Tổng thống
Obama: Mỹ có thể là đối tác tốt nhất của Ấn Độ
tgtq070514 vượt qua nỗi sợ
hãi
|
|||||||
|
|
|
|
|
|
||
Preview by Yahoo
|
|||||||
|
|||||||
Tổng thống Hoa Kỳ Barack Obama phát biểu tại Pháo đài Siri ở New
Dehli, ngày 27/1/2015.
·
·
·
Tin liên hệ
Mỹ-Ấn loan báo đột phá trong thỏa thuận hợp
tác hạt nhân dân sự
Hai nhà lãnh đạo Mỹ, Ấn Độ vừa loan báo đạt được tiến bộ trong
việc thực thi một hiệp định có tính chất dấu mốc về hợp tác hạt nhân dân sự
được ký kết năm 2008
27.01.2015
NEW DEHLI—
Tổng thống Mỹ Barack Obama nói rằng Ấn Độ và Hoa Kỳ chẳng những là
các đối tác tự nhiên, mà nước Mỹ còn có thể là đối tác tốt nhất của Ấn Độ. Nhà
lãnh đạo Hoa Kỳ kết thúc chuyến viếng thăm New Dehli với bài diễn văn kêu gọi
sự hợp tác giữa hai nước để chống lại nạn đói nghèo, ứng phó với hiện tượng
biến đổi khí hậu và thúc đẩy cho tinh thần bao dung. Thông tín viên Aru Pande
của đài VOA tường thuật từ New Delhi.
Ngày hôm nay, sau gần 3 ngày thảo luận với thủ tướng của Ấn Độ và
các nhà lãnh đạo doanh nghiệp, Tổng thống Obama đã trực tiếp gởi tới nhân dân
Ấn Độ một thông điệp về một chương mới của mối quan hệ Mỹ-Ấn.
"Tôi có mặt ở đây vì tôi hoàn toàn tin tưởng là người dân của
hai nước chúng ta sẽ có thêm công ăn việc làm và có thêm cơ hội, hai nước chúng
ta sẽ an ninh hơn, và thế giới sẽ là một nơi an toàn hơn và công chính hơn khi
hai nền dân chủ của chúng ta sát cánh với nhau."
Tổng thống Obama phát biểu như vậy một ngày sau khi trở thành tổng
thống đầu tiên của Mỹ tham dự Lễ Quốc Khánh 26 tháng 1 của Ấn Độ trong tư cách
là vị khách quí nhất.
Cải Thiện Quan Hệ
Cải Thiện Quan Hệ
Tổng thống Obama tham dự Lễ Quốc Khánh 26 tháng 1 của Ấn Độ.
Ngày hôm nay, khi phát biểu trước một cử tọa khoảng 1.500 người
tại Pháo đài Siri ở New Dehli, ông Obama nói rằng sự hợp tác giữa Ấn Độ và Hoa
Kỳ có thể làm cho cuộc sống của nhân dân hai nước được cải thiện và nạn đói
nghèo được giảm thiểu nhờ vào sự gia tăng của những hoạt động thương mại và đầu
tư trong các lãnh vực cơ sở hạ tầng và năng lượng tái tạo.
Nhà lãnh đạo Mỹ nói thêm rằng để có thể trở thành những đối tác
toàn cầu thật sự, cả hai nước phải tích cực đối phó với hiện tượng biến đổi khí
hậu và dẫn đầu những nỗ lực nhằm ngăn chận mối nguy này.
Mỹ và Ấn Độ là hai nước gây ô nhiễm nhiều nhất thế giới sau Trung
Quốc. Và trong cuộc thảo luận hôm chủ nhật, Thủ tướng Ấn Độ Narendra Modi cho
biết ông sẵn sàng làm việc với Tổng thống Obama để có được một thỏa thuận toàn
cầu về việc cắt giảm khí thải tại hộïi nghị thượng đỉnh của Liên hiệp quốc về
khí hậu vào tháng 12 tới đây.
Hôm nay, Tổng thống Obama thừa nhận rằng việc yêu cầu một nền kinh
tế đang phát triển và mới trỗi dậy như Ấn Độ giảm thiểu sự lệ thuộc vào nhiên
liệu hóa thạch dường như là một yêu cầu không công bằng.
"Nhưng có một sự thật là trong trường hợp những nước như nước
Mỹ giảm thiểu lượng khí thải của mình mà những nước đang trỗi dậy như Ấn Độ –
với những nhu cầu năng lượng đang gia tăng một cách nhanh chóng, lại không theo
đuổi việc sản xuất năng lượng sạch, thì chúng ta không có cơ may nào để chống
lại nạn biến đổi khí hậu."
Tổng thống Obama đã dành một phần khá lớn của bài diễn văn ở Ấn Độ
ngày hôm nay để nói tới việc tăng cường sức mạnh của giới trẻ và thúc đẩy cho
sự bình đẳng.
Ông đã được nhiều người vỗ tay hoan nghênh khi nói tới quyền của
phụ nữ. Ông nói rằng không có nước nào có thể thịnh vượng nếu không dựa vào tài
năng của một nửa dân số của nước mình.
Cách nay hai năm, vụ cưỡng hiếp tập thể và giết hại một cách dã
man một thiếu nữ trên xe búyt ở New Dehli đã làm cho Ấn Độ bị chấn động mạnh và
làm bùng ra những vụ biểu tình phản đối trên khắp nước.
"Cuộc đời của bé gái nào cũng đều quan trọng. Con gái của
chúng ta cũng cần có cơ hội y như con trai của chúng ta. Và chúng ta phải làm
sao để tất cả người phụ nữ ai nấy cũng đều có thể sinh hoạt bình thường, như đi
trên đường phố hay đáp xe buýt, và được an toàn và được đối xử một cách tử
tế."
Khoan Dung Tôn Giáo
Khoan Dung Tôn Giáo
Nhà lãnh đạo Mỹ cũng lên tiếng chỉ trích thái độ thiếu bao dung về
tôn giáo. Ông nói rằng mọi người đều có quyền hành sử quyền tự do tín ngưỡng mà
không bị đàn áp hoặc sợ hãi.
Ấn Độ đã chật vật ứng phó với những mối căng thẳng tôn giáo. Năm
2002, những vụ rối loạn giữa hai cộng đồng Ấn Độ giáo và Hồi giáo đã giết chết
hơn 1.000 người, hầu hết là người Hồi giáo, tại Gujarat, tiểu bang nhà của Thủ
tướng Modi. Ông Modi bị tố cáo là dung túng cho những hành vi bạo loạn. Vụ này
đã khiến ông bị chính phủ Mỹ từ chối cấp thị thực nhập cảnh trong một thời gian
khá lâu, mặc dầu tòa án Ấn Độ cho rằng ông không dính líu tới vụ bạo loạn đó.
Tổng thống Obama đã đề cập tới vụ nổ súng gây chết người tại một
ngôi đền của người Sikh ở tiểu bang Wisconsin năm 2012 và nhắc lại một câu nói
của Thánh Gandhi là “những tôn giáo khác nhau là những bông hoa xinh đẹp trong
cùng một khu vườn.”
Sau khi đọc bài diễn văn này, Tổng thống Obama kết thúc chuyến
công du Ấn Độ và lên đường đi Ả rập Xê-út để chia buồn với gia đình của cố Quốc
vương Abdullah.
Mỹ-Ấn kêu gọi bảo đảm tự do lưu thông tại Biển Đông
Thủ tướng Ấn N. Modi (trái) và tổng thống Mỹ,
B. Obama, dự lễ duyệt binh nhân ngày Cộng Hòa, 26/01/2015.REUTERS/Stephen
Crowley
Trong một bản tuyên bố chung kết thúc chuyến công du Ấn Độ của
tổng thống Mỹ Barack Obama, lãnh đạo hai nước nhận định tầm quan trọng « an ninh hàng hải và hàng không
trong khu vực, đặc biệt tại biển Nam Trung Hoa »tức Biển Đông. Bắc
Kinh phản ứng tức khắc kêu gọi New Delhi « đừng rơi vào bẫy » của Washington.
Trong bài diễn văn đọc ngày 27/01/2015 tại New Delhi, tổng thống
Mỹ Barack Obama tuyên bố “Hoa
Kỳ hoan nghênh vai trò lớn mạnh của Ấn Độ trong vùng châu Á Thái Bình Dương,
nơi mà quyền tự do lưu thông phải được duy trì. Mọi xung khắc phải được giải
quyết ôn hòa, không sử dụng vũ lực ».
Lời tuyên bố này có cùng nội dung với bản tuyên bố chung công bố
hôm Chủ nhật, sau những cuộc thảo luận song phương giữa lãnh đạo Mỹ và thủ
tướng Ấn Narendra Modi, một nhân vật có lập trường cứng rắn đối với Trung Quốc
hơn là các nhà lãnh đạo tiền nhiệm.
Theo AFP, sự kiện tổng thống Obama cùng thủ tướng Modi khẳng
định quyền tự do giao thông « trên biển và trên không đặc biệt
tại Biển Đông » cho thấy Hoa Kỳ kỳ vọng vào Ấn Độ đóng vai trò
chủ động hơn để cân bằng ảnh hưởng của Trung Quốc.
Tuy hai nhà lãnh đạo Mỹ-Ấn không nêu đích danh Trung Quốc, nhưng
trong bối cảnh Bắc Kinh đang lấn chiếm vùng biển Đông Nam Á và có ý đồ thành
lập vùng nhận dạng phòng không tại đây, Hoa lục đã lập tức phản ứng.
Phát ngôn viên bộ ngoại giao Trung Quốc Hoa Xuân Oánh cho rằng
Mỹ và Ấn Độ không nên lo xa vì « giao thông trong biển Nam Hải vẫn
ổn định » và « mọi tranh chấp sẽ được giải quyết
song phương bằng tham khảo ý kiến ».
Tuy nhiên, chính quyền Trung Quốc để cho báo chí của đảng nhiệm
vụ công kích. Trong một bài bình luận, Hoàn Cầu Thời Báo kêu gọi New Delhi đừng
rơi vào âm mưu của Hoa Kỳ, trong chiến lược chuyển trục, lôi kéo Ấn Độ vào liên
minh bao vây Trung Quốc.
Bắc Kinh cũng đem lợi nhuận kinh tế ra để chiêu dụ Ân Độ với lời
kêu gọi « nâng cao quan hệ chiến lược » kể cả
trợ giúp, có điều kiện, trong vấn đề hạt nhân.
Mỹ cảnh báo thêm chế tài
đối với Nga, Ukraine chờ viện trợ vũ khí
Tổng thống Nga Putin cáo buộc chính các nước Tây phương đã làm
cuộc giao tranh lan tràn ở miền đông Ukraine.
·
·
·
Tin liên hệ
S&P hạ mức tín dụng của Nga xuống tình trạng ‘rác’
Standard & Poor, công ty dịch vụ tài chính có nhiều ảnh hưởng,
cắt giảm xếp hạng tín dụng của Moscow xuống một nấc, từ BBB- xuống BB+
Jeff Seldin
27.01.2015
Mỹ đang cùng với các đồng minh Tây phương bày tỏ quan tâm về việc
Nga tiếp tục can thiệp vào miền đông Ukraine. Các giới chức quân sự Mỹ nói việc
Moscow hậu thuẫn các phần tử đòi ly khai là “đáng lo ngại” cũng như sự hiện
diện của điều mà Tây phương gọi là “một lực lượng hùng hậu của Nga được bố trí
dọc biên giới Ukraine-Nga.” Thông tín viên Đài VOA Jeff Seldin tường trình từ
Ngũ Giác Đài.
Tổng thống Nga Vladimir Putin hôm thứ hai nói rằng chính các nước
Tây phương đã làm cho các cuộc giao tranh lan tràn ở miền đông Ukraine.
“Đây là một đoàn quân viễn chinh. Trong trường hợp này, nó là đoàn
quân của NATO. Họ có mặt tại đây không phải để phục vụ cho lợi ích quốc gia của
Ukraine. Họ có những mục tiêu hoàn toàn khác, có liên hệ đến việc khống chế
nước Nga về phương diện địa chính trị.”
Từ Brussels, Tổng Thư Ký NATO, ông Jens Stoltenberg, đã đáp trả
một cách nhanh chóng.
“Lời tuyên bố có một đạo quân của NATO tại Ukraine là vô lý. Không
có đội quân NATO nào cả. Lực lượng nước ngoài tại Ukraine là những người Nga.”
NATO và Hoa Kỳ tố cáo Nga đã đưa các trang bị tối tân - gồm có hệ
thống rocket, xe tăng, đại pháo và hệ thống chiến tranh điện tử - đến giúp cho
các phần tử đòi ly khai.
Một giới chức cao cấp của Mỹ nói với Đài VOA là Nga, theo nguyên
văn lời ông, “đưa người và trang thiết bị vào Ukraine mà không biết xấu hổ”,
với một mức độ vừa đủ để làm cho Ukraine không thể ổn định.
Dù vậy cho đến nay, đáp ứng của Hoa Kỳ chắc chắn sẽ là áp dụng
thêm những chế tài kinh tế.
Bộ trưởng Tài chánh Mỹ Jack Lew nói: “Chúng tôi có nhiều biện
pháp. Ngày hôm nay tôi sẽ không kể ra những biện pháp này, nhưng chúng tôi có
nhiều biện pháp.”
Bộ trưởng Lew nói Nga đã bị thiệt hại vì một số chế tài tinh vi
nhất từ trước tới nay được áp dụng—làm thiệt hại nặng nề cho nền kinh tế Nga.
Tuy nhiên, Thượng nghị sĩ Dân chủ Christoper Murphy, đại diện tiểu
bang Connecticut, nói việc áp dụng các biện pháp chế tài vẫn chưa đủ.
“Hiện nay tôi tin là chúng ta phải cung cấp một số vũ khí phòng vệ
có ý nghĩa cho quân đội Ukraine. Tôi nghĩ là hiện nay họ có thể sử dụng các
công nghệ này. Tôi hy vọng việc này sẽ là một phần của các cuộc tranh luận
trong những tuần lễ và những tháng tới.”
Trong khi Hoa Kỳ đã phái các huấn luyện viên làm việc với quân đội
Ukraine - và cung cấp những phẩm vật tiếp liệu - nhưng yêu cầu viện trợ vũ khí
sát thương của Ukraine vẫn tiếp tục chưa được đáp ứng.
FBI bắt gián điệp Nga
Nhân viên FBI.Reuters
Ngày 26/01/2015, Cảnh sát liên bang Mỹ FBI thông báo bắt được
một gián điệp kinh tế Nga giả dạng nhân viên ngân hàng. Bộ Ngoại giao Nga chỉ
trích phản gián Mỹ « khiêu khích, tung chiến dịch chống
Nga ».
Trong bản thông cáo công bố hôm nay 27/01/2015, phát ngôn viên
Bộ Ngoại giao Nga Alexender Lukachevitch cho rằng Hoa Kỳ đã « phát
động một giai đoạn mới trong chiến dịch chống Nga » và « thổi phồng một câu chuyện gián điệp
không có chứng cớ » để phục vụ mục tiêu này.
Theo phát ngôn viên Nga, quan hệ Mỹ-Nga đang trải qua một giai
đoạn khó khăn vì « thái
độ thù nghịch của Mỹ ».
Theo FBI, gián điệp Nga bị bắt là Evgueni Buriakov. Dưới vỏ bọc
Phó Giám đốc ngân hàng Vnesheconombank tại Hoa Kỳ, nhân vật này là thành viên
của một mạng lưới tình báo kinh tế có nhiệm vụ thu thập các dữ kiện kinh tế Mỹ.
Nước Nga của Tổng thống Putin đang bị nhiều cấm vận kinh tế và
tài chính nghiêm trọng chưa từng thấy từ phía Hoa Kỳ và Châu Âu kể từ khi can
thiệp vào Ukraina.
Quốc hội Ukraine gọi Nga
là ‘nước gây hấn’
Các đại biểu vỗ tay sau loan báo kết quả biểu quyết của Quốc hội
Ukraine chấp thuận gọi Nga là "nước gây hấn"
·
·
·
Tin liên hệ
28.01.2015
Quốc hội Ukraine vừa phê chuẩn một tuyên bố gọi Nga là “nước gây
hấn,” trong lúc các nhà lãnh đạo Liên hiệp châu Âu đe dọa sẽ mở rộng các biện
pháp trừng phạt đối với Nga vì nước này tiếp tục hậu thuẫn thành phần ly khai ở
miền đông Ukraine giữa lúc bạo lực leo thang trong khu vực.
Các nhà lập pháp Ukraine hôm thứ Ba cũng biểu quyết chỉ định cái
gọi là "cộng hòa nhân dân” của phe ly khai được Nga hậu thuẫn ở khu
vực Donetsk và vùng Luhansk thuộc miền đông Ukraine là “những tổ chức khủng
bố,” và kêu gọi cộng đồng quốc tế cấp thêm viện trợ quân sự phi sát thương và
tăng mạnh các biện pháp trừng phạt nhắm vào Nga.
Thứ trưởng Ngoại giao Nga Grigory Karsin nói việc biểu quyết gọi
Nga là “nước gây hấn” và “hoàn toàn vô trách nhiệm” và “thiếu suy xét,” và nhằm
ngăn chặn bước tiến hướng tới “một thỏa hiệp hết sức cần thiết tại Ukraine.”
Tại Brussels, các nhà lãnh đạo Liên hiệp châu Âu ra một tuyên bố
lên án điều họ gọi là vụ “pháo kích bừa” vào thành phố cảng Mariupol do chính
phủ Ukraine kiểm soát ở miền đông nam, khiến 30 thường dân thiệt mạng và 100
người bị thương hôm thứ Bảy. Tổ chức Hợp tác và An ninh châu Âu (OSCE)
nói rằng những tên lửa rơi trúng thành phố này được bắn đi từ lãnh thổ do phiến
quân kiểm soát.
Các nhà lãnh đạo EU cho biết họ lưu ý “những bằng chứng cho thấy
Nga tiếp tục và gia tăng hỗ trợ cho thành phần ly khai, và điều đó cho thấy rõ
trách nhiệm của Nga,” và đề nghị các bộ trưởng ngoại giao của khối cân nhắc
thêm các biện pháp trừng phạt nhắm vào Moscow.
Một người phát ngôn của quân đội Ukraine nói rằng 9 binh sĩ
Ukraine thiệt mạng và 29 người bị thương trong các cuộc giao tranh ở miền đông
Ukraine kể từ hôm thứ Hai.
Cũng hôm thứ Ba, Tổng thống Vladimir Putin đã đề cập đến cuộc xung
đột Ukraine trong một phát biểu tại một viện bảo tàng Do Thái ở Moscow, nhân kỷ
niệm 70 năm quân đội Xô viết giải phóng trại diệt chủng Auschwitz của Đức Quốc
xã.
Tổng thống Nga nói rằng điều ông gọi là “tiêu chuẩn nước đôi nguy
hiểm và mang tính phá hoại, sự thờ ơ và thiếu quan tâm đến số phận của người
khác” hiển hiện trong “bi kịch đang diễn ra ở đông nam Ukraine,” nơi mà ông mô
tả là thường dân bị “bắn không thương xót.”
Ông Putin cũng lên án những người đi theo lãnh tụ chủ trương dân
tộc của Ukraine thời Thế chiến thứ II Stepan Bandera đã tham gia tiêu diệt người
Do Thái ở Ukraine trong nạn diệt chủng Holocaust.
Hôm thứ Hai, Tổng thống Nga nói với các sinh viên ở St. Petersburg
rằng quân đội Ukraine đã trở thành một “binh đoàn của NATO” đang tìm cách “kiềm
chế Nga,” một mục tiêu mà ông nói là “toàn không phù hợp với lợi ích quốc gia
của người dân Ukraine.”
14
hrs ·
Nguyễn Thanh Phượng, Con
gái thủ tướng Nguyễn Tấn Dũng vừa thi đậu quốc tịch Mỹ. Lại thêm 1 khúc ruột
ngàn dặm mới từ giã thiên đường CS..
Đảng CSVN Làm sao bảo vệ nổi Chủ nghĩa Mác Lê đã như cái xác
chết thối rữa?
No comments:
Post a Comment
Thanks for watching