là một nền giáo dục nhồi sọ, phản chân, phản thiện, chỉ lo cho quyền lợi của đảng đoàn, cán bộ ; hạt mầm đó sẽ thui chột. 

Hiện nay ở Việt Nam có cả triệu em bé phải bán thân nuôi miệng ở Căm Bốt, đi bán vé số, bán báo, không được đi học ; trong đó có biết bao hạt mầm bị thui chột ; nếu được đi học, thì là một giáo dục phản chân, phản thiện, phản mỹ, một nền giáo dục nhồi sọ, tuyên truyền.

   Ngày nào còn chế độ độc tài ; còn giáo dục nhồi sọ, tuyên truyền ; ngày đó đất nước và dân tộc còn thiếu phát triển và chậm tiến.

                            Paris ngày 07/06/2009


                                Chu chi Nam

No comments:

Post a Comment

Thanks for watching

Popular Posts

Popular Posts