UKRAINA - MH17 -
Bài đăng : Thứ hai 28 Tháng Bẩy 2014 - Sửa đổi lần cuối Thứ hai 28 Tháng Bẩy 2014
LHQ: Vụ bắn rơi máy bay
Malaysia tại Ukraina là « tội ác chiến tranh »
Hiện trường tai nạn máy bay Malaysia ở miền Đông Ukraina.
Reuters
Mai
Vân
Cao ủy Nhân quyền Liên Hiệp Quốc Navi Pillay, hôm nay, 28/07/2014, đánh giá là
vụ bắn rơi chiếc máy bay của Malaysia Airlines trên vùng do lực lượng ly khai Ukraina kiểm soát có thể bị xem như là « một tội ác chiến tranh ». Các thủ phạm cần phải bị đưa ra tòa xét xử.
Trong một bản thông cáo, bà
Pillay cho rằng « việc vi phạm luật quốc tế trong bối cảnh đó có thể xem như một tội ác chiến tranh » và bà khẳng định là « tất cả mọi việc sẽ được tiến hành » để đưa thủ phạm, cho dù đó là ai, ra trước công lý. Bà còn
nhấn mạnh là phải có một cuộc điều tra nhanh chóng,
kỹ càng, hữu hiệu và độc lập về thảm họa này.
Cho đến giờ, giới điều tra vẫn bị hạn chế đi lại ở khu vực máy bay rơi.
Hôm nay, do chiến sự trong khu vực, các chuyên gia
quốc tế đã phải quay trở về Donetsk. Hôm qua
họ cũng đã cố đến nơi, nhưng đã phải trở lui.
Hôm nay, tại Matxcơva, ngoại trưởng Nga Lavrov, cho
là các biện pháp trừng phạt Nga của Liên Hiệp Châu Âu liên
quan đến sự cố máy bay bị bắn hạ sẽ không có tác dụng gì. Ông Lavrov
cũng chủ trương một cuộc điều tra đúng đắn, không thiên vị.
Châu Âu muốn Nga gây sức ép lên phe ly
khai cho các nhà điều tra quốc tế được tự do đi lại để thi hành nhiệm vụ của họ, bằng không Châu Âu sẽ áp dụng trừng phạt mới đối với Nga.
Bắn MH17 là 'tội ác chiến tranh'
Cập nhật: 10:07 GMT - thứ hai, 28 tháng 7, 2014
Hiện đang có quan ngại nếu không được bảo vệ đúng cách, hiện trường vụ rớt máy bay sẽ bị sai lệch
Việc bắn hạ chiếc phi cơ MH17 thuộc hãng hàng không Malaysia
Airlines ở miền đông Ukraine có thể cấu thành "tội ác chiến tranh", Cao
ủy Nhân quyền Liên Hiệp Quốc, Navi Pillay, nói.
Chính phủ Ukraine và các nước phương Tây tin rằng các phiến quân thân Nga đã bắn hạ chiếc MH17 bằng hệ thống tên lửa do Nga cung cấp. Toàn bộ 298 người có mặt trên máy bay, đa phần là người Hà Lan, đều thiệt mạng.
Các bài liên quan
- 'Không
gửi quân tới hiện
trường MH17' - BBC Vietnamese - Thế giới
- Úc và
Hà Lan tiếp cận
địa điểm
vụ MH17
- Hà Lan tiếp nhận
thi thể nạn
nhân MH17
|
|||||||
|
|
|
|
|
|
||
Thủ tướng Hà Lan Mark Rutte nói điều
quân đội quốc tế tới bảo vệ hiện trường vụ MH17 ở đông Ukraine là 'không thực tế'.
|
|||||||
Preview by Yahoo
|
|||||||
|
|||||||
Chủ đề liên quan
Moscow và các phiến quân đổ lỗi cho các lực lượng Ukraine về vụ phi cơ bị rớt.
Cảnh sát Hà Lan và Australia đang tới hiện trường.
Tình trạng giao tranh dữ dội tại khu vực khiến cảnh sát không thể tới nơi sớm hơn. Họ muốn giúp duy trì hiện trạng ở nơi xảy ra vụ việc - một vùng rất rộng lớn do các phiến quân kiểm soát - để các mảnh vụn máy bay và thi thể các nạn nhân có thể được các chuyên gia tai
nạn quốc tế giám định.
Hầu hết các thi thể đã được đưa đi; phần lớn được đưa tới Hà Lan.
Quân đội Ukraine đang cố tìm cách chiếm quyền kiểm soát đối với hai con phố chính, nơi mà chính quyền Kiev tin rằng đó là những đường tiếp ứng then chốt từ Nga cho các lực lượng phiến quân ở Donetsk.
Trong 24 giờ qua, đã xảy ra tình trạng nã đạn pháo dữ dội vào thành phố Horlivka, khiến một số dân thường thiệt mạng.
Ở thành phố Donetsk, ít nhất ba người chết, cũng do bị pháo kích, giới chức địa phương nói.
UKRAINA - MH17 -
Bài đăng : Thứ hai 28 Tháng Bẩy 2014 - Sửa đổi lần cuối Thứ hai 28 Tháng Bẩy 2014
Các ẩn số trong vụ phi cơ Malaysia bị bắn rơi ở Ukraina
Hiện trường tai nạn máy bay Malaysia ở miền Đông Ukraina.
Reuters
Mai
Vân
Từ khi chuyến bay MH17 của hãng hàng không Malaysia Airlines, gặp thảm họa hôm 17/07/2014 đến nay, đã có rất nhiều câu hỏi được đưa ra những vẫn chưa tìm được câu trả lời thỏa đáng : Ai đã bắn rơi chiếc Boeing, sát hại gần 300 người trên máy bay ? Hậu quả chinh trị, ngoại giao
của thảm kịch đó sẽ ra sao ?
Cho đến lúc này hai bên giao chiến ở Ukraina vẫn đổ tội cho nhau là thủ phạm vụ bắn rơi máy bay. Như trong mọi cuộc điều tra, một câu hỏi đầu tiên được đặt ra :
Ai - quân đội Ukraina và phe
ly khai thân Nga - có lợi gì trong việc bắn hạ máy bay dân sự của hãng Malaysia
Airlines ? Và mục tiêu chính trị là gì ?
Nói một cách tuyệt đối, không ai có lợi lộc gì khi bắn hạ một máy bay hàng không dân sự. Cái giá chính trị phải trả cho hành vi này rất cao đối với thủ phạm, và rất dễ dàng thấy trước. Cho nên đứng trên góc độ này, thì một lãnh đạo đầu óc bình thường sẽ không cố tình phiêu lưu như thế.
Mục tiêu chính trị duy nhất có thể nghĩ đến trong việc cố tình bắn hạ một phi cơ hàng không dân dụng là để trả thù hay gây hoảng sợ.
Nhưng trong trường hợp cụ thể trước mắt này, cách giải thích đó hoàn toàn phi lý, thậm chí phản tác dụng. Vì gây sợ hãi cho Malaysia
thì được lợi gì ? Còn làm cho cả phương Tây sợ hãi ? Người ta đã thấy rõ là hành động như thế có tác dụng ngược lại, đó là tạo ra phản ứng tức giận, phẫn nộ.
Tuy nhiên, những tội ác như thế có thể xẩy ra trong ít nhất hai tình huống : Khi người ta tưởng là nhắm vào một phi cơ quân sự, nhưng lại bắn nhầm một máy bay dân sự. Trường hợp ngược lại là thủ phạm không hề nhầm lẫn, cố tình bắn vào một máy bay dân sự để rồi ngụy trang, đổ tội cho đối phương.
Trong trường hợp chuyến bay MH17, cả hai giả thuyết « nhầm lẫn » và « cố tình » đều được nêu lên trong
công luận.
Quả thật như vậy. Dù chưa biết là các cú điện thoại nghe lén mà tình báo Ukraina tiết lộ xác thực như thế nào, nhưng nếu đúng là như thế, thì các đoạn ghi âm không những xác nhận trách nhiệm của lực lượng ly khai, mà còn là bằng chứng về sự nhầm lẫn thô thiển về mục tiêu nhắm bắn của họ.
Thoạt đầu họ đã khoe khoang rằng đã bắn hạ được chiếc máy bay quân sự thứ 3 của quân đội Ukraina trong
vòng một vài ngày. Nhưng rồi sau đó thì nhận thấy một cách hoảng hốt và giận dữ rằng mình đã bắn một chiếc máy bay dân sự Malaysia và số nạn nhân rất nhiều.
Cùng lúc, Nga và bản thân lực lượng ly khai Ukraina
cố thuyết phục dư luận là chính một tên lửa bắn đi từ một giàn phóng hay từ một chiến đấu cơ Ukraina đã phá hủy chiếc máy bay
Malaysia.
Tóm lại, trên mặt lý thuyết, người ta có thể tìm thấy những lý giải chính trị và kỹ thuật cho vụ bắn hạ chiếc máy bay Malaysia
trong việc tố cáo Ukraina hay quy trách nhiệm cho phe ly khai
thân Nga và Matxcơva. Nhưng để trả lời câu hỏi then chốt về trách nhiệm của vụ bắn hạ máy bay thì cần phải có chứng cứ rõ ràng. Đến giờ thì bằng chứng vẫn hoàn toàn thiếu vắng.
Hậu quả chính trị và ngoại giao của sự cố MH 17 đối với chiến sự sẽ ra sao ? Có nguy cơ tình hình xấu đi thêm hay
không, nghiêm trọng hơn và dẫn đến sự can thiệp của Mỹ hay không ?
Hệ quả chính trị và ngoại giao vốn dĩ đã rất quan trọng. Trước tiên hết, nạn nhân chuyến bay là công dân
của cả chục quốc gia, từ Anh, Hà Lan cho đến Úc, Malaysia, Philippines... Cơn chấn động thật sự đã mang tầm vóc thế giới. Cho nên chỉ trong vài tiếng đồng hồ, cuộc chiến ở miền Đông Ukraina trước đó có vẻ xa xôi đối với nhiều người, và không mang tính chất chiến lược quan trọng, đã trở nên một tranh chấp hàng đầu, với một mối đe dọa liên quan đến hàng triệu người trên thế giới.
Ngoài ra, việc quốc tế hóa cuộc chiến như thế đã không chỉ tạo ra một sự xúc động ngày càng tăng,
mà còn kéo theo sự hiểu biết ngày càng rõ về những gì xẩy ra ở miền Đông Ukraina. Rất nhiều người bây giờ thấy rõ mối nguy hại của sự hình thành các
nhóm vũ trang, hành sự như băng cướp hơn là một đạo quân nổi dậy, và lại được trang bị bằng những vũ khí tối tân nhất thế giới.
Nếu giả thuyết là phe nổi dậy bắn nhầm máy bay được xác định, thì rõ ràng họ không thể có loại vũ khí tối tân như thế nếu không có Nga
dính líu vào. Điều này sẽ làm cho công việc của ông Putin rắc rối thêm. Nước Nga ông cai quản ngày càng bị cô lập trên chính trường quốc tế.
Trong bối cảnh đó, mục tiêu chiến lược của Nga - duy trì Ukraina trong vùng ảnh hưởng của Nga và cùng xây
dựng với Ukraina và một số nước khác một liên hiệp Âu Á - ngày càng
xa vời thêm.
Tên lửa bắn hạ máy bay đến từ phe nào ? Lực lượng ly khai hay
quân đội Ukraina ?
Một nhận xét sơ khởi : Đến giờ chưa ai chính thức trưng ra được bằng chứng là máy bay bị một tên lửa bắn hạ, và nếu đúng là tên lửa, thì đó là loại gì : địa đối không hay không
đối không ?
Có lẽ giả thuyết tên lửa địa đối không là hợp lý nhất, nhưng đó vẫn là một giả thuyết. Vào lúc mà người ta cho là rất khó mà xác định được là tên lửa có phải là nguồn gốc của thảm họa hay không, việc xác định xem tên lửa xuất xứ từ đâu càng khó hơn nữa.
Nhưng dẫu sao, lực lượng ly khai thân
Nga là đáng nghi nhất, với hai yếu tố : thứ nhất là hoạt động bắn máy bay của họ trong những ngày trước đó. Họ đã bắn hạ 2 máy bay quân sự Ukraina và họ cũng đã lên tiếng cho biết là không chấp nhận cho những máy bay khác của Ukraina bay trên bầu trời của họ.
Yếu tố thứ hai, là quân đội Ukraina không có
lý do để triển khai và sử dụng giàn phòng
không của họ, ngoại trừ là để hạ máy bay không người lái. Vì trong thực tế, lực lượng ly khai không
có máy bay, và phi công Nga thì không muốn phiêu lưu đi vào không phận Ukraina, để tránh một cuộc đối đầu trực diện – với hậu quả khôn lường - giữa quân đội Ukraina và quân đội Nga.
Ai có thể cung cấp loại thiết bị tối tân như hỏa tiễn « Bouk », có thể hạ một chiếc máy bay ở độ cao 10 000 mét ?
Và làm cách nào để có thể biết hỏa tiễn được bắn từ đâu ?
Theo quy tắc chung, người ta có thể xác định được vị trí hỏa tiễn bắn đi từ đâu nhờ vào một số dữ liệu tình báo, như hình ảnh vệ tinh dọ thám. Và chắc chắn là lãnh đạo nhiều quốc gia có ngành
tình báo đặc biệt hiệu quả và hiện đại, đã có những thông tin chính
xác về điểm này không lâu sau khi chiếc máy bay bị bắn rơi.
Chúng ta có thể biết sự thật một ngày nào đó hay không ? Có thể nhưng không chắc.
Đối với các lãnh đạo, vấn đề then chốt là họ sẽ rút được lợi ích chính trị gì và khi nào ?
Và nhất là các dữ liệu có thể cho thấy trình độ kỹ thuật tình báo một quốc gia. Đó là một bí mật quốc gia mà các nước bảo vệ rất chặt chẽ. Và trong trường hợp cụ thể của chuyến bay MH17 thì quả đúng đây là những dữ liệu thuộc loại này.
Có nguy cơ tình hình tại chỗ xấu đi hơn hay không ?
Đương nhiên người ta có thể e ngại những phản ứng phi lý và nguy hiểm của những băng đảng vũ trang hay của một cường quốc cảm thấy bị dồn vào chân tường. Và ông Putin
hiện nay đang bị dồn vào chân tường, trước cộng đồng quốc tế cũng như trước dư luận trong nước Nga.
Nhưng từ trước đến nay, ông vẫn luôn có những mánh khóe, đôi
khi rất kỳ quái, nhưng lại rất hữu hiệu. Lần này sẽ cũng thế.
Còn tình hình có xấu đi và dẫn đến can thiệp của Mỹ hay không, thì rất ít có khả năng. Hoa Kỳ hiên
nay không muốn can thiệp quân sự vào một khu vực mới trên thế giới và họ cũng chưa cho rằng tình hình
Ukraina có thể đe dọa trực tiếp quyền lợi của họ.
Vả lại, người Ukraina cũng
không yêu cầu can thiệp quân sự trực tiếp, họ chỉ cần được trợ giúp nhiều hơn về trang thiết bị quân sự. Họ muốn tự họ thành lập một quân đội hữu hiệu. Vả lại họ vẫn tiếp tục tiến công để chiếm lại Donetsk và
Lougansk, hai thành phố lớn phía Đông vẫn ở trong tay lực lượng nổi dậy, sau khi chiếm lại hai thành phố khác, Slaviansk và Kramatorsk, thành trì của phe ly khai.
__._,_.___
No comments:
Post a Comment
Thanks for watching