X

Monday, January 5, 2015

Đầu năm 2015, Tưởng niệm Tri ân Anh hùng Tử sĩ Việt Nam Cộng Hòa

Đầu năm 2015, Tưởng niệm Tri ân Anh hùng Tử sĩ Việt Nam Cộng Hòa



Đầu năm 2015 Tưởng niệm Tri ân Anh hùng Tử sĩ VNCH




Huỳnh Công Thuận
 - Ngày 01/01/2015 khánh thành khu mộ cải táng tử sĩ VNCH với bia Tưởng niệm Anh hùng Tử sĩ Charlie vừa hoàn thành tại Chơn Thành, Bình Phước vào cuối năm 2014. Câu chuyện bắt đầu từ ngày 15/10/2014 do anh Phạm Trung Hiếu khởi xướng gây qũy vận động và tuyển Tình nguyện viên đi tìm hài cốt tử sĩ tại Dakto - Tân Cảnh, Kontum.

Ngày 7/11/2014 khởi đầu đợt 1 kết qủa tìm được một ngôi mộ tập thể 20 hài cốt của Sư Đoàn 23 Bộ Binh trong số đó có Trung úy Nguyển Chánh, một hài cốt của anh Võ Văn Đô TĐ34 BĐQ. 

Ngày 22/11/2014 tiếp tục đợt 2 tìm được 4 ngôi mộ của toán biệt kích tại xã Kroom gần huyện Sa Thầy Kontum, cùng 6 bộ hài cốt trong đó có một hài cốt có thẻ bài tên là Phan Văn Hiệp tìm thấy tại BCH của Tướng Lê Văn Hưng ở An Lộc.

Blogger Huỳnh Công Thuận, đại diện Cựu Quân Nhân tuyên đọc văn tế Tri ân Anh hùng Tử sĩ QLVNCH trong buổi lễ khánh thành. Những cựu quân nhân QLVNCH cùng với anh em thương phế binh và một số hậu duệ từ nhiều nơi đã hội tụ về đây kính cẩn nghiêng mình trước vong linh các Anh hùng Tử sĩ đã “vị quốc vong thân”.





From: Huu Phai Tran <tranhuuphai@gmail.com>
  

       ==>Hành trình kiếm tìm hài cốt tử sĩ VNCH 



VRNs (02.01.2015) – Sài Gòn – “Những ngôi mộ tử sỹ VNCH tại Bảo An, Đồi Hoa Sim lâu ngày bị những tác động do nhiều nguyên nhân, khiến nhiều ngôi mộ xương sọ và xương trong cơ thể lộ ra, thậm chí những người lấy cát để sử dụng đã làm lộ ra các áo quan, sọ người… Nhìn những cảnh như vậy, Soeur rất đau lòng. Soeur muốn làm một điều gì đó để các vị đã qua đời có mồ yên mả đẹp, sau này có thể người thân tìm và đưa các ngài về quê.” Đó là những dòng tâm sự của Soeur Maria Nguyễn Thị Thanh Mai, Dòng Mến Thánh Giá Nha Trang, phụ trách cộng đoàn Đồng Tiến, tâm sự với chúng tôi như vậy.

“Sống có nhà, chết có mồ”, đặc biệt là những người lính VNCH – một thời xả thân hy sinh cho tổ quốc, cho đồng bào – đáng được hưởng những điều ấy, nhưng các ngôi mộ tử sỹ lại bị lãng quên, không ai chăm sóc đèn nhang hương hoa, không ai tu chỉnh lại lăng mộ trong suốt một thời gian dài.
Chính vì tâm nguyện đó, từ năm 2003 cho đến nay, nơi nào nghe biết có ngôi mộ bị bỏ rơi, thân xác chết bờ chết bụi, các Soeur và Nhóm thiện nguyện cải táng tìm đến, di dời, tạo cho họ một ngôi mộ đàng hoàng tại nghĩa trang giáo xứ Đồng Tiến, Tân An, thị xã Lagi, huyện Hàm Tân, tỉnh Bình Thuận.

Ông Phêrô Nguyễn Văn Phượng, một trong những thiện nguyện viên đắc lực, chia sẻ: “Bố mẹ tôi từ miền Bắc di cư vào đây từ 1954, gia đình chúng tôi được sự cưu mang của các anh. Gia đình tôi có hai người anh là lính VNCH. Tôi sinh ra và lớn lên trên mảnh đất Bình Tuy này. Trong những năm chiến tranh, tôi đã theo cha mẹ đi kiếm người thân chết ở Bình Giã. Tôi đã chứng kiến nhiều thân xác các anh đã chết tại đây. Năm tôi 16 tuổi, tôi được tham dự các thánh lễ truy điệu cho các anh trong sân nhà thờ quân đội – nay là nhà thờ Đồng Tiến. Đến 1975, không còn thánh lễ nào truy điệu các anh, cũng như các phần mộ được chôn cất tại nghĩa trang Đồi Hoa Sim và Bảo An không có người thân chăm sóc. Theo thời gian các nghĩa trang này càng trở nên hoang tàn – không được như xưa, trâu bò giẫm nát các ngôi mộ, những tấm bia bị đập phá mất luôn cả tên, số quân của các anh. Vì thế, tôi ước nguyện xây cho các anh những ngôi mộ để an lòng các anh.”

Vào năm 2002, ông Phượng một cách vô tình hay hữu ý nào đó, đã chia sẻ tâm tư này cho Soeur Thanh Mai và ý tưởng ấy đã gặp nhau.

Đến đầu năm 2003, Soeur Thanh Mai xin giấy phép cải táng những ngôi mộ vô danh, không ai chăm sóc tại nghĩa trang Hiệp hòa, Bảo An và Đồi Hoa Sim; tại các giáo xứ thuộc thị xã Lagi như Tân Mỹ, Tân An, Tân Lý, Kim Ngọc… các giáo xứ thuộc tỉnh Hà Tĩnh như Tam Đa, Ngô Xá, Ngọc Thủy…
4
1
Nghĩa trang của người lính Việt Nam Cộng Hòa tại Đồng Tiến, Hàm Tân, Bình Thuận, do các sơ Dòng Mến Thánh Giá Nha Trang chôn cất.
Nghĩa trang của người lính Việt Nam Cộng Hòa tại Đồng Tiến, Hàm Tân, Bình Thuận, do các sơ Dòng Mến Thánh Giá Nha Trang chôn cất.
Khoảng thời gian từ năm 2003 – 2008 là thời gian các Soeur và gần 100 người trong Nhóm thiện nguyện cải táng được nhiều hài cốt nhất. Các Soeur đã lập ba ban: ban lập hồ sơ – phần lớn là các nữ tu, ban cuốc đất và ban bốc hài cốt. Ban hồ sơ ghi lại toàn bộ các chi tiết cụ thể đã được thu thập như hộp sọ còn nguyên hay vỡ, tóc dài hay tóc ngắn hoặc không có tóc, bao nhiêu cái răng, xương sống, xương sườn và xương mông, các di vật còn sót lại… trong các phần mộ.

Ông Phượng chia sẻ thêm: “Chúng tôi bốc rất nhiều ngôi mộ trong nghĩa trang Bảo An và trên Đồi Hoa Sim. Có nhiều cây bạch đàn trồng trên các ngôi mộ nên quá trình bốc hài cốt gặp rất khó khăn do rễ cây cản trở. Chúng tôi dùng xẻng đào đất khoảng 1m, khi thấy những cái đinh đóng ở 4 góc hòm, những tấm ván đã mục nát, trên mặt đất nổi lên những hạt lấm tấm đất màu muối tiêu, khi đó không dùng xẻng nữa mà phải dùng cái bay để gạt những hạt lấm tấm này khoảng ba tấc đất nữa thì sẽ thấy một lớp poncho (áo mưa của lính VNCH) bao phủ hài cốt, có những bộ hài cốt còn nguyên vẹn, có những bộ hài cốt nằm gọn trong một thùng đạn. 

Trên các ngôi mộ này bia mộ đã khắc tên là vô danh.”
Soeur Thanh Mai tiếp lời: “Khi cải táng mộ, các ngài nằm trong những tấm poncho, có những vị còn ví da, trong đó có hình trắng đen của vợ con, có những vị còn thẻ bài, có tràng hạt, có thánh giá, đau lòng nhất là có những người bị cụt chân, bị chặt đầu…”

Quân đội VNCH năm xưa được coi là một quân đội hùng mạnh, nhưng hôm nay các tử sỹ nằm xuống trong những ngôi mộ vô danh. Ông Phượng xót xa: “Nhiều bộ hài cốt của các anh vô danh được cải táng ở đường, ở bụi cây. Khi bốc hài cốt, chúng tôi nhận thấy các anh còn thẻ bài, đôi giầy, sợi dây nịt… Hài cốt các anh nằm rải rác chủ yếu trên đường quốc lộ”.
Cho đến hôm nay, các Soeur và Nhóm thiện nguyện đã cải táng và di dời được 2000 ngôi mộ bị lãng quên nằm rải rác ở các tỉnh Miền Trung, trong đó có khoảng 474 ngôi mộ tử sỹ VNCH, còn lại là những phần mộ vô danh. Các hài cốt được tìm kiếm xung quanh khu vực huyện Hàm Tân được các Soeur cải táng và quy tập tại nghĩa trang Đồng Tiến, còn các ngôi mộ được tìm thấy ở các tỉnh Miền Trung được cải táng và chôn tại địa phương.
Soeur Thanh Mai nghẹn ngào: “Xúc động nhất là hài cốt của ba vị lính VNCH chết rũ trong tù được một viên quản giáo trong huyện Hàm Tân trao cho các Soeur vào năm 2008. Ba vị này có đầy đủ hộp sọ và xương, nhưng trên những hộp sọ có vết nứt đề V1, V2, V3, và ba vị này không có tên.
Có 16 vị vượt biên chết, thân xác bị tấp vô bãi Cam Bình thuộc xã Tân Phước, thị xã La Gi, một số ngư dân đi cào sò phát hiện ra những bộ xương, nên họ đã liên lạc với các Soeur. Các ngài cũng được cải táng đưa về đây chôn cất.

Cách đây ba ngày, các Soeur cải táng một ngôi mộ của một vị Đại úy chết tại Ngã Ba 4-6, thuộc thị trấn Tân Nghĩa, Hàm Tân, Bình Thuận. Tấm bia trên nấm mồ được khắc với dòng chữ ‘Đại úy chết tại Ngã Ba 4-6′, tấm bia không ghi tên và số quân.”
Sau khi cải táng cho các phần mộ, trên các ngôi mộ được khắc một ký hiệu riêng biệt nhằm lưu trữ hồ sơ, để người thân dễ dàng tìm kiếm lại hài cốt của cha ông họ. Những ngôi mộ được bốc từ nghĩa trang Bảo An có ký hiệu BA, những ngôi mộ được cải táng từ Đồi Hoa Sim có ký hiệu HS, còn những hài cốt chết rải rác được đề là vô danh.

Trong suốt gần 9 năm qua, đã có 15 gia đình người thân sống ở hải ngoại đã tìm đến Soeur Thanh Mai để nhận hài cốt người thân. Thân nhân các tử sỹ được xác nhận thông tin của người thân thông qua các hồ sơ mà các Souer lưu trữ khi cải táng các phần mộ. 5 gia đình đã đưa hài cốt các vị về quê, 10 gia đình còn lại xin để hài cốt các ngài ở lại bởi vì họ thấy các Souer và Nhóm thiện nguyện chăm sóc các ngôi mộ rất chu đáo. Soeur Mai Thanh bùi ngùi nói: “Thân nhân của các ngài nói với Soeur rằng, các Soeur và Nhóm thiện nguyện chăm sóc các phần mộ như những người thân trong gia đình, tuy rằng không có máu mủ huyết thống gì.”

Còn ông Phượng bộc lộ niềm vui: “Có một gia đình người lính VNCH, thời điểm người ấy mất mạng là thời gian người vợ sắp sinh con. Khi người con này sinh ra và sau này lớn lên, anh nghe  người mẹ kể về nơi người bố chinh chiến và tử trận. Bà mẹ viết lại di chúc cho con về nơi người bố được chôn cất. Người con và cháu nội của bà đã bằng mọi cách đi tìm phần mộ của cha của ông. Và, họ đã đến nghĩa trang Đồng Tiến kiếm tìm. Cuối cùng, gia đình họ đã nhận được hài cốt của người cha người ông của họ. Đó là niềm vui của chúng tôi.”

Ông Phượng nói tiếp: “Chiến tranh đã cướp đi cuộc đời các anh. Tôi không bao giờ quên công ơn hy sinh của các anh. Nên khi tôi nghe được ở một nơi nào đó trong huyện Hàm Tân nói rằng, đã thấy một hài cốt ở góc đường, hay bờ ruộng nào đó, tôi liền bỏ công việc, chạy đến và tìm cách cải táng hài cốt về.”

Cũng trong suốt thời gian này, cứ vào thứ tư và Chúa Nhật hằng tuần, dù trời nắng hay trời mưa, Nhóm thiện nguyện vẫn lên quét dọn, chăm sóc các phần mộ. Riêng các Soeur vẫn xin lễ và cầu nguyện cho các linh hồn nơi đây, không phân biệt tôn giáo. Bởi trong niềm tin của người Công Giáo luôn xác tín rằng, thân xác đã trở về với cát bụi, nhưng linh hồn bất tử, họ khát khao được người thân viếng thăm.

Soeur Mai Thanh mong muốn: “Soeur rất thương các ngài. Tâm nguyện của Soeur là hài cốt các ngài được người thân tìm thấy và đưa các ngài về quê hương đoàn tụ với gia đình, bởi khi các ngài bị ngã gục trên chiến trường có lẽ người thân của các ngài không biết người chồng, người bố của mình đang nằm ở đâu trong những trận chiến rực lửa, đầy bom đạn ấy.

Soeur mong những người thân của các ngài có thể liên lạc trực tiếp với các cha DCCT hoặc liên lạc với Soeur để có những thông tin chi tiết cụ thể về các ngài trước khi cải táng các ngài về quê hương.”
Ông Phượng chân thành cám ơn các Soeur: “Tôi rất biết ơn các Soeur đã thương mến các anh và cho các anh một phần yên nghỉ trong lòng đất mẹ.”

Bên cạnh các phần mộ tử sỹ VNCH còn có những nấm mồ chôn cất khoảng 22.470 thai nhi bị cha mẹ tước bỏ mạng sống.

Souer Thanh Mai bật khóc: “Các sơ mở lớp tình thương dạy học cho các em nhỏ, đi thăm các em nhỏ trong vùng kinh tế mới, đi nhặt rác cùng với các em nhỏ thì phát hiện trong những đống rác đó có những thai nhi bị cắt ra từng mảnh, nên Quý Soeur đã thu gom và mang các thai nhi về chôn cất. Hằng ngày, các Souer đến các bệnh viện hay các phòng khám phụ khoa xin xác thai nhi bị phá mang về tẩn liệm và chôn cất.”

Được biết, vào ngày 26.12 vừa qua, các Soeur đã quy tụ khoảng 20 quý phế binh VNCH và quý bà quả phụ tử sỹ đến chia sẻ bữa cơm thân mật nhân dịp cha Giám tỉnh Dòng Chúa Cứu Thế Vinh Sơn Phạm Trung Thành, cha Giuse Đinh Hữu Thoại và phái đoàn đến viếng các mộ phần tử sỹ VNCH tại nghĩa trang Đồng Tiến.

Souer Thanh Mai khiêm tốn nói: “Nhờ sự khích lệ của Đức cha Nicôlas, sự dẫn dắt của cố Đức Cha Phaolo, giúp Soeur tìm đến với người nghèo, những người bị bỏ rơi hơn cả. Các Soeur chỉ có tấm lòng và trái tim, nhưng nhờ tất cả những người xa gần quyên góp giúp đỡ cho những mảnh đời bất hạnh và đồng hành trong việc cải táng các ngôi mộ này. Châm ngôn sống của Soeur là ‘sống có mục đích và chết có ý nghĩa’.”
Thật là một lối sống, một chọn lựa rất đáng trân trọng.
Huyền Trang, VRNs


__._,_.___

Posted by: <vneagle_




Đảng CSVN Làm sao bảo vệ nổi Chủ nghĩa Mác Lê đã như cái xác chết thối rữa?

Đỗ Đăng Liêu

Các bài liên hệ

Cùng tác giả:

Báo Quân Đội Nhân Dân mới đây đăng bài viết của Đại Tá, Thạc Sĩ Nguyễn Đức Thắng, với tựa đề: Chủ nghĩa Mác - Lê-nin cần tiếp tục được bảo vệ và phát triển. Tác giả nhắc lại sự sụp đổ của chủ nghiã cộng sản tại ngay cái nôi của nó là nước Nga, nhưng lập tức đổ hết lý do cho "chủ nghĩa đế quốc" và "các thế lực thù địch".


 Ông viết:
"Chủ nghĩa đế quốc và các thế lực thù địch đã nhân cơ hội đó ra sức tuyên truyền đề cao xã hội tư bản, hô hào rời bỏ CNXH và đi theo con đường TBCN. Chúng ra sức xuyên tạc, phủ nhận chủ nghĩa Mác - Lê-nin và CNXH, thậm chí còn định ra cả thời gian sụp đổ chế độ XHCN ở những nước còn lại, trong đó có Việt Nam. Trong hàng ngũ những người cộng sản và nhân dân, thực tế có một số người đã nhiễm phải những luận điệu tuyên truyền hết sức tinh vi, hiểm độc của các thế lực thù địch, từ đó nảy sinh t¬ư tưởng bi quan, dao động, bàng quan, thậm chí đánh mất niềm tin vào chủ nghĩa Mác - Lê-nin và CNXH. Trước tình hình đó, những người cộng sản chân chính cần phải bình tĩnh, tăng cường đoàn kết thống nhất ý chí và hành động để bảo vệ các giá trị đích thực của chủ nghĩa Mác - Lê-nin và toàn bộ thành quả của cuộc cách mạng XHCN".

Và tác giả bồi thêm vào lời khẳng định bất cần lý lẽ đó bằng hàng loạt các khẳng định khác cũng ngang tàng không kém, chẳng hạn như: "… không thể mượn cớ sự sụp đổ mô hình CNXH cụ thể ở một quốc gia nào đó để bài bác và phủ định chủ nghĩa Mác - Lê-nin và CNXH". Cả thế giới cộng sản theo cùng một mô hình nhà nước Liên Xô và đã sập gần như toàn bộ, chỉ còn 4 nước đang ráo riết chạy theo kinh tế tư bản (hay kinh tế thị trường mà Mác lên án từ ngày đầu là loại "kinh tế tư bản bóc lột") để sống còn thì tác giả không hề hay biết?
Còn nhiều khẳng định bất cần trí óc của cả người đọc lẫn chính người viết, như: "…trong hơn 80 năm qua, đặc biệt những thành tựu to lớn của công cuộc đổi mới đất nước trong gần 30 năm qua dưới sự lãnh đạo của Đảng ta, càng củng cố vững chắc niềm tin, niềm tự hào của mỗi đảng viên, cán bộ và nhân dân vào chủ nghĩa Mác - Lê-nin, vào con đường đi lên CNXH mà Đảng, Bác Hồ và nhân dân ta đã lựa chọn."

Tựu trung, cả bài viết chỉ biết chép lại những câu mang tính kinh điển mà mọi người đã quá ngấy, đã biết quá rõ từ lâu là vô tích sự, và biết là chúng bị tùy nghi bẻ xuôi lẫn bẻ ngược theo nhu cầu của Đảng trong từng giai đoạn. Do đó, chính bài viết đó đã không bảo vệ được chủ nghĩa Mác Lê cho ra hồn chứ chưa nói gì đến động viên người khác làm chuyện đó, và lại càng không có chút hy vọng gì về "phát triển" nó cả.

Nhưng có lẽ chẳng ai chê bai gì khả năng của tác giả Nguyễn Đức Thắng vì ông bị giao một việc quá khó. Làm sao mà bảo vệ nổi chủ nghĩa Mác Lê trong thực tế ngày nay?!

Làm sao bảo vệ nổi khi thực tế đã chứng minh điều hoàn toàn ngược lại. Trên tổng số gần 100 quốc gia tự nhận là theo Chủ Nghiã Xã Hội, khởi đi từ cái nôi là nước Nga, ngày hôm nay chỉ còn có 5 nước vẫn cố bám víu (hoặc còn giả dạng bám víu) vô vọng vào CNXH là Trung Cộng, Việt Cộng, Lào Cộng, Cu Ba và Bắc Hàn. Tình trạng 5 quốc gia này, từ chính trị, đến văn hoá xã hội, nếu không ngày một tồi tệ, lạc hậu thì cũng cực kỳ bất ổn và khủng hoảng. Nói chung là trong tình trạng chết dần hoặc có thể bùng vỡ bất cứ lúc nào. 

Trong khi đó, tất cả các nước thoát độc tài cộng sản để chuyển sang thể chế dân chủ đều bừng sống lại về mọi mặt, như những người bị bóp cổ lâu ngày nay được thở lại dưỡng khí trong lành.

Làm sao bảo vệ nổi khi nước cộng sản nào càng rời xa mô hình kinh tế XHCN và chạy theo kinh tế tư bản thì càng rời xa vực thẳm. Chính Trung Cộng đã vất mô hình kinh tế XHCN để chạy theo "kinh tế thị trường với đặc tính Trung Quốc" từ năm 1976, và CSVN bắt chước từ năm 1986. Cái mà tác giả gọi là "thành tựu của 30 năm đổi mới" chính là kết quả của việc ném kinh tế XHCN lại để bỏ chạy đó.

Làm sao bảo vệ nổi khi hiện nay, các lãnh đạo ở tầng cao nhất đều không biết tiến lên CNXH là đi đâu và làm gì. Chính Tổng Bí Thư Đảng CSVN Nguyễn Phú Trọng đã công khai bộc bạch:“Đến hết thế kỷ này (tức 86 năm nữa) không biết đã có CNXH hoàn thiện ở Việt Nam hay chưa". Những chính sách gọi là xây dựng XHCN triệt để tại các nước đàn anh tiên tiến chứ không chỉ riêng tại Việt Nam, đều dẫn đến chết đói, lệ thuộc ngoại bang, tụt hậu, băng hoại xã hội, và sụp đổ hoàn toàn như các nước Đông Âu và Liên Xô.
Làm sao bảo vệ nổi khi ĐCSVN, từ lời nói đến việc làm, nhất nhất không còn chút gì là các đặc tính của xã hội XHCN. Các hứa hẹn nền tảng như "Tài sản và phương tiện sản xuất là thuộc về toàn dân" hoàn toàn biến mất trong nền kinh tế tư bản hoang dã hiện nay. Tất cả phục vụ cho nhu cầu vơ vét của tầng lớp "tư bản đỏ" vừa xuất hiện ở mọi cấp. Các quan chức với số tài sản lên đến hàng chục tỉ mỹ kim không còn là chuyện lạ nữa, dù họ trên danh nghĩa đã "hiến dâng cả đời cho cách mạng" và không làm gì riêng ngoài đồng lương cán bộ. Cũng vậy, loại hứa hẹn nền tảng như"Giai cấp công nhân, đội tiên phong của nhân dân lao động và của dân tộc Việt Nam, là lực lượng lãnh đạo Nhà nước và xã hội" đã nhường chỗ cho một nhà nước tiếp tay các chủ hãng ngoại quốc trấn áp các cuộc tranh đấu đòi quyền lợi chính đáng của công nhân; và một nhà nước xua công an cưỡng chế đất đai của nông dân để giao lại cho giai cấp tư bản đỏ.

Làm sao bảo vệ nổi khi chế độ XHCN hiện nay còn phong kiến gấp trăm lần chế độ mà nó đả phá và thay thế. Thật vậy, đất nước Việt Nam ngày nay có "vua tập thể" hay "tập thể vua", với cả trăm hoàng tộc. Mỗi hoàng tộc có khu vực địa lý, khu vực kinh tế, khu vực quyền hành riêng và theo thể thức "cha truyền con nối". Thế hệ thái tử đảng bắt đầu ngồi vào các ghế nắm quyền và nắm tiền từ độ tuổi 20.

Làm sao bảo vệ nổi khi mà chính tập thể đảng viên đều đã quá chán ngán cái chủ nghiã mà đa số đã không hiểu là gì khi gia nhập; đã hy sinh cả tính mạng, cả cuộc đời của mấy thế hệ vì chủ nghiã đó chỉ để thấy đất nước liên tục nghèo đói, tụt hậu so với láng giềng; và nhất là đã nhận ra chủ nghĩa này luôn sản sinh ra những kẻ cầm quyền cực ác, cực gian trá, và cực đạo đức giả suốt từ Lênin, đến Stalin, đến Mao, đến ông cháu họ Kim bên Triều Tiên, đến Pol Pot xứ Miên, đến tất cả các thế hệ lãnh đạo Cộng Sản Việt Nam. Hệ thống CNXH đã biến tất cả những người dù rất tốt khi gia nhập trở thành những người càng lên cao càng giả dối, tàn ác, và càng mất tính người.

Làm sao bảo vệ nổi khi những quan chức lớn ngã bệnh đều chạy qua các nước tư bản chữa bệnh chứ không dám chữa tại các nước XHCN. Lý do không chỉ vì các nước đó có nền y khoa hơn xa các nước XHCN mà còn vì họ thực sự có y đức. Cũng vậy, làm sao bảo vệ nổi khi chính những người đang viết bài kêu gọi bảo vệ Mác Lê và cả cấp trên của họ đều đang cố gắng gửi con cái đi nước ngoài để được hấp thụ nền giáo dục đặc sắc của các nước "tư bản đang giẫy chết" , và còn dặn dò con ráng tìm cách ở lại để làm đầu cầu chuyển tiền của bố mẹ ra nước ngoài.

Ngày mà dân tộc ta công khai và hoàn toàn tẩy bỏ được chủ nghĩa Mác Lê ra khỏi mọi mặt xã hội, chắc chắn sẽ có nhiều người mừng lắm. Trong số đó, thế nào cũng có cả ông Nguyễn Đức Thắng.


No comments:

Post a Comment

Thanks for watching

Popular Posts

Popular Posts