Máy bay chở khách của
Malaysia Airlines bị bắn rơi ở Ukraine
RFA
17.07.2014
- In trang
này
- Chia sẻ
- Ý kiến của
Bạn
- Email
Hiện trường máy bay chở khách của hãng hàng không Malaysia
Airlines đã lâm nạn ở phía đông Ukraine hôm 17/7. Tất cả 280 hành khách và 15 nhân
viên phi hành đoàn đều thiệt mạng.
Một máy bay chở khách
của hãng hàng không Malaysia Airlines đã lâm nạn ở phía đông Ukraine. Tất cả
280 hành khách và 15 nhân viên phi hành đoàn đều thiệt mạng.
Chiếc máy bay loại Boeing 777 của hãng hàng không Malaysia đang
trong hành trình bay từ Amsterdam về lại Kuala Lumpur thì lâm nạn. Vị trí chiếc
máy bay rơi xuống là nơi mà giao tranh ác liệt đang xảy ra giữa lực lượng
Ukraine và phe nổi dậy ly khai thân Nga trong mấy ngày gần đây.
Ông Anton Gerashenko, cố vấn Bộ nội vụ Ukraine thì chiếc máy bay
đang bay ở độ cao 10.000 mét đã bị một tên lửa bắn trúng. Chính quyền thành phố
Donetsk cho biết chiếc máy bay lao xuống một ngôi làng hiện đang thuộc quyền
kiểm soát của lực lượng ly khai thân Nga có trang bị vũ trang.
Trước đó, Thủ tướng Ukraine Petro Poroshenko đăng thông tin trên
website của ông rằng không loại trừ khả năng máy bay bị bắn rơi và khẳng định
quân đội Ukraine không bắn vào bất cứ một mục tiêu nào trên bầu trời.
Trong khi đó, theo hãng tin AFP thì lực lượng nổi dậy thân Nga
chống lại chính quyền Kiev lại cho rằng chiếc máy bay xấu số trên bị một chiến
đấu cơ của Ukraine bắn hạ.
Ngay sau vụ việc xảy ra, Tổng thống Hoa Kỳ đã yêu cầu Nhà trắng
cần giữ liên hệ liên tục với giới chức Ukraine để cập nhật thông tin. Thủ tướng
Hà Lan cũng từ Bỉ quay về nước để xử lý vụ việc. Còn thủ tướng Malaysia Najib
Razak bị sốc khi biết tin chiếc máy bay trên gặp nạn và gọi đây là thảm họa.
Đồng thời nhiều hãng hàng không trên thế giới như của Pháp, Thổ
Nhĩ Kỳ hay Đức đã yêu cầu máy bay nước mình ngưng bay trên bầu trời Ukraine.
Khủng hoảng Ukraina :
Mỹ và Châu Âu gia tăng trừng phạt Nga
Ngân hàng công VEB của Nga nằm trên danh sách trừng phạt mới của
Mỹ. Ảnh chụp trụ sở tại Matxcova, ngày 17/07/2014
Reuters
Trọng Thành
Hôm qua, 16/07/2014,
Liên Hiệp Châu Âu vừa có một loạt biện pháp nhằm gia tăng trừng phạt Matxcơva.
Hoa Kỳ cũng có các biện pháp tương tự, đặc biệt trong lĩnh vực năng lượng và
tài chính. Nhiều lãnh đạo ly khai thân Nga tại Donetsk và Lugansk cũng nằm trong
danh sách đen.
Về phía các trừng phạt của Mỹ, từ Washington, thông tín viên
Jean-Louis Pourtet cho biết cụ thể,
'' Nhà Trắng vừa đưa ra một loạt trừng phạt mới đối với Matxcơva
do vai trò của nước Nga trong cuộc khủng hoảng Ukraina. Bộ Tài chính Mỹ tuyên
bố tập đoàn dầu khí Nga Rosneft, do một người thân cận với Putin lãnh đạo, bị
đưa vào danh sách đen, các tài khoản của tập đoàn lớn này tại Hoa Kỳ cũng sẽ bị
phong tỏa. Các doanh nghiệp Mỹ không thể tiến hành giao dịch với nhà sản xuất
dầu lửa Nga. Đối tượng trừng phạt mới của Mỹ lần này còn là ngân hàng của tập
đoàn khí đốt Gazprom và ngân hàng công VEB, mà Thủ tướng Nga Dmitri Medvdev là
một trong các lãnh đạo.
Theo Tổng thống Obama, việc gia tăng trừng phạt này có mục tiêu
đưa « các lãnh đạo Nga đến chỗ nhận thức được là các hành động của Nga tại
Ukraina sẽ mang lại các hậu quả, đặc biệt là làm cho kinh tế Nga suy yếu và
Matxcơva bị cô lập ngoại giao nhiều hơn ».
Một số nghị sĩ của hai đảng cầm quyền đã hoan hô quyết định của
Tổng thống, tuy nhiên, thượng nghị sĩ đảng Cộng hòa Marco Rubio than phiền là
các trừng phạt đã không đi xa hơn. Phòng thương mại và doanh nghiệp Mỹ thì ít
phấn khởi hơn, bởi lo mất thị trường Nga vào tay Châu Âu. Báo chí Mỹ, đặc biệt
là tờ New York Times, nhấn mạnh là có một hố ngăn cách ngày càng lớn giữa Châu
Âu và Hoa Kỳ trên phương diện mức độ nghiêm khắc của các biện pháp trừng phạt
nhắm vào Nga, để nước này ngừng giúp đỡ phe ly khai và tôn trọng chủ quyền của
Ukraina.''
Về phía Châu Âu, từ nhiều tháng nay, Bruxelles có lập trường vừa
cứng rắn, vừa đối thoại với Nga để Matxcơva thay đổi thái độ trong khủng hoảng
Ukraina. Tuy nhiên, đối với Châu Âu, Matxcơva đã không hành động gì để cản lại
việc vũ khí và chiến binh từ Nga thâm nhập vào miền đông Ukraina. Do đó, Châu
Âu quyết định có thêm các trừng phạt mới.
Tuy Bruxelles không đi tới « giai đoạn ba », tức trừng phạt kinh
tế, nhưng các biện pháp mới này nhằm vào một số cơ sở của Nga, mà hiện tại danh
sách còn chưa được công bố. Những cơ sở sắp bị Châu Âu trừng phạt vì hỗ trợ về
vật chất và tài chính đối với các hành động hủy hoại hoặc đe dọa chủ quyền và
toàn vẹn lãnh thổ, nền độc lập của Ukraina. Bên cạnh đó, đầu tư công của Châu
Âu vào Nga sẽ bị ngưng lại, cụ thể là việc đình chỉ toàn bộ các đầu tư mới của
Ngân hàng đầu tư Châu Âu hoặc Ngân hàng Châu Âu tái thiết và phát triển.
Matxcơva giận dữ, Kiev chừng mực
Kiev hoanh nghênh quyết định của Châu Âu và khẳng định « đây là
một bước tiến quan trọng ». Điều đáng ngạc nhiên là Ukraina không bình luận về
các trừng phạt của Mỹ chống Matxcơva được công bố tối qua, mà rõ ràng là nặng
nề hơn nhiều so với các trừng phạt của Châu Âu.
Về phần mình, hôm nay Nga phản ứng dữ dội đối với các trừng phạt
của Châu Âu và Hoa Kỳ. Ngay lập tức, Thứ trưởng Ngoại giao Nga Serguei Riabokov
nhận định loạt trừng phạt mới này là « vô lối », « hoàn toàn không thể chấp
nhận được », đồng thời hứa hẹn rằng Washington sẽ nhận được một sự trả đũa « đau
đớn ». Tuy nhiên, theo lãnh đạo Ngoại giao Nga, Matxcơva « sẽ không trả lời
bằng khiêu khích và sẽ hành động một cách bình tĩnh ». Trước đó, nhận xét về
các trừng phạt của Mỹ, Tổng thống Nga cho rằng điều này sẽ đi vào « một ngõ cụt
» và mang lại « các tổn hại nghiêm trọng » cho quan hệ Nga-Mỹ.
Chiến sự tiếp diễn, phe ly khai thông báo sẽ có đối thoại
Tại miền Đông Ukraina, chiến sự vẫn tiếp diễn, đặc biệt xung
quanh Donetsk và Lugansk. Các nỗ lực ngoại giao tìm giải pháp hòa bình cho
khủng hoảng Ukraina cho đến nay vẫn bế tắc. Tuy nhiên, tối hôm qua, hai lãnh
đạo ly khai tại Donetsk thông báo sẽ có một đối thoại qua truyền hình của «
nhóm tiếp xúc » về Ukraina (gồm Tổ chức An ninh và Hợp tác Châu Âu, chính quyền
Kiev và Nga), với sự tham gia của phe ly khai. Cuộc họp dự kiến sẽ diễn ra tối
nay hoặc ngày mai.
No comments:
Post a Comment
Thanks for watching