X

Friday, January 2, 2015

Ai đã đầu độc phóng xạ ông Nguyễn Bá Thanh?


Ai đã đu đc phóng x ông Nguyn Bá Thanh?

Thất bại cay đắng của Bộ chính trị ĐCSVN . wmv




image





Preview by Yahoo


QLB


Kẻ mặt trơ trán bóng Nguyễn Xuân Phúc đã mượn tay Trung Nam Hải hạ độc ông Nguyễn Bá Thanh bằng chất phóng xạ 


Chân dung Quyền lực - Như nhiều độc giả đã tinh ý nhận định, kẻ thủ ác không thể là ai khác ngoài Nguyễn Xuân Phúc, Phó Thủ tướng, Phó Trưởng ban Thường trực Ban Chỉ đạo TW về phòng, chống tham nhũng vì các lý do sau:

·         Sự thật kinh hoàng: Không qua khỏi cú đầu độc hèn hạ của Nguyễn Xuân Phúc, ông Nguyễn Bá Thanh sẽ được đưa về Đà Nẵng chiều ngày 2/1/2015

1- Động cơ: Có 2 động cơ quá rõ ràng: 

- Nguyễn Xuân Phúc quyết giữ vị trí độc tôn thủ lĩnh miền trung trong Bộ Chính trị: Tại đại hội XI đầu năm 2011, nhằm bảo vệ độc quyền của mình trong cái gọi là “nhân tố miền trung” nên trong quá trình diễn ra đại hội, có hơn 65 đoàn đại biểu thì Nguyễn Xuân Phúc đã mời cơm gần 60 đoàn, ông ta gặp riêng các trưởng đoàn và các Ủy viên TW để vận động bỏ phiếu cho mình và rêu rao ông Nguyễn Bá Thanh độc đoán, chuyên quyền nhằm hạ thấp uy tín ông Thanh. 


Các ông Lê Thế Tiệm, Vũ Ngọc Hoàng cũng đồng thời là nạn nhân của Nguyễn Xuân Phúc tại đại hội kỳ này. Đúng như tính toán, Nguyễn Xuân Phúc đã vào Bộ chính trị dẫn đến câu “nước chảy ngược” mà người Quảng Đà thường hay nói. Đến cuối năm 2012, ngay sau khi ông Nguyễn Bá Thanh được điều động về TW nhậm chức Trưởng Ban Nội chính và được cơ cấu vào Bộ Chính trị, ai cũng thấy vị trí của ông Nguyễn Xuân Phúc lập tức lung lay, ưu thế độc quyền “nhân tố miền trung” cũng không còn. Ông Phúc đã mưu mô dùng quyền Phó Trưởng ban Thường trực Ban Chỉ đạo TW về phòng, chống tham nhũng để lệnh cho Thanh tra Chính phủ công khai kết quả thanh tra đất đai Đà Nẵng nhằm triệt hạ uy tín, bít đường vào Bộ Chính trị của ông Thanh, mời độc giả xem lại bài viết “Sự thật về thanh tra đất đai ở Đà Nẵng” để biết rõ hơn. Sau Hội nghị TW7, ông Nguyễn Bá Thanh đã giải quyết được nhiều khúc mắc với các Ủy viên Bộ Chính trị, đạt được nhiều thành tích trong các vụ án tham nhũng, ông đã được sự ủng hộ của cả tứ trụ triều đình, con đường vào Bộ Chính trị của ông đã rộng mở tại Hội nghị TW 10 tới. 

- Sinh mạng chính trị và khối tài sản tham nhũng của cả gia tộc bị đe dọa nghiêm trọng: được cả tứ trụ triều đình bật đèn xanh, Ông Nguyễn Bá Thanh quyết định làm việc cần phải làm sau khi đã nắm trong tay hàng loạt đơn tố cáo chính danh của nhiều tầng lớp nhân dân cùng chứng cứ xác thực về các hành vi tham nhũng, hủ hóa của Nguyễn Xuân Phúc và quan trọng nhất, ông Nguyễn Bá Thanh đã âm thầm thành lập tổ công tác đặc biệt, tiến hành điều tra khối tài sản tham nhũng của gia đình ông Nguyễn Xuân Phúc theo chỉ thị mật của Tổng Bí thư Nguyễn Phú Trọng. Tất cả dự định sẽ được ông Thanh trình lên Thường trực Bộ Chính trị, Ban Bí thư vào Hội nghị TW 10 tới. Điều này đã khiến sinh mệnh chính trị của Nguyễn Xuân Phúc bị đe dọa nghiêm trọng hơn bao giờ hết và ông ta bắt buộc phải ra tay. 

2- Điều kiện và Khả năng thực hiện: Với khối tài sản vơ vét, hút máu nhân dân lên tới con số hàng nghìn tỷ và có quan hệ đặc biệt với Trung Nam Hải qua Đại sứ quán Trung Quốc tại Lào và đại gia Hoa kiều Đặng Văn Thành (người có vai trò quan trọng trong các hội đoàn người Hoa và gắn bó chặt chẽ với Lãnh sự quán Trung Quốc tại TPHCM) thì việc ông Nguyễn Xuân Phúc hợp tác và chấp nhận chịu sự khống chế của Trung Quốc là điều tất yếu. Với tài sản cùng quan hệ đó, đã quá đủ điều kiện để Nguyễn Xuân Phúc thực hiện âm mưu ám hại ông Nguyễn Bá Thanh. Đặc biệt, cùng thời gian ngày 16/12/2013, ông Nguyễn Bá Thanh lên đường thăm Trung Quốc thì cùng ngày16/12/2013, Phó thủ tướng Nguyễn Xuân Phúc cũng lên đường đi Lào trên danh nghĩa dự phiên họp Liên Chính phủ Phân ban Hợp tác Việt Nam-Lào, những người thân cận tiết lộ cho biết có tháp tùng ông ta đến Đại sứ quán Trung Quốc tại Vientiane, Lào, Nguyễn Xuân Phúc đã gặp riêng Đại sứ Trung Quốc Quan Hoa Binh, nội dung không ai được biết chi tiết, nhưng sau cuộc gặp riêng thì thấy Nguyễn Xuân Phúc rất hớn hở, tự tin. 

Trưởng ban Nội chính Nguyễn Bá Thanh tại Bắc Kinh, Trung Quốc ngày 16/12/2013


Phó Thủ tướng Nguyễn Xuân Phúc tại Vientiane, Lào ngày 17/12/2013


Theo thông tin từ ông Phan Văn Tâm, thư ký phụ trách tháp tùng chăm sóc ông Nguyễn Bá Thanh cho biết, ngay sau chuyến công tác Trung Quốc vào cuối năm 2013, ông Thanh bắt đầu có triệu chứng mệt mỏi, suy kiệt, thường xuyên bị choáng, ngất kéo dài cho dù trước đó ông hoàn toàn khỏe mạnh. Trong thời gian ở Trung Quốc, ngoài các buổi hội đàm chính thức, ông còn được “bạn” dẫn đi một số nơi để mua sắm, ăn uống và chắc chắn ông bị Trung Nam Hải ra tay trong khoảng thời gian này, tất nhiên, chúng tôi không thể có được chứng cứ và diễn biến quá trình cụ thể, nhưng kết quả chẩn đoán “Ngộ độc phóng xạ - ARS” đã tiến triển thành ung thư máu bạch cầu cấp của các trung tâm y tế hàng đầu tại Mỹ là sự thật. 

3- Với đầy đủ động cơ, điều kiện và tính cách của Nguyễn Xuân Phúc thì càng không cần phải nói, giới lãnh đạo Việt Nam ai cũng nhận định Nguyễn Xuân Phúc là kẻ thượng đội hạ đạp, thâm độc, cơ hội, phản phúc từ ngay góc nhìn nhân tướng học và thực tế đã chứng minh điều ấy. Chính miệng ông Phúc đã từng nói khi mới ra trung ương nhậm chức Phó Chủ nhiệm VPCP năm 2006:“Tôi là người không ngán gì, làm là làm tới bến luôn!”. Việc Nguyễn Xuân Phúc mượn tay Trung Nam Hải hạ độc ông Nguyễn Bá Thanh bằng chất phóng xạ là điều không thể nghi ngờ. 

Theo thông tin chúng tôi có được, đợt hóa trị lần 3 của ông Nguyễn Bá Thanh đã thất bại và ông sắp được gia đình đưa về Việt Nam. Liệu ông có còn đủ tỉnh táo để hệ thống lại các hồ sơ, tài liệu, chứng cứ về khối tài sản tham nhũng khổng lồ của Nguyễn Xuân Phúc và gia đình cùng với lá đơn tố cáo đích danh Nguyễn Xuân Phúc là nghi phạm đã đầu độc ông để trình lên Bộ Chính trị, Ban Bí thư nhằm bắt tên đồ tể này hay không. Nhưng chúng tôi tin rằng, trời cao có mắt, chắc chắn Nguyễn Xuân Phúc sẽ phải đền tội trong một ngày không xa. 

Cầu trời phật phù hộ cho ông Nguyễn Bá Thanh vượt qua được đại nạn, Chúng tôi chỉ có thể nói với ông rằng, "người dân Đà Nẵng rất thương ông và từ chiều ngày 31/12/2014 đã lập đàn cầu an tại Tịnh thất Bửu Sơn, mọi người đều thành tâm cầu cho ông được thân tâm an lạc, tật bệnh tiêu trừ."

Người dân và phật tử đến dự lễ cầu an cho ông Nguyễn Bá Thanh ngày 31/12/2014 tại Tịnh thất Bửu Sơn


Nguồn: Chân dung Quyền lực

 

Nguyễn Hưng Quốc - Ảo tưởng dân chủ

Thứ Năm, ngày 01 tháng 1 năm 2015


Trong bài “Những ngày cuối cùng của đảng Cộng sản?” (The last days of the Communist Party?) đăng trên tạp chí World Affairs ngày 23 tháng 12 năm 2014, Michael J. Totten mở đầu bằng một nhận định: “
Việt Nam là một quốc gia độc đảng độc tài trông có vẻ như một xứ tự do”.Rất nhiều người chỉ thấy mệnh đề sau “trông có vẻ như một xứ tự do” mà quên bẵng đi mệnh đề đầu “độc đảng độc tài” (authoritarian one-party state).

Cách đây hơn một tháng, tôi được mời giảng dạy một khoá ngắn về ngôn ngữ, văn hoá và chính trị Việt Nam cho một nhóm sinh viên Úc chuẩn bị sang Việt Nam nghiên cứu trong mấy tuần. Trong số ấy, có nhiều sinh viên đã từng du lịch sang Việt Nam. Họ có vẻ thích Việt Nam. Khi tôi hỏi cảm tưởng của họ về không khí chính trị tại Việt Nam, tất cả đều cho Việt Nam không có vấn đề gì về dân chủ và nhân quyền. Nó hoàn toàn khác với các quốc gia Hồi giáo hoặc Bắc Hàn hay ngay cả Trung Quốc mà họ từng biết. Ở Việt Nam, họ có thể đi khắp nơi, nói về mọi đề tài và làm bất cứ thứ gì họ muốn. Rất hiếm thấy công an hoặc nếu thấy, công an cũng không gợi lên bất cứ một ấn tượng đe doạ nào. Vào internet, họ cũng không gặp dấu hiệu nào của sự kiểm duyệt. Theo họ, Việt Nam khá dân chủ. Khi tôi kể kinh nghiệm của bản thân tôi, một nhà giáo và một người cầm bút tuyệt đối không tham gia chính trị, bị cấm nhập cảnh vào Việt Nam hai lần mà không có lý do gì cả, họ rất ngạc nhiên. Và thú nhận: đó là điều họ không hề biết.

Thật ra, việc không biết như vậy cũng không có gì đáng ngạc nhiên. Tất cả những người ngoại quốc cho Việt Nam dân chủ đều là những kẻ cưỡi ngựa xem hoa. Họ chỉ đến Việt Nam vài tuần hoặc nhiều hơn, vài ba tháng. Họ không thấy được bản chất của chế độ cũng là điều dễ hiểu. Đáng ngạc nhiên hơn là chính người Việt Nam, chắc không phải ít, cũng cho là Việt Nam dân chủ hoặc khá dân chủ. Tôi gặp khá nhiều người, hầu hết thuộc thành phần trí thức, từ Việt Nam sang Úc với tư cách du lịch hoặc thường trú nhân (do thân nhân bảo lãnh). Phần lớn đều cho Việt Nam không còn độc tài nữa. Họ nêu lên ba lý do chính: Một, so với trước đây, Việt Nam càng ngày càng đi xa trên tiến trình dân chủ hoá; hai, ở Việt Nam, ngay trong lãnh vực chính trị, chính phủ cũng hành xử một cách dân chủ: dân chúng có thể thoải mái phê phán chính quyền một cách công khai trong các tiệm cà phê hay quán nhậu, thậm chí, trên các blog hay facebook; và ba, giới hạn trong phạm vi chính trị, nếu chính phủ thiếu dân chủ thì, tính chất thiếu dân chủ ấy vừa rất ít vừa có thể “thông cảm” được vì Việt Nam hiện đang đối diện với nguy cơ xâm lấn từ Trung Quốc.

Tôi cho nhận định của những người Việt Nam kể trên cũng như những người ngoại quốc đến Việt Nam một thời gian ngắn ngủi đều xuất phát từ sự mê hoặc trước ảo tưởng dân chủ mà nhà cầm quyền Việt Nam cố tình tạo nên để đánh lừa mọi người.

Để thoát khỏi sự lừa dối ấy, cần, nói theo ngôn ngữ cộng sản vẫn thường dùng trước đây, phân biệt bản chất và hiện tượng. Hiện tượng: ở Việt Nam, hầu như người ta có thể phát biểu về đủ thứ chuyện. Bản chất: đàng sau hiện tượng ấy, có một khu cấm: chính trị. Trong chính trị, về hiện tượng, người ta có thể phê phán chính quyền một cách gay gắt, tuy nhiên, về bản chất, có hai điều đáng chú ý: Một, chỉ phê phán bằng miệng; hai, nếu viết, người ta phải biết dừng lại ở một điều cấm kỵ: phê phán giới lãnh đạo. Trước, có ba điều cấm kỵ: Hồ Chí Minh, đảng cộng sản và giới lãnh đạo đương tại chức. Sau này, những khu vực cấm kỵ ấy dường như được thu hẹp lại. Phê phán Hồ Chí Minh? Người ta có thể khó chịu nhưng ít khi có phản ứng quyết liệt. Phê phán đảng Cộng sản? Dường như có tâm lý: cha chung không ai khóc. Nhưng đừng phê phán cá nhân những người đang cầm quyền. Đụng đến họ, nếu không phải chính họ thì cũng có đàn em của họ xúm vào trả thù ngay tức khắc.

Để đánh giá một chế độ cần nhìn vào cơ chế. Cơ chế ấy, ở Việt Nam, vẫn độc đảng, không hề có cạnh tranh và đối lập, hai yếu tố quan trọng nhất của dân chủ. Còn một yếu tố thứ ba nữa: sự minh bạch, Việt Nam hoàn toàn không có. Mọi chính sách của nhà nước, từ lớn đến nhỏ, đều… bí mật. Ngay cả đối với một vấn đề ai cũng quan tâm: quan hệ với Trung Quốc, người dân vẫn không hề biết giới cầm quyền Việt Nam đã cam kết gì với Trung Quốc trong hội nghị Thành Đô năm 1990 cũng như những kế sách, nếu có, họ đang theo đuổi để bảo vệ biển đảo của Việt Nam trước các âm mưu lấn chiếm của Trung Quốc.

Không phải ngẫu nhiên mà, theo các bảng xếp hạng của các tổ chức quốc tế, Việt Nam bao giờ cũng nằm ở cuối hoặc gần cuối về mức độ dân chủ, đặc biệt dân chủ trong lãnh vực truyền thông. Căn cứ vào các vụ bắt bớ dân chúng cũng như các biện pháp trừng phạt những người dân dám lên tiếng phản đối chính phủ được tường thuật trên báo chí, người ta cũng dễ dàng nhận thấy Việt Nam hoàn toàn không có dân chủ.

Trong bài báo dẫn ở đầu bài viết này, Michael J. Totten cho rằng mặc dù nhà cầm quyền Việt Nam vẫn độc tài nhưng sự độc tài của họ không quá khắc nghiệt như Bắc Triều Tiên, Cuba hay Trung Quốc. Nó giống hơn với thời kỳ tiền-dân chủ (pre-democratic) ở Đài Loan hay Nam Triều Tiên trước đây. Với cái nhìn như thế, ông hy vọng những năm tháng chúng ta đang sống hiện nay là những ngày cuối cùng của chế độ cộng sản.

Trong lúc chúng ta mong sự lạc quan của Totten không phải là một ảo tưởng, chúng ta cũng nên biết một sự thật: Không có chế độ độc tài nào tự động chuyển sang dân chủ cả. Nói theo cách nói của Tây phương, tự do không bao giờ miễn phí (freedom ain't free). Tự do bao giờ cũng là kết quả của các cuộc đấu tranh. Điều đó cũng có nghĩa là tự do không đến từ chính phủ, từ trên xuống, như một kiểu phân phát hay ban bố. Tự do bao giờ cũng từ dưới lên, bắt đầu từ dân chúng, những người biết tự do là cái quyền căn bản của mình và sẵn sàng trả giá để có được cái quyền ấy.

Khi dân chúng không chấp nhận trả giá, cái gọi là những ngày cuối cùng (last days) có thể kéo dài, có khi, kéo dài mãi, cả mấy thập niên.


G.Đ. (NV) - Lãnh đạo CSVN tiếp tục dùng Internet để 'đâm' nhau

Thứ Tư, ngày 31 tháng 12 năm 2014

Tại cuộc họp định kỳ giữa chính phủ Việt Nam với lãnh đạo 63 tỉnh, thành phố, cả bộ trưởng Công An lẫn bộ trưởng Quốc Phòng của Việt Nam cùng nhấn mạnh đến việc phải “kiểm soát thông tin bôi nhọ lãnh đạo.”
“Kiểm soát thông tin” được viên tướng là bộ trưởng Công An nhấn mạnh là cần thiết vì việc xuyên tạc trên mạng Internet đang “gây chia rẽ, tác động vào nội bộ,” thành ra phải đặc biệt quan tâm đến việc “bảo vệ chính trị nội bộ, bảo vệ an ninh thông tin, bí mật nhà nước.” 

Trang Blog Chân Dung Quyền Lực. (Hình: NV chụp qua màn hình)
Viên tướng là bộ trưởng Quốc Phòng cũng khẳng định, năm tới, phải “quản lý chặt chẽ lĩnh vực an ninh mạng” và “không thể thả nổi như thế này”! Nhất là khi giới lãnh đạo CSVN đang “chuẩn bị quy hoạch cán bộ, tổ chức đại hội đảng, lấy phiếu tín nhiệm.” Những thông tin bôi nhọ lãnh tụ, cán bộ đang “gây phân tâm, mất niềm tin trong nhân dân.”

Thời gian vừa qua, trên Internet, có hàng loạt bằng chứng được trưng ra để chứng minh ông Trần Ðại Quang - Bộ trưởng Công An đương nhiệm, gian lận về tuổi tác nhằm tránh bị buộc về hưu, để trở thành thành viên Bộ Chính Trị. 

Trên Internet, ông Quang cũng bị cáo buộc vừa trực tiếp tham nhũng, vừa để vợ dựa hơi, sử dụng quyền lực của ông để trục lợi. 
Ông Phùng Quang Thanh - Bộ trưởng Quốc Phòng đương nhiệm, kiêm ủy viên Bộ Chính Trị thì bị tố cáo là “Phùng Quang Múc,” bởi đặt ra nhiều chủ trương, chính sách (chẳng hạn đem tiền được cấp để mua trang bị quốc phòng gửi ngân hàng) nhằm chia chác các nguồn lợi mà thuộc cấp kiếm được. 

Ông Thanh cũng bị cáo buộc là đã cất nhắc, dung dưỡng con trai - một sĩ quan bất tài để chuẩn bị hậu cứ cho gia đình.

Vào thời điểm này, ngoài bộ trưởng Công An, bộ trưởng Quốc Phòng, nhiều nhân vật là lãnh đạo Ðảng CSVN cũng đang trở thành mục tiêu của một đợt công kích trên Internet. Trong đó, ông Nguyễn Xuân Phúc - Phó Thủ tướng Việt Nam bị chỉ trích dữ dội nhất. 
Theo những tố cáo này thì ông Phúc là một kẻ “thượng đội hạ đạp, phản thầy.” Nhân vật này bị cáo buộc đã dùng nhiều thủ đoạn “thâm hiểm” để loại bỏ ông Nguyễn Tấn Dũng - Thủ tướng, đầu độc ông Nguyễn Bá Thanh - Trưởng Ban Kiểm Tra Ban Chấp Hành Trung Ương Ðảng. Ông Phúc cũng bị tố cáo là tham nhũng, sở hữu một khối tài sản khổng lồ, cả ở Việt Nam lẫn Hoa Kỳ.

Blog 'Chân Dung Quyền Lực'
Gần đây, những thông tin về đời tư, tính cách của một số nhân vật lãnh đạo Ðảng CSVN, đang nắm giữ các vị trí trọng yếu của Nhà nước, Quốc hội, Chính phủ Việt Nam được tập hợp và giới thiệu trên một blog có tên là “Chân Dung Quyền Lực” (http://chandungquyenluc.blogspot.com/). 
“Chân Dung Quyền Lực” xuất hiện trên Internet vào khoảng tháng 10, trước khi các thành viên Ban Chấp Hành Trung Ương Ðảng CSVN khóa 11 họp Hội Nghị Ban Chấp Hành Trung Ương Ðảng CSVN lần thứ 10 (Hội Nghị Trung Ương 10) để bỏ phiếu tín nhiệm lãnh đạo Ðảng CSVN lần đầu tiên và chuẩn bị nhân sự cho Ðại Hội Ðảng khóa 12 sẽ diễn ra vào đầu năm 2016.

Ảnh chụp bằng lái xe của con ông Nguyễn Xuân Phúc khi du học tại Hoa Kỳ. 
Khả năng thu thập những “tài liệu” có tính chất riêng tư như thế này
 khiến người ta tin rằng giới lãnh đạo CSVN lại “đâm” nhau. (Hình: Blog “Chân Dung Quyền Lực”)
Theo dự kiến, Hội Nghị Trung Ương 10 sẽ diễn ra trong tháng 12 nhưng nay vẫn chưa được tổ chức và cũng chưa rõ sẽ dời lại đến khi nào.
Trên blog “Chân Dung Quyền Lực,” ông Nguyễn Phú Trọng - Tổng bí thư đương nhiệm được xem là “kẻ phản bội, bất nhân, bất nghĩa.” 
Ông Trương Tấn Sang - Chủ tịch Nhà nước đương nhiệm được nhận định là “kẻ phá nát Ðảng CSVN,” nhân vật thực hiện “cú lừa dân chủ” để tìm sự hậu thuẫn của quần chúng. 
Ông Nguyễn Sinh Hùng - Chủ tịch Quốc Hội đương nhiệm bị ví như thủ lĩnh của một “gánh chèo,” kẻ vừa dùng “Quốc Hội tấn công Chính phủ,” vừa bán quyền lực để tham nhũng. 
Có một điểm đáng chú ý là “Chân Dung Quyền Lực” lại dành sự trân trọng đặc biệt cho ông Nguyễn Tấn Dũng - Thủ tướng đương nhiệm. 
Không những không chỉ trích, “Chân Dung Quyền Lực” còn lựa chọn - giới thiệu thông tin về ông Dũng nhằm khắc họa ông như “một nhân tố nổi bật,” khác hẳn với thời điểm giữa năm 2012, trước khi Ban Chấp Hành Trung Ương Ðảng CSVN khóa 11 họp Hội Nghị Ban Chấp Hành Trung Ương Ðảng CSVN lần thứ 6 (hội nghị được coi là dịp để xem xét trách nhiệm và xử lý ông Nguyễn Tấn Dũng, bởi đã phạm hàng loạt sai lầm dẫn tới khủng hoảng kinh tế và xã hội).
Lúc đó, trên Internet xuất hiện blog “Quan Làm Báo” (http://quanlambao.blogspot.com/). Qua blog “Quan Làm Báo,” ông Dũng được mô tả như một kẻ ngu dốt, tham lam, phạm nhiều đại tội, không thể khoan hồng.
'Bí mật cung đình'

Tuy khác nhau về việc lựa chọn đối tượng để chỉ trích hoặc ủng hộ, song “Chân Dung Quyền Lực” và “Quan Làm Báo” có nhiều điểm tương đồng: Cả hai đều xuất hiện trên Internet vào thời điểm mà giới lãnh đạo Ðảng CSVN chuẩn bị đưa ra những quyết định quan trọng về nhân sự lãnh đạo. Cả hai đều thu thập-trưng dẫn nhiều tài liệu (đa số là đơn tố cáo), hình ảnh, minh họa cho những thông tin vốn thuộc loại riêng tư, thuộc phạm vi “bí mật cung đình” nên thu hút rất đông người xem. Thậm chí không ít người tin rằng những thông tin này xác thực bởi thường dân hay các “thế lực thù địch” không thể thu thập. 

Trong quá khứ, việc dùng thông tin để bôi nhọ, triệt hạ đối thủ, chiếm đoạt - củng cố quyền lực đã từng được giới lãnh đạo CSVN sử dụng nhiều lần. 

“Scandal” lớn nhất và đến giờ vẫn chưa được giải quyết dù gây nhiều bất bình trong nội bộ Ðảng CSVN là vụ Tổng Cục Tình Báo Quân Ðội (Tổng Cục 2) sử dụng vừa đơn tố cáo, nhân chứng giả, vừa báo cáo chính thức của Tổng Cục 2 để giúp ông Lê Ðức Anh củng cố quyền lực, loại bỏ vĩnh viễn ông Võ Nguyên Giáp khỏi chính trường, lật đổ ông Lê Khả Phiêu - một tổng bí thư, vu cáo nhiều ứng cử viên cho các vị trí lãnh đạo là... “đặc tình” của CIA, kể cả ông Trương Tấn Sang - Chủ tịch Nhà nước đương nhiệm.
Từ khi dịch vụ Internet được cung cấp tại Việt Nam, các đơn tố cáo, tài liệu bạch hóa đời tư, tính cách của nhiều nhân vật là lãnh đạo Ðảng CSVN được đưa lên mạng toàn cầu ngày một nhiều. “Quan Làm Báo” hay “Chân Dung Quyền Lực” có dáng dấp của một loại nỗ lực mới để giới lãnh đạo CSVN “đâm” nhau. 

Không may cho giới lãnh đạo CSVN là nỗ lực mang dấu ấn băng nhóm này lại đạt hiệu quả rất cao. Vì cần đám đông nên họ chủ động gạt bỏ chính sách “kiểm soát thông tin” và tất nhiên là không thể tránh được chuyện “nhân dân mất niềm tin.”
Khi quản trị quốc gia thiếu sự minh bạch, những blog như “Quan Làm Báo,” “Chân Dung Quyền Lực” là sự bổ sung cho nhau nhằm “điền vào chỗ trống” theo kiểu nửa hư, nửa thực. 

Tác dụng mà có thể những người thực hiện các blog này không mong muốn, song lại rất tích cực là trong mắt công chúng, tất cả các nhân vật lãnh đạo của Ðảng CSVN - không trừ ai đều vừa ngu dốt, tham lam, vừa đê tiện, tàn bạo. 
Và rằng, chẳng có lý do nào đủ sức thuyết phục để chấp nhận những cá nhân như thế tiếp tục định đoạt vận mệnh quốc gia, dân tộc. 
(G.Ð)

Ts Nguyễn Văn Tuấn - Viện Khổng Tử ở Việt Nam

Thứ Tư, ngày 31 tháng 12 năm 2014


Hôm nay, đọc được một tin mà không biết nên mừng hay buồn, có lẽ quan tâm thì đúng hơn. Đó là bản tin về Viện Khổng Tử được khánh thành ở ĐH Quốc Gia Hà Nội. Thật ra, nhìn bề ngoài thì chẳng có gì phải quan tâm, vì từ ngày Tàu bắt đầu khá lên, họ "rải" Viện Khổng Tử khắp thế giới. 

Ở Úc này, các đại học lớn đều có Viện Khổng Tử, do Chính phủ Tàu tài trợ và có lẽ dính dáng vào việc điều hành. Nhưng ở Việt Nam thì khác, vì chúng ta có một mối liên hệ lâu dài và bão táp với cái nước khổng lồ ở phương Bắc đó. Nói xa không qua nói gần: chúng ta đã từng bị lệ thuộc (có người dùng chữ "nô lệ") vào Tàu đã quá lâu, sự hiện diện của Viện Khổng Tử có lẽ mở thêm một cánh cửa để Việt Nam lọt vào quĩ đạo lệ thuộc hơn nữa vào Tàu. Và, trong lúc chúng ta đang muốn "thoát Trung", Viện Khổng Tử là một bước lùi. Nhìn như thế, việc lập Viện Khổng Tử ở ĐHQGHN cũng là một tin buồn.

Tôi không am hiểu về Nho Giáo và Khổng Tử, nhưng có đọc khá nhiều sách về ông, nên chỉ muốn nhân dịp này góp vài lời "mua vui cũng được một vài trống canh". Dĩ nhiên, tôi cũng sẽ nói qua suy nghĩ của mình về sự hiện diện của Viện Khổng Tử ở VN. Nói đến Khổng Tử và Khổng Giáo là đề tài quá lớn, chẳng ai dám nói mình am hiểu, nên tôi chỉ có thể nói theo cách hiểu của tôi. Tôi sẽ bàn về con người của Khổng Tử, học thuyết (nếu có thể dùng chữ đó) của ông, và tại sao Tàu muốn quảng bá viện Khổng Tử.

Hôm nay, đọc được một tin mà không biết nên mừng hay buồn, có lẽ quan tâm thì đúng hơn. Đó là bản tin về Viện Khổng Tử được khánh thành ở ĐH Quốc Gia Hà Nội. Thật ra, nhìn bề ngoài thì chẳng có gì phải quan tâm, vì từ ngày Tàu bắt đầu khá lên, họ "rải" Viện Khổng Tử khắp thế giới. Ở Úc này, các đại học lớn đều có Viện Khổng Tử, do Chính phủ Tàu tài trợ và có lẽ dính dáng vào việc điều hành. Nhưng ở Việt Nam thì khác, vì chúng ta có một mối liên hệ lâu dài và bão táp với cái nước khổng lồ ở phương Bắc đó. Nói xa không qua nói gần: chúng ta đã từng bị lệ thuộc (có người dùng chữ "nô lệ") vào Tàu đã quá lâu, sự hiện diện của Viện Khổng Tử có lẽ mở thêm một cánh cửa để Việt Nam lọt vào quĩ đạo lệ thuộc hơn nữa vào Tàu. Và, trong lúc chúng ta đang muốn "thoát Trung", Viện Khổng Tử là một bước lùi. Nhìn như thế, việc lập Viện Khổng Tử ở ĐHQGHN cũng là một tin buồn.

Tôi không am hiểu về Nho Giáo và Khổng Tử, nhưng có đọc khá nhiều sách về ông, nên chỉ muốn nhân dịp này góp vài lời "mua vui cũng được một vài trống canh". Dĩ nhiên, tôi cũng sẽ nói qua suy nghĩ của mình về sự hiện diện của Viện Khổng Tử ở VN. Nói đến Khổng Tử và Khổng Giáo là đề tài quá lớn, chẳng ai dám nói mình am hiểu, nên tôi chỉ có thể nói theo cách hiểu của tôi. Tôi sẽ bàn về con người của Khổng Tử, học thuyết (nếu có thể dùng chữ đó) của ông, và tại sao Tàu muốn quảng bá viện Khổng Tử.

Một con người máy móc
Cuộc đời của Khổng Tử cũng rất thú vị, nhưng nếu đọc kĩ thì hình như ông chẳng có đóng góp gì quan trọng lắm. Ông tên là Khổng Khâu (551-479 TCN), ở nước Lỗ, trong một gia đình [nói theo ngôn ngữ thời nay] là trung lưu vì ba của ông là một vị quan thuộc nước Lỗ. Tuy ông được người đời sau tôn thành "Vạn thế Sư biểu" (Bậc thầy của muôn đời), nhưng cuộc đời và sự nghiệp của ông nếu được soi rọi kĩ thì không hẳn xứng đáng với danh hiệu đó. Nói chính xác, ông là một … thầy cúng. Theo sử sách để lại, năm 19 hay 20 tuổi, ông ra làm quan, chuyên nghề thu thuế. Sau đó, ông được giao việc chăm sóc các con vật dùng vào cúng tế.

Có lẽ chính vì cái xuất thân này mà ông rất quan tâm đến thủ tục cúng tế. Có lẽ vì xuất thân là người thu thuế, kế toán, nên ông rất quan tâm đến sự chính xác. Ông sống như kẻ trưởng giả, suốt đời từ cách ăn uống, cách mặc, cách đi đứng, cách cư xử, lúc nào cũng theo qui ước. Sách Luận Ngữ viết rằng ông chỉ ăn thức ăn nấu thật chín, món ăn phải theo mùa, lượng rau và thịt không thay đổi. Ông cũng uống rượu nhưng không bao giờ để cho say xỉn. Ăn mặc thì không mặc quần áo màu mè, lễ phục thì cánh tay mặt phải dài hơn cánh tay trái, quần áo ngủ phải dài hơn quần áo ban ngày nửa thước. Còn nói thì nói chậm, và không dùng ngón tay để chỉ một vật gì. Trong triều đình cung cách của Khổng Tử là "thượng đội hạ đạp". Đối với các quan cấp dưới thì ông tỏ ra cứng cỏi, còn đối với các quan cấp cao hơn thì uyển chuyển. Đó là chân dung của một người rất máy móc, cứng nhắc, và sống theo qui ước cho chính ông đặt ra.

Không được trọng dụng
Thời thanh niên và trung niên, Khổng Tử không được trọng dụng vì ông chẳng có đóng góp gì quan trọng. Ông lưu lạc rất nhiều nước, nhưng chẳng có vua chúa nào trọng dụng tài của ông. Cuối cùng ông về nước Lỗ và mở trường dạy học. Nên nhớ rằng thời đó, chỉ có triều đình và những "hiền nhân" mới có quyền mở trường dạy học. Nhờ trường của Khổng Tử mà nhiều môn đồ sau này làm lớn trong triều đình. Ông đào tạo khoảng 3000 môn đồ. Nghe nói công lớn của ông là làm cho khoảng cách giữa người "quân tử" và "tiểu nhân" ngắn hơn, nhưng có người cho rằng đó là một ảnh hưởng vô ý thức, vì trong thâm tâm ông không muốn vậy. Theo sách vở để lại, ông xem kẻ tiểu nhân không đáng được kính trọng, không cần nể nang (giống như Francis Galton bên Anh).

Khổng Tử được tôn xưng là một nhà đạo đức, nhưng "đạo đức" ở đây có nghĩa là ông làm đúng nghi lễ, chứ không hẳn là có đạo cao đức trọng. Ông dạy môn đồ phải trung thực, giữ tín nghĩa với bạn bè, phải phụng dưỡng cha mẹ, giúp người già sống yên ổn, yêu trẻ thơ. Đó thật ra là những chuẩn mực chung thời đó của người Á Đông. Nhưng Khổng Tử không có tầm vóc "global" của Phật Thích Ca hay Chúa Jesus, những người có khả năng xây dựng hẳn một nền triết lí và đạo đức học để cứu rỗi thiên hạ. Thậm chí, ông còn kém hơn Gandhi một bậc.

Ông cũng có vẻ rất thích tự xem mình làm việc của thánh. Ông từng nói rằng "Bảo ta là thánh thì ta không dám, nhưng ta làm việc thánh không biết chán, dạy người không biết mỏi." Ông cũng khá tự tin về tài năng của mình. Ông từng phán rằng vua chúa nào mà biết trọng dụng ông thì chỉ một năm ông sẽ làm cho nước đó khá lên, 3 năm là sẽ thành công. Nhưng trong thực tế, chẳng vua chúa nào tin dùng ông cả. Chứng cứ cho thấy ông làm quan nước Lỗ gần 10 năm mà nước này có khá lên đâu. Khổng Tử chủ trương tập trung quyền lực vào vua chúa, không cho các đại thần tham chính. Chính vì thế mà các đại thần rất ghét Khổng Tử, họ khuyên vua chúa nên xa lánh ông quân sư này.

Có thể nói rằng Khổng Tử là người thích làm quan cầu vinh và … trốn thực tế. Ông khuyên người quân tử nên mưu tìm học đạo chứ đừng quan tâm đến miếng cơm manh áo. Lí do, theo ông, học đạo thì sẽ ra làm quan, vinh danh phú quí. Làm quan thì ắt sẽ có miếng ăn. Khi đã làm quan, ông khuyên rằng nước nào thịnh thì tìm đến xin làm quan, còn nước nào khó khăn thì bỏ đi. Ông cũng khuyên rằng nước lâm nguy thì không nên vào, nước bị loạn thì không nên ở. Cái triết lí này cũng từng được nho sĩ Nguyễn Khuyến áp dụng triệt để. Khi nước mất về tay người Pháp, ông lui về ở ẩn để ngâm vịnh thơ ca, chứ chẳng có đóng góp gì đáng chú ý.

Học thuyết của Khổng Tử
Cũng như các "học thuyết" thời xưa, những gì Khổng Tử để lại chẳng là bao nếu so với tiêu chuẩn hiện nay. Tác phẩm của ông là Tứ Thư và Ngũ Kinh. Nếu gộp lại thì chắc độ 300 trang. Ấy thế mà suốt đời này sang đời khác, người ta lải nhải nhắc đến những sách này như là "học thuyết"!

Nếu hỏi một người bình thường, hay ngay cả một bậc trí giả, rằng Khổng Giáo dạy cái gì, thì chắc chắn họ sẽ lúng túng. Có thể họ sẽ kể ra đó là triết lí trung, hiếu, nhân, nghĩa, lễ, trí, tín. Nhưng đó là những giá trị thì đúng hơn, và những giá trị đó cũng mập mờ, chứ không được phát triển thành hệ thống triết học như phương Tây. Tuy nhiên, có thể nói rằng Khổng Giáo dựa trên "tam cương, ngũ thường". Tam cương là 3 bổn phận của kẻ sĩ: trung với vua, hiếu với cha mẹ, chung thủy với vợ. Ngũ thường thì vẫn được coi là nhân, nghĩa, lễ, trí, tín.

Về sau, Khổng Giáo còn được bổ sung thêm các giá trị dành cho phụ nữ: tam tòng, tứ đức. Tam tòng là ba sự phục tùng mà người đàn bà phải tuân thủ: lúc còn con gái thì phải phục tùng cha, lấy chồng thì phải phục tùng chồng, chồng chết thì phải phục tùng con. Tứ đức là bốn đức tính người đàn bà phải rèn luỵện, đó là công, dung, ngôn, hạnh (khéo tay, có nhan sắc, ăn nói tốt, và hạnh kiểm tốt). Khổng Giáo cũng rất quan tâm đến một giá trị đặc biệt: đó là chữ trinh tiết của người phụ nữ.

Cần phải nói rằng Khổng Tử đề ra những giá trị đó một cách … khơi khơi. Ông chẳng đưa ra được chứng cứ gì có hệ thống, chẳng thèm phân tích lí lẽ. Ông chẳng chứng minh bằng logic hay biện luận như triết gia phương Tây. Ông chỉ phán chung chung, ai muốn hiểu sao thì hiểu. Còn các giá trị ông đề ra cho phụ nữ phải nói là lạc hậu (so với ngày nay). Những giá trị đó còn hạ thấp vai trò của người phụ nữ, xem họ như là vật dụng. Thật là vô lí khi đòi hỏi người phụ nữ phải phục tùng chồng con! Còn đòi hỏi trinh tiết như là một giá trị có người xem là … đểu cáng. Chúng ta còn nhớ chuyện anh chàng Chử Đồng Tử bị công chúa nhìn thấy trần truồng trong lúc tắm, và thế là nàng ta xem mình bị … mất trinh. Đã thế còn phải cưới anh ta làm chồng. Phải nói là hài hước đến độ khó tin! Ngày nay, những giá trị đó của Khổng Tử không thể áp dụng được vì đó là một hệ giá trị quái đản.

Giá trị "nhân" không được ông định nghĩa đàng hoàng. Trong Luận Ngữ, Khổng Tử viết rằng nhân là người trí thì thích nước, người nhân thì thích núi, người trí thì động còn người nhân thì tĩnh. Chẳng ai hiểu ông định nghĩa gì. Chữ "lễ" của Khổng Giáo cũng là một sự mập mờ và dễ gây hiểu lầm. Luận Ngữ xem lễ chỉ là nghi thức và hình thức cúng bái và ứng xử với vua chúa ra sao. Cũng xin nói thêm rằng hiện nay ở VN có phong trào "tiên học lễ hậu học văn", nhưng đây là một "áp dụng" sai. Như đề cập, lễ ở đây có nghĩa là nghi thức (học quì, lạy, cúi đầu). Như vậy nói "tiên học lễ, hậu học văn" là rất ngược đời.

Nhà văn Bá Dương (người Tàu) là tác giả cuốn sách nổi tiếng "Người Trung Quốc Xấu Xí" vạch ra những cái xấu của người Tàu và văn hoá Tàu. Trong sách, ông xem Khổng Giáo là một hũ tương đặc sệt. Nhưng có người xem nó còn tệ hơn một hũ tương, vì Khổng Giáo còn đề cập đến quỉ thần, phục tùng vua chúa, đặt ra những qui ước ăn ở trong gia đình, tu thân, v.v. Ông Nguyễn Gia Kiểng xem Khổng Giáo là một "hũ mắm thập cẩm, thịt có, cá có, tôm có, mà rau cũng có. Mỗi người nếm nói một cách riêng, người thì bảo là thịt, người thì nói là cá, người lại nói là tôm. Ai cũng đúng cả mà cũng chẳng ai đúng cả. Cho nên có người nói Nho Giáo là hệ thống chính trị, có người nói đó là một triết lí và cũng có người coi nó là đạo lí."

Tại sao Tàu muốn vực dậy Khổng Tử
Quan điểm của Khổng Tử được các chế độ toàn trị và quân chủ chuyên chế rất thích. Ông kêu gọi tôn quân, phân biệt người quân tử và bậc tiểu nhân, những điều rất phù hợp với quan điểm các chế độ toàn trị. Ông quan niệm rằng "quân tử học đạo tác ái nhân, tiểu nhân học đạo tạc đi sử giả" (người quân tử mà có đạo thì yêu người, còn kẻ tiểu nhân mà có đạo thì dễ sai bảo). Ông còn nói "quân tử hữu dũng nhi vô nghĩa vi loạn, tiểu nhân hữu dũng nhi vô nghĩa vi đạo" (kẻ quân tử có dũng khí mà không có nghĩa thì là kẻ loạn, kẻ tiểu nhân có dũng mà không có nghĩa thì đi ăn trộm). Cũng giống như trong chế độ toàn trị, kẻ làm quan hay cán bộ được xem là "cao thượng", còn dân chúng là hạng thấp kém, hèn hạ, cần phải được rèn luyện và giáo dục. Có lẽ vì thế mà các chế độ này rất tôn kính ông như là một bậc thánh.

Có vài đặc điểm về Khổng Giáo mà giới toàn trị rất ưa thích. Thứ nhất là tinh thần thủ cựu, bảo thủ. Khổng Tử, như tôi mô tả trên, là người rất tôn trọng nghi thức (ông gọi là "lễ"), suốt năm này sang năm khác, ông chỉ lặp lại những nghi thức, lễ giáo ông đặt ra. Không sáng tạo cái gì mới, thậm chí còn thù ghét cái mới. Thứ hai là thiếu tính khoan dung và độc quyền chân lí. Các giá trị mà Khổng Tử truyền bá là qua áp đặt chứ không qua thuyết phục. Ông không muốn có một chân lí khác ngoài chân lí của ông. Thứ ba là tính sùng bái cá nhân, sùng bái cấp trên một cách bệnh hoạn. Đặc điểm thứ ba này cũng rất phù hợp với quan điểm của các chế độ quân chủ và toàn trị, vì họ thích dựng lên những cá nhân bán thần thánh.

Nhìn như thế, chúng ta không ngạc nhiên khi thấy đảng cộng sản Tàu muốn vực dậy Khổng Tử. Nên nhớ rằng trước đây Mao Trạch Đông rất ghét Khổng Tử, ông nhìn thấy mấy nhà thờ Khổng Tử là muốn đốt! Có lẽ một phần là do mặc cảm, vì Mao xuất thân là kẻ thất học? Nhưng trong thời đại mới, Tàu có lẽ tìm thấy vài điều hay ho từ Khổng Tử và muốn quảng bá ra ngoài. Thật ra, Viện Khổng Tử không hẳn quảng bá những lời dạy của Khổng Tử, mà quảng bá hình ảnh của một nước Tàu thời hậu Mao.

Giới chính trị Tàu xem Viện Khổng Tử như là một loại "quyền lực mềm" (soft power). Họ muốn bắt chước Đức, Mỹ, Anh, Pháp, v.v. bằng hình thức quảng bá văn hoá ra ngoài. Nhưng họ quen thói độc quyền tư tưởng, nên sự hiện diện của các viện Khổng Tử là một đe doạ đến tự do học thuật. Thật vậy, một hiệp hội giáo sư Mỹ đã đồng thanh lên tiếng tẩy chay các viện Khổng Tử ở Mỹ vì họ xem viện Khổng Tử là một công cụ tuyên truyền của nhà nước Tàu cộng sản, và tuyên truyền thì không tôn trọng tự do học thuật. Một số trường đại học bên Mĩ đã từ chối viện Khổng Tử. Nhưng giới trí thức ở VN thì không có cái may mắn có tiếng nói như đồng nghiệp bên Mỹ.

Trong 1000 năm Tàu đô hộ Việt Nam, Tàu không hề xây dựng một lăng miếu Khổng Tử nào cả. Có lẽ đó là chính sách ngu dân của Tàu thời đó. Ấy thế mà ngày nay họ trịnh trọng đem cái viện Khổng Tử đó sang Việt Nam! Nhưng chúng ta có muốn học cái văn hoá "hũ tương" của Tàu? Ngày xưa, có người như Phan Kế Bính, một học giả xuất chúng, rất sùng ái Khổng Tử. Trong một tranh luận với Phạm Quỳnh, Phan Kế Bính viết rằng: "Đạo lý là đạo lý Khổng Mạnh. Như vậy phải chăng các dân tộc không biết tới Khổng Mạnh là những dân tộc không có đạo đức?" Kinh chưa!

Nhưng ngày nay, chúng ta thấy Tàu chẳng có cái gì để chúng ta học cả. Chính quyền Tàu đem đến VN toàn những rủi ro, độc hại, và nguy cơ. Người Nhật, người Hàn đã thoát Tàu và đã đạt thịnh vượng. Không có lý do gì để chúng ta phải du nhập những giá trị "hũ tương", "hũ mắm thập cẩm" đó để kìm hãm sự phát triển của Dân tộc và đất nước.

Cuộc đời của Khổng Tử cũng rất thú vị, nhưng nếu đọc kĩ thì hình như ông chẳng có đóng góp gì quan trọng lắm. Ông tên là Khổng Khâu (551-479 TCN), ở nước Lỗ, trong một gia đình [nói theo ngôn ngữ thời nay] là trung lưu vì ba của ông là một vị quan thuộc nước Lỗ. Tuy ông được người đời sau tôn thành "Vạn thế Sư biểu" (Bậc thầy của muôn đời), nhưng cuộc đời và sự nghiệp của ông nếu được soi rọi kĩ thì không hẳn xứng đáng với danh hiệu đó. Nói chính xác, ông là một … thầy cúng. Theo sử sách để lại, năm 19 hay 20 tuổi, ông ra làm quan, chuyên nghề thu thuế. Sau đó, ông được giao việc chăm sóc các con vật dùng vào cúng tế.

Có lẽ chính vì cái xuất thân này mà ông rất quan tâm đến thủ tục cúng tế. Có lẽ vì xuất thân là người thu thuế, kế toán, nên ông rất quan tâm đến sự chính xác. Ông sống như kẻ trưởng giả, suốt đời từ cách ăn uống, cách mặc, cách đi đứng, cách cư xử, lúc nào cũng theo qui ước. Sách Luận Ngữ viết rằng ông chỉ ăn thức ăn nấu thật chín, món ăn phải theo mùa, lượng rau và thịt không thay đổi. Ông cũng uống rượu nhưng không bao giờ để cho say xỉn. Ăn mặc thì không mặc quần áo màu mè, lễ phục thì cánh tay mặt phải dài hơn cánh tay trái, quần áo ngủ phải dài hơn quần áo ban ngày nửa thước. Còn nói thì nói chậm, và không dùng ngón tay để chỉ một vật gì. Trong triều đình cung cách của Khổng Tử là "thượng đội hạ đạp". Đối với các quan cấp dưới thì ông tỏ ra cứng cỏi, còn đối với các quan cấp cao hơn thì uyển chuyển. Đó là chân dung của một người rất máy móc, cứng nhắc, và sống theo qui ước cho chính ông đặt ra.

Không được trọng dụng
Thời thanh niên và trung niên, Khổng Tử không được trọng dụng vì ông chẳng có đóng góp gì quan trọng. Ông lưu lạc rất nhiều nước, nhưng chẳng có vua chúa nào trọng dụng tài của ông. Cuối cùng ông về nước Lỗ và mở trường dạy học. Nên nhớ rằng thời đó, chỉ có triều đình và những "hiền nhân" mới có quyền mở trường dạy học. Nhờ trường của Khổng Tử mà nhiều môn đồ sau này làm lớn trong triều đình. Ông đào tạo khoảng 3000 môn đồ. Nghe nói công lớn của ông là làm cho khoảng cách giữa người "quân tử" và "tiểu nhân" ngắn hơn, nhưng có người cho rằng đó là một ảnh hưởng vô ý thức, vì trong thâm tâm ông không muốn vậy. Theo sách vở để lại, ông xem kẻ tiểu nhân không đáng được kính trọng, không cần nể nang (giống như Francis Galton bên Anh).

Khổng Tử được tôn xưng là một nhà đạo đức, 
nhưng "đạo đức" ở đây có nghĩa là ông làm đúng nghi lễ, chứ không hẳn là có đạo cao đức trọng. Ông dạy môn đồ phải trung thực, giữ tín nghĩa với bạn bè, phải phụng dưỡng cha mẹ, giúp người già sống yên ổn, yêu trẻ thơ. Đó thật ra là những chuẩn mực chung thời đó của người Á Đông. Nhưng Khổng Tử không có tầm vóc "global" của Phật Thích Ca hay Chúa Jesus, những người có khả năng xây dựng hẳn một nền triết lí và đạo đức học để cứu rỗi thiên hạ. Thậm chí, ông còn kém hơn Gandhi một bậc.

Ông cũng có vẻ rất thích tự xem mình làm việc của thánh. Ông từng nói rằng "Bảo ta là thánh thì ta không dám, nhưng ta làm việc thánh không biết chán, dạy người không biết mỏi." Ông cũng khá tự tin về tài năng của mình. Ông từng phán rằng vua chúa nào mà biết trọng dụng ông thì chỉ một năm ông sẽ làm cho nước đó khá lên, 3 năm là sẽ thành công. Nhưng trong thực tế, chẳng vua chúa nào tin dùng ông cả. Chứng cứ cho thấy ông làm quan nước Lỗ gần 10 năm mà nước này có khá lên đâu. Khổng Tử chủ trương tập trung quyền lực vào vua chúa, không cho các đại thần tham chính. Chính vì thế mà các đại thần rất ghét Khổng Tử, họ khuyên vua chúa nên xa lánh ông quân sư này.

Có thể nói rằng Khổng Tử là người thích làm quan cầu vinh và … trốn thực tế. Ông khuyên người quân tử nên mưu tìm học đạo chứ đừng quan tâm đến miếng cơm manh áo. Lí do, theo ông, học đạo thì sẽ ra làm quan, vinh danh phú quí. Làm quan thì ắt sẽ có miếng ăn. Khi đã làm quan, ông khuyên rằng nước nào thịnh thì tìm đến xin làm quan, còn nước nào khó khăn thì bỏ đi. Ông cũng khuyên rằng nước lâm nguy thì không nên vào, nước bị loạn thì không nên ở. Cái triết lí này cũng từng được nho sĩ Nguyễn Khuyến áp dụng triệt để. Khi nước mất về tay người Pháp, ông lui về ở ẩn để ngâm vịnh thơ ca, chứ chẳng có đóng góp gì đáng chú ý.

Học thuyết của Khổng Tử
Cũng như các "học thuyết" thời xưa, những gì Khổng Tử để lại chẳng là bao nếu so với tiêu chuẩn hiện nay. Tác phẩm của ông là Tứ Thư và Ngũ Kinh. Nếu gộp lại thì chắc độ 300 trang. Ấy thế mà suốt đời này sang đời khác, người ta lải nhải nhắc đến những sách này như là "học thuyết"!
Nếu hỏi một người bình thường, hay ngay cả một bậc trí giả, rằng Khổng Giáo dạy cái gì, thì chắc chắn họ sẽ lúng túng. Có thể họ sẽ kể ra đó là triết lí trung, hiếu, nhân, nghĩa, lễ, trí, tín. Nhưng đó là những giá trị thì đúng hơn, và những giá trị đó cũng mập mờ, chứ không được phát triển thành hệ thống triết học như phương Tây. Tuy nhiên, có thể nói rằng Khổng Giáo dựa trên "tam cương, ngũ thường". Tam cương là 3 bổn phận của kẻ sĩ: trung với vua, hiếu với cha mẹ, chung thủy với vợ. Ngũ thường thì vẫn được coi là nhân, nghĩa, lễ, trí, tín.

Về sau, Khổng Giáo còn được bổ sung thêm các giá trị dành cho phụ nữ: tam tòng, tứ đức. Tam tòng là ba sự phục tùng mà người đàn bà phải tuân thủ: lúc còn con gái thì phải phục tùng cha, lấy chồng thì phải phục tùng chồng, chồng chết thì phải phục tùng con. Tứ đức là bốn đức tính người đàn bà phải rèn luỵện, đó là công, dung, ngôn, hạnh (khéo tay, có nhan sắc, ăn nói tốt, và hạnh kiểm tốt). Khổng Giáo cũng rất quan tâm đến một giá trị đặc biệt: đó là chữ trinh tiết của người phụ nữ.

Cần phải nói rằng Khổng Tử đề ra những giá trị đó một cách … khơi khơi. Ông chẳng đưa ra được chứng cứ gì có hệ thống, chẳng thèm phân tích lí lẽ. Ông chẳng chứng minh bằng logic hay biện luận như triết gia phương Tây. Ông chỉ phán chung chung, ai muốn hiểu sao thì hiểu. Còn các giá trị ông đề ra cho phụ nữ phải nói là lạc hậu (so với ngày nay). Những giá trị đó còn hạ thấp vai trò của người phụ nữ, xem họ như là vật dụng. Thật là vô lí khi đòi hỏi người phụ nữ phải phục tùng chồng con! Còn đòi hỏi trinh tiết như là một giá trị có người xem là … đểu cáng. Chúng ta còn nhớ chuyện anh chàng Chử Đồng Tử bị công chúa nhìn thấy trần truồng trong lúc tắm, và thế là nàng ta xem mình bị … mất trinh. Đã thế còn phải cưới anh ta làm chồng. Phải nói là hài hước đến độ khó tin! Ngày nay, những giá trị đó của Khổng Tử không thể áp dụng được vì đó là một hệ giá trị quái đản.

Giá trị "nhân" không được ông định nghĩa đàng hoàng. Trong Luận Ngữ, Khổng Tử viết rằng nhân là người trí thì thích nước, người nhân thì thích núi, người trí thì động còn người nhân thì tĩnh. Chẳng ai hiểu ông định nghĩa gì. Chữ "lễ" của Khổng Giáo cũng là một sự mập mờ và dễ gây hiểu lầm. Luận Ngữ xem lễ chỉ là nghi thức và hình thức cúng bái và ứng xử với vua chúa ra sao. Cũng xin nói thêm rằng hiện nay ở VN có phong trào "tiên học lễ hậu học văn", nhưng đây là một "áp dụng" sai. Như đề cập, lễ ở đây có nghĩa là nghi thức (học quì, lạy, cúi đầu). Như vậy nói "tiên học lễ, hậu học văn" là rất ngược đời.

Nhà văn Bá Dương (người Tàu) là tác giả cuốn sách nổi tiếng "Người Trung Quốc Xấu Xí" vạch ra những cái xấu của người Tàu và văn hoá Tàu. Trong sách, ông xem Khổng Giáo là một hũ tương đặc sệt. Nhưng có người xem nó còn tệ hơn một hũ tương, vì Khổng Giáo còn đề cập đến quỉ thần, phục tùng vua chúa, đặt ra những qui ước ăn ở trong gia đình, tu thân, v.v. Ông Nguyễn Gia Kiểng xem Khổng Giáo là một "hũ mắm thập cẩm, thịt có, cá có, tôm có, mà rau cũng có. Mỗi người nếm nói một cách riêng, người thì bảo là thịt, người thì nói là cá, người lại nói là tôm. Ai cũng đúng cả mà cũng chẳng ai đúng cả. Cho nên có người nói Nho Giáo là hệ thống chính trị, có người nói đó là một triết lí và cũng có người coi nó là đạo lí."

Tại sao Tàu muốn vực dậy Khổng Tử
Quan điểm của Khổng Tử được các chế độ toàn trị và quân chủ chuyên chế rất thích. Ông kêu gọi tôn quân, phân biệt người quân tử và bậc tiểu nhân, những điều rất phù hợp với quan điểm các chế độ toàn trị. Ông quan niệm rằng "quân tử học đạo tác ái nhân, tiểu nhân học đạo tạc đi sử giả" (người quân tử mà có đạo thì yêu người, còn kẻ tiểu nhân mà có đạo thì dễ sai bảo). Ông còn nói "quân tử hữu dũng nhi vô nghĩa vi loạn, tiểu nhân hữu dũng nhi vô nghĩa vi đạo" (kẻ quân tử có dũng khí mà không có nghĩa thì là kẻ loạn, kẻ tiểu nhân có dũng mà không có nghĩa thì đi ăn trộm). Cũng giống như trong chế độ toàn trị, kẻ làm quan hay cán bộ được xem là "cao thượng", còn dân chúng là hạng thấp kém, hèn hạ, cần phải được rèn luyện và giáo dục. Có lẽ vì thế mà các chế độ này rất tôn kính ông như là một bậc thánh.

Có vài đặc điểm về Khổng Giáo mà giới toàn trị rất ưa thích. Thứ nhất là tinh thần thủ cựu, bảo thủ. Khổng Tử, như tôi mô tả trên, là người rất tôn trọng nghi thức (ông gọi là "lễ"), suốt năm này sang năm khác, ông chỉ lặp lại những nghi thức, lễ giáo ông đặt ra. Không sáng tạo cái gì mới, thậm chí còn thù ghét cái mới. Thứ hai là thiếu tính khoan dung và độc quyền chân lí. Các giá trị mà Khổng Tử truyền bá là qua áp đặt chứ không qua thuyết phục. Ông không muốn có một chân lí khác ngoài chân lí của ông. Thứ ba là tính sùng bái cá nhân, sùng bái cấp trên một cách bệnh hoạn. Đặc điểm thứ ba này cũng rất phù hợp với quan điểm của các chế độ quân chủ và toàn trị, vì họ thích dựng lên những cá nhân bán thần thánh.

Nhìn như thế, chúng ta không ngạc nhiên khi thấy đảng cộng sản Tàu muốn vực dậy Khổng Tử. Nên nhớ rằng trước đây Mao Trạch Đông rất ghét Khổng Tử, ông nhìn thấy mấy nhà thờ Khổng Tử là muốn đốt! Có lẽ một phần là do mặc cảm, vì Mao xuất thân là kẻ thất học? Nhưng trong thời đại mới, Tàu có lẽ tìm thấy vài điều hay ho từ Khổng Tử và muốn quảng bá ra ngoài. Thật ra, Viện Khổng Tử không hẳn quảng bá những lời dạy của Khổng Tử, mà quảng bá hình ảnh của một nước Tàu thời hậu Mao.

Giới chính trị Tàu xem Viện Khổng Tử như là một loại "quyền lực mềm" (soft power). Họ muốn bắt chước Đức, Mỹ, Anh, Pháp, v.v. bằng hình thức quảng bá văn hoá ra ngoài. Nhưng họ quen thói độc quyền tư tưởng, nên sự hiện diện của các viện Khổng Tử là một đe doạ đến tự do học thuật. Thật vậy, một hiệp hội giáo sư Mỹ đã đồng thanh lên tiếng tẩy chay các viện Khổng Tử ở Mỹ vì họ xem viện Khổng Tử là một công cụ tuyên truyền của nhà nước Tàu cộng sản, và tuyên truyền thì không tôn trọng tự do học thuật. Một số trường đại học bên Mĩ đã từ chối viện Khổng Tử. Nhưng giới trí thức ở VN thì không có cái may mắn có tiếng nói như đồng nghiệp bên Mỹ.

Trong 1000 năm Tàu đô hộ Việt Nam, Tàu không hề xây dựng một lăng miếu Khổng Tử nào cả. Có lẽ đó là chính sách ngu dân của Tàu thời đó. Ấy thế mà ngày nay họ trịnh trọng đem cái viện Khổng Tử đó sang Việt Nam! Nhưng chúng ta có muốn học cái văn hoá "hũ tương" của Tàu? Ngày xưa, có người như Phan Kế Bính, một học giả xuất chúng, rất sùng ái Khổng Tử. Trong một tranh luận với Phạm Quỳnh, Phan Kế Bính viết rằng: "Đạo lý là đạo lý Khổng Mạnh. Như vậy phải chăng các dân tộc không biết tới Khổng Mạnh là những dân tộc không có đạo đức?" Kinh chưa!

Nhưng ngày nay, chúng ta thấy Tàu chẳng có cái gì để chúng ta học cả. Chính quyền Tàu đem đến VN toàn những rủi ro, độc hại, và nguy cơ. Người Nhật, người Hàn đã thoát Tàu và đã đạt thịnh vượng. Không có lý do gì để chúng ta phải du nhập những giá trị "hũ tương", "hũ mắm thập cẩm" đó để kìm hãm sự phát triển của Dân tộc và đất nước.

 

No comments:

Post a Comment

Thanks for watching

Popular Posts

Popular Posts