X

Tuesday, May 6, 2014

Góp ý về việc hỗ trợ tài chánh


Góp ý về việc hỗ trợ tài chánh

Danoan2012 (Danlambao) - Tiền bạc có thể nói là mũi dao đâm sau lưng chiến sĩ nếu không khéo trong việc thu nhập. Và sự nhận hỗ trợ công khai và minh bạch tiền bạc cũng là tỉ lệ nghịch với đấu tranh (giống như lạy ông tôi ở bụi này). Nhưng nếu không có tiền bạc thì khó mà được chuyện. Tôi rất đồng ý với các Bác Nguyễn Ngọc Già, Nguyên Thạch và Vũ Đông Hà về chuyện nhận hỗ trợ tài chánh, nhưng có những góp ý nhỏ cho hợp với thời đại thông tin toàn cầu như sau:

1. Không nên làm đề án lớn trong thời gian khởi đầu. Quyên góp số tiền quá lớn (mấy thằng cán bộ nó thèm) trong chế độ “luật là tao, tao là luật” rất bất lợi. Những bất lợi đó vô số kể, kể cả phải hy sinh mạng sống, tù tội như bác Vũ Đông Hà đã nêu ra, vì cs họ sẽ không từ mọi thủ đoạn để triệt tiêu tức khắc từ trong trứng nước khi manh nha của nhóm/tập hợp/tổ chức đấu tranh dưới bất cứ hình thức nào, (nên nhớ, đối với cs sẽ không bao giờ và không bao giờ có nhóm/tập hợp/tổ hợp ngoài vệ tinh/ngoại vi của chúng). Ở đây chỉ ý kiến về việc chi thu số tiền để tránh những thiệt hại. Trở ngại lớn của tiền là: (1) Với số tiền lớn sẽ khó “quản lý thu nhập minh bạch” trong khi có những chi thu cần bí mật; (2) Tạo lòng tham cho con người; (2) Tạo sự lạm quyền khi chi phối; (3) Tạo sự chia rẽ khi nhận nhiều ít; (4) Tạo kẻ hở cho những kẻ nhiều tiền vào chi phối;... Tất cả khó khăn trên dễ tạo những lỗi lầm nhỏ, đó là mục tiêu cho sự đánh phá, chưa kể bị gài bẫy, xuyên tạc... 

2. Không nhận tiền của bất cứ tổ chức nào kể cả các tổ chức quốc tế có vụ lợi để không làm mất chính nghĩa; tránh đi việc mang tiếng; tránh đi sự chi phối về sau; và có thể tránh đi bị gài ghép vào tội “Nhận tài trợ hoặc làm thuê cho các thế lực thù địch để phá hoại đất nước”. Ở đây, tôi không xem nhẹ các tổ chức lớn vì biết trong công cuộc đấu tranh là của chung, và mỗi người có thể chọn đi những con đường khác nhau. Mục đích không nhận tiền của các tổ chức cũng là một con đường khác để nhận được sự ủng hộ và giúp đỡ lẫn nhau. Nếu chấp nhận không nhận những số tiền lớn thì làm sao hình thành được quỹ tài chánh lớn được? Những đề nghị sau sẽ là cách trả lời cho câu hỏi đó, và sẽ cho thấy rằng bằng cách này hay cách nọ, chúng ta cũng sẽ có cùng mục đích và đạt mục đích.

3. Xé lẻ mọi chuyện để thành chuyện nhỏ mua in áo, chuyện uống cà phê, chuyện di chuyển, chuyện phân phát,... cho “cá nhân”. Cá nhân ở đây không phải là độc nhất một người mà là nhóm nhỏ để để dễ kiểm soát, giúp đỡ công việc, và thay thế khi cần. Dùng chữ cá nhân có nghĩa là một người làm, một người chịu để khi “bị” có chuyện khỏi chết chùm. Mỗi một nhóm nhỏ phải lo phụ trách tài chánh quyên góp cho nhóm đó. Chuyện lo tài chánh cho mỗi chuyện như mua in áo thì ai cũng có thể tổng kết được chi thu minh bạch. Điều này không cần nhân sự cũng như chuyên viên, và hơn nữa cũng không cần minh bạch tài chánh nếu vì lý do nào đó (vì làm bài tính nhẩm tính cũng ra). Thí dụ, 1000 cái áo thun, mỗi cái bao nhiêu thì bàn dân thiên hạ ai cũng có thể đoán được (nếu có sai sót thì cũng là số ít dễ chấp nhận được, vì tham lam/bòn rút/ăn lời được bao nhiêu trong từng cái áo). Vả lại, nếu vì lý do gì bất lợi mà không không minh bạch được thì chỉ cần minh bạch với một hoặc vài người có uy tín để xác nhận là được. Và những người này cũng không vì cái lợi nhỏ mà mờ mắt.

4. Vì là công chuyện nhỏ, dùng số tiền nhỏ, vì vậy cũng nên nhận số tiền cũng nhỏ (giới hạn vài trăm ngàn hay một triệu với một cá nhân là đủ xài). Với số tiền nhỏ này thì lời kêu gọi rất dễ dàng khi thông qua với những mục đích như giúp đở, ủng hộ cá nhân na ná giống như các tổ chức từ thiện thì không có gì trái với luật pháp hiện hành. Tôi gởi một trăm ngàn để in áo thun quảng bá việc không được tra tấn trong nhà tù như nhà nước đã ký, đó là quyền công dân mà không có luật lệ nào cấm cản. Tôi “bao” những người đi uống cà-phê một tách cà-phê, vì họ đang làm lợi cho tôi trong việc phổ biến bản “Tuyên ngôn Quốc tế Nhân quyền” mà nhà nước vừa ký để tôi hiểu thế nào là bổn phận người dân mà chấp hành nghiêm túc luật lệ nhà nước. Với số tiền nhỏ, nếu bị tròng hai bao cao su thì khó bị tội lớn được. Và nên nhớ công chuyện phải luôn dựa vào những sự thật (sự thật là khắc tinh của cs) như dựa vào những ký kết, những lời hứa của nhà nước, những phúc lợi mà người dân phải có, sự bất công do nhà cầm quyền gây ra... theo luật lệ hiện hành mà khai triển để tránh bị kết tội. 

5. Vì nhận số tiền nhỏ, chuyện chi thâu có thể thông qua cá nhân, chỉ cần người nào đó hoặc nhóm nào đó có uy tín giới thiệu là được. Cá nhân đó sẽ dùng bất cứ hình thức nào an toàn, hợp pháp kể cả dùng tài khoản riêng của mình hoặc mở riêng tài khoản ở các nhà bank ngoại quốc như bác NNG đề nghị, miễn có tờ tường trình riêng hoặc ở nhà bank là đủ. Tiền thâu chỉ cần đủ số tiền cho công việc, nếu có dư thì trả lại để người gởi chuyển cho nhóm khác, hoặc ủng hộ nhóm khác, hoặc để dành,... Tóm lại tiền dư sẽ “tùy nghi xử dụng” đúng quy tắc. Sự lạm dụng thâu tiền hay tạm mượn tạm danh nghĩa của chúng ta sẽ dễ dàng khám phá.

6. Vì nhận số tiền nhỏ, chúng ta dễ kiểm soát nhân sự, dễ khám phá khuyết điểm, dễ khám phá sự phá hoại,... Nếu có những chuyện đó xảy ra, chúng ta dễ thay thế nhân sự, việc làm mà ít tổn thất hơn.

7. Vì nhận số tiền nhỏ, người ủng hộ sẽ ở mọi tầng lớp, năm ba chục họ không ngần ngại đóng góp. Mọi tầng lớp này sẽ có những người muốn ủng hộ nhưng vì lý do “nhạy cảm” họ khó công khai ủng hộ tổ chức lớn, họ có thể chọn những nhóm nhỏ ủng hộ với tính cách “từ thiện” cho cá nhân như là tiền uống cà-phê vừa hợp pháp vừa không bị chụp mũ “tiếp tay phản động”. Cũng có một số người kề cận bà con hàng xóm đóng góp mà không “e lệ”. 

8. Vì nhận số tiền nhỏ, nên các tổ “chức lớn” có dã tâm, khó dùng tiền để sau này chi phối. Nếu tổ chức nào có thực tâm, họ sẽ xé lẻ dùng từng cá nhân có thể được trong tổ chức ủng hộ việc làm này, việc làm nọ, nhóm mua áo, nhóm uống cà-fé... Với việc làm thực tâm, nhiều cá nhân đóng góp cho nhiều nhóm thì số tiền nhỏ sẽ thành số tiền lớn. Còn cá nhân ủng hộ số tiền lớn, họ có thể đưa tiền nhờ bạn bè, hàng xóm, bạn cùng sở,... người nước ngoài đứng tên ủng hộ. Đó cũng là một hình thức tuyên truyền vì họ phải lý giải tại sao phải nhờ. Nếu là ở nước ngoài, nhớ kiếm bạn bè ngoại quốc mà nhờ. Cái lợi của chuyện nhận số tiền nhỏ là với tư cách cá nhân và với số tiền nhỏ đóng góp thì các tổ chức lớn khó chi phối chúng ta được. Nói theo nghĩa đoàn kết là họ biểu lộ sự kết hợp trong tương đồng để giúp đở lẫn nhau. Còn “thế lực thù địch của ta”, kể cả ta cũng như địch, khó dùng tiền để phá hoại. 

9. Việc dùng tiền ở giai đoạn đầu, chỉ chi tiêu vào việc cần thiết, tránh chi tiêu vào việc tổn hại tài chánh cá nhân do “việc làm chùa” sinh ra mà dễ bị người xử dụng lạm dụng cũng như bị địch đánh phá như tiền công, tiền chi phí lặt vặt, tiền tổn thất gì đó,... Những chuyện này khó có thước để đo, khó quy thành tiền vì vậy việc “chi đúng” cho những việc này dễ bị đem lên bàn mỗ để làm lạc đường và chậm đi bước tiến của ta. Nếu có chi tiêu, thì nên chi tiêu tượng trưng để thành viên đủ sức làm việc. Với lại, chuyện khởi đầu mà tính “chi cho đúng” thì nó sẽ thành số tiền rất lớn. Chưa làm được việc mà hô hào đóng góp tiền bạc rất lớn thì khó mà thành công. Hãy làm nhỏ trước, rồi xin sau. Thêm nữa, giai đoạn này là giai đoạn hy sinh, nó không phải là việc thương mại mà thành viên phải được đền bù. Chuyện đó, để đó, sau khi thành hình sẽ tính. 

10. Việc giúp đỡ các thành viên nghèo mà đi vác ngà voi để cầm hơi thì không thể cầm tiền đưa thẳng mà phải coi chừng bị cho là “hành nghề dân chủ”. Hãy đưa cho họ cái cần câu, còn gọi là hùng vốn làm ăn “lương thiện”. Một là giúp họ, hai là cũng có lợi cho công việc đang làm. Thí dụ như hùn tiền với họ mở quán cà phê, và vẫn theo nguyên tắc là cái gì cũng nhỏ, tiệm cà phê nhỏ, số tiền hùn hạp nhỏ. Nếu có số tiền lớn hỗ trợ thì cũng xé lẻ như đã bàn ở trên, (nhớ là phải có những tên người ngoại quốc để đề huề mọi sắc dân, biết đâu cũng có thể có những cái lợi về sau), và không nhất thiết là ai hùn cũng là chủ (tùy người ủng hộ muốn). Hãy tìm hiểu luật lệ hùn hạp buôn bán để không phải vi phạm luật pháp khi hành nghề, cũng như khi bị rắc rối mình có thể vin vào luật pháp mà có bằng chứng đấu lý với “luật lệ nước ngoài”, (chớ với luật trong nước phần thua là chắc). Dĩ nhiên là phải sổ sách báo cáo hằng tháng. Phần chính số lời sẽ trả công cho người trực tiếp làm việc và “xài cho những chuyện khác” mà người hùn họ đã hiểu. Nếu có dư tiền để chia thì không ai nghĩ rằng mình hùn hạp là phải kiếm lời, vả lại số tiền chia cho nhiều phần sẽ rất nhỏ. Còn lỗ thì kêu gọi “đầu tư” tiếp vì ai cũng biết mục đích của việc đầu tư là gì. Nếu có nhiều tiệm như vậy thì việc sinh hoạt rất dễ dàng. 

11. Các Bác Vọng Nhựt Tân, Lê Cửu Long, Năm Xe Ôm, Tổng Cục 8, Ông Bút, nguoiduatin và nhiều Bác còm sĩ đưa nhiều ý kiến, bàn cải,... làm tôi khâm phục, nhưng cũng hơi bị “Tẩu Hỏa Nhập Ma”. Nên sự góp ý này là có nên thâu tiền hay không thâu, bằng cách này hay cách khác thì tôi theo thuyết “Bà Ba Phải” mà tuân theo, nhưng lập trường của tôi là một: “Không chấp nhận chế độ cs, ủng hộ mọi phong trào đấu tranh đưa đất nước vào con đường tự do, dân chủ, công bằng, hạnh phúc mà không có ngầm cái đuôi theo định hướng xã hội chủ nghĩa”. Và lập trường ba phải không phải là tôi không có những nhận xét, nhưng nghĩ rằng cách nào cũng có ưu khuyết điểm. Quan trọng nhứt là khi đã chọn thì ráng mà “né” các khuyết điểm đó. 

Những phần góp ý này cũng là một phần của ý tưởng góp ý là “Nên Dùng Nguyên Lý Điện Toán Học áp dụng vào việc tranh đấu”. Con người đã dùng nguyên tắc và lý lẽ trong Tân Toán Học áp dụng nó vào những phát minh đã có để rồi thành máy móc phục vụ con người (đó là sự ra đời của máy điện toán/vi tính) thì chúng ta nên suy nghĩ xem có nên dùng nguyên lý đó trong công việc đấu tranh hay không, vì sự đúng và thành công của nó không chối cải được. Chứng minh cho việc này là sự hiện hữu cũng như hữu ích của máy móc khắp nơi trên địa cầu và một phần trong vũ trụ hiện nay, cũng như máy móc sẽ còn tồn tại trong một khoảng tương lai dài khó có gì thay thế được. Trước khi tìm hiểu về “sự ghê ghớm của nguyên lý này”, chúng ta phải công nhận rằng máy móc đã ở khắp nơi và con người đang dần lệ thuộc vào nó với tốc độ rất nhanh, hơn nữa máy móc cũng đã làm thay đổi cuộc sống con người trong xã hội khiến cho thế giới dường như thay đổi hẳn trong mấy chục năm qua. Nếu nói không ngoa, tất cả đều thay đổi kể cả nhân sinh quan (lý lẽ và nguyên tắc của cuộc sống) trong một thời gian rất ngắn. Câu hỏi được đặt ra là chúng ta có nên đem NLĐT vào đời sống con người không khi mà nguyên lý đó quá đúng, quá chuẩn và quá hữu ích? 

Nói như thế, lấy “tư tưởng” hình thành của máy móc mà dùng, thì chúng ta đâu còn là “Con Người”? Câu trả lời là vừa sai vừa đúng. Tại sao chúng ta phải sống theo “tư tưởng” của máy móc và để sẽ trở thành máy móc trong khi chúng ta là sinh vật đẳng cấp thông minh có tư tưởng. Nghĩ như thế cũng là sai vì máy móc là sản phẩm do chính chúng ta sinh ra thì tư tưởng của máy cũng là “tư tưởng mới” của ta. Thoạt tiên, vật thể là vật vô tri vô giác, “Con Người” đã dùng nguyên lý “mới” của cuộc sống (cũng xin tạm gọi là nhân sinh quan mới, nguyên tắc mới và lý lẽ mới trong toán học mới) áp dụng vào máy móc đã có để tạo ra máy móc mới rất hữu ích cho con người thì nguyên lý đó là của máy móc hay của chính chúng ta? Với lại chúng ta đã và đang lệ thuộc vào máy móc. Vì vậy có thể nói NLĐT là “nhân sinh quan mới” của chúng ta, nhưng chưa chính thức công nhận. Nhìn chung, sự thay đổi của thế giới, sự lệ thuộc của con người vào máy móc, sự phát triển vượt bực của máy móc đã chứng minh (nếu không rõ ràng thì cũng một phần vì nó đang hình thành) là con người đang áp dụng NLĐT vào đời sống. Dễ hiểu hơn là con người có ý tưởng nào đó thì hành động con người trong tiềm thức đã đi theo ý tưởng đó. Chính các bạn cũng vậy, cuộc sống và hoàn cảnh đã tạo cho các bạn có những sáng kiến với những phương thức mới trong tranh đấu. Đó có phải là các bạn đã và đang bị cuốn hút theo sự thay đổi do sự phát triển của ngành điện toán hay không? Có phải các bạn đang ở trong thời đại @ (a còng), thời đại vi tính không? Có phải các bạn đang bị NLĐT chi phối hay không? Các bạn có thể nói là do sự tiến hóa của xã hội chúng ta phải theo như vậy, thế thôi. Không được, ý kiến của tôi là mong muốn các bạn nên công nhận cái nguyên lý của “Người Máy” để tìm hiểu cặn kẻ thêm mà áp dụng đúng vào công việc để kết quả hữu hiệu hơn. 

Một diễn giải sau sẽ chứng minh cho sức mạnh của NLĐT. Nhiều người sẽ cho rằng tuy không hiểu nhiều về máy móc, nhưng chúng tôi cũng đã biết sử dụng máy điện toán hằng ngày để tranh đấu rồi. Hãy đem việc so sánh sử dụng máy điện toán và việc học võ chúng ta sẽ thấy rõ ràng hơn. Thông thường, múa một bài quyền, học những miếng võ để đối đầu với địch thì từ già đến bé ai cũng có thể học được, giống như sử dụng máy điện toán vào việc tranh đấu. Nhưng để đánh một cú võ mà địch thủ phải gục thì cần phải có “nội công”. Nội công có được là do “tâm pháp”, đó là nguyên lý của võ công. Tâm pháp là sự hiểu biết sự cấu tạo thân thể con người và sự vận hành khí huyết rồi từ đó luyện tập để có nội công. NLĐT cũng như nội công của máy điện toán, người xử dụng máy điện toán mà biết sự cấu tạo và sự vận hành của máy điện toán thì sẽ tạo thêm sức mạnh để phục vụ cho mình, (rõ ràng các bạn sửa vi tính/chuyên viên vi tính sử dụng máy khác xa với những người không hiểu về máy). Ở đây, các bạn không cần phải học để sửa máy mà điều cần là phải hiểu nguyên lý của nó để biết khai triển sức mạnh của nó. Những bậc võ sư có nội công thượng thừa thì khi đánh một cú đấm chưa chạm vào da thịt thì quyền cước đã đi tận vào tim gan. 

Nếu hiểu được NLĐT mà đem áp dụng vào cuộc sống cũng như việc tranh đấu thì theo tôi sự thành công đến rất nhanh như máy điện toán, kết quả “rõ ràng minh bạch” như máy điện toán và sự hy sinh cũng như máy điện toán (máy điện toán làm việc được rất nhiều việc nhưng tỷ lệ chết rất ít mà nhiều khi là “chết ảo” không chừng). Điều quan trọng hơn hết là nếu các bạn sống và làm việc theo NLDT thì sau khi cs sụp đổ, các bạn sẽ sẳn sàng hội nhập vào thế giới rất mau lẹ để phát triển đất nước không phải qua giai đoạn hậu cs mà các nước Đông Âu đang phải trả giá.

Mong muốn các bạn hãy sống theo thời đại mới, hành động mới, thời đại tin học toàn cầu đúng nghĩa mà không có cái đuôi “theo định hướng xã hội chủ nghĩa”. Những bài sau tôi sẽ trình bày về sức mạnh của NLĐT trong việc tranh đấu cũng như nhân loại đang sống theo “tư tưởng” của máy móc mà người ta mới cảm nhận nhưng chưa chính thức công nhận. Mong các bạn tiếp nhận sự góp ý này. Chúc các bạn thành công. 

Kính,




Lao động góp ý về tài chánh

Năm XL (Danlambao) - Qua một số bài của tác giả Nguyễn Ngọc GiàNguyên ThạchVũ Đông Hà và Trần Quốc Việt về quỹ tài chánh (xin phép được nêu tên mà không là bác, anh, chú cho dễ thân mật). Tỷ lệ các còm sỹ ủng hộ là > 99%, một con số nói lên tấm lòng đấu tranh của chúng ta cho một đất nước Việt Nam Dân Chủ! 

Để có thể đấu tranh, chúng ta luôn cần hai yếu tố chính đó là nhân sự và tài chánh. Nhân sự thì một số xã hội dân sự đã có nhưng còn thiếu phương tiện. Thí dụ:

- Một số tổ chức đang hoạt động đôi khi thiếu tài chánh, do đó cũng khó thể phát triển. 

- Một số anh chị hừng hực khí thế đấu tranh nhưng bao tử trống, biết làm sao đây? 

- Người trực diện đấu tranh với CS bị bao vây kinh tế, lấy gì để tiếp tục đấu tranh? 

- Anh chị em đang bị giam giữ, chúng ta cũng phải quan tâm ngoài tinh thần, cần thăm nuôi. 

- Bà con dân oan nếu có phương tiện di chuyển sẽ tham dự đông hơn. 

- Muốn in truyền đơn, băng rôn, di chuyển,... cần phương tiện. 

Như đã nói ở trên, phong trào đấu tranh có phát triển lớn mạnh hay không tùy thuộc vào hai yếu tố tài chánh và nhân sự. Có tài chánh nhưng thiếu nhân sự hoặc có nhân sự nhưng thiếu tài chánh cũng dễ đi vào bế tắc. May mắn của phe Dân Chủ là rất nhiều người có nhiệt huyết (súng), tương lai có tài chánh (đạn) thì mới có khả năng tấn công tiêu diệt ác đảng. Người trong nước chủ động tấn công chế độ độc tài, người hải ngoại vận động quốc tế và yểm trợ tài chánh. Nếu chúng ta phối hợp chặt chẽ, nhịp nhàng thì thành công phải đến. 

Một gợi ý nhỏ để các bạn thấy tài chánh nó quan trọng ra sao. Thí dụ chúng ta hỗ trợ mỗi cuối tuần thực phẩm, trà nước tại điểm A (nhà thờ), B (chùa hoặc thánh thất) để người dân tập trung, nội dung sẽ nói sau. Người dân cứ tập trung mỗi tuần ngày càng đông. Trên khắp đất nước đều như vậy thì khi chúng ta phát động, cách mạng sẽ xảy ra. 

Vũ Đông Hà đưa ý kiến thành lập NGO (tổ chức phi chính phủ) theo tôi thấy là rất hay và thực tế nhất trong chiến lược, chúng ta phải nhìn đường dài và sự tranh thủ bạn bè quốc tế cho phong trào đấu tranh của chúng ta. Khi thành lập quỹ A, chúng ta chỉ vận động được sự hỗ trợ trong anh chị em chúng ta (national), NGO chúng ta tranh thủ thêm được quốc tế (international). 

Xin được phép giải thích tổng quát NGO là gì cho một số bạn đọc chưa có dịp tìm hiểu. 

NGO là chữ viết tắt của non-governmental organization và được LHQ tạo ra đầu tiên. NGO là tổ chức dân sự, độc lập với chính quyền, theo đuổi mục tiêu xác định nào đó. 

NGO do những người cùng mục đích thành lập, nội quy sinh hoạt, bầu cử phải thể hiện tính Dân Chủ và không có mục tiêu kinh doanh. Nguồn tài chánh cho NGO chủ yếu là từ hội viên, người hảo tâm, tài trợ của các công ty, chính phủ và bán những đồ vật quyên góp được. 

NGO có nhiều dạng và mục đích khác nhau như: 

- Cơ quan cứu trợ: Bác sỹ không biên giới, Bánh mì cho thế giới, UNICEF,... 

- Nhân quyền: AI (Amnasty International), HRW (Human Rights Watch),... 

- Chính trị, Hòa bình, Tôn giáo, Thể thao,.... 

DLB gợi ý phương hướng chúng ta chọn cách nào là tốt nhất cho NGO chúng ta đang bàn thảo? Đây cũng là vấn đề cần sự cân nhắc và góp ý của tất cả. Với hơn bốn triệu người ở Hải ngoại và hơn tám mươi triệu Quốc nội (trừ đi CS) cùng đồng tâm hiệp lực thì chưa thành lập xong NGO thì chế độ hèn với giặc ác với dân này nó cũng run như bệnh thương hàn. Đoàn kết tạo sức mạnh, CS còn thống trị đất nước chúng ta đến ngày hôm nay vì họ tạo sự nghi ngờ, hiềm khích giữa chúng ta. Ngày hôm nay chúng ta có tranh luận hay gì đi nữa vẫn đồng tâm hướng về mục tiêu giải thể chế độ CS hiện nay là tiên quyết thì ngày diệt vong của chế độ đang được đếm (countdown). Dĩ nhiên CS sẽ tìm cách cài người trong chúng ta nhưng thưa các bạn, chúng ta cũng đã có người nằm sẵn trên thượng tầng của họ. Một tư tưởng chúng ta cũng cần đả thông là "lo lắng", nhìn đâu cũng sợ thì chưa đánh đã thua. CS họ sợ mình chớ mình không sợ họ. Bạn thử nghĩ đơn giản như sau: VC giữ đồn (điểm chết), bạn tấn công VC (bạn ở điểm không xác định, tấn công lúc nào tùy thích) thì ai sợ ai? 

Tôi là người lao động chân tay thu nhập không bao nhiêu nhưng xin được đóng góp định kỳ mỗi tháng cho đến khi giải thể chế độ phi nhân hiện nay. Quý bà con có học thức và điều kiện hơn tôi chẳng lẽ không có ý kiến nào góp ý và quyết tâm hơn? 



__________________________________

Bài liên quan đã đăng:




No comments:

Post a Comment

Thanks for watching

Popular Posts

Popular Posts