Tin tặc Trung Quốc trộm thiết kế máy bay
F-35 của Mỹ
"Long Trời Lở Đất" Triển Lãm Cải Cách
Ruộng Đất 1946-1957 tại Hà Nội
|
|||||||
|
|
|
|
|
|
||
Preview by Yahoo
|
|||||||
|
|||||||
Máy bay tàng hình J-31 của Trung Quốc có lối
thiết kế rất giống với chiến đấu cơ F-35 của Mỹ - Reuters /Alex Lee
Gần đây, Bắc Kinh đã hé lộ kiểu chiến đấu cơ tối tân nhất của họ
là loại J-31 do tập đoàn Thẩm Dương (Shenyang) chế tạo. Giới quan sát đã ghi
nhận hình dạng rất giống nhau giữa chiếc J-31 với loại chiến đấu cơ hiện đại
của Mỹ là F-35.
Báo chí Úc hôm nay, 19/01/2015 đã tố cáo : Tài liệu tình báo mật
do Edward Snowden tiết lộ đã xác định rằng tin tặc Trung Quốc đã đánh cắp được
các thông tin về thiết kế của loại chiến đấu F-35 Lightning II, mà Úc đặt mua
của Mỹ.
Các tài liệu mà cựu nhân viên tình báo của Cơ quan An ninh Quốc
gia Mỹ NSA cung cấp cho tạp chí Đức Der Spiegel, cho thấy là gián điệp mạng của
Trung Quốc đã đánh cắp một "khối
lượng to lớn" thông tin quân sự nhạy cảm liên quan đến
chiếc F-35.
Các thông tin bị tin tặc từ Trung Quốc đánh cắp bao gồm chi tiết
của hệ thống radar của loại chiến đấu cơ Mỹ, sơ đồ động cơ, các phương pháp làm
nguội khí thải ... Các tài liệu của Snowden còn xác nhận rằng chính phủ Úc đã
được thông báo về vụ gián điệp mạng này.
Như vậy, tài liệu do Eđward Snowden tiết lộ là sự chứng thực
công khai đầu tiên về mối nghi ngờ đã có từ lâu. Đó là loại chiến đấu cơ tàng
hình tối tân nhất F-35 của Mỹ hiện nay, đã là mục tiêu của tình báo mạng Trung
Quốc.
Vào tuần trước, một số chuyên gia quân sự đã thẩm định rằng các
máy bay chiến đấu mới của Trung Quốc gọi là thuộc thế hệ thứ năm, trong đó có
loại chiến đấu cơ tàng hình đầu tiên là J-20, đã làm suy giảm đáng kể ưu thế
trên không của phương Tây.
Các chuyên gia đã suy đoán rằng loại J-20, cũng như loại J-31
Falcon Hawk do tập đoàn Thẩm Dương chế tạo, đã "vay mượn" rất nhiều từ
thiết kế của các chiến đấu cơ Mỹ, đặc biệt là chiếc J-31 có hình dáng rất giống
chiếc F-35.
Theo hãng truyền thông Úc Fairfax, dữ liệu liên quan đến chiếc
F-35 đã bị đánh cắp vào năm 2007 tại tập đoàn máy bay Mỹ Lockheed Martin, phụ
trách việc chế tạo các chiếc F-35 mà Úc đặt mua.
Các tài liệu được Snowden tiết lộ cho thấy là tin tặc Trung Quốc
đã đánh cắp được một khối lượng thông tin tương đương với năm lần kho dữ liệu
của Thư viện Quốc hội Mỹ, dung lượng lên tới 50 terabyte.
Trong số các công nghệ quân sự nhạy cảm bị đánh cắp, có thông
tin về các loại oanh tạc cơ tàng hình B-2, chiến đấu cơ tàng hình F-22 Raptor,
tàu ngầm hạt nhân và hồ sơ cá nhân của giới quân sự.
Các tài liệu cũng cho thấy rằng Cơ quan An ninh Quốc gia Mỹ NSA
cũng do thám các cơ quan gián điệp của Trung Quốc. NSA từng thâm nhập vào máy
tính của một quan chức quân sự cấp cao Trung Quốc và đánh cắp thông tin về các
mục tiêu của tình báo Trung Quốc tại Mỹ và tại các nước khác.
Thủ tướng Ukraine: Có bằng chứng ‘không thể chối cãi’ Nga tiếp tế
phiến quân
Thủ tướng Ukraine Arseniy Yatsenyuk
·
·
·
Tin liên hệ
20.01.2015
Thủ tướng Ukraine nói rằng có "bằng chứng không thể chối
cãi" cho thấy chính phủ Nga tiếp tục điều binh lính và trang thiết bị quân
sự sang hỗ trợ cho thành phần ly khai trong cuộc chiến chống lại Kiev.
Thủ tướng Arseniy Yatsenyuk nói với phóng viên tại thủ đô của
Ukraine hôm thứ Hai rằng cơ quan tình báo quân sự của nước này xác nhận
"binh lực và trang thiết bị" đã được điều vào Ukraine từ Nga. Ông nêu
ra những khí tài như xe tăng, lựu pháo, những hệ thống tên lửa khác nhau của
Nga và những thiết bị do thám điện tử, những thứ mà ông nói chỉ có thể đến từ
quân đội Nga.
Sáng ngày thứ Hai, phát ngôn viên quân đội Ukraine Andriy Lysenko
cho biết khoảng 700 binh lính Nga đã vượt qua biên giới Ukraine để yểm trợ lực
lượng nổi dậy.
Những phát biểu này được đưa ra trong lúc giao tranh dữ dội tiếp
tục giữa lực lượng chính phủ và lực lượng ly khai thân Nga ở miền đông Ukraine.
Bộ Tổng Tham mưu của lực lượng vũ trang Ukraine hôm thứ Hai tuyên bố rằng họ đã
nắm quyền kiểm soát sân bay Donetsk sau khi đánh bật lực lượng phiến quân ra
khỏi đây, những người được nói là đã rút vào khu vực dân cư của thành phố
Donetsk.
Lãnh đạo phiến quân Denis Pushilin được dẫn lời vào tối Chủ nhật
nói rằng lực lượng phiến quân ở sân bay đã đẩy lùi các cuộc tấn công của quân
đội chính phủ và vẫn kiểm soát được cơ sở này.
Sau đó trong ngày thứ Hai, Yuri Biryukov, một cố vấn của Tổng
thống Ukraine Petro Poroshenko, viết trên Facebook rằng phiến quân đã cho nổ
tung một phần nhà ga của sân bay Donetsk, làm bị thương nhiều binh sĩ chính
phủ.
Trong khi đó, trưởng phụ trách chính sách đối ngoại của Liên minh
châu Âu Federica Mogherini cho biết các ngoại trưởng EU hôm thứ Hai đã quyết
định rằng sẽ không có việc nới lỏng những biện pháp trừng phạt nhắm vào Nga một
khi chiến sự ở miền đông Ukraine vẫn tiếp diễn. Bà cho biết tình hình hiện tại
đã "xấu đi nhiều" so với tuần trước.
Sáng thứ Hai, Thứ trưởng Ngoại giao Nga Grigory Karasin cho biết
chính phủ Ukraine đang mắc một "sai lầm chiến lược" bằng cách cố gắng
giải quyết cuộc khủng hoảng ở miền đông Ukraine bằng vũ lực, theo lời ông, và
cảnh báo điều này sẽ mang tới "những hậu quả không thể đảo ngược cho tư
cách nhà nước của Ukraine."
Báo NYT: Mỹ đã thâm nhập mạng máy tính Bắc Triều
Tiên từ năm 2010
·
·
·
Tin liên hệ
20.01.2015
Tin tức truyền thông cho hay Mỹ đã thâm nhập hệ thống máy tính của
Bắc Triều Tiên từ mấy năm trước, và sử dụng khả năng này để xác định Bình
Nhưỡng chính là nước chịu trách nhiệm về vụ tấn công mạng hồi gần đây nhắm vào
hãng phim Sony Pictures.
Báo New York Times dẫn lời những quan chức tình báo của Mỹ và nước
ngoài nói rằng Washington đã truy cập được vào mạng máy tính của Bắc Triều Tiên
vào cuối năm 2010 bằng cách sử dụng một phần mềm độc hại được thiết kế riêng.
Báo Times cho biết phần mềm gián điệp của Mỹ "khoan vào mạng
máy tính của Trung Quốc kết nối Bắc Triều Tiên với thế giới bên ngoài, len vào
những kết nối ở Malaysia mà những tin tặc Bắc Triều Tiên ưa dùng, và trực tiếp
thâm nhập Bắc Triều Tiên với sự trợ giúp của Hàn Quốc và các đồng minh khác của
Mỹ."
Những quan chức này nói với báo Times rằng việc Mỹ thâm nhập được
những mạng máy tính của Bắc Triều Tiên đóng vai trò trọng yếu trong việc thuyết
phục Tổng thống Barack Obama công khai cáo buộc Bình Nhưỡng thực hiện vụ tấn
công trên mạng vào tháng 11 năm ngoái nhắm vào Sony.
Tin tức cho biết việc Mỹ truy cập được vào mạng máy tính của Bắc
Triều Tiên là một bất ngờ đối với nhiều người. Do Bắc Triều Tiên gần như không
kết nối vào mạng Internet toàn cầu, nước này từ lâu được coi là một trong những
mục tiêu tình báo mạng khó khăn nhất của thế giới.
Tuần trước, tạp chí Der Spiegel Đức công bố những tài liệu của Cơ
quan An ninh Quốc gia cho thấy Mỹ đã sử dụng máy tính của Hàn Quốc để xâm nhập
máy tính của Bình Nhưỡng.
Không rõ lý do vì sao đã không thể ngăn chặn được vụ tấn công nhắm
vào Sony, hoặc tại sao các quan chức Sony đã không được cảnh báo về một nỗ lực
tấn công mạng sắp xảy tới, nếu các quan chức Mỹ khi đó đang theo dõi mạng máy
tính của Bắc Triều Tiên.
Mỹ - Cuba : Hội đàm chính thức cấp cao đầu tiên
Thượng nghị sĩ Patrick Leahy dẫn đầu phái đoàn
Mỹ viếng thăm Cuba 17/01/2015 - REUTERS /Stringer
Ngày 21/01/2015, Hoa Kỳ và Cuba sẽ mở các cuộc hội đàm chính
thức cấp cao đầu tiên để tiến tới bình thường hóa bang giao, chấm dứt hơn nửa
thế kỷ thù địch và nghi kỵ giữa hai nước. Như vậy là năm tuần sau khi Tổng
thống Obama và Chủ tịch Raul Castro đồng loạt đưa ra tuyên bố lịch sử về việc
hai nước xích lại gần nhau, phái đoàn Mỹ và Cuba sẽ họp kín trong hai ngày tại
La Habana.
Chương trình nghị sự sẽ bao gồm trước hết là vấn đề di dân, vốn
vẫn là hồ sơ mà hai nước cho tới nay vẫn thường xuyên mặc cả với nhau. Nhưng
quan trọng nhất đó là chương trình tái lập quan hệ ngoại giao, bị cắt đứt từ
năm 1961. Cụ thể hai bên sẽ bàn đến việc mở lại đại sứ quán ở La Habana và
Washington, thay thế cho những cơ quan « đại diện lợi ích » cho hai nước, tồn
tại từ năm 1977 đến nay.
Dẫn đầu phái đoàn Mỹ sẽ là Thứ trưởng Ngoại giao đặc trách khu
vực Mỹ Latinh Roberta Jacobson, còn về phía Cuba, Vụ trưởng vụ Hoa Kỳ Josephina
Vidal sẽ đồng chủ trì các cuộc thảo luận.
Theo lời ông Peter Schechter, thuộc Trung tâm Nghiên cứu Mỹ
Latinh của Hội đồng Đại Tây Dương, một cơ quan tham vấn của Mỹ, được hãng tin
AFP trích dẫn hôm nay, chuyến đi của bà Jacobson đến Cuba là một chuyến đi «
lịch sử » và sẽ có thể sẽ mang lại những thay đổi. Tuy nhiên, ông Schechter cho
rằng « không nên chờ
đợi những phép mầu ».
Theo nhà phân tích này, các cuộc thảo luận giữa hai phái đoàn
tại La Habana có thể bàn đến việc đưa Cuba khỏi danh sách các quốc gia yểm trợ
khủng bố. Đây là một vấn đề không nhỏ, bởi vì do bị xếp trong danh sách này, mà
cho tới nay Cuba chưa thể tiếp cận nguồn tín dụng của các định chế tài chính
quốc tế.
Vào tuần trước, Hoa Kỳ đã đi một bước dài xích gần lại Cuba khi
bãi bỏ các hạn chế về kinh doanh và đi lại giữa hai nước, nâng số tiền mà người
Cuba tại Mỹ được phép chuyển cho người thân trong nước.
Về phần chính quyền La Habana đã trả tự do cho 53 tù chính trị
theo đúng danh sách mà Washington yêu cầu phóng thích. Đây là danh sách mà Hoa
Kỳ đã trao cho Cuba trong các cuộc hội đàm bí mật trong suốt một năm rưỡi, qua
trung gian của Canada và Giáo hoàng Phanxicô. Chính quyền Cuba cũng bớt
kiểm soát giới đối lập trong nước.
Hôm qua 18/01/2015, một phái đoàn nghị sĩ Mỹ đã được gặp các nhà
đối lập Cuba nhân chuyến viếng thăm La Habana. Về phần thứ trưởng Ngoại giao
Jacobso, cũng đã dự trù là trước khi kết thúc chuyến đi vào thứ sáu tới sẽ có
buổi ăn trưa với một số nhà đối lập Cuba.
Nhưng trong các cuộc thảo luận chính thức giữa hai nước, ngoài
các đề liên quan đến di dân và tái lập bang giao, Washington và La Habana sẽ
phải bàn đến những vấn đề trọng yếu hơn, chẳng hạn như việc « giảm nhẹnhững hạn chế đối với các
quyền tự do cá nhân », tương lai của căn cứ quân sự Mỹ tại
Guantanamo, và phức tạp hơn có lẽ là vấn đề bồi thường cho những tài sản của Mỹ
bị Fidel Castro quốc hữu hóa vào thập niên 1960.
Về phía người dân Cuba, nhìn chung ai cũng hồ hởi phấn khởi
trước viễn cảnh hai nước bắt tay nhau, vì họ hy vọng là nạn khan hiếm lương
thực và tình trạng trì trệ kinh tế ở Cuba sẽ thuộc về quá khứ. Về phía người
dân Mỹ, kết quả một cuộc thăm dò dư luận được công bố tuần trước cho thấy là đa
số ủng hộ việc Hoa Kỳ Cuba xích lại gần nhau, cũng như ủng hộ việc bãi bỏ lệnh
cấm vận Cuba, được ban hành từ năm 1962.
Nhưng việc bãi bỏ lệnh cấm vận này là do Quốc hội Mỹ quyết định,
mà hiện giờ, Đảng Cộng hòa, chiếm đa số ở cả hai viện, không muốn có thay đổi
gì trong quan hệ với Cuba, trừ phi chính quyền La Habana có những nhân nhượng
thật sự, đặc biệt là về mặt nhân quyền và các quyền dân chủ của người dân Cuba.
Bảy ngày làm thay
đổi nước Pháp
Người dân Pháp xếp hàng mua số báo mới Charlie
Hebdo sau vụ thảm sát để bày tỏ tình liên đới.REUTERS/Stephane Mahe
Hậu Charlie là đề tại thời sự nổi bật trên các báo Pháp số ra
hôm nay 19/01/2015. Nhật báo Le Monde, số ra cho hai ngày Chủ nhật 18 và thứ
Hai 19/01 quay lại những cảm xúc và biến động trong bảy ngày đầu tiên sau khi
xảy ra vụ thảm sát. Tờ báo đưa hàng tựa ấn tượng « Bảy ngày làm thay đổi nước
Pháp ». Đó là bảy ngày đau đớn, sợ hãi và động viên tinh thần. Bảy ngày người
dân Pháp bị nhấn chìm trong một cuộc khủng hoảng chưa từng có.
Bài báo viết, trong ba ngày đầu tiên, ba tên Hồi giáo cực đoan
đã đánh vào tâm lý của người dân Pháp. Chỉ trong ba ngày đó, chúng đã lạnh lùng
hạ sát tổng cộng 17 người, thuộc ba thành phần chính : nhà báo, cảnh sát và
người Do thái. Những tên sát nhân đó gieo rắc cái chết, nhưng đồng thời cũng
muốn áp đặt một kiểu « lô-gic », thế giới tâm linh của chúng.
Quả thật ngay từ ngày đầu tiên, vừa khi vụ thảm sát được loan
báo trên các phương tiện truyền thông, người dân Pháp đã bị sốc mạnh và gần như
không tin vào thực tại. Để rồi từ cảm giác bàng hoàng đó, họ trở nên phẫn nộ,
đến mức một thường dân phải thốt lên « Thế
giới này đã trở nên bệnh hoạn đến mức cả sự hóm hỉnh cũng trở thành một nghề
nghiệp rủi ro rồi». Nhiều người còn cho rằng đó là ngày « 11/09 kiểu Pháp, một sự sụp đổ tượng
trưng ».
Bởi vì vụ khủng bố đó tấn công vào biểu tượng của nền cộng hòa
và nền dân chủ : đó là sự « tự do ». Người Pháp đã có những phản ứng rất là
ngẫu hứng. Sự im lặng khó hiểu bất ngờ nhường chỗ cho những tràng pháo tay và
những tiếng hô to : « Tự do, tự do ! », « Charlie, Charlie » và « Charlie-tự do
». Dòng chữ « Je suis Charlie » đã lan truyền trên các mạng xã hội với một tốc
độ chóng mặt khoảng 6000 tweet/phút. Và chỉ tính trong vòng một tuần, dòng chữ
đó đã được tweet lại đến 5 triệu lần. Bởi đó là cả một dòng cảm xúc mạnh, những
chất vấn, hy vọng, tức giận và phẫn nộ.
Sự việc cũng cho thấy tinh thần đoàn kết của cả một quốc gia đa
văn hóa và dân chủ, bất chấp sự khác biệt về đảng phái chính trị và tôn giáo.
Ngay trong đêm đầu tiên, nhiều cuộc tập hợp dân chúng đã diễn ra không chỉ ngay
tại Paris mà còn ở nhiều thành phố khác trên cả nước. Bên cạnh đó, vụ thảm sát
xảy ra cũng lộ rõ những bất đồng về ý thức hệ. Điều này được minh chứng qua các
sự cố xảy ra trong một phút mặc niệm các nạn nhân ngày hôm sau của vụ thảm sát
tại nhiều trường học, nhất là các trường ở ngoại ô Paris, nơi có đông cộng đồng
Hồi giáo. Nhiều học sinh cho rằng đó là lỗi của tòa soạn, vì « họ đã xúc phạm
nhà tiên tri ».
Ngày thứ Sáu đen tối
Nhưng có lẽ để thử thách tinh thần hòa hợp dân tộc đó, những tên
khủng bố lại một lần nữa nhấn chìm nước Pháp trong đau thương. Vụ tấn công vào
siêu thị người Do thái tại cửa ngỏ Paris đã cướp thêm bốn sinh mạng và làm
nhiều người bị thương. Một ngày thứ Sáu đen tối. Tổng thống Pháp, François
Hollande, một lần nữa lên tuyến đầu kêu gọi nước Pháp nén đau thương, ngẩng cao
đầu, mà vượt qua những áp lực đi lên sự tự do.
Lời kêu gọi đó đã được người dân cả nước hưởng ứng và nhận được
sự ủng hộ của cả cộng đồng thế giới. Hơn 3,7 triệu dân xuống đường tuần hành
với sự tham gia nhiều nhà lãnh đạo thế giới. Một cuộc tập hợp đông đảo chưa
từng thấy kể từ sau đất nước được giải phóng. « Một giây phút kỳ diệu ». Cả một
biển người. Những người tham gia gần như ngây ngất trước hành động biểu lộ đó
và cất vang lời quốc ca.
Dù vậy, tinh thần đoàn kết đó cũng không che khuất được những
điểm tối tiềm tàng của nền Cộng hòa duy nhất và không thể chia cắt đó. Các vụ
tấn công khủng bố đã làm gia tăng hành vi bài người Hồi giáo. Hơn 50 vụ tấn
công vào các đền thờ, hành hung hay chửi bới người Hồi giáo đã xảy ra.
Đàng sau sự hòa hợp dân tộc đó, nhiều cuộc tranh luận cũng bắt
đầu nổ ra, ban đầu nhẹ nhàng sau đó trở nên dữ dội hơn. Nào là phải tăng cường
hơn nữa an ninh quốc gia, vị trí của đạo Hồi trong xã hội Pháp, vai trò của thế
tục, giáo dục ý thức hệ…
Cho dù thế nào, thì Charlie Hebdo vẫn sống và tiếp tục sống. Một
tuần sau vụ thảm sát, số báo mới vừa phát hành đã bán sạch và phải cho ấn hành
thêm. Người dân Pháp đổ xô ra các tiệm báo để mua. Bất chấp các đe dọa, tít lớn
trên trang nhất của tuần báo vẫn là hình ảnh nhà tiên tri Mohammed đang khóc và
nói rằng « Tất cả đều được tha thứ ».
Trang nhất các báo Pháp
« Hậu
Charlie : đảng cực hữu Mặt trận Quốc gia trong thế mai phục »,
Libération đưa tít lớn cảnh báo. Bị cô lập từ sau vụ khủng bố, đảng FN muốn tin
rằng hòa hợp dân tộc đó sẽ không kéo dài được bao lâu và bài diễn văn chống đạo
Hồi có thể sẽ giúp họ gặt hái được nhiều kết quả trong kỳ bầu cử hội đồng tỉnh
tháng Ba năm nay.
Nhật báo cánh hữu Le Figaro cho rằng nên đặt giáo dục ý thức cho
giới trẻ Pháp lên làm ưu tiên hàng đầu. « Giáo dục : cánh tả trước thách thức về chuẩn mực »
là tít lớn của nhật báo. Hai tuần sau vụ thảm sát, Bộ trưởng Giáo dục sẽ có
những thông báo vào thứ Năm tới này xung quanh các « giá trị nền Cộng hòa ».
Nhưng tờ báo cũng nhận thấy bà Bộ trưởng có nguy cơ chỉ dừng lại ở những tuyên
bố nguyên tắc chính mà thôi.
Vấn đề an ninh cũng là hồ sơ được các nhật báo quan tâm đến. « Khủng bố : Châu Âu họp lại để tăng
cường an ninh » và « Vũ
khí nào để chống khủng bố » lần lượt là những tít lớn trên
nhật báo kinh tế Les Echos và nhật báo công giáo La Croix. Vào lúc mà các chiến
dịch truy lùng các mạng lưới thánh chiến đang được tiến hành ở nhiều nước Châu
Âu trong những ngày gần đây, các Ngoại trưởng trong khối Liên Hiệp Châu Âu hôm
nay sẽ hội họp tại Bruxelles. Các nội dung sau : tăng cường kiểm soát biên
giới, thông qua luật đăng ký hành khách hàng không, tăng cường trao đổi thông
tin giữa các cơ quan tình báo sẽ được bàn luận đến.
Hoa Kỳ- Cuba bình thường hóa quan hệ, Venezuela suy yếu?
Về thời sự quốc tế, liên quan đến việc Hoa Kỳ và Cuba bình
thường hóa quan hệ song phương, Le Figaro có bài giải mã đề tựa « Sự xích lại
gần giữa Mỹ và Cuba sẽ đi đến đâu ? ».
Về phía Washington, nhật báo cho rằng, Tổng thống Mỹ đã dựa theo
cách thức cựu Tổng thống Nixon đã từng làm với Trung Hoa cộng sản trước đây.
Nghĩa là với cách nhìn « thực tiễn », ông Obama nhận thấy rằng lệnh cấm vận áp
đặt nửa thế kỷ qua đã không làm thay đổi được chế độ độc tài cộng sản Castro.
Do đó, thay vì ngồi đợi, Tổng thống Mỹ đã sử dụng quyền hạn của mình để các
quan hệ chính thống khai mở từ từ cùng lúc trên các lãnh vực ngoại giao, thương
mại và nhân đạo, với hy vọng một ngày nào đó có thể làm thay đổi về mặt chính
trị.
Về phía Cuba, bài viết cho rằng, cũng như Hà Nội (1995) và Bắc
Kinh (1972) chính quyền Castro, dù rất bận lo cho cho việc chuẩn bị kế thừa một
Raoul Castro già nua nhằm đảm bảo sự trường tồn của chế độ, nhưng cũng sẽ thích
nghi với sự giải hòa với cựu thù địch. Vì như vậy, Cuba vẫn có thể thu hút đối
tác kinh tế, mà vẫn không bị chuyển sang chế độ đa đảng.
Tuy nhiên, Le Figaro cho rằng con đường bình thường hóa quan hệ
đó sẽ còn rất nhiều chông gai. Trước mắt, các nghị sĩ Cộng hòa hiện đang nắm
giữ hai viện, phản đối kịch liệt quyết định trên của ông Obama. Nhưng theo đánh
giá của một số chuyên gia, trong dài hạn, Quốc hội Mỹ có thể cũng sẽ chẳng làm
được gì nhiều và sẽ phải đi theo ông Obama.
Về phía cộng đồng người Cuba tại Mỹ, tờ báo cho rằng tiện nghi
vật chất và một khung chính trị mềm dẻo hơn về lâu dài sẽ thuyết phục được họ
về nước để đầu tư và cho phép họ được tiếp cận nhiều thị trường béo bở trong
nước.
Cuối cùng, bài viết trích nhận định của nhiều chuyên gia tin
rằng việc bình thường hóa quan hệ sẽ có một tác động quan trọng lên hình ảnh và
phạm vị hoạt động của Hoa Kỳ tại khu vực Châu Mỹ La-tinh. Từ 40 năm nay, sự đối
đầu giữa chàng lùn Cuba với anh khổng lồ Hoa Kỳ đã trở thành một biểu tượng.
Hoa Kỳ giờ có thể bảo vệ những lợi ích và các giá trị của mình mà không còn sợ
bị chất vấn là tại sao chưa có quan hệ với Cuba, như nhận xét của một chuyên
gia.
Ngược lại, bài viết cho rằng sự xích lại gần giữa Washington và
La Habana có lẽ sẽ làm suy yếu Venezuela, quốc gia đi đầu chống lại Hoa Kỳ ở «
cực Tây », dù đang bị chao đảo bởi khủng hoảng kinh tế nhưng vẫn không ngần
ngại đỡ đầu Cuba.
Hội chợ quốc tế đồng hồ thượng hạng mừng 25 tuổi
Hôm nay tại Geneve, Hội chợ quốc tế đồng hồ hạng sang lần thứ 25
chính thức khai mạc. Hội chợ kéo dài đến hết ngày 23/01. Trong bối cảnh kinh tế
khó khăn hiện nay, 16 nhãn hiệu hé lộ các bộ sưu tập mới của mình. Liên quan
đến chủ đề này, Le Figaro có bài viết đề tựa «Một phần tư thế kỷ ngành chế tạo đồng hồ ».
Vào năm 1991 tại thành phố Bâle, Thụy Sĩ, cái nôi của ngành sản
xuất đồng hồ và đạo Tin lành, Hội chợ quốc tế đầu tiên dưới sự chủ xướng của
ông chủ nhân nhãn hiệu Cartier đã gặp thất bại. Dù vậy, điều đó cũng không làm
cho ông Alain Dominique Perrin nản lòng, quyết tâm biến ngành chế tạo đồng hồ
thành một « ngành công nghiệp thượng hạng » như cách gọi hiện nay.
Có tài và khiếu marketing, Perrin đã cùng với quân sư Franco
Cologni hình thành cặp bài trùng, lột xác ngành sản xuất đồng hồ cũ kỹ thành
một ngành công nghiệp hấp dẫn đầy vẻ « khêu gợi ». Le Figaro nhắc lại hội chợ
đầu tiên diên ra trên diện tích 1000m2 với sự tham gia của năm thương hiệu. Với
thời gian, cặp bài trùng đó đã làm tăng dần diện tích hội chợ, tổ chức các buổi
triển lãm và dần dần biến chúng thành một « tủ kính quốc tế về ngành đồng hồ
cao cấp trên thế giới ».
Lần lượt các thương hiệu lớn góp mặt vào hội chợ. Sau này, ngoài
đồng hồ ra còn có cả trang sức thượng hạng do có nhiều tập đoàn lớn mua lại cả
xưởng chế tạo đồng hồ lẫn trang sức. Trên phương diện cung, các hãng tham gia
triển lãm chú trọng từ cơ học cho đến những chiếc có các chi tiết cầu kỳ phức
tạp, phù hợp theo thị hiếu của nhiều giới khách hàng tỷ phú mới đến từ các nước
mới trỗi dậy và Châu Á.
Ngoài thương hiệu tiếng tăm, hội chợ những năm gần đây còn dành
những không gian đặc biệt « sang trọng » để tôn vinh những tên tuổi mới. Hội
chợ quốc tế năm nay thu hút sự tham gia của tổng cộng 16 thương hiệu và hy vọng
đón khoảng 14000 lượt khách chuyên nghiệp (các nhà phân phối lẻ và ký giả).
Tuy nhiên, Le Figaro nhận định rằng Hội chợ Quốc tế 2015 dường
như đang mở ra trong một bầu không khí không mấy thuận lợi (luật chống tham
nhũng tại Trung Quốc, biểu tình đòi dân chủ tại Hồng Kông, khủng hoảng Ukraina,
tấn công khủng bố tại Châu Âu…). Thêm vào đó, thông báo thả nổi đồng franc Thụy
Sĩ đã nhấn chìm ngành công nghiệp trong nỗi kinh hoàng. Cổ phiếu của nhiều hãng
đồng hồ Thụy Sĩ lớn đã sụt giảm ngay từ sau thông báo của Ngân hàng Quốc gia
Thụy Sĩ.
14
hrs ·
Nguyễn Thanh Phượng, Con
gái thủ tướng Nguyễn Tấn Dũng vừa thi đậu quốc tịch Mỹ. Lại thêm 1 khúc ruột
ngàn dặm mới từ giã thiên đường CS..
Đảng CSVN Làm sao bảo vệ nổi Chủ nghĩa Mác Lê đã như cái xác
chết thối rữa?
No comments:
Post a Comment
Thanks for watching