Mỹ tạm ngưng mở
rộng quan hệ quốc phòng với Trung Quốc
Tổng thống Mỹ Barack Obama (T) bắt tay Chủ
tịch Trung Quốc Tập Cận Bình tại Diễn đàn APEC, Bắc Kinh, 10/11/2014REUTERS/Kim
Kyung-Hoon
Mỹ tạm ngưng mở rộng quan hệ quốc phòng với Trung Quốc
và tuyên bố sẽ không có chương trình trao đổi quân sự lớn nào, cho đến khi hai
nước đồng ý với nhau về những quy định nhằm ngăn chận nguy cơ máy bay của hai
nước va chạm nhau trên không.
Quyết định nói trên không có ảnh hưởng gì đến các trao đổi quân
sự hiện tại, nhưng phản ánh mối quan ngại của một số chính khách và quan chức
quân sự của Mỹ khi thấy việc mở rộng quan hệ quốc phòng với Bắc Kinh trong 18
tháng qua đã không ngăn Trung Quốc tiếp tục có những hành động nhằm xác quyết
chủ quyền biển đảo ở Châu Á.
Các quan chức hải quân Mỹ và Trung Quốc đã đề nghị Hoa Kỳ gởi
một hàng không mẫu hạm đến thăm Trung Quốc, nhưng Lầu Năm góc chưa ra quyết
định về việc này cho đến khi nào cuộc đàm phán về các quy định tránh va chạm
trên không hoàn tất.
Dân biểu Randy Forbes, Chủ tịch Tiểu ban hải quân của Hạ viện
Mỹ, chỉ trích rằng Lầu Năm góc đã thúc đẩy trao đổi quân sự với Trung Quốc mà
không xác định rõ mục tiêu của những trao đổi này là gì. Dân biểu Forbes cũng
sợ rằng những trao đổi quân sự với Trung Quốc có nguy cơ để lọt quá nhiều thông
tin vào tay Bắc Kinh, kể cả những thông tin quan trọng về chiến lược quân sự
của Mỹ.
Nhưng các quan chức Lầu Năm góc khẳng định rằng họ có một phương
thức nhằm bảo đảm không để lọt những thông tin nhạy cảm trong các trao đổi quân
sự với Trung Quốc.
Lãnh đạo của Hoa Kỳ và Trung Quốc đã quyết định thúc đẩy mở rộng
quan hệ quốc phòng và cải thiện thông tin liên lạc giữa hai nước. Mục tiêu này
là một phần của thỏa thuận đạt được tại Bắc Kinh nhân chuyến công du Trung Quốc
của Tổng thống Obama tháng 11 năm ngoái.
Trong chuyến viếng thăm đó, các quan chức Trung Quốc và Hoa Kỳ
đã loan báo một hiệp định nhằm ngăn chận các vụ đụng độ trên biển giữa hai
nước. Hiệp định này được thông qua sau vụ một tàu của Trung Quốc suýt va chạm
với tuần dương hạm USS Cowpens của Mỹ trên Biển Đông vào năm 2013.
Các quan chức cho rằng nay đã đến lúc có một hiệp định tương tự
để tránh các vụ va chạm trên không giữa máy bay hai nước, như vụ một chiến đấu
cơ J-1 của Trung Quốc bay sát một máy bay trinh sát P-8 của hải quân Mỹ vào
tháng 8 năm ngoái.
Các quan chức Mỹ hy vọng sẽ đạt được hiệp định này trong năm
nay, nhưng họ thừa nhận là đàm phán về các quy định tránh va chạm trên không
phức tạp hơn các quy định trên biển.
Lầu Năm góc hiện đang soạn thảo một báo cáo mới theo yêu cầu của
Quốc hội Mỹ về chiến lược quân sự ở Châu Á, mà phần quan trọng dĩ nhiên sẽ là
đối với Trung Quốc. Dầu sao, trao đổi quân sự giữa Trung Quốc với Hoa Kỳ sẽ
tiếp tục là yếu tố quan trọng trong chiến lược của Mỹ duy trì ổn định ở Châu Á.
Mỹ hoan nghênh Nhật mở rộng tuần tra sang Biển Đông
Máy bay Lực lượng Phòng thủ Nhật Bản tuần tra
không phận quần đảo Senkaku/Điếu Ngư, biển Hoa Đông, 13/10/2011REUTERS
Hoa Kỳ tuyên bố sẽ hoan nghênh việc Nhật Bản mở rộng tuần tra
trên không sang vùng Biển Đông để làm đối trọng với đội tàu ngày càng hùng mạnh
của Trung Quốc, giữa lúc căng thẳng gia tăng do tranh chấp chủ quyền giữa Bắc
Kinh với các nước láng giềng, đặc biệt là với Việt Nam và Philippines.
Tokyo không có lợi ích lãnh thổ nào ở vùng Biển Đông, trong khi
Trung Quốc đòi chủ quyền trên gần như toàn bộ vùng biển này, kể cả tại những
nơi mà Việt Nam, Malaysia, Philippines và Đài Loan khẳng định chủ quyền. Nhưng
Biển Đông là một con đường giao thương quan trọng đối với Nhật Bản.
Tuyên bố với hãng tin Reuters hôm nay, 29/01/2015, Tư lệnh Hạm
đội Bẩy của Mỹ, Đô đốc Robert Thomas cho rằng, các đồng minh, các đối tác và
các nước bạn trong khu vực sẽ ngày càng trông chờ Nhật Bản đảm trách nhiệm vụ
làm ổn định tình hình. Theo Đô đốc Thomas, hiện giờ đội tàu cá, tàu tuần duyên
và tàu hải quân Trung Quốc chiếm ưu thế áp đảo các nước láng giềng.
Kể từ khi lên cầm quyền, Thủ tướng Shinzo Abe vẫn chủ trương
Nhật Bản đóng một vai trò quân sự mạnh hơn tại Châu Á. Hoa kỳ cũng ủng hộ việc
mở rộng vai trò của Tokyo trong khu vực, vào lúc mà hai đồng minh đang thương
lượng một hiệp ước an ninh song phương mới, trong khuôn khổ chiến lược « xoay trục » sang
Châu Á của Tổng thống Obama. Hiệp ước mới sẽ dành cho Nhật Bản một vai trò lớn
hơn trong liên minh.
Những thay đổi nói trên cũng trùng hợp với việc Nhật Bản vừa
triển khai một máy bay tuần tra biển mới, chiếc P-1, với tầm hoạt động 8.000
km, gấp đôi tầm hoạt động của các máy bay hiện nay. Với máy bay mới này, Tokyo
có thể mở rộng việc tuần tra sang Biển Đông.
Hiện giờ các máy bay của Nhật Bản đang tuần tra tại vùng biển
Hoa Đông, nơi mà Tokyo và Bắc Kinh đang tranh chấp chủ quyền trên quần đảo
Senkaku/Điếu Ngư. Nếu Nhật Bản mở rộng các chuyến bay tuần tra sang vùng Biển
Đông, quan hệ giữa hai nền kinh tế hàng đầu Châu Á có thể sẽ căng thẳng hơn
nữa.
2014 : Trung Quốc
không bán dầu thô cho Bắc Triều Tiên
Vùng biên giới Trung Quốc Bắc Triều TiênAFP
Hãng tin Hàn Quốc Yonhap ngày 29/01/2015 tiết lộ, trong suốt năm
2014, Trung Quốc đã không bán cho đồng minh Bắc Triều Tiên một giọt dầu thô. Trước
mắt chưa thể xác định, đây có phải là hình thức để Bắc Kinh răn đe Bình Nhưỡng
hay không.
Bản tin của Yonhap nhắc lại những năm gần đây, trong vòng nhiều
tháng, thống kê chính thức của Trung Quốc đôi khi đã không thông báo về các
khoản dầu thô bán cho Bắc Triều Tiên, đặc biệt là vào những thời điểm sau khi
Bình Nhưỡng thử nghiệm hạt nhân. Nhưng việc không bán lấy một giọt dầu hỏa cho
chính quyền Bình Nhưỡng như trong năm 2014 là trường hợp vô cũng hãn hữu, ít
nhất là theo các số liệu thống kê.
Theo các số liệu của Bộ Thương mại Trung Quốc và của Văn phong
đại diện Cơ quan Phát triển và Đầu tư Hàn Quốc tại Bắc Kinh, trong năm 2014,
xuất khẩu các sản phẩm dầu của Trung Quốc sang Bắc Triều Tiên đã tăng 48,22 %,
đạt 1,54 triệu đô la.
Tuy nhiên, Văn phòng đại diện Cơ quan Phát triển và Đầu tư Hàn
Quốc tại Bắc Kinh cho biết, các chuyên gia nghĩ rằng, ít có khả năng Trung Quốc
đã ngừng cung cấp dầu thô cho Bắc Triều Tiên trong năm qua. Nhiều nguồn tin
ngoại giao Hàn Quốc tại Bắc Kinh tỏ ra thận trọng trước các số liệu vừa nêu,
bởi đôi khi Trung Quốc cung cấp dầu thô cho đồng minh Bắc Triều Tiên dưới hình
thức việc trợ không hoàn lại. Các khoản viện trợ này không được ghi vào sổ sách
chính thức của Bộ Thương mại Trung Quốc.
Yonhap lưu ý, trước mắt chưa thể xác định được là liệu Bắc Kinh
có dùng dầu thô như một phương tiện để gia tăng áp lực nhằm thuyết phục Bình
Nhưỡng nhanh chóng chấm dứt các chương trình hạt nhân hay không.
Trong năm 2013 Bắc Triều Tiên đã tiến hành đợt thử nghiệm vũ khí
hạt nhân lần thứ ba, làm tổn hại đến quan hệ giữa Bình Nhưỡng với Bắc Kinh.
Trong buổi họp báo hôm nay,29/01/2015, khi được hỏi về quan hệ
kinh tế và thương mại giữa Trung Quốc với Bắc Triều Tiên, phát ngôn viên Bộ
Ngoại giao Trung Quốc Hoa Xuân Oánh tránh né đề cập vào vấn đề dầu thô, nhưng
tuyên bố : Mức trao đổi giữa hai quốc gia Bắc Á này vẫn « bình thường ».
Tổng kim ngạch trao đổi mậu dịch song phương trong năm 2014 đã
giảm 2,79 % so với tài khóa 2013.
AirAsia 8501 lên cao,
khựng lại trước khi đâm xuống biển
Giám đốc Ủy ban An toàn Giao thông Quốc gia Indonesia (NTSC)
Tatang Kurniadi (trái) trong cuộc họp báo ở Jakarta, ngày 29/1/2015.
·
·
·
Tin liên hệ
Dùng vn1975.info, vn3000.com, hoặc vn510.com để vào VOA
hoặc Facebook nếu bị chặn
Các bạn hãy vào vn1975.info, vn73.com, vn3000.com hoặc
vn41975.info để vượt tường lửa vào VOA hay các trang bị chặn khác như Facebook
- Indonesia tạm ngưng tìm kiếm, thu hồi máy bay AirAsia
- Thêm 4 thi hài được vớt từ xác máy bay của hãng AirAsia
- Thợ lặn tìm thấy thêm 6 thi thể trong tai nạn máy bay AirAsia
29.01.2015
Các quan chức phụ trách hàng không Indonesia nói rằng viên phi
công phụ đã điều khiển chiếc máy bay của hãng AirAsia khi máy bay đâm xuống
biển Java, sau khi bay nhanh lên cao rồi bị khựng lại.
Trong một cuộc họp báo diễn ra hôm nay, các nhà điều tra của Ủy
ban An toàn Giao thông Quốc gia Indonesia nói rằng thiết bị ghi âm thanh buồng
lái cho thấy rằng chiếc máy bay Airbus A-320 đã phát đi tín hiệu cảnh báo máy
bay “bị khựng” trong khi gia tăng độ cao, và tín hiệu cảnh báo tiếp tục cho tới
khi máy bay rơi xuống biển.
Thiết bị hộp đen cũng cho thấy là viên phi công phụ người Pháp,
Remit Emmanuel Plesel, người có 6 nghìn giờ bay, điều khiển chiếc Airbus A320
khi nó rơi xuống biển.
Trong khi đó, phi công người Indonesia là Iryanto, người có 20
nghìn giờ bay, theo dõi chuyến bay này.
Tất cả 162 hành khách trên khoang đã thiệt mạng khi máy bay rơi
xuống biển hôm 28/12. Các thợ lặn đã tìm thấy và vớt lên được 70 thi thể.
Chuyến bay đang đi từ Surabaya, thành phố lớn thứ hai của
Indonesia, tới Singapore thì gặp nạn.
Các hoạt động tìm kiếm và cứu hộ đã bị cản trở vì biển động và tầm
nhìn kém. Người ta đã định vị được rồi sau đó vớt được các “hộp đen” của máy
bay hai tuần trước.
Hãy chống Trung Quốc bằng sức mạnh ý chí
Mặc Lâm, biên tập viên RFA, Bangkok
2015-01-29
2015-01-29
- In trang này
- Chia
sẻ
- Ý kiến của Bạn
- Email
Báo chí TQ có hàng
loạt bài viết cho rằng từ đảo Chữ Thập quân đội của họ có thể triển khai tấn
công TP-HCM chỉ trong vòng 1 giờ đồng hồ
Báo
chí Trung Quốc lại tiếp tục gây hấn Việt Nam với những bài viết cho rằng Bắc
kinh có thể tấn công thành phố Hồ Chí Minh chỉ trong vòng 1 giờ từ đảo Chữ
Thập, nơi họ công khai xâm chiếm của Việt Nam trước đây. Hành động khiêu khích
nước lớn này xảy ra liên tục nói lên điều gì khi Việt Nam luôn luôn nhẫn nại
chịu đựng? Mặc Lâm phỏng vấn Thiếu tướng Lê Văn Cương, nguyên Viện trưởng Viện
Nghiên cứu Chiến lược thuộc Bộ Công an để tìm hiểu thêm quan điểm của một
chuyên gia nghiên cứu về Trung Quốc.
Mặc
Lâm: Thưa Thiếu tướng báo chí Trung Quốc đang
có chiến dịch khiêu khích Việt Nam khi hàng loạt bài viết cho rằng từ đảo Chữ
Thập quân đội của họ có thể triển khai tấn công TP-HCM chỉ trong vòng 1 giờ
đồng hồ, ông nghĩ thế nào về những luận điệu này và phía sau nó là gì ạ?
Thiếu tướng Lê Văn
Cương: Thật ra mà nói thì đây không có vấn đề
gì mới. Sách lược của Trung Quốc chưa kể lịch sử 4.000 năm với họ, chỉ kể từ
mùng 1 tháng 10 năm 1949 tới giờ và có lẽ mãi mãi về sau cũng thế thôi.
Trước hết chúng ta
phải nhận diện họ là ai cái đã. Nói theo tiếng Nga Trung Quốc họ là ai? (китай,
кто ты?) Đến giờ chúng ta vẫn mơ hồ về chuyện này, vẫn bị một cái bóng ý thức
hệ nó đè lên lợi ích dân tộc. Bản chất chính quyền Trung Quốc ở Bắc Kinh hiện
nay là một chính quyền theo đường lối dân tộc Sô vanh nước lớn chứ không có phần
trăm nào cộng sản cả. Làm gì có cái chuyện cộng sản như ông Marx ông Lenin
khuyến khích Trung Nam Hải làm cái trò vớ vẩn như vậy được? Điều thứ nhất là
phải nhận thức cho rõ.
Bản chất chính quyền
Trung Quốc ở Bắc Kinh hiện nay là một chính quyền theo đường lối dân tộc Sô
vanh nước lớn chứ không có phần trăm nào cộng sản cả
Thiếu tướng Lê Văn Cương
Điều thứ hai bản chất
của họ là “mềm nắn rắn buông”. Trong 2.500 năm lịch sử khi Việt Nam đứng
vững thì Trung Quốc không dám lấn nhưng khi Việt Nam tỏ ra yếu kém, hèn yếu nhu
nhược thì nó lấn. Đấy là quy luật mà không chỉ riêng Việt Nam cả thế giới đều
thế cả chỗ nào rắn thì bỏ chỗ nào mềm thì rấn tới.
Tôi có cảm giác rằng
lãnh đạo Trung Quốc đã ngửi thấy mùi chúng ta đang lùi và đang lùi thì họ tiến
thôi. Không phải bây giờ mà cách đây mười, mười lăm năm đã lùi rồi. Chuyện đe
dọa tấn công thành phố Hồ Chí Minh không phải bây giờ mà trước đây họ đã có đưa
ra kịch bản đánh và chia đôi Việt Nam từ Nghệ Tỉnh trở ra là một phương án,
chia đôi Việt Nam từ Nam Trung Bộ là một phương án và người ta làm rất nhiều
rồi chứ không phải bây giờ đâu ạ.
Các phương án ấy chuẩn
bị đầy đủ và được tung ra trên báo Hoàn Cầu và các báo khác để thử xem phản ứng
của Việt Nam thế nào. Ở Việt Nam còn khối người còn sợ Trung Quốc, đến giờ phút
này vẫn sợ. Cho nên đây là đòn gió nếu mà sợ thì nó làm thật, còn không sợ thì
họ sẽ tính lại. Cái trò của Trung Quốc là vừa nắn vừa thăm dò nhưng cái này không
có gì mới cả đâu ạ, bản chất Trung Quốc là thế rồi. Điều thứ ba tôi muốn nói là
không có gì mới.
Tôi có cảm giác rằng
lãnh đạo Trung Quốc đã ngửi thấy mùi chúng ta đang lùi và đang lùi thì họ tiến
thôi. Không phải bây giờ mà cách đây mười, mười lăm năm đã lùi rồi
Thiếu tướng Lê Văn Cương
Điều thứ tư là chúng
ta phải phản đối vì chúng ta không phản đối thì họ tiếp tục. Phản đối có nhiều
cách. Tờ Hoàn Cầu là báo của đảng chứ không phải là báo lá cải vì vậy Bộ ngoại
giao, Ban Đối ngoại Trung ương Đảng phải gửi công hàm cho Trung Quốc hỏi họ xem
tại sao các ông lại có những việc như vậy? Những việc này đi ngược lại tuyên bố
của ông Tập Cận Bình đã ký với ông Trương Tấn Sang vào tháng 6 năm 2013. Nó
cũng đi ngược lại tuyên bố của ông Lý Khắc Cường ký với ông Nguyễn Tấn Dũng vào
tháng 10 năm 2013.
Mấy chuyện này thì
phải nói chứ chúng ta im lặng như thế là sao? Bộ trưởng Ngoại giao Phạm Bình
Minh phải gửi công hàm cho Vương Nghị yêu cầu các ông không nên tung những loại
như vậy lên báo chí, làm cho người Việt Nam hiểu sai Trung Quốc và kích động
lên chủ nghĩa dân tộc, nó đi ngược lại những điều các ông cam kết. Chúng ta
phải phản đối chứ? Tại sao chúng ta không phản đối, thiếu gì cách? Cho nên nếu
chúng ta lùi thì họ tiến, cuộc đời chỉ đơn giản như vậy thôi. Có lẽ Trung Quốc
đang cảm thấy Việt Nam đang lùi đang sợ họ thì họ lấn chứ có gì đâu!
Khi Việt Nam đứng vững
thì họ không làm gì hết. Chín mươi triệu người chứ không phải 9 trăm ngàn
người. Chín mươi triệu người là một khối sắt đá bất khả xâm phạm. Nhưng chín
mươi triệu người rời rạc thì không bằng 900 ngàn người cố kết với nhau, quan
điểm của tôi không có gì mới cả.
Sau 44 năm tôi nghiên
cứu Trung Quốc thì cái trò này không có gì. Tôi rất buồn vì không biết tại sao
chúng ta không có phản ứng. Bây giờ các nhà khoa học có nói đến đâu.
Khi Việt Nam đứng vững
thì họ không làm gì hết. Chín mươi triệu người chứ không phải 9 trăm ngàn
người. Chín mươi triệu người là một khối sắt đá bất khả xâm phạm. Nhưng chín
mươi triệu người rời rạc thì không bằng 900 ngàn người cố kết với nhau
Thiếu tướng Lê Văn Cương
Mặc
Lâm: Thưa Thiếu tướng, về câu hỏi tại sao
chúng ta không có bản lĩnh có thể xuất phát từ các vấn đề yếu kém nội tại của
chúng ta như vũ khí, kinh tế, tiền bạc và là một nước nhỏ cho nên chính phủ có
thể là đang…
Thiếu tướng Lê Văn
Cương: Hoàn toàn không phải, hoàn toàn không
phải…anh nhớ rằng năm 938 Ngô Quyền dành độc lập trong trận Bạch Đằng thì lúc
ấy sức mạnh nhà Tống là hai mươi mà Việt Nam chỉ có một. Cái trận Như Nguyệt
của Lý Thường Kiệt năm 1077 khi ấy phương Bắc là ba mươi mà ta chỉ một. Trận
Xương Giang Chí Linh năm 1426 Lê Lợi, Nguyễn Trãi khi ấy triều đại rực rỡ nhất
Trung Quốc cũng là ba mươi ba với một nhưng Việt Nam cũng vẫn thắng đấy ạ. Đấy
là chưa nói trận nhà Thanh năm 1789 với Nguyễn Huệ đánh không còn cái lai quần,
khi ấy nhà Đại Thanh đang ghê gớm lắm ta vẫn thắng cơ mà….cho nên không phải!
không phải vì ta thiếu vũ khí, ta thiếu người.
Có lẽ chúng ta thiếu ý
chí, có lẽ như vậy. Chính cái này mới quan trọng chứ chạy theo vũ khí thì 1.000
năm nữa Việt Nam vẫn không bì với Trung Quốc được. Phải có ý chí, phải có bản
lĩnh chính trị, phải có quyết tâm chính trị. Cái này Trung Quốc mới sợ chứ làm
sao trang bị mà đuổi kịp họ? Trung Quốc bây giờ đứng thứ 3 thế giới sau Mỹ và
Nga, họ chỉ sợ ý chí của Việt Nam thôi.
Ý chí người dân quy tụ
90 triệu người trong nước và tám tỷ người trên hành tinh này, đấy là sức mạnh
vô địch mà Trung Quốc không thể muốn làm gì thì làm được. Chứ còn mấy cái tàu
ngầm thì có đủ sức răn đe gì đâu, không ăn thua. Tất nhiên vẫn phải sắm, vẫn
phải có máy bay, tàu ngầm tên lửa nhưng những cái này không có ý nghĩa gì cả.
Nếu như 90 triệu người mà rời rạc không quy tụ về một mối thì tất cả vũ khí đều
chẳng có ý nghĩa gì hết.
Trung Quốc không bao
giờ sợ Việt Nam trang bị những loại tàu ngầm tên lửa vớ vẩn ấy. Họ sợ nhất là
90 triệu người này một khối sắt đá.
Mặc
Lâm: Xin Thiếu tướng một câu hỏi nữa là một
trong các biện pháp đối phó với Trung Quốc thì người trong nước cho rằng Việt
Nam nên liên minh với các nước trong khu vực để tạo thành một sức mạnh nhằm đối
phó với Trung Quốc hữu hiệu hơn, ông thấy ý tưởng này đưa ra vào thời điểm hiện
nay có thích hợp hay không?
Thật ra mà nói thì thế
này, cứ chơi bài ngửa, chỉ liên minh với Mỹ thôi chứ ASEAN như một bị khoai tây
chẳng ý nghĩa gì đâu. Nga bây giờ cũng đang khốn nạn đừng hy vọng gì ở Nga
Thiếu tướng Lê Văn Cương
Thiếu tướng Lê Văn
Cương: Thật ra mà nói thì thế này, cứ chơi bài
ngửa, chỉ liên minh với Mỹ thôi chứ ASEAN như một bị khoai tây chẳng ý nghĩa gì
đâu. Nga bây giờ cũng đang khốn nạn đừng hy vọng gì ở Nga nữa, lợi ích của họ
là tối thượng. Ấn độ thì ốc mang mình ốc chưa nổi nữa thì làm sao? Duy nhất
trên hành tinh này chỉ có mình Mỹ thôi. Mở rộng quan hệ hợp tác với Mỹ mở toang
cánh cửa ra. Phải tiến tới quan hệ Mỹ Việt mà trên bạn bè dưới liên minh, cứ nói
thẳng như thế.
Trung Quốc phải hiểu
thấu người Trung Quốc, Trung Quốc rất sợ Mỹ. Trên hành tinh này Trung Quốc chỉ
sợ Mỹ thôi. Bây giờ cho ăn kẹo Bắc Kinh cũng không dám đụng tới Mỹ vì đụng tới
Mỹ là tự sát. Bản chất của họ là dọa nạt cưỡng bức những kẻ yếu chứ còn đối với
kẻ mạnh như Mỹ thì cho họ ăn kẹo chocolate họ cũng không dám đụng tới Mỹ.
Bây giờ đặt ra cuộc
thảo luận nói thẳng như thế này chứ không dấu diếm gì cả. Chúng ta không liên
minh với Mỹ để chống Trung Quốc, hoàn toàn không, nhưng cùng tạo một sức mạnh
như thế khi cần thiết thì ứng phó với hành động của Trung Quốc. Nói thẳng với
Trung Quốc chơi bài ngửa: Việt Nam không liên minh với Mỹ để chống Trung Quốc
nhưng chúng tôi cần sức mạnh của Mỹ để răn đe mọi thế lực ngoại bang muốn xâm
lược Việt Nam.
Nhà nước phải chơi bài
ngửa với người dân, công khai và minh bạch. Với thế giới cũng thế.
Mặc
Lâm: Xin cám ơn Thiếu tướng rất nhiều về
những bộc bạch này.
No comments:
Post a Comment
Thanks for watching