X

Friday, January 30, 2015

Mỹ cài bom nổ chậm sau 40 năm thành công.

 


   Subject: Mỹ cài bom nổ chậm sau 40 năm thành công.

Chương Trình Từ Cánh Đồng Mây host KQ Phan Đình Minh:
---------------------------------------------------------------------------------------------------------------------

Inline imageInline imageInline image



Theo Tin Quc Ni
Tin từ báo chí Vee Cees tại Sài Gòn cho biết tin Cê-I-A của "đế quốc Mỹ" thâm độc đã thành công cài bom nổ chậm vào chiếc trực thăng UH-1, 40 năm sau đã tạo thành tích trả thù dai khiến "4 cán bộ chiến sỹ ta đã hy sinh vì đại nghĩa trên vùng trời tổ quốc". Mời bà con xem tin khi "ông CIA" ra tay phục hận như sau...


Đàn chim UH-1 hành quân Việt Mỹ rợp trời Nam Việt Nam.


KQ-VNCH

Tin Vee Cees: Quân đội Nhân dân Việt Nam hiện đang điều tra về nguyên nhân tai nạn không lưu UH-1.

(net photo)
Chiếc trực thăng gặp nạn là chiếc UH-1, còn được biết dưới tên là Huey, do Mỹ sản xuất, đã được quân đội Hoa Kỳ sử dụng từ thập niên 1960 trong thời gian chiến tranh Việt Nam. Từ đó đến nay, loại trực thăng này được quân đội các nước Đông Nam Á sử dụng rất nhiều.

Vào sáng nay, 28/1/2015, một trực thăng quân sự của không quân Nhân dân Việt Nam đã bị rơi trong khi làm nhiệm vụ khiến 4 cán bộ chiến sỹ ta đã hy sinh. Được biết chiếc trực thăng oan nghiệt này gặp nạn thuộc loại UH-1 Iroquois/Huey của đế quốc Mỹ sản xuất.
Inline image
Sau vụ việc xảy ra, thi thể 4 cán bộ chiến sỹ hy sinh vì đại nghĩa của không quân Nhân dân ta được nhận dạng. Chiếc trực thăng quân sự định mệnh gặp nạn trong khi bay huấn luyện thì mất liên lạc trên vòng đai an ninh Thành phố, đài không lưu cho biết sau khi rời khỏi sân bay Tân Sơn Nhất khoảng 8 phút. Sau đó Trung tướng Võ Văn Tuấn, Phó tổng tham mưu trưởng Quân đội Nhân dân ta xác nhận có 4 cán bộ chiến sỹ giàu kinh nghiệm bay đã hy sinh trên vùng trời tổ quốc. Chiếc trực thăng UH-1 võ trang của Không quân Chính quyền Sài Gòn bỏ loại sau ngày đại chiến thắng thống nhất đất nước của nhân dân ta, sự cố 30 tháng 4, năm 1975.

Thông tin cho biết chiếc UH-1 này đang bay về phía Tây Ninh và đã bị rơi tại ấp 4, xã Phạm Văn Hai, huyện Bình Chánh, thuộc phạm vi Thành phố Sài Gòn. Theo thông tin mới nhất, các cán bộ chiến sỹ hy sinh đều thuộc trung đoàn 917, sư đoàn không quân 370, quân chủng Phòng không của không quân ta. Chiếc máy bay gặp nạn của không quân Nhân dân anh hùng của ta tịch thu được trước đây thuộc loại UH-1 Iroquois do đế quốc Mỹ chế tạo. Đây là loại trực thăng quân sự đa năng, nổi tiếng có sức sống bền bỉ nhất khi vẫn hoạt động cho tới ngày nay, kể từ khi được sản xuất từ thập niên 60 của thế kỷ trước. UH-1 do hãng Bell chế tạo, tên chính thức là Iroquois, nhưng nó thường được biết dưới tên là Huey, đọc là "hiu-i", khi hoạt động trong lực lượng hải quân đánh bộ của đế quốc Mỹ ở khắp nơi trên thế giới, đặc biệt là trên chiến trường Việt Nam với chiến thuật “trực thăng vận” nổi tiếng, nhưng chung cuộc đế quốc Mỹ thất bại.

UH-1 Huey được phát triển vào năm 1955 với phiên bản thử nghiệm Bell 204. Nó bay thử lần đầu vào 10-1954. HU-1A (sau đó được đặt tên là UH-1A) là chiếc máy bay trực thăng đầu tiên sử dụng động cơ turbin xóay được đưa vào sản xuất trong công nghiệp hộ lý chiến tranh. Chiếc máy bay đầu tiên được sử dụng trong quân đội đế quốc Mỹ vào năm 1959 và đưa vào sản xuất hàng loạt năm 1962 dưới tên UH-1. Các máy bay đầu tiên được sử dụng trong các sư đoàn dù số 101 (101st Airborne Division), sư đoàn dù 82 (82nd Airborne Division) và chi đội cứu thương số 57 (57th Medical Detachment). Trải qua hơn 50 năm, UH-1 Huey vẫn còn trong biên chế của không quân nhiều nước trên thế giới, trong đó không quân Nhân dân anh hùng của ta.
Inline image
Kỹ nghệ khí cụ chiến tranh càng phát triển, quân đội đế quốc Mỹ thôi sử dụng loại Huey vì sự tranh giành của các tập đoàn quyền lợi tư bản khí cụ quốc phòng như Boeing, Bell Textron và Siskosky, nên chiếc UH-1 cuối cùng xuất xưởng năm 1976 với hơn 16.000 chiếc được sản xuất. Tính đến thời điểm đó, đã có 9 phiên bản được sản xuất, bao gồm: XH-40, YH-40 (bay thử nghiệm), UH-1A, UH-1B, UH-1C, UH-1D, UH-1E, UH-1F, UH-1H. Máy bay UH 1 có kíp  lái từ 1 đến 4 người; chiều dài 17,4m; cao 5,54m (tính đến đỉnh cánh quạt); 2 cánh quạt đường kính 14,62m; trọng lượng rỗng 2.365kg, trọng lượng cất cánh tối đa 4.309kg. Máy bay có tốc độ tối đa 217km/h, tầm bay 512km, trần bay 5.910m.

 thời gian bay thực tế 2 tiếng 15 phút. UH-1 là loại trực thăng đa năng. Với phiên bản trực thăng vũ trang yểm trợ hỏa lực trên không, nó có thể lượn cánh quạt trên độ cao khoảng 10m, 2 bên cánh máy bay có thể gắn 2 khẩu súng miligan 6 nòng (7,62mm) với 12.000 viên đạn, 2 cụm 7 ống đến 19 ống phóng tên lửa (rocket) 70 mm. Điểm lợi của máy bay Huey do tập đoàn tư bản Bell chế tạo là UH-1 còn có 5 thùng dầu mềm với kết cấu đặc biệt, tự bịt lại khi trúng đạn, nên dầu không chảy ra ngoài làm cháy máy bay được. Trực thăng UH-1 rất tiện dụng trong mọi tình huống, nó có thể đáp xuống bất kỳ đâu với một diện tích mặt đất không cần lớn lắm nên được không quân nhiều nước ưa chuộng, trong đó không quân Nhân dân anh hùng nước ta.
Inline image
Việt Nam tái sinh UH-1 một cách thần kỳ

Sau 1975, Quân đội nhân dân Việt Nam thu được 50 chiếc UH-1 còn nguyên vẹn hình hài, các kíp chuyên viên cán bộ kỹ thuật thượng thặng của ta nhanh chóng phục hồi hoạt động để phục vụ bảo vệ vùng trời tổ quốc trong tình hình mới, tàu bay của địch xử lý công tác bay của phi công ta. Trong cuộc chiến truy kích giặc ác ôn Pol Pot khi quân Khmer đỏ mở cuộc tấn công biên giới Tây Nam nước ta, các trực thăng UH-1 tham gia hỗ trợ hỏa lực những trận đánh không trợ đầu tiên. Tới cuộc chiến bảo vệ nhân dân Campuchia khỏi họa diệt chủng, UH-1 liên tục có mặt cùng Mi-24, Mi-8 hỗ trợ do hỏa lực hùng hậu của quân đội Nhân dân tình nguyện Việt Nam giữ an ninh hộ xứ láng giềng.

Theo sự tính toán của các chuyên gia quân sự của Bộ Quốc Phòng ta, sau chiến tranh chống đế quốc Mỹ đầu xỏ xâm lược, trực thăng UH-1 đã được không quân anh hùng Việt Nam cho xuất kích thêm vài nghìn lần và tác xạ hàng nghìn quả tên lửa, cùng hàng trăm nghìn viên đạn do quân đội ta tịch thu của địch. Đặc biệt đầu tháng Giêng năm 1976, trung đoàn không quân 917 nhận nhiệm vụ đưa thiếu tướng Lê Ngọc Hiền (phó tổng tham mưu trưởng) và đoàn cán bộ của Bộ Tổng tham mưu đi thị sát tình hình và kiểm tra khả năng sẵn sàng chiến đấu của bộ đội hải quân trên quần đảo Trường Sa. Chiếc máy bay trực thăng UH-1 của đế quốc Mỹ số hiệu 60139 đã vinh dự được lệnh đưa xuống tàu ra đảo để trinh sát và xuất kích khi phát hiện động thái lạ nào hầu bảo vệ sự toàn vẹn của lãnh thổ ta.

Đến năm 1982 số máy bay UH-1 ngày càng phát sinh hỏng mốc, vật tư thay thế vô cùng khan hiếm do động thái thù địch của đế quốc Mỹ qua sự cố Ăm Bạc Gô. Nhiều vật tư hư hỏng không có nguồn bổ sung dẫn đến tình trạng các xưởng chuyên sửa chữa loại máy bay này hầu như bị tê liệt. Từ năm 1982 trở đi, máy bay UH-1 gần như bị loại khỏi thực lực chiến đấu của binh lực tinh nhuệ Không quân Nhân dân Việt Nam anh hùng muôn thuở của ta.

Các nhà lĩnh đạo quân sự của ta chủ trương “Lấy vũ khí địch đánh địch” là một phương châm xuyên suốt trong lịch sử nghệ thuật quân sự Việt Nam. Vận dụng sáng tạo phương châm này, nhân dân ta đã cải tiến được nhiều vũ khí chiến lợi phẩm, biến chúng thành phương tiện phục vụ công cuộc chiến tranh giải phóng các dân tộc bị áp bức và để bảo vệ sự toàn vẹn chủ quyền của đất nước ta. Đến 1996, Nhà máy A-41 được Bộ Quốc phòng phê chuẩn kế hoạch khôi phục, sử dụng UH-1 làm chuẩn tiên khởi. Tuy nhiên, việc duy trì hoạt động vẫn gặp rất nhiều khó khăn do nguồn phụ tùng không được nhập thẳng từ Mỹ bởi chính sách thù địch Ăm Bạc Gô cấm vận vũ khí của đối phương vẫn duy trì sự thù dai đối với nhân dân Việt Nam.

Tưởng chừng từ thời điểm này UH-1 sẽ khó lòng kéo dài được thời gian hoạt động thì đến cuối tháng 4, năm 2005, ngành Kỹ thuật Quân chủng Phòng không thuộc Không quân Nhân dân Việt Nam anh hùng đã dồn sức khôi phục lại những máy bay trực thăng UH-1 để sử dụng cho các mục đích quốc phòng và kinh tế xã hội. Các hệ thống động cơ, thiết bị thông tin, thân vỏ, các cụm van nhiên liệu,... được tận dụng thay thế từ những chiếc máy bay đã đưa vào diện phế thải loại, một số các cơ phận được xứ ta tự sản xuất thiết bị cần thiết, chế tạo mới như gioăng, van dầu, bạc lót, ống dẫn,... công năng vẫn đảm bảo được phẩm tính đồng bộ cho máy bay.

Sau thời điểm đó, trực thăng UH-1 của Không quân Nhân dân Việt Nam anh hùng ta đã có bước tái sinh thần kỳ, tiếp tục những chuyến bay trinh sát, kiểm soát bầu trời tổ quốc. Theo các nguồn thông tin khác nhau, sau thời điểm này đã có khoảng 12 chiếc UH-1 được hồi sinh tái trang bị cho Không quân Nhân dân Việt Nam anh hùng muôn thuở. Tờ Tiexue của Trung Quốc phải thừa nhận rằng đây là một điều kỳ diệu do sáng kiến của kíp kỹ thuật tiên tiến công nghệ hỗ trợ chiến tranh của quân đội Nhân dân ta.
Inline image
Đặc biệt năm 2009, Tân Tổng thống da mầu Barack Hussein Obama II lên nhiệm chức (tháng Giêng 2009), người sinh sau đẻ muộn, sinh ngày 4 tháng 8 năm 1961, chưa hề biết chiên tranh thù nghịch với nhân dân Việt Nam, là người văn minh cấp tiến, có tình thần hiếu hòa tiến bộ, chủ trương tháo bỏ lệnh cấm xuất khẩu trực thăng quân sự cho Việt Nam qua sự vận động lâu dài trước đó của tập đoàn Executive Decision Export Services Group. Tuy nhiên, các trực thăng Mỹ xuất khẩu sang Việt Nam phải được thiết kế cho các công tác truy tầm hay cứu hộ (SAR, Search and Rescue).

Tính đến nay đã có trên 51 quốc gia hiện đang xử dụng mẫu UH-1 mà Không quân Nhân dân ta anh hùng đang xử dụng. Loại ra đời sau Huey II, tức hệ hậu thân của UH-1H, là chương trình nâng cấp và cải tiến chỉ áp dụng cho trực thăng UH-1H nhằm mục đích kéo dài tuổi thọ, tiết giảm tốn kém phi hành (-30% so với UH-1H) và nâng cao khả năng thao tác của trực thăng UH-1H như qua việc lắp ráp động cơ Honeywell T53-L-703 (1.800 mã lực), bộ đuôi và cánh quạt phụ, hệ thống trục chính và cánh quạt, toàn bộ dây điện , hộp số và các phi kế mới. Riêng toàn bộ linh kiện (phần mềm softwares) cùng phi kế nguyên bản được ước tính giá từ 4 triệu Mỹ Kim và thời gian nâng cấp cùng tái bảo chứng phi hành (kèm phụ phí chưa tính vào) thời lượng lắp ráp được ước tính khoảng 25 tuần. Sau khi nâng cấp theo chương trình Huey II, thì trực thăng UH-1H sẽ có mã số mới là UH-1 Huey II để nêu rõ sự khác biệt.
Inline image
Bell Huey UH-II
Một chiếc trực thăng Huey II mới toanh đồng trinh, mới chưa bóc nhãn nguyên si của công ty Bell Textron có giá khởi điểm từ 20 triệu Mỹ Kim (tài khóa 2015). Một dự án trọn gói (package price) Bell Huey II có giá khởi điểm từ 24 triệu Mỹ Kim và phí chuyên vận và bảo hành toàn phần ước tính khoảng 800 ngàn Mỹ Kim.

Hiện nay một chương trình nâng cấp toàn bộ (như mới - zero time advanced upgrade and overhaul) có tên là UH-1 Plus tập đoàn Bell Textron sang Việt Nam cung cấp chứng chỉ xác nhận an toàn phi hành do Tổng Cục Hàng Không Hoa Kỳ (FAA) duyệt cấp, gồm toàn bộ nâng cấp Huey II thực hiện trên thân tàu UH-1H, thêm vào đó những cải tiến quan trọng và mới nhất về an toàn phi hành gồm các công cụ hỗ trợ dạng ổn định khí động học và phi kế dạng điều khiển trung tâm thiết kế đồng bộ với hệ thống tầm nhiệt FLIR cho công tác đáp trong thời tiết xấu . Bước đầu của chương trình UH-1 Plus gồm 28 chiếc trực thăng với giá trọn gói (không có thiết bị phụ) cho mỗi đơn vị có giá khởi điểm từ 7.5  triệu Mỹ Kim (tài khóa cũ 2014), và thời gian giao hàng khoảng 10 tháng kể từ ngày hợp đồng và hoàn tất thủ tục thanh toán. 

Các thiết bị phụ (có tốn phí) cho trực thăng UH-1 Plus như hệ thống phi kế dạng điều khiển trung tâm, hệ thống báo động dự phòng khi bị rà soát mục tiêu, hệ thống hỏa châu tự vệ chống tên lửa không-đối-không (AIM) hay đất-đối-không (SAM), hệ thống truyền tin SINGARS, Lường tàu và ghế phi công chống đạn cấp B4, hệ thống quan sát tầm nhiệt đạt dưới thân FLIR dành cho hạ cánh ban đêm, hệ thống cáp và trục quay (công tác cứu hộ hay đặc nhiệm) và những lợi ích nâng cấp khác do chính quyền Obama va tư bản Mỹ ưu đãi. 

Sau khi luật Ăm Bạc Gô cấm vận vô duyên được tháo bỏ, Quân đội Việt Nam Nhân dân ta đã ký kết các hợp đồng nâng cấp trực thăng UH-1H Huey để giúp hoạt động nhân đạo và cứu hộ cứu nạn. Các hợp đồng này được thực hiện tại Việt Nam dưới sự giúp đỡ của các chuyên gia và phụ tùng từ nước Mỹ tiến bộ văn minh dưới sự lĩnh đạo sáng suốt hiếu hòa của Tổng thồng Barack Obama. Hãng tin Reuters dẫn lời Tướng Mỹ Richard Genaille cho biết số lượng nâng cấp khoảng 15 chiếc với chi phí do Mỹ chi trả nằm trong chương trình củng cố quan hệ an ninh quốc phòng với Nhân dân Việt Nam anh hùng muôn thuở, sự việc trợ nhân đạo sẽ tiếp tục khi hai nước Mỹ Việt xích lại gần nhau hơn trong tương lai.]

Đến nay, những chuyến bay của UH-1 vẫn thường xuyên hiện diện canh giữ bầu trởi Tổ quốc cũng như tham gia các công tác cứu hộ cứu nạn chúng sinh. Sức sống bền bỉ của UH-1 càng được đảm bảo khi thời gian gần đây, quan hệ Việt-Mỹ đã có những bươc tiến vượt bậc, hứa hẹn nhiều thành công trong lĩnh vực hợp tác quốc phòng, mà phải nói chính quyền Obama giúp đỡ hậu hỉ trong sự quan hệ nồng ấm này.




Cảm tạ America, cảm ta Obama.
Thông tín viên Bùi Hiệp.




Biệt Động Quân hành quân do trực thăng vận UH-1, 1965.



Không quân VNCH trực thăng vận tải quân, UH-1.
------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------

__._,_.___

Posted by: VietHai Tran 

No comments:

Post a Comment

Thanks for watching

Popular Posts

Popular Posts