Đăng
ngày 03-01-2015
Trung Quốc sẽ bị thất thế nếu nổ ra chiến tranh biên giới với Ấn
Độ ?
Quân đội Trung Quốc tập
trận, ngày 22/07/2014.REUTERS/Petar Kujundzic
Trong giả thuyết chiến
tranh biên giới với Ấn Độ bùng lên trở lại, Quân khu Thành Đô, chịu trách nhiệm
bảo vệ Trung Quốc, có nguy cơ bị thất thế « một phần » trước đối phương. Trong
một bản tin phát đi ngày 02/01/2015, đài Truyền hình Phoenix tại Hồng Kông đã
xác định như trên, căn cứ vào kết quả một loạt những cuộc tập trận do chính
Quân đội Trung Quốc tiến hành.
Theo nguồn tin trên, mới
đây, Quân khu Thành Đô, lực lượng được giao phó nhiệm vụ bảo vệ Trung Quốc
trước hai láng giềng Ấn Độ và Việt Nam đã tổ chức một loạt các cuộc tập trận
với Ấn Độ bị coi là « kẻ thù giả định
» trong một cuộc chiến tranh tại vùng biên giới giữa hai nước.
Kết luận được giới chức
quân sự Trung Quốc rút ra từ các cuộc tập trận đó khá đáng ngại cho Trung Quốc
: Quân đội Ấn Độ sẽ được hưởng một số «
lợi thế cục bộ » trong cuộc đối đầu với lực lượng Trung Quốc thuộc Quân
khu Thành Đô.
Lợi thế trước tiên là
địa thế. Khu vực chiến trường giả định sẽ là vùng Cao nguyên Tây Tạng (Trung
Quốc gọi là Cao nguyên Thanh Tạng), một vùng đồi núi ở độ cao 4500m, với khí
hậu cực kỳ lạnh lẽo.
Hai đặc điểm này đều
không thuận lợi cho cả quân đội Trung Quốc lẫn Ấn Độ, nhưng phía Ấn Độ, được
ghi nhận là chiếm được phần nào ưu thế nhờ đã được chuẩn bị kỹ hơn cho cuộc
chiến, đặc biệt là trong việc chuyển quân lính và vũ khí trong trong khu vực
đồi núi cao.
Bên cạnh đó, nhờ tích
cực hợp tác quân sự với Hoa Kỳ, Nga và Israel trong thời gian qua, Ấn Độ đã tăng
cường năng lực tiến hành chiến tranh điện tử, nhất là trong lãnh vực giám sát,
gây nhiễu và làm tê liệt hệ thống truyền thông thông tin (của kẻ thù).
Trong toàn cảnh đó, Quân
đội Trung Quốc cho rằng lợi thế lớn nhất của Quân khu Thành Đô so với Quân đội
Ấn Độ là các tên lửa tầm trung Đông Phong-16 có khả năng bắn rất chính xác,
được triển khai ở khu vực hai tỉnh Vân Nam và Quý Châu.
__._,_.___
'VN đang có cơ hội lớn để thoát Trung'
9 giờ trước
Việt Nam đang có cơ hội
hơn bao giờ hết so với lịch sử 'cả nghìn năm qua' nhằm trở nên độc lập hơn đối
với quốc gia láng giềng Trung Quốc, theo quan điểm của một nhà nghiên cứu về
văn hóa minh triết từ Hà Nội.
Trao đổi với BBC về xu thế
bang giao Việt Nam - Trung Quốc trong năm 2015, Giáo sư Nguyễn Khắc Mai, Giám
đốc Trung tâm Văn hóa Minh triết Việt Nam nói:
"Cả nghìn năm mình
lệ thuộc Trung Quốc và bây giờ trong thời hiện đại thì mình đang có cơ hội để
thoát ra.
"Tôi nói rằng tránh
cái lệ thuộc chứ không phải là tránh mối quan hệ, bởi vì mình phải quan hệ với
tất cả mọi người, huống gì là một anh láng giềng như vậy.
"Mình có thể là giữ
quan hệ, phải quan hệ và có quan hệ tử tế thì mới có lợi ích của cả hai phía.
"Như thế tức là ta
chỉ chống lại cái lệ thuộc, đừng buộc mình như là con ngựa phụ kéo theo, lẽo
đẽo đi theo cỗ xe của chủ, thì không thực hiện điều này, mà mình phải
tránh."
'Bài học lịch sử
và khu vực'
"Cha
ông mình nói rõ rồi. Trong nước thì khoan thư sức dân, nâng dân lên ở thế làm
chủ thực sự, tạo ra thế để cho nhân dân làm ăn tự do, có quyền ngôn luận, quyền
lập hội, quyền biểu tình, rồi đặc biệt là quyền sở hữu, trả lại cho dân,"
ông Mai nói thêm.
"Như đấy là để cho
nội lực của Việt Nam phát triển, xây dựng một thể chế cho nó dân chủ, văn minh
và cải tạo đội ngũ cán bộ công chức, để họ thực sự là người phục vụ dân, phục
vụ nước, chứ không phải đám ăn trên, ngồi chốc, phe nhóm và cướp quyền của dân
như hiện nay...
"Còn đối ngoại thì
phải đoàn kết với Asean, với Nhật, với Úc, với Ấn Độ, với Mỹ, với Tây Âu và
phải tìm mọi cách để tận dụng được lợi thế mà họ có thể trao lại cho Việt Nam.
Theo nhà nghiên cứu, đã
có nhiều nước trong khu vực là láng giềng với Trung Quốc hoàn toàn có thể cung
cấp bài học tham khảo cho Việt Nam trong việc giữ độc lập đường lối và phát
triển so với Trung Quốc.
Giáo sư Mai nói:
"Myanmar là một bài học lớn. Họ thoát Trung một cách thông minh, đàng hoàng
và quyết liệt hơn mình, rất rõ. Và họ là nước ở sát Trung Quốc đấy.
"Bây giờ những khả
năng phát triển của họ là rất rõ. Hàn Quốc cũng ở sát Trung Quốc đấy, nhưng mà
họ có bị lệ thuộc đâu. Cho nên đây là vấn đề lớn mà Việt Nam phải đối mặt,"
nhà nghiên cứu nhấn mạnh.
No comments:
Post a Comment
Thanks for watching