Trận tử chiến Gaza
Nguyễn Đạt Thịnh
Các binh sĩ Israel canh giữ những người Palestine
bị bắt giữ trong chiến dịch tấn công quân sự vào Dải Gaza.
Phi vụ 468 của Delta Air
Lines với 273 hành khách và 17 nhân viên phi hành, không đáp xuống Tel Aviv được,
mà phải đáp tạm tại Paris; tuy nhiên hãng hàng không El Al của Do Thái vẫn tiếp
tục mọi chuyến bay từ Tel Aviv đi, và từ mọi nơi trở về Tel Aviv.
Tử chiến là trận đánh một
mất, một còn. Mất không nhất thiết phải là chết, nhưng phải là việc hủy diệt khả
năng chiến tranh của bên thua. Điển hình rõ nhất là những sư đoàn thiết kỵ dũng
mãnh của quốc xã Đức, những hạm đội lừng danh của quân phiệt Nhật đều đã bị hủy
diệt, và là nhiều tướng lãnh Đức, tướng lãnh Nhật phải ra tòa xử chiến phạm, một
số lãnh án tử hình, sau chiến tranh.
Cuộc giao tranh đang diễn
ra tại Gaza giữa quân đội Do Thái và lực lượng Hamas cũng mang nhiều đặc tính của
một trận tử chiến; quân Do Thái sẽ đánh cho đến lúc lực lượng Hamas không còn
khả năng bắn thêm một phi đạn nào nữa sang lãnh thổ Do Thái.
Do Thái phải làm như vậy
để sinh tồn, để là bên "còn" trong trận tử chiến một còn, một mất;
trong thông điệp truyền hình nói với người Do Thái, thủ tướng Benjamin
Netanyahu khẳng định, "Không có gì ngăn cản chúng ta được; chúng ta sẽ tiến
hành cuộc chiến cho đến lúc mọi nguy cơ chiến tranh được giải quyết."\
Có thể cũng biết hàm ý của
thông điệp này, nhưng tổng thống Hoa Kỳ Barack Obama vẫn điện thoại cho ông
Netanyahu 2 lần trong 3 ngày vừa rồi, vì ông Obama không muốn cuộc tử chiến tiếp
diễn; và tổng thư ký Liên Hiệp Quốc Ban Ki-moon cũng nặng lời tố giác cuộc tấn
công của Do Thái vào thị trấn Shejaiya là một hành động tàn ác. Đó là 2 khả
năng mạnh nhất đang ngăn cản sự tiếp diễn của cuộc chiến.
Trong trận này 13 quân
nhân Do Thái và 60 người Palestine bị giết; Hamas cũng là người Palestine,
nhưng dĩ nhiên trong số những người bị giết còn có nhiều thường dân Palestine
vô tội.
Trong bài tường thuật
ngày thứ Hai 21 tháng 7, cô phóng viên Anne Barnard viết trên tờ The New York
Times, "Quả bom san bằng tòa nhà 4 tầng tại Nam Bộ giải Gaza giết trọn 4
gia đình, gồm 25 người, trong số này có 19 trẻ em cùng ngồi ăn; bữa ăn có một
thực khách, và anh này là một quân nhân Hamas -có thể là mục tiêu tấn công của
Do Thái.
Cuộc tấn công giết 25 thường
dân để loại trừ một tên Hamas là hành động mới nhất mà cô Barnard ghi nhận,
nhưng chắc chắn không phải là hành động cuối cùng. Thống kê của Liên Hiệp Quốc
cho là 75% những người chết vì bom đạn Do Thái là thường dân; bản thống kê nhắc
lại câu tuyên bố của Do Thái là họ sẽ bảo vệ thường dân trong cuộc chiến tranh
mà chiến trường là những thành phố đông dân, và vị trí quân Hamas đặt phi đạn bắn
sang Do Thái là giữa thành phố.
Do Thái phản biện, nói
chính việc Hamas núp sau tấm lá chắn thịt người mới là yếu tố đáng trách trong
việc thường dân tử nạn. Trong cuộc họp báo tối thứ Hai 7/21, trung tá Peter
Lerner, một phát ngôn viên của quân đội Do Thái nói ông không có đủ dữ kiện để
trả lời phóng viên truyền thông về từng trường hợp tách bạch, trong lúc phóng
viên xoáy quanh cuộc oanh tạc giết 25 thường dân để giết một người lính Hamas.
Phóng viên nêu lên thành
tích chính xác tiêu diệt đích danh từng địch quân, như việc xạ thủ Do Thái bắn
chết một tên khủng bố Hamas ngồi trong một chiếc xe, mà những người khác cùng
ngồi trong xe không hề hấn gì. Dĩ nhiên quân đội Do Thái không sử dụng những
thiện xạ bắn sẻ trong cuộc tử chiến Gaza.
Hôm 13 tháng 7, trước cuộc
tấn công bằng bộ binh, bom Do Thái đã giết toàn gia cảnh sát trưởng Tayseer
al-Batsh gồm 18 người, dù họ chỉ nhắm giết một mình ông.
Trả lời một cuộc phỏng vấn,
một sĩ quan cao cấp Do Thái yêu cầu phóng viên truyền thông phân tách việc thường
dân chết vì bom rơi, đạn lạc, và chết vì bị sử dụng như tấm lá chắn thịt người.
Ông nói nếu quân Hamas chọn một căn nhà còn có thường dân cư ngụ để từ đó bắn
vào quân Do Thái, thì trách nhiệm cố ý giết thường dân là trách nhiệm của
Hamas.
Mặt khác, Hamas cũng
không vừa; họ đã bắn trên 2,000 phi đạn sang lãnh thổ Do Thái, và sáng thứ Ba
7/22 một quả nổ tung cách đường bay của phi trường quốc tế Ben Gurion có 1 dậm.
Phi trường này phục vụ cho thủ đô Tel Aviv của Do Thái.
Nha Quản Trị Hàng Không Hoa Kỳ đã ra lệnh cấm bay vào Tel Aviv
trong 24 tiếng đồng hồ, kể từ 12:15 trưa thứ Ba 7/22. Hãng Delta Air Lines và
United Airlines ra thông cáo nói họ tạm ngưng đường bay Do Thái, hãng US
Airways nói họ sẽ thông báo khi có thể tiếp tục phục vụ hành khách trên đường
bay đang trở thành nguy hiểm này.
Phi vụ 468 của Delta Air Lines với 273 hành khách và 17 nhân viên phi hành, không đáp xuống Tel Aviv được, mà phải đáp tạm tại Paris; tuy nhiên hãng hàng không El Al của Do Thái vẫn tiếp tục mọi chuyến bay từ Tel Aviv đi, và từ mọi nơi trở về Tel Aviv.
Tổng trưởng bộ Không Lưu Do Thái, ông Israel Katz nói với phóng
viên tờ The Jerusalem Post là các hãng máy bay Mỹ đã tiếp tay với quân Hamas tạo
không khí kinh hoàng trên toàn cầu. Giới doanh nhân Do Thái tỏ ý lo ngại, họ
nói với truyền thông, "Lệnh cấm bay của FAA sẽ tạo hậu quả giây chuyền khiến
các hãng hàng không Âu Châu cũng không dám bay vào Do Thái nữa. Mỹ giúp Hamas tạo
một thành quả mà sức mạnh quân sự của họ không đủ sức thực hiện."
Điều lo ngại của Do Thái đã thành sự thật ngay trong ngày 7/22; tại
phi trường Heathrow, Luân Đôn, đại diện của hãng hàng không Đức Lutthansa xác
nhận với truyền thông là mọi chuyến bay của hãng vào Tel Aviv đều bị hủy bỏ; tiếp
theo là các hãng Air France, Swissair, Austrian Airlines và Air Canada cũng đồng
loạt ngưng mọi chuyến bay vào Do Thái.
Phản ứng của Do Thái là gia tăng cường lực tấn công Gaza để tái lập
an toàn trên lãnh thổ Do Thái; nhưng ngăn ngừa pháo kích là một chuyện vô cùng
khó khăn, vì chỉ cần một vài xạ thủ với một ống phóng và vài quả phi đạn là
quân Hamas đã có thể pháo vào phi trường Ben Gurion, gây không khí bất an khiến
nhiều hãng hàng không tạm ngừng bay vào Do Thái.
Ông tổng trưởng Không Lưu Do Thái Israel Katz sợ nhưng cũng không
tránh được hậu quả giây chuyền của lệnh FAA cấm các hãng hàng không dân sự Mỹ
bay vào Do Thái, nhưng còn một đường dây chuyền khác, đáng khiếp sợ hơn nữa, mà
ông chưa biết, hoặc biết mà chưa nói ra là đường dây chuyền Ả Rập.
Nếu giữa hàng trăm phi đạn của Hamas bắn vào phi trường Ben Gurion
bị hệ thống phi đạn chống phi đạn bắn nổ tan trên không trung, mà một quả phi đạn
vượt được qua lưới phòng thủ, rơi vào sân bay, tạo một đám cháy nho nhỏ, thì quả
phi đạn đó sẽ khuyến khích hàng chục lực lượng Ả Rập chống Do Thái khác, bắt
chước Hamas pháo vào nhược điểm của Do Thái -phi trường Ben Gurion.
Đó là lý do khiến cuộc tấn công của Do Thái vào Gaza mang tính chất
một trận tử chiến; Do Thái cần chớp nhoáng tiêu diệt Hamas trước khi một quả
phi đạn lọt được vào phi trường Ben Gurion, tạo một đám cháy nhỏ chuyên chở một
hậu họa rất lớn là 2 sợi dây chuyền, một tại Âu Mỹ, sợi dây thứ nhì trong khối Ả
Rập lúc nào cũng thù hận Do Thái.
~~~~~~~~~~~~~~~~~~~~~~~~~~~~~~
~~~~~~~~~~~~~~~~~~~~~~~~~~~
__._,_.___
No comments:
Post a Comment
Thanks for watching