Xã Hội Dân Sự ASEAN Ra Tuyên Bố Chung
Nhiều điểm liên quan đến
nhân quyền ở Việt Nam
Mạch Sống, ngày 25 tháng
1, 2015
Lộ diện Việt gian đang công tác tại bộ tư lệnh
lăng Ba Đình
|
|||||||
|
|
|
|
|
|
||
Preview by Yahoo
|
|||||||
|
|||||||
Hôm nay, Ban Điều Hợp
của Hội Nghị XHDS và Diễn Đàn Người Dân ASEAN (ASEAN Civil Society Conferenc
and ASEAN People's Forum, ACSC/APF) năm 2015 công bố bản Tuyên Bố Chung của
cộng đồng các tổ chức XHDS toàn vùng Đông Nam Á. Trong suốt 10 năm qua, đây là lần
đầu tiên nhiều tổ chức XHDS ở Việt Nam thực sự có tiếng nói trong tiến trình
soạn thảo và thông qua bản Tuyên Bố Chung này.
Trong hai ngày 23 và 24
tháng 1 ở Kuala Lumpur, thủ đô Malaysia, đại diện của các phái đoàn XHDS của 10
nước ASEAN cùng với một số tổ chức khu vực đã làm việc liên tục để hoàn tất bản
tuyên bố chung để nộp vào buổi họp của các bộ trưởng ASEAN tới đây.
Tính đại diện của phái
đoàn do Việt Nam gởi đi đã trở thành một đề tài gay gắt trong suốt 2 ngày. Họ
bao gồm một số tổ chức trực thuộc Mặt Trận Tổ Quốc. Trong 9 năm trước, kể từ
ngày có Hội Nghị XHDS và Diễn Đàn Người Dân ASEAN, họ luôn tự nhận là tiếng nói
của XHDS ở Việt Nam.
Trước sự bất ngờ của
phái đoàn Việt Nam, một thành viên của Hiệp Hội Giáo Dân Cồn Dầu đã có mặt, đại
diện cho 5 tổ chức XHDS ở Việt Nam. Cô Nhung đã lên tiếng phản bác tính đại
diện của phái đoàn tự nhận là đại diện XHDS Việt Nam:
Các người tham dự chụp hình lưu niệm, Kuala
Lumpur, Malaysia, 24/01/2015
"Việt Nam có một
nhà nước độc đảng. Đảng Cộng Sản kiểm soát chính phủ và khống chế sự phát triển
của XHDS và tiếng nói bất đồng chính kiến... Một phần công cụ đàn áp của họ là
mạng lưới chính thức của những 'tổ chức phi chính phủ do chính phủ tổ chức' đặt
dưới Mặt Trận Tổ Quốc."
Cô chỉ ra cho mọi người
thấy rằng các thành phần trong phái đoàn Việt Nam đều thuộc mạng lưới này.
Phái đoàn Việt Nam đi dự
các diễn đàn XHDS ASEAN, và cả quốc tế, luôn luôn nằm dưới sự kiểm soát của các
đảng viên gộc của Đảng Cộng Sản. Người trưởng đoàn là thành viên của Trung Ương
Đảng.
Hiện tượng chính quyền
độc tài dùng các 'tổ chức phi chính phủ do chính phủ tổ chức', tiếng Anh gọi là
GONGO (government-organized NGO), không là điều mới lạ. Trước đây hiện tượng
này đã từng xẩy ra ở Miến Điện nhưng đã bị các tổ chức XHDS Miến Điện thực thụ
lột mặt nạ ngay từ đầu nên trở thành vô hiệu.
Năm nay, các GONGO Việt
Nam bị vô hiệu hoá. Họ liên tục tìm cách tháo gỡ những phần liên quan đến tình
trạng vi phạm nhân quyền ở Việt Nam ra khỏi Tuyên Bố Chung nhưng đều thất bại
-- tuyệt đại đa số các phái đoàn quốc gia và khu vực bỏ phiếu bác bỏ các đề
nghị của phái đoàn GONGO Việt Nam.
Phái đoàn Việt Nam đã
phát biểu lớn tiếng và gay gắt đòi loại bỏ cụm từ "hệ thống đa đảng, đa
nguyên" trong Tuyên Bố Chung. Khi bỏ phiếu, tuyệt đại đa số trong Ban Điều
Hợp đã bác bỏ yêu cầu của phái đoàn Việt Nam.
Tương tự, phái đoàn Việt
Nam đòi hỏi phải xoá bỏ mọi nhắc nhở đến người Montagnard (dân tộc Tây Nguyên),
Hmong và Khmer Krom trong phần nói về đàn áp các sắc dân bản địa. Lập luận của
họ rằng không hề có sự đàn áp nào đối với các dân tộc bản địa này đã bị phản
bác mạnh mẽ bởi nhiều người hiện diện, nhất là các thành phần đã từng hợp tác
với Toán Trợ Giúp Pháp Lý của BPSOS ở Thái Lan, nơi có hàng trăm người Montagnard,
Hmong và Khmer Krom từ Việt Nam đến lánh nạn.
Trước buổi họp, ngày 6
tháng 1 đã có 19 tổ chức XHDS ở Việt Nam gửi bản kiến nghị chung đến Ban Điều
Hợp của ACSC/APF 2015, khẳng định:
"Các tổ chức mà
chính phủ Việt Nam giao nhiệm vụ tham gia Cộng đồng các tổ chức XHDS ASEAN như
VUFO, GREENID, VPDF và CRSCH…, tất cả đều được chính phủ thành lập và tài trợ.
Nhân sự lãnh đạo của các tổ chức ấy là cán bộ công chức của đảng CS được cử
sang. Mục tiêu và hoạt động của họ phải theo sự chỉ đạo của chính phủ hoặc cơ
quan đảng CS. Về bản chất, họ không phải là các tổ chức XHDS độc lập mà chỉ là
các cơ quan ngoại vi hay là cánh tay nối dài của đảng CS nhằm kiểm soát người
dân, kiểm soát sinh hoạt xã hội và thực hiện nhiệm vụ đối ngoại cho đảng CS."
Kiến nghị này yêu cầu,
"Quý Ban tạo kiều kiện để chúng tôi có thể tham gia hoặc trực tiếp hoặc
qua Skype vào kỳ họp mặt sắp tới."
Ngay trước buổi họp,
phái đoàn của BPSOS đến từ Thái Lan nhắc nhở Ban Điều Hợp về yêu cầu này. Ban
Điều Hợp cho biết là họ không có phương tiện kỹ thuật để thực hiện: nếu chấp
thuận cho các tổ chức ở Việt Nam thì cũng phải đáp ứng yêu cầu tương tự của
không biết bao nhiêu tổ chức ở các quốc gia khác có khi muốn tham gia trực
tuyến chỉ để tiết kiệm chi phí di chuyển.
Tuy nhiên, Ban Điều Hợp đồng
ý để BPSOS mở đường dây Skype cho một số tổ chức XHDS ở Việt Nam tham dự; đó là
những tổ chức đã gửi email yêu cầu được tham dự. Ban Điều Hợp cũng đồng ý để Cô
Nhung đọc bản lên tiếng chung của 5 tổ chức XHDS, được gấp rút soạn thảo tại
chỗ. Bản Kiến Nghị của 19 tổ chức XHDS được phân phối cùng với bản lên tiếng
chung này đến các thành viên của buổi họp và cho báo chí tại buổi họp báo cuối
ngày 24 tháng 1.
Kết quả của sự lên tiếng
ồ ạt của các tổ chức XHDS thực thụ ở Việt Nam đã dẫn đến kết quả là Bản Tuyên
Bố chung của XHDS ASEAN năm nay có rất nhiều điều khoản liên quan đến Việt Nam,
như yêu cầu hệ thống chính trị đa đảng và đa nguyên; ngưng chính sách cưỡng chế
đất đai của các dân tộc bản địa, của dân oan, của các cộng đồng tôn giáo; tôn
trọng quyền lập nghiệp đoàn tự do và độc lập; bảo vệ công nhân bị xuất khẩu lao
động, các cô dâu lấy chồng ngoại quốc, và những người làm ô sin; ngưng các dự
án khai thác khoáng sản tàn phá môi sinh; xoá bỏ các điều luật mang tính áp bức
như "phá hoại chính sách đoàn kết dân tộc", "tuyên truyền chống
nhà nước", "lợi dụng quyền tự do dân chủ..."; tôn trọng quyền tư
hữu đất đai; chống tra tấn và bạo hành bởi công an; ngưng chính sách kiểm soát
hoạt động tôn giáo; và nhiều nữa.
BPSOS cũng đề nghị là từ
nay Ban Điều Hợp chuyển thông tin về ACSC/APF trực tiếp cho các tổ chức XHDS ở
Việt Nam, và đã cung cấp một danh dách các tổ chức có phương tiện truyền thông
xã hội như trang mạng, trang blog, trang facebook...
Từ năm 2009 BPSOS và
Liên Minh Bài Trừ Nô Lệ Mới Ở Á Châu (CAMSA) đã tham gia các hội nghị ACSC/APF
trong tư cách tổ chức XHDS khu vực. BPSOS đã có văn phòng pháp lý ở Phi Luật
Tân và Hồng Kông từ đầu thập nhiên 1990, và tiếp đó là văn phòng pháp lý ở Thái
Lan. CAMSA bắt đầu hoạt động ở Malaysia từ năm 2008 và phối hợp với các tổ chức
bạn ở khắp vùng Đông Nam Á.
Tài liệu liên quan:
(1) Tuyên Bố Chung
(tiếng Anh): http://aseanpeople.org/reclaiming-the-asean-community/
(2) Bản lên tiếng của 5
tổ chức XHDS tại buổi họp ngày 23 tháng 1, 2015 (tiếng Anh):https://democraticvoicevn.files.wordpress.com/2014/08/vn-cso-statement-for-apf-acsc.pdf
(3) Bản lên tiếng của 19
tổ chức XHDS gởi đi từ Việt Nam ngày 6 tháng 1, 2015 (tiếng Việt):KIẾN NGHỊ của CÁC TỔ CHỨC XHDS ĐỘC LẬP
VN gửi HỘI NGHỊ XHDS ASEAN 2015 Kuala Lumpur - Defend The Defenders - Hãy Bảo
Vệ Người Bảo Vệ Nhân Quyền
Gửi các tổ chức cộng đồng: Lời kêu gọi thiết tha
Ts. Nguyễn Đình Thắng
Ngày 11 tháng 1, 2015
Người Viêt ở hải ngoại,
đặc biệt ở Hoa Kỳ, có tiềm năng đóng góp nhiều cho sự thay đổi đất nước nếu
chúng ta làm đúng việc và đúng cách trong giai đoạn này. Điều này áp dụng cho
các “tổ chức cộng đồng” người Việt ở Hoa Kỳ, và cũng có thể ở các quốc gia
khác.
Tôi đóng trong ngoặc kép
“tổ chức cộng đồng” để chỉ những tổ chức, dù danh xưng chính thức có thể khác
nhau, nhưng được thành lập với cùng tâm nguyện quy tụ tất cả đồng hương trong
vùng và làm tiếng nói đại diện cho họ.
Theo tôi, các tổ chức
cộng đồng có những ưu thế và sở trường chưa được khai thác, mà lại bị vướng mắc
trong những khó khăn làm tản lực và phân trí một cách không cần thiết. Dưới đây
là đề nghị để vừa tháo gỡ vướng mắc vừa phát huy sở trường và ưu thế mà tôi đã
chia sẻ trong những buổi tâm tình riêng với những người bạn đang dấn thân trong
các “tổ chức cộng đồng” ở nhiều nơi mà tôi đã đi qua.
Ưu thế và sở trường
Người Việt ở Hoa Kỳ có
ưu thế so với nhiều sắc dân khác vì ở đâu đâu hầu như cũng có sự tập hợp thành
“tổ chức cộng đồng”. Sự tập hợp và tổ chức ấy là điểm son cho một tập thể với
tuổi đời còn rất non trẻ, chưa đầy 40 năm hiện diện ở đất nước này.
Sở trường của các “tổ
chức cộng đồng” là kinh nghiệm tổ chức các cuộc bầu cử với sự vận động tranh cử
của các liên danh. Nhiều cộng đồng sắc dân bạn không có kinh nghiệm này.
Nếu tận khai thác ưu thế
và sở trường này một cách đúng đắn, chúng ta có thể tạo cho mình một vị thế ảnh
hưởng đáng kể lên dòng chính ở Hoa Kỳ, để từ đó phát triển lợi ích cộng đồng và
tác động chính sách đối ngoại của Hoa Kỳ nhằm thúc đẩy nhân quyền và dân chủ
cho Việt Nam.
Cách khai thác
Các tổ chức cộng đồng
cần biến mình thành môi trường chuyên chú đưa những người ưu tú trong cộng đồng
tham gia chính trường dòng chính. Có 4 công tác cụ thể để thực hiện:
(1) Huấn luyện ứng cử
viên: Vận động những người trẻ ra tranh cử các chức vụ trong “tổ chức cộng
đồng”, và huấn luyện cho mọi ứng cử viên về kỹ thuật tranh cử, tổ chức ban vận
động tranh cử, tranh luận nghị trường, huy động truyền thông, vận động cử
tri... Tranh cử vào “tổ chức cộng đồng” là bước diễn tập để tranh cử trong dòng
chính.
(2) Ghi danh cử tri: Các
ứng cử viên đều phải vận động đồng hương ghi danh tham gia “tổ chức cộng đồng”
vì chỉ thành viên chính thức mới có quyền bầu cử. Đây là hình thức
ghi danh cử tri mà các ứng cử viên đều phải thi đua thực hiện để tăng triển
vọng đắc cử. Điều này sẽ giúp tăng số thành viên chính thức tham gia tổ chức
cộng đồng.
(3) Tham gia dòng chính:
Sau kỳ bầu cử, dù đắc cử hay không, mọi ứng cử viên đều bắt tay vào 3 trọng
tâm: Khai thác mọi cơ hội để nối kết cộng đồng với dòng chính Hoa Kỳ, tìm và
chuẩn bị các ứng cử viên nhiệm kỳ kế tiếp, và vận động thêm người chính thức
tham gia tổ chức cộng đồng. Dĩ nhiên, các “tổ chức cộng đồng” vẫn có thể cung
cấp dịch vụ, tổ chức lễ lạt… cho đồng hương.
(4) Đưa người vào chính
trường Hoa Kỳ: Với đội ngũ ngày càng tăng những người trẻ dày dạn kinh nghiệm
vận động tranh cử cho mình và cho nhau, với khối cử tri dấn thân và gắn bó với
nhau và đã quen thể thức bầu cử, “tổ chức cộng đồng” bắt đầu đưa người của mình
ra tranh các ghế dân cử ở địa phương, tiểu bang và dần dà lên đến liên bang.
Càng nhiều thành viên đắc cử trong chính trường dòng chính thì “tổ chức cộng
đồng” càng tăng uy thế và tập thể Mỹ-Việt càng tăng ảnh hưởng.
Nếu tập trung vào mục
tiêu rất cụ thể và rõ rệt này, tập thể người Việt ở Hoa Kỳ sẽ nổi bật là sắc
dân duy nhất có một kế hoạch quy củ và một cơ chế quy mô toàn quốc để đưa người
vào dòng chính. Vị thế của chúng ta sẽ tăng lên rất nhiều so với hiện nay trong
mắt của các sắc dân bạn và của chính giới Hoa Kỳ.
Điều này khả thi vì đã
có tiền lệ: Đã có những người trẻ sau khi sinh hoạt trong tổ chức cộng đồng ra
tranh cử thành công trong dòng chính, như ở Tarrant County, Texas có anh Nguyễn
Xuân Hùng; ở Westminster, California có anh Tạ Đức Trí; ở Garden Grove, cũng
California có anh Bùi Thế Phát.
Thoát những vướng mắc
Sự chuyển hướng như trên
cũng sẽ giúp “tổ chức cộng đồng” thoát khỏi những vướng mắc xuất phát từ chính
chủ trương quy tụ và làm tiếng nói đại diện cho mọi đồng hương trong vùng. Chủ
trương này trái ngược với nguyên tắc “tính đại diện” của xã hội Hoa Kỳ: Một cá
nhân hay tổ chức ngoài chính phủ chỉ có thể đại diện cho người nào chính thức
cho quyền đại diện trong phạm vi cho phép.
Chẳng hạn, một luật sư hay văn phòng
luật chỉ được đại diện khi thân chủ ký hợp đồng cho phép và chỉ được đại diện
trong phạm vi của hợp đồng; một công đoàn chỉ được đại diện cho những công nhân
nào chính thức ký đơn gia nhập và chỉ trong phạm vi quyền lao động; hội AARP
của những người cao niên, hội từ thiện Rotary, các đoàn hướng đạo… cũng thế.
Các “tổ chức cộng đồng” của người Việt cũng không thoát khỏi nguyên tắc này:
chỉ được quyền đại diện những ai chính thức ký đơn tham gia làm thành viên chứ
không thể tuyên bố đại diện bao quát được.
Vi phạm nguyên tắc này
dẫn đến nhiều hệ luỵ.
(1) Mất kiểm soát nội
bộ: Thành viên tham gia một tổ chức có quyền lợi thì cũng có trách nhiệm. Chẳng
hạn, họ có quyền bỏ phiếu bầu ban quản trị nhưng ngược lại có nhiệm vụ tham gia
buổi họp khoáng đại và đóng niên liễm. Đơn tham gia có ký tên chính là bản thoả
thuận 2 chiều về quyền lợi và nghĩa vụ. Một “tổ chức cộng đồng”, khi đơn phương
nhận đại diện cho mọi người Việt ở trong vùng thì vô tình cài mình vào thoả
thuận 1 chiều: ai ai cũng có quyền xía vào nội bộ nhưng không có nghĩa vụ gì
với tổ chức.
Đấy là vì tổ chức đơn phương nhận họ là thành viên nên họ có quyền
ấy; ngược lại họ không hề ký và cam kết một nghĩa vụ nào. Hậu quả là chỉ trích
và lên án thì nhiều mà đóng góp thì ít. Tình trạng “làm dâu trăm họ” này không
cho phép “tổ chức cộng đồng” định hướng hay theo đuổi kế hoạch lâu dài mà chỉ
loanh quanh những việc đoản kỳ, những công tác món. Thậm chí, bất kỳ nhóm nào
không thích ban quản trị đương nhiệm đều có thể tìm một số người bất luận là ai
(lý lẽ rằng ai ai cũng là thành viên cả mà) cho đủ số phiếu để nắm luôn quyền
quản trị. Không một tổ chức nào, kể cả doanh nghiệp hay công ty lớn hay nhỏ, có
thể hoạt động, đừng nói là phát triển, khi mất kiểm soát nội bộ (internal
control).
(2) Xung đột không cần
thiết: Ở Hoa Kỳ, ngoại trừ cơ cấu chính quyền, mọi tư nhân được khuyến khích
lập hội, lập công ty để tha hồ hợp tác hay cạnh tranh với nhau. Sự phong phú về
tổ chức chính là sức mạnh của xã hội mở và đa nguyên. Đại diện quyền lợi của
công nhân có nhiều công đoàn khác nhau; đại diện quyền lợi của người cao tuổi
có nhiều tổ chức khác nhau; có không ít tổ chức bảo vệ môi sinh; hội cựu chiến
binh toàn quốc có vài chục. Họ không bị dẫm chân, không bị mâu thuẫn vì tuân
thủ đúng nguyên tắc “tính đại diện” -- hội nào có thành viên của hội nấy, và
một người có thể cùng lúc là thành viên của nhiều hội.
Ngược lại, vì không tuân
thủ nguyên tắc này, khi 2 “tổ chức cộng đồng” cùng cho rằng mình đại diện mọi
người trong vùng thì xung đột đương nhiên xảy ra: “Sao anh dám nhận thành viên
của tôi là thành viên của anh?” Vì cả 2 bên đều không có “tính đại diện” nên
việc tranh cãi chỉ dựa trên quan điểm chủ quan của đôi bên và không bao giờ
giải quyết xong. Lại có người thành tâm thiện chí vận động 2 bên sáp nhập thành
một. Đây không là giải pháp vì: (a) dù sáp nhập thì vẫn không mang “tính đại
diện”; (b) không bảo đảm được trong tương lai sẽ không trở lại tình trạng như
hiện nay. Đó là chưa kể đi ngược với nguyên tắc đa nguyên của xã hội mở ở
Hoa Kỳ.
(3) Mất người: Khi vận
hành sai nguyên tắc của xã hội dòng chính, chúng ta khó tranh thủ sự tham gia
của những người hiểu biết và dày kinh nghiệm dòng chính, mà đó lại chính là
những người chúng ta đang cần kéo về để tăng thế và lực cho cộng đồng Mỹ-Việt.
Thành phần này ngày càng đông với thế hệ thứ 2, rồi thứ 3 đang vươn lên.
Nguyên tắc “tính đại
diện” là vấn đề “hệ thống”; hễ vi phạm thì các hệ lụy của nó là đương nhiên,
nếu chưa xảy ra thì cũng sẽ xảy ra. Khi gặp “lỗi hệ thống” mọi biện pháp mà
không giải quyết tận căn đều chỉ là vá víu, tạm thời, và rồi đâu sẽ lại vào đó.
Nó làm hao phí nội lực và chậm đà tiến của cộng đồng, hiểu theo nghĩa tập thể
Mỹ-Việt nói chung.
Lời kêu gọi
Trong gần 40 năm qua, đã
bao thế hệ những người bỏ tâm huyết và công sức, thời gian và tiền bạc với mong
muốn cho cộng đồng được lớn mạnh và có ảnh hưởng trong dòng chính. Tôi hiểu và
trân quý tâm huyết và những đóng góp ấy vì không xa lạ gì--cách đây gần 20 năm
tôi ở trong tổ chức cộng đồng ở vùng Hoa Thịnh Đốn.
Những đầu tư từ mấy mươi
năm qua sẽ không phí hoài nếu lúc này chúng ta biết khai dụng ưu thế và sở
trường rất độc đáo của tập thể Mỹ-Việt so với các sắc dân khác. Ưu thế và sở
trường này có được là do chính chúng ta miệt mài tạo ra. Nay chúng ta cần mạnh
dạn và nhanh chóng chuyển hướng để khai thác chúng, và đồng thời gỡ bỏ những
vướng mắc quanh nguyên tắc “tính đại diện” đang cầm chân sự thăng tiến của cộng
đồng.
Khi thật đông người Việt
trở thành dân cử trong dòng chính, thì họ sẽ là tiếng nói chính thức với thẩm
quyền hợp hiến để đại diện cho chúng ta ở mọi cấp chính quyền Hoa Kỳ. Đấy chính
là điều mà tất cả chúng ta mưu cầu: Có tiếng nói đại diện ở khắp nơi trên đất
nước Hoa Kỳ. Dùng tiếng nói ấy để ảnh hưởng chính sách quốc gia Hoa Kỳ trong
thời gian 2 năm tới đây là phần đóng góp cần và thiết thực của tập thể Mỹ-Việt
cho công cuộc dân chủ hóa đất nước Việt Nam.
Nếu chuyển hướng ngay,
chúng ta có thể kịp tạo uy thế đối với chính giới Hoa Kỳ và sự vì nể của các
sắc dân bạn trong bối cảnh của cuộc tổng tuyển cử năm 2016.
Cách phối hợp trong-ngoài
Ts. Nguyễn Đình Thắng
Ngày 3 tháng 1, 2015
http://machsong.org
Ngay lúc này nếu thế đối thế, lực đối lực thì người dân ở trong nước yếu thế và kém lực hơn chế độ. Tuy nhiên, nếu tính cả tập thể trên 4 triệu người Việt ở hải ngoại như một phần của dân tộc thì cán cân thế lực có thể nhanh chóng nghiêng về dân.
Muốn thế, chúng ta phải tạo được sự phối hợp trong-ngoài để tận dụng sức mạnh và tầm ảnh hưởng của khối người Việt trong thế giới tự do nhằm tăng thế và lực của người dân ở trong nước.
Tiềm năng hải ngoại
Sau 40 năm viễn xứ, khối người Việt ở hải ngoại đã cần cù tái lập cuộc sống, hoà nhập vào các xã hội tự do, và ngày càng thành đạt trong mọi lĩnh vực chính trị, kinh tế, xã hội, văn hoá, khoa học, nghệ thuật… ở tầm vóc quốc tế. Một chỉ dấu dễ kiểm chứng về tiềm năng là tổng mức thu nhập. Hàng năm số người Việt ở hải ngoại, chưa đến 5% của dân số trong nước, gởi về Việt Nam mức tiền tương đương 8% tổng thu nhập quốc gia. Đây chỉ là một phần của số tiền dư thừa sau khi chi tiêu. Hơn nữa, chỉ phần nào trong tổng số người Việt ở hải ngoại gởi tiền tiếp tế cho gia đình ở Việt Nam. Tính nhẩm, chúng ta có thể ước đoán rằng tổng thu nhập của tập thể trên 4 triệu người Việt ở hải ngoại ngang bằng hay vượt quá tổng thu nhập của cả 90 triệu dân ở trong nước. Đó là về tài chính. Về chất xám, kinh nghiệm chính trường và mạng lưới quen biết trong giới quyền thế của thế giới tự do thì chắc chắn là người Việt ở hải ngoại đã vượt xa chế độ ở trong nước.
Nếu kết nối được 90 triệu dân trong nước với trên 4 triệu người Việt ở hải ngoại thì thế và lực tổng hợp có triển vọng vượt xa thế lực của chế độ. Vấn đề là tạo được sự kết nối ấy.
Mô hình kết nối
Mô hình kết nối mà chúng tôi thực hiện là cứ mỗi một nhóm hay cộng đồng ở trong nước thì lại có sự yểm trợ liên tục, tới nơi tới chốn, và dài hạn của một nhóm ở ngoài nước, gắn bó qua hình thức “kết nghĩa”. Xứ Đạo Cồn Dầu ở Đà Nẵng là trường hợp điển hình.
Tháng 5 năm 2010, chính quyền Đà Nẵng dùng bạo lực để đàn áp đẫm máu gần 2 nghìn giáo dân Cồn Dầu nhằm cướp toàn bộ xứ đạo của họ. Công an đánh đập trên trăm người, bắt đi trên 60 người để tra tấn, và xử án tù các thành phần lãnh đạo để khủng bố tinh thần toàn bộ giáo xứ. Ông Nguyễn Thành Năm bị tra tấn đến chết. Lực lượng công an chìm, nổi được tung ra để truy nã những người Cồn Dầu lẩn trốn ở trong nước hay đã đến Thái Lan. Dân hoảng sợ và hoàn toàn đuối thế trước bạo lực của chính quyền.
Ngay lập tức chúng tôi triển khai nhân sự để bảo vệ những người Cồn Dầu chạy sang Thái Lan lánh nạn và vận động quốc tế can thiệp để đẩy lùi sự bạo hành của công an nhắm vào Xứ Đạo Cồn Dầu. Nhưng đây mới chỉ là giải pháp tạm thời.
Về giải pháp lâu dài, chúng tôi yểm trợ các gia đình Cồn Dầu đã định cư lâu năm ở Hoa Kỳ thành lập Hội Giáo Dân Cồn Dầu để phối hợp chặt chẽ với Xứ Đạo Cồn Dầu ở trong nước. Hội này bám sát tình hình ở trong nước, củng cố tinh thần của giáo dân trong xứ đạo, tiếp tế vật thể để duy trì khả năng tranh đấu, và dùng thế quốc tế để liên tục đẩy lùi sức ép của chính quyền. Họ đã vận động sự can thiệp của LHQ, Bộ Ngoại Giao Hoa Kỳ, Quốc Hội Hoa Kỳ và ngày càng nhiều các tổ chức nhân quyền quốc tế. Các giáo dân Cồn Dầu đã tiếp xúc với cả 2 báo cáo viên đặc biệt của LHQ khi họ thị sát Việt Nam, với 5 toà đại sứ Tây Phương và với các phái đoàn Bộ Ngoại Giao Hoa Kỳ. Các dân biểu và thượng nghị sĩ quyền thế của Hoa Kỳ đã chính thức lên tiếng. Ngay cả Ông Thom Tillis, Thượng Nghị Sĩ North Carolina vừa đắc cử, cũng đã tiếp xúc Hội Giáo Dân Cồn Dầu trong thời gian tranh cử.
Hội Giáo Dân Cồn Dầu đã khéo léo khai thác các vấn đề “nóng”: đàn áp tôn giáo, cưỡng chế tài sản của công dân Hoa Kỳ, và tra tấn để đe doạ triển vọng Việt Nam tham gia Hiệp Ước Đối Tác Xuyên Thái Bình Dương (TPP). Kết quả là chính Thủ Tướng Việt Nam đã chỉ định thành lập phái đoàn liên ngành đến Cồn Dầu điều tra và nộp báo cáo cho Thủ Tướng trực tiếp giải quyết. Hội Giáo Dân Cồn Dầu, nay được bổ sung bởi trên 80 giáo dân vừa đến Hoa Kỳ định cư tị nạn từ Thái Lan, đã báo động với các thành viên Quốc Hội để sẵn sàng phản ứng nếu Thủ Tướng Việt Nam kéo dài thời gian quyết định hay quyết định thiếu thoả đáng.
Do sự kết hợp trong-ngoài chặt chẽ mà giáo dân Cồn Dầu giảm dần nỗi kinh hoàng, ngày càng thêm tự tin khi đối phó với chính quyền địa phương, và thực hiện nhiều cuộc biểu tình ở ngay Hà Nội để tự bảo vệ quyền lợi. Số người Cồn Dầu lánh nạn ở Thái Lan cũng góp phần bằng những buổi họp trực tiếp với giới chức của Uỷ Hội Hoa Kỳ về Tự Do Tôn Giáo Quốc Tế, Văn Phòng Cao Uỷ Trưởng về Nhân Quyền LHQ và Báo Cáo Viên Đặc Biệt của LHQ về tự do tôn giáo hay tín ngưỡng.
Trong khi cuộc tranh đấu vẫn tiếp tục, tình hình tại chỗ đã thay đổi nhiều: Năm nay Giáo Xứ Cồn Dầu cử lễ mừng Giáng Sinh trọng thể trong sự an bình; hoàn toàn không có bóng dáng của công an theo dõi hay quấy phá.
Mô hình “kết nghĩa” này được áp dụng cho nhiều cộng đồng tôn giáo, kể cả Tin Lành, Phật Giáo, Phật Giáo Hoà Hảo và Cao Đài, ở nhiều nơi trên đất nước Việt Nam.
Áp dụng mô hình
Trong thế giới mở và tự do ở ngoài này, chỉ có một cách để huy động sự hưởng ứng của quần chúng: phổ biến mô hình, chứng minh hiệu quả, hướng dẫn cách thực hiện và hỗ trợ kỹ thuật cho những ai thực hiện. Tốt nhất là khởi sự với những thành phần sẵn tâm huyết. Chẳng hạn, các gia đình Cồn Dầu ở Hoa Kỳ không cần ai thuyết phục để dốc lòng yểm trợ cho đồng hương trong xứ đạo. Với sự hướng dẫn lúc ban đầu, họ học việc rất nhanh.
Chúng tôi tạo môi trường thuận tiện, hướng dẫn, và yểm trợ bước đầu cho tất cả các nhóm nào ở trong và ngoài nước muốn thực hiện mô hình kết nghĩa trong-ngoài. Chúng tôi giữ vị thế hoàn toàn trung lập: không chọn phe, không kết nạp, không đặt điều kiện nào ngoài đòi hỏi là phải chân chính, thực tâm và quyết tâm bảo vệ đến cùng quyền và lợi ích của chính họ mà không loại trừ quyền và lợi ích của những nhóm hay cộng đồng khác.
Mô hình càng phổ biến rộng ở trong nước và ở hải ngoại thì càng tăng triển vọng đổi thay cho đất nước.
Ts. Nguyễn Đình Thắng
Ngày 3 tháng 1, 2015
http://machsong.org
Ngay lúc này nếu thế đối thế, lực đối lực thì người dân ở trong nước yếu thế và kém lực hơn chế độ. Tuy nhiên, nếu tính cả tập thể trên 4 triệu người Việt ở hải ngoại như một phần của dân tộc thì cán cân thế lực có thể nhanh chóng nghiêng về dân.
Muốn thế, chúng ta phải tạo được sự phối hợp trong-ngoài để tận dụng sức mạnh và tầm ảnh hưởng của khối người Việt trong thế giới tự do nhằm tăng thế và lực của người dân ở trong nước.
Tiềm năng hải ngoại
Sau 40 năm viễn xứ, khối người Việt ở hải ngoại đã cần cù tái lập cuộc sống, hoà nhập vào các xã hội tự do, và ngày càng thành đạt trong mọi lĩnh vực chính trị, kinh tế, xã hội, văn hoá, khoa học, nghệ thuật… ở tầm vóc quốc tế. Một chỉ dấu dễ kiểm chứng về tiềm năng là tổng mức thu nhập. Hàng năm số người Việt ở hải ngoại, chưa đến 5% của dân số trong nước, gởi về Việt Nam mức tiền tương đương 8% tổng thu nhập quốc gia. Đây chỉ là một phần của số tiền dư thừa sau khi chi tiêu. Hơn nữa, chỉ phần nào trong tổng số người Việt ở hải ngoại gởi tiền tiếp tế cho gia đình ở Việt Nam. Tính nhẩm, chúng ta có thể ước đoán rằng tổng thu nhập của tập thể trên 4 triệu người Việt ở hải ngoại ngang bằng hay vượt quá tổng thu nhập của cả 90 triệu dân ở trong nước. Đó là về tài chính. Về chất xám, kinh nghiệm chính trường và mạng lưới quen biết trong giới quyền thế của thế giới tự do thì chắc chắn là người Việt ở hải ngoại đã vượt xa chế độ ở trong nước.
Nếu kết nối được 90 triệu dân trong nước với trên 4 triệu người Việt ở hải ngoại thì thế và lực tổng hợp có triển vọng vượt xa thế lực của chế độ. Vấn đề là tạo được sự kết nối ấy.
Mô hình kết nối
Mô hình kết nối mà chúng tôi thực hiện là cứ mỗi một nhóm hay cộng đồng ở trong nước thì lại có sự yểm trợ liên tục, tới nơi tới chốn, và dài hạn của một nhóm ở ngoài nước, gắn bó qua hình thức “kết nghĩa”. Xứ Đạo Cồn Dầu ở Đà Nẵng là trường hợp điển hình.
Tháng 5 năm 2010, chính quyền Đà Nẵng dùng bạo lực để đàn áp đẫm máu gần 2 nghìn giáo dân Cồn Dầu nhằm cướp toàn bộ xứ đạo của họ. Công an đánh đập trên trăm người, bắt đi trên 60 người để tra tấn, và xử án tù các thành phần lãnh đạo để khủng bố tinh thần toàn bộ giáo xứ. Ông Nguyễn Thành Năm bị tra tấn đến chết. Lực lượng công an chìm, nổi được tung ra để truy nã những người Cồn Dầu lẩn trốn ở trong nước hay đã đến Thái Lan. Dân hoảng sợ và hoàn toàn đuối thế trước bạo lực của chính quyền.
Ngay lập tức chúng tôi triển khai nhân sự để bảo vệ những người Cồn Dầu chạy sang Thái Lan lánh nạn và vận động quốc tế can thiệp để đẩy lùi sự bạo hành của công an nhắm vào Xứ Đạo Cồn Dầu. Nhưng đây mới chỉ là giải pháp tạm thời.
Về giải pháp lâu dài, chúng tôi yểm trợ các gia đình Cồn Dầu đã định cư lâu năm ở Hoa Kỳ thành lập Hội Giáo Dân Cồn Dầu để phối hợp chặt chẽ với Xứ Đạo Cồn Dầu ở trong nước. Hội này bám sát tình hình ở trong nước, củng cố tinh thần của giáo dân trong xứ đạo, tiếp tế vật thể để duy trì khả năng tranh đấu, và dùng thế quốc tế để liên tục đẩy lùi sức ép của chính quyền. Họ đã vận động sự can thiệp của LHQ, Bộ Ngoại Giao Hoa Kỳ, Quốc Hội Hoa Kỳ và ngày càng nhiều các tổ chức nhân quyền quốc tế. Các giáo dân Cồn Dầu đã tiếp xúc với cả 2 báo cáo viên đặc biệt của LHQ khi họ thị sát Việt Nam, với 5 toà đại sứ Tây Phương và với các phái đoàn Bộ Ngoại Giao Hoa Kỳ. Các dân biểu và thượng nghị sĩ quyền thế của Hoa Kỳ đã chính thức lên tiếng. Ngay cả Ông Thom Tillis, Thượng Nghị Sĩ North Carolina vừa đắc cử, cũng đã tiếp xúc Hội Giáo Dân Cồn Dầu trong thời gian tranh cử.
Hội Giáo Dân Cồn Dầu đã khéo léo khai thác các vấn đề “nóng”: đàn áp tôn giáo, cưỡng chế tài sản của công dân Hoa Kỳ, và tra tấn để đe doạ triển vọng Việt Nam tham gia Hiệp Ước Đối Tác Xuyên Thái Bình Dương (TPP). Kết quả là chính Thủ Tướng Việt Nam đã chỉ định thành lập phái đoàn liên ngành đến Cồn Dầu điều tra và nộp báo cáo cho Thủ Tướng trực tiếp giải quyết. Hội Giáo Dân Cồn Dầu, nay được bổ sung bởi trên 80 giáo dân vừa đến Hoa Kỳ định cư tị nạn từ Thái Lan, đã báo động với các thành viên Quốc Hội để sẵn sàng phản ứng nếu Thủ Tướng Việt Nam kéo dài thời gian quyết định hay quyết định thiếu thoả đáng.
Do sự kết hợp trong-ngoài chặt chẽ mà giáo dân Cồn Dầu giảm dần nỗi kinh hoàng, ngày càng thêm tự tin khi đối phó với chính quyền địa phương, và thực hiện nhiều cuộc biểu tình ở ngay Hà Nội để tự bảo vệ quyền lợi. Số người Cồn Dầu lánh nạn ở Thái Lan cũng góp phần bằng những buổi họp trực tiếp với giới chức của Uỷ Hội Hoa Kỳ về Tự Do Tôn Giáo Quốc Tế, Văn Phòng Cao Uỷ Trưởng về Nhân Quyền LHQ và Báo Cáo Viên Đặc Biệt của LHQ về tự do tôn giáo hay tín ngưỡng.
Trong khi cuộc tranh đấu vẫn tiếp tục, tình hình tại chỗ đã thay đổi nhiều: Năm nay Giáo Xứ Cồn Dầu cử lễ mừng Giáng Sinh trọng thể trong sự an bình; hoàn toàn không có bóng dáng của công an theo dõi hay quấy phá.
Mô hình “kết nghĩa” này được áp dụng cho nhiều cộng đồng tôn giáo, kể cả Tin Lành, Phật Giáo, Phật Giáo Hoà Hảo và Cao Đài, ở nhiều nơi trên đất nước Việt Nam.
Áp dụng mô hình
Trong thế giới mở và tự do ở ngoài này, chỉ có một cách để huy động sự hưởng ứng của quần chúng: phổ biến mô hình, chứng minh hiệu quả, hướng dẫn cách thực hiện và hỗ trợ kỹ thuật cho những ai thực hiện. Tốt nhất là khởi sự với những thành phần sẵn tâm huyết. Chẳng hạn, các gia đình Cồn Dầu ở Hoa Kỳ không cần ai thuyết phục để dốc lòng yểm trợ cho đồng hương trong xứ đạo. Với sự hướng dẫn lúc ban đầu, họ học việc rất nhanh.
Chúng tôi tạo môi trường thuận tiện, hướng dẫn, và yểm trợ bước đầu cho tất cả các nhóm nào ở trong và ngoài nước muốn thực hiện mô hình kết nghĩa trong-ngoài. Chúng tôi giữ vị thế hoàn toàn trung lập: không chọn phe, không kết nạp, không đặt điều kiện nào ngoài đòi hỏi là phải chân chính, thực tâm và quyết tâm bảo vệ đến cùng quyền và lợi ích của chính họ mà không loại trừ quyền và lợi ích của những nhóm hay cộng đồng khác.
Mô hình càng phổ biến rộng ở trong nước và ở hải ngoại thì càng tăng triển vọng đổi thay cho đất nước.
Tự do tôn giáo sẽ là trọng điểm
Ts. Nguyễn Đình Thắng
Ngày 23 tháng 12, 2014
http://machsong.org
Sau bốn cuộc tổng vận động tăng dần về quy mô kể từ năm 2012, chúng ta đã tích luỹ khá vốn liếng về nhân sự, quan hệ, và ảnh hưởng để giành thế chủ động trong cuộc tranh đấu cho nhân quyền và dân chủ ở Việt Nam trong năm 2015. Điều này đòi hỏi trong và ngoài phải phối hợp chặt chẽ.
Ở ngoài, tập thể người Việt trên thế giới cần vận động quốc tế tăng áp lực để tỉa dần các công cụ đàn áp của chế độ, và nới rộng không gian hoạt động an toàn cho các nhà đấu tranh ở trong nước. Hành động can thiệp nhanh chóng, quả quyết và mạnh mẽ của các chính quyền dân chủ, đe doạ đến các lợi ích mà Việt Nam đang cầu cạnh, tạo nên bức tường che chắn cho không gian an toàn ấy.
Ở trong nước, đồng bào cần nhanh chóng tập hợp trong phạm vi của không gian an toàn tương đối này, và phát huy nội lực để từng bước giành lại quyền làm chủ vận mạng của chính mình, tương lai của đất nước và tiền đồ của cả dân tộc. Thoạt tiên, khi lực còn yếu thì các tập hợp của người dân, kể cả những cộng đồng tôn giáo sẵn có và những công đoàn độc lập địa phương trong tương lai, cần nương thế quốc tế, do tập thể người Việt ở hải ngoại tạo nên, để giảm cơ nguy trấn áp.
Trong mối tương quan với nhà nước, khi thế và lực của lực lượng quần chúng ngày càng cao hơn, mạnh hơn thì tiến trình dân chủ hoá sẽ là điều không thể tránh.
Hai mũi công
Theo kế hoạch quốc tế vận năm 2013-2014, chúng tôi mở hai mũi công để huy động sự yểm trợ của quốc tế; đó là quyền lao động và quyền tự do tôn giáo.
Đến giữa năm 2014, mũi công về quyền lao động đạt mục tiêu: Quyền lập nghiệp đoàn độc lập trở thành điều kiện bất khả nhượng của Hoa Kỳ khi thương thảo Hiệp Ước Đối Tác Xuyên Thái Bình Dương (TPP) với Việt Nam. Trước thái độ dứt khoát của Hoa Kỳ, Việt Nam đề nghị cho phép người lao động lập nghiệp đoàn ở cấp địa phương nhưng vẫn duy trì Tổng Liên Đoàn Lao Động Việt Nam, vốn là cánh tay nối dài của Đảng Cộng Sản. Hoa Kỳ đòi hỏi là các nghiệp đoàn địa phương phải thực sự độc lập và có quyền nối kết hàng ngang với nhau và đối tác trực tiếp với các nghiệp đoàn quốc tế mà không qua sự kiểm soát hay chi phối của Tổng Liên Đoàn Lao Động. Nếu Việt Nam không thoả đáng điều kiện này thì cuộc thương thảo TPP sẽ bế tắc. Còn như chấp nhận thì vai trò của Tổng Liên Đoàn Lao Động sẽ mờ nhạt dần và trở thành vô nghĩa trừ khi hợp tác với các nghiệp đoàn địa phương để thực sự phục vụ lợi ích của người lao động.
Giữa năm 2014, chúng tôi mở mũi công về tự do tôn giáo và gắn kết nó với TPP bằng cách đánh vòng qua Luật Tự Do Tôn Giáo Quốc Tế. Theo luật này, quốc gia nào bị xếp vào danh sách “Quốc Gia Cần Quan Tâm Đặc Biệt” (Country of Particular Concern, hoặc CPC) do đàn áp tôn giáo trầm trọng thì phải chịu các biện pháp chế tài ngày càng leo thang, trong đó có khoản cấm nới rộng mậu dịch với quốc gia CPC. Khoản này chỏi với bản chất TPP là phát triển mậu dịch; do đó nếu Việt Nam bị đưa vào danh sách CPC thì giấc mơ TPP của Việt Nam sẽ lùi xa thăm thẳm. Đây là thế trận mà chúng tôi đang giăng ra ở hải ngoại khi mà Việt Nam đang cầu cạnh phát triển mậu dịch với Hoa Kỳ để cứu vãn nền kinh tế tụt dốc.
Việc phải làm ở trong nước
Tự do tôn giáo chắn chắn sẽ trở thành trọng tâm trong chính sách đối ngoại của Hoa Kỳ và thế giới tự do đối với Việt Nam trong năm 2015. Dưới đây là một số dấu hiệu sớm:
Tuần qua, các giới chức Liên Âu (European Unon, hay EU) quyết định lấy tự do tôn giáo làm trọng đối thoại nhân quyền với Việt Nam vào tháng 1 tới đây. Chúng tôi và nhiều tổ chức khác đã và tiếp tục cung cấp cho họ thông tin cập nhật.
Tuần trước nữa, Dân Biểu Ted Poe, Chủ Tịch của tiểu ban đặc trách mậu dịch ở Hạ Viện Hoa Kỳ, lên tiếng đòi Việt Nam trả tự do vô điều kiện cho Mục Sư Dương Kim Khải và yêu cầu Bộ Ngoại Giao Hoa Kỳ đưa Việt Nam trở lại danh sách CPC. DB Poe có tiếng nói ảnh hưởng về TPP ở Hạ Viện.
Cũng gần đây chính quyền Việt Nam hoàn tất bản thảo đầu tiên cho Luật Tôn Giáo mà họ hứa sẽ được Quốc Hội thông qua năm 2015. Tuy nhiên nội dung của bản thảo không đáp ứng tiêu chuẩn quốc tế và những đòi hỏi của Hoa Kỳ. Họ đang phải soạn lại.
Để nương thế quốc tế trong mũi công mà chúng tôi đang mở ra về tự do tôn giáo, mỗi cộng đồng tôn giáo ở trong nước cần có nhân sự được đào tạo và sẵn sàng báo cáo mọi hành vi vi phạm của công an, dân phòng, hay côn đồ. Chúng tôi kêu gọi:
(1) Các cộng đồng tôn giáo đã có nhân sự được huấn luyện hãy yểm trợ “chéo” cho nhau. Chẳng hạn, trong tuần này các cộng đồng Thiên Chúa Giáo ở khắp Việt Nam có nguy cơ bị ngăn cản trong việc cử hành lễ Giáng Sinh. Các cộng đồng tôn giáo khác với nhân sự đã qua khoá huấn luyện báo cáo vi phạm, hãy tự nguyện theo dõi và báo cáo hộ cho các cộng đồng tôn giáo bị sách nhiễu hay đàn áp mà chưa có năng lực tự thực hiện các bản báo cáo.
(2) Các nhà tranh đấu nhân quyền và dân chủ hãy giúp theo dõi tình hình của các cộng đồng tôn giáo và báo động cho chúng tôi nếu có tình trạng vi phạm bởi chính quyền. Chúng tôi sẽ cắt cử người thực hiện việc báo cáo.
(3) Các cộng đồng tôn giáo chưa có nhân sự chuyên báo cáo vi phạm, xin liên lạc với chúng tôi để tham gia các khoá huấn luyện sắp đến. Trong năm 2014, khoảng 200 người đã qua chương trình huấn luyện này. Trong năm 2015 chúng tôi dự kiến sẽ huấn luyện 300 người.
Kết luận
Trong kế sách nắm phần chủ động, chúng tôi đã chọn hai mũi công chính về quốc tế vận: quyền lao động và quyền tự do tôn giáo. Vì mọi nhân quyền đều mang tính liên đới, dù tập trung bảo vệ một quyền thì kết quả là các quyền khác cũng được liên đới bảo vệ. Khi chế độ chấp nhận quyền lao động hay quyền tự do tôn giáo thì cũng có nghĩa là phải tôn trọng quyền tự do phát biểu, tự do hội họp ôn hoà và tự do lập hội. Đồng thời chúng tôi cũng mở sẵn những mũi nhọn nhân quyền như chống tra tấn, chống buôn người, quyền của người khuyết tật, đòi tài sản… để sẵn sàng sử dụng với tính cách bồi thêm khi phù hợp.
Thay vì tản lực tranh đấu, chúng ta ở trong và ngoài nước cần dồn sức và phối hợp cùng nhau để đẩy mạnh và tận khai thác hai mũi công chính kể trên, mà trong đó tự do tôn giáo sẽ là trọng tâm cho năm 2015. Khi lực lượng dân tộc ở trong và ngoài nước biết phối hợp để vận dụng quốc tế vận nhằm nới rộng không gian tương đối an toàn cho quần chúng phát triển nội lực thì đó là bước khởi đầu quan trọng trên hành trình dân chủ hoá Việt Nam.
Bài liên quan:
Việt Nam: Đường Vào CPC
http://www.machsong.org/modules.php?name=News&file=article&sid=2989
Hãy góp tay đẩy con thuyền Việt Nam
http://www.machsong.org/modules.php?name=News&file=article&sid=2987
DB Hoa Kỳ đòi tự do cho MS Dương Kim Khải
http://www.machsong.org/modules.php?name=News&file=article&sid=2986
Ts. Nguyễn Đình Thắng
Ngày 23 tháng 12, 2014
http://machsong.org
Sau bốn cuộc tổng vận động tăng dần về quy mô kể từ năm 2012, chúng ta đã tích luỹ khá vốn liếng về nhân sự, quan hệ, và ảnh hưởng để giành thế chủ động trong cuộc tranh đấu cho nhân quyền và dân chủ ở Việt Nam trong năm 2015. Điều này đòi hỏi trong và ngoài phải phối hợp chặt chẽ.
Ở ngoài, tập thể người Việt trên thế giới cần vận động quốc tế tăng áp lực để tỉa dần các công cụ đàn áp của chế độ, và nới rộng không gian hoạt động an toàn cho các nhà đấu tranh ở trong nước. Hành động can thiệp nhanh chóng, quả quyết và mạnh mẽ của các chính quyền dân chủ, đe doạ đến các lợi ích mà Việt Nam đang cầu cạnh, tạo nên bức tường che chắn cho không gian an toàn ấy.
Ở trong nước, đồng bào cần nhanh chóng tập hợp trong phạm vi của không gian an toàn tương đối này, và phát huy nội lực để từng bước giành lại quyền làm chủ vận mạng của chính mình, tương lai của đất nước và tiền đồ của cả dân tộc. Thoạt tiên, khi lực còn yếu thì các tập hợp của người dân, kể cả những cộng đồng tôn giáo sẵn có và những công đoàn độc lập địa phương trong tương lai, cần nương thế quốc tế, do tập thể người Việt ở hải ngoại tạo nên, để giảm cơ nguy trấn áp.
Trong mối tương quan với nhà nước, khi thế và lực của lực lượng quần chúng ngày càng cao hơn, mạnh hơn thì tiến trình dân chủ hoá sẽ là điều không thể tránh.
Hai mũi công
Theo kế hoạch quốc tế vận năm 2013-2014, chúng tôi mở hai mũi công để huy động sự yểm trợ của quốc tế; đó là quyền lao động và quyền tự do tôn giáo.
Đến giữa năm 2014, mũi công về quyền lao động đạt mục tiêu: Quyền lập nghiệp đoàn độc lập trở thành điều kiện bất khả nhượng của Hoa Kỳ khi thương thảo Hiệp Ước Đối Tác Xuyên Thái Bình Dương (TPP) với Việt Nam. Trước thái độ dứt khoát của Hoa Kỳ, Việt Nam đề nghị cho phép người lao động lập nghiệp đoàn ở cấp địa phương nhưng vẫn duy trì Tổng Liên Đoàn Lao Động Việt Nam, vốn là cánh tay nối dài của Đảng Cộng Sản. Hoa Kỳ đòi hỏi là các nghiệp đoàn địa phương phải thực sự độc lập và có quyền nối kết hàng ngang với nhau và đối tác trực tiếp với các nghiệp đoàn quốc tế mà không qua sự kiểm soát hay chi phối của Tổng Liên Đoàn Lao Động. Nếu Việt Nam không thoả đáng điều kiện này thì cuộc thương thảo TPP sẽ bế tắc. Còn như chấp nhận thì vai trò của Tổng Liên Đoàn Lao Động sẽ mờ nhạt dần và trở thành vô nghĩa trừ khi hợp tác với các nghiệp đoàn địa phương để thực sự phục vụ lợi ích của người lao động.
Giữa năm 2014, chúng tôi mở mũi công về tự do tôn giáo và gắn kết nó với TPP bằng cách đánh vòng qua Luật Tự Do Tôn Giáo Quốc Tế. Theo luật này, quốc gia nào bị xếp vào danh sách “Quốc Gia Cần Quan Tâm Đặc Biệt” (Country of Particular Concern, hoặc CPC) do đàn áp tôn giáo trầm trọng thì phải chịu các biện pháp chế tài ngày càng leo thang, trong đó có khoản cấm nới rộng mậu dịch với quốc gia CPC. Khoản này chỏi với bản chất TPP là phát triển mậu dịch; do đó nếu Việt Nam bị đưa vào danh sách CPC thì giấc mơ TPP của Việt Nam sẽ lùi xa thăm thẳm. Đây là thế trận mà chúng tôi đang giăng ra ở hải ngoại khi mà Việt Nam đang cầu cạnh phát triển mậu dịch với Hoa Kỳ để cứu vãn nền kinh tế tụt dốc.
Việc phải làm ở trong nước
Tự do tôn giáo chắn chắn sẽ trở thành trọng tâm trong chính sách đối ngoại của Hoa Kỳ và thế giới tự do đối với Việt Nam trong năm 2015. Dưới đây là một số dấu hiệu sớm:
Tuần qua, các giới chức Liên Âu (European Unon, hay EU) quyết định lấy tự do tôn giáo làm trọng đối thoại nhân quyền với Việt Nam vào tháng 1 tới đây. Chúng tôi và nhiều tổ chức khác đã và tiếp tục cung cấp cho họ thông tin cập nhật.
Tuần trước nữa, Dân Biểu Ted Poe, Chủ Tịch của tiểu ban đặc trách mậu dịch ở Hạ Viện Hoa Kỳ, lên tiếng đòi Việt Nam trả tự do vô điều kiện cho Mục Sư Dương Kim Khải và yêu cầu Bộ Ngoại Giao Hoa Kỳ đưa Việt Nam trở lại danh sách CPC. DB Poe có tiếng nói ảnh hưởng về TPP ở Hạ Viện.
Cũng gần đây chính quyền Việt Nam hoàn tất bản thảo đầu tiên cho Luật Tôn Giáo mà họ hứa sẽ được Quốc Hội thông qua năm 2015. Tuy nhiên nội dung của bản thảo không đáp ứng tiêu chuẩn quốc tế và những đòi hỏi của Hoa Kỳ. Họ đang phải soạn lại.
Để nương thế quốc tế trong mũi công mà chúng tôi đang mở ra về tự do tôn giáo, mỗi cộng đồng tôn giáo ở trong nước cần có nhân sự được đào tạo và sẵn sàng báo cáo mọi hành vi vi phạm của công an, dân phòng, hay côn đồ. Chúng tôi kêu gọi:
(1) Các cộng đồng tôn giáo đã có nhân sự được huấn luyện hãy yểm trợ “chéo” cho nhau. Chẳng hạn, trong tuần này các cộng đồng Thiên Chúa Giáo ở khắp Việt Nam có nguy cơ bị ngăn cản trong việc cử hành lễ Giáng Sinh. Các cộng đồng tôn giáo khác với nhân sự đã qua khoá huấn luyện báo cáo vi phạm, hãy tự nguyện theo dõi và báo cáo hộ cho các cộng đồng tôn giáo bị sách nhiễu hay đàn áp mà chưa có năng lực tự thực hiện các bản báo cáo.
(2) Các nhà tranh đấu nhân quyền và dân chủ hãy giúp theo dõi tình hình của các cộng đồng tôn giáo và báo động cho chúng tôi nếu có tình trạng vi phạm bởi chính quyền. Chúng tôi sẽ cắt cử người thực hiện việc báo cáo.
(3) Các cộng đồng tôn giáo chưa có nhân sự chuyên báo cáo vi phạm, xin liên lạc với chúng tôi để tham gia các khoá huấn luyện sắp đến. Trong năm 2014, khoảng 200 người đã qua chương trình huấn luyện này. Trong năm 2015 chúng tôi dự kiến sẽ huấn luyện 300 người.
Kết luận
Trong kế sách nắm phần chủ động, chúng tôi đã chọn hai mũi công chính về quốc tế vận: quyền lao động và quyền tự do tôn giáo. Vì mọi nhân quyền đều mang tính liên đới, dù tập trung bảo vệ một quyền thì kết quả là các quyền khác cũng được liên đới bảo vệ. Khi chế độ chấp nhận quyền lao động hay quyền tự do tôn giáo thì cũng có nghĩa là phải tôn trọng quyền tự do phát biểu, tự do hội họp ôn hoà và tự do lập hội. Đồng thời chúng tôi cũng mở sẵn những mũi nhọn nhân quyền như chống tra tấn, chống buôn người, quyền của người khuyết tật, đòi tài sản… để sẵn sàng sử dụng với tính cách bồi thêm khi phù hợp.
Thay vì tản lực tranh đấu, chúng ta ở trong và ngoài nước cần dồn sức và phối hợp cùng nhau để đẩy mạnh và tận khai thác hai mũi công chính kể trên, mà trong đó tự do tôn giáo sẽ là trọng tâm cho năm 2015. Khi lực lượng dân tộc ở trong và ngoài nước biết phối hợp để vận dụng quốc tế vận nhằm nới rộng không gian tương đối an toàn cho quần chúng phát triển nội lực thì đó là bước khởi đầu quan trọng trên hành trình dân chủ hoá Việt Nam.
Bài liên quan:
Việt Nam: Đường Vào CPC
http://www.machsong.org/modules.php?name=News&file=article&sid=2989
Hãy góp tay đẩy con thuyền Việt Nam
http://www.machsong.org/modules.php?name=News&file=article&sid=2987
DB Hoa Kỳ đòi tự do cho MS Dương Kim Khải
http://www.machsong.org/modules.php?name=News&file=article&sid=2986
No comments:
Post a Comment
Thanks for watching