Chuyên gia dự kiến Mỹ tăng cường chế tài công ty
Bắc Triều Tiên ở nước ngoài
Phát ngôn viên Toà Bạch Ốc Josh Earnest gợi ý rằng sẽ có những
biện pháp tiếp theo lệnh hành chính
·
·
·
Tin liên hệ
27.01.2015
Các chuyên gia Bắc Triều Tiên ở Hoa Kỳ nói họ trông đợi Washington
tăng cường các biện pháp chế tài nhắm vào những công ty hoạt động cho nhà nước
cộng sản này ở nước ngoài. Tuy nhiên, họ cũng lập luận rằng việc áp đặt các
biện pháp chế tài đối với các cơ sở tài chính của Trung Quốc giao dịch với Bắc
Triều Tiên sẽ không dễ dàng.
Ngày 2 tháng 1, Tổng thống Barack Obama đã công bố lệnh hành chính
áp đặt các biện pháp chế tài Bắc Triều Tiên để đáp lại vụ hãng phim Sony bị
hack mới đây. Hãng phim này đã trình chiếu một cuốn phim hài có tựa là The Interview hồi cuối
năm, mô tả âm mưu ám sát lãnh tụ Kim Jong Un của Bắc Triều Tiên của hai ký giả
Mỹ.
Biện pháp mới nhất cho phép chính phủ Mỹ áp đặt các biện pháp
trừng phạt Tổng Cục Tình báo Bắc Triều Tiên, Công ty Thương mại Phát triển Mỏ
và Công ty Thương mại Tangun, cùng với 10 cá nhân khác.
Phát ngôn viên Toà Bạch Ốc Josh Earnest gợi ý rằng sẽ có những
biện pháp tiếp theo lệnh hành chính, và nói đây là “biện pháp đầu tiên của
chính phủ Hoa Kỳ chống lại Bắc Triều Tiên.”
Trong khi chính quyền Obama đang cứu xét thêm các cách để làm áp
lực Bình Nhưỡng, các chuyên gia cho rằng những biện pháp mới nhất mang tính
cách tượng trưng trên hết.
Trong một cuộc phỏng vấn với ban Triều Tiên của đài VOA, ông John
Merrill, cựu trưởng ban Đông Bắc Á của Văn phòng Tình báo và Nghiên cứu thuộc
Bộ Ngoại giao Hoa Kỳ, nói: “Chúng ta không còn biện pháp nào khác để trừng phạt
Bắc Triều Tiên nữa.”
Ông nói tiếp: “Chúng ta đã chế tài quá nhiều thứ, cho nên chỉ còn
cách là tăng gấp đôi mức độ. Chúng ta cần phải trừng phạt một số tổ chức và
thực thể đã từng bị trừng phạt trước đây rồi.”
Tuy nhiên, các chuyên gia cho rằng các biện pháp chế tài nhắm vào
các công ty hoạt động cho Bắc Triều Tiên ở nước ngoài, có thể được tăng cường
thêm nữa.
Cựu thành viên của Uỷ ban các Chuyên gia Liên Hiệp Quốc về nước
Cộng hoà Dân chủ Nhân dân Triều Tiên, ông William Newcomb nói, “Một phần lớn sự
hỗ trợ ở nước ngoài dành cho Bắc Triều Tiên là qua các công ty được thành lập
để bao che cho Bắc Triều Tiên, nghĩa là một công ty được bọc vỏ để che giấu
trách nhiệm cho một thực thể khác.
Ông nói thêm rằng những người nước ngoài đang làm việc cho Bắc
Triều Tiên thông qua các công ty bề mặt này cũng là “các ứng viên có khả năng”
bị Washington chế tài.
Với lệnh hành chính mới, ông Newcomb nói các công ty bề mặt của
miền Bắc nay có thể bị đưa vào một danh sách do Văn phòng Kiểm soát Tài sản
Nước ngoài của Bộ Tài chính Hoa Kỳ, còn gọi tắt là OFAC.
Để các biện pháp chế tài bổ sung đối với Bắc Triều Tiên có hiệu
quả, các chuyên gia nói khả năng chế tài các cơ chế và cá nhân của nước thứ ba
là điều cần thiết.
Ông Larry Niksch, một cộng tác viên kỳ cựu của tổ chức nghiên cứu
có trụ sở ở Washington là Trung tâm Nghiên cứu Quốc tế và Sách lược, tức CSIS,
nói:
“Chúng ta biết rằng phía Bắc Triều Tiên đã có khả năng xâm nhập
các ngân hàng và cơ sở tài chính ở Trung Quốc và hoạt động qua các cơ quan này
bằng cách chuyển và rửa tiền.”
Tuy nhiên, ông Niksch nói thêm rằng các biện pháp trừng phạt nhắm
vào các cơ quan tài chính của Trung Quốc được xếp vào ưu tiên thấp trong số các
vấn đề khác giữa hai nền kinh tế lớn nhất thế giới này. Ông nói: “Nó được coi
như có khả năng gây trở ngại cho tổng thể của mối bang giao Trung-Mỹ, nhất là
bên trong Bộ Ngoại giao.”
No comments:
Post a Comment
Thanks for watching