MH17: Quốc tế gia tăng áp lực lên Nga và quân ly khai Ukraina
TIẾT LỘ CHẤN ĐỘNG LƯƠNG TRI LOÀI NGƯỜI: CSVN GIẾT TÙ NHÂN CHÍNH TRỊ BẰNG VIRUS HIV
https://www.youtube.com/watch?v=0MTbV0RPvlc
https://www.youtube.com/watch?v=0MTbV0RPvlc
Hội đồng Bảo an Liên hiệp quốc nhất trí thông qua nghị quyết, đòi rừng phạt.những kẻ gây ra vụ tấn công - REUTERS /Lucas Jackson
Thanh Phương
Quốc tế đang gia tăng áp lực lên Nga và phiến quân ly khai thân Nga ở Ukraina trong vụ máy bay của Malaysia Airlines bị bắn rơi ở miền Đông Ukraina ngày 17/07/2014.
Hôm qua, 21/07/2014, Hội đồng Bảo an Liên hiệp quốc đã thông qua nghị quyết lên án “ với thái độ cứng rắn nhất” vụ tấn công vào chiếc máy bay mang số hiệu MH17 và yêu cầu những kẻ gây ra vụ tấn công này phải bị trừng phạt.
Nghị quyết, được Hội đồng Bảo an Liên hiệp quốc nhất trí thông qua, tức là có cả phiếu thuận của Nga, yêu cầu toàn bộ các quốc gia trong vùng, trong đó có Nga, hợp tác đầy đủ để tiến hành một cuộc điều tra quốc tế “ toàn diện, kỹ lưỡng và độc lập”.
Nghị quyết của Hội đồng Bảo an yêu cầu các bên ngưng bắn ngay lập tức, nhất là từ phía quân ly khai thân Nga, tại khu vực lân cận hiện trường tai nạn, để tạo điều kiện dễ dàng cho cuộc điều tra. Hội đồng Bảo an cũng yêu cầu phiến quân ly khai để các nhà điều tra tiếp cận hiện trường tai nạn một cách “toàn diện, an toàn và không gặp cản trở nào”.
Tuy nhiên, nghị quyết lại không dự trù trừng phạt và cũng không đe dọa trừng phạt những người không tuân thủ các yêu cầu của Hội đồng Bảo an.
Có mặt tại cuộc biểu quyết hôm qua ở Hội đồng Bảo an, hai Ngoại trưởng của Hà Lan và Úc, hai quốc gia có nhiều nạn nhân nhất, đã yêu cầu Nga phải gây áp lực lên phiến quân ly khai Ukraina.
Theo các hãng thông tấn Nga, tổng thống Putin hôm nay bảo đảm là Matxcơva “sẽ làm hết sức mình”, kể cả gây áp lực lên phe ly khai ở Ukraina, để giúp điều tra về vụ máy bay rơi.
Nhưng hôm qua, thủ tướng Anh David Cameron đã kêu gọi Liên hiệp châu Âu thông qua các biện pháp trừng phạt kinh tế đối với Nga và yêu cầu các nước thành viên, đặc biệt là Pháp, ngưng bán mọi vũ khí cho Matxcơva.
Về tình hình tại chổ, chiếc xe lửa chở thi hài các nạn nhân máy bay Malaysia hôm nay đã đến Kharkov, thành phố nằm dưới sự kiểm soát của quân chính phủ Kiev. Theo lời một chỉ huy phiến quân ly khai thân Nga, 282 thi hài trên tổng số 298 người trên máy bay đã được tìm thấy.
Một chuyên gia pháp y Hà Lan cho biết là các thi hài này được bảo quản tốt, mặc dù thời tiết Ukraina mùa này đang nóng. Theo dự kiến, từ Kharkov, một chiếc máy bay của Hà Lan ngày mai sẽ chở các thi hài này đến Amsterdam để được khám nghiệm và nhận dạng. Thủ tướng Hà Lan hôm nay vừa tuyên bố là việc nhận dạng sẽ mất hàng tháng.
Hoa Kỳ kêu gọi châu Âu trừng phạt Nga mạnh hơn
• In
• Chia sẻ:
Trưởng ban chính sách đối ngoại EU Catherine Ashton (phải) nói chuyện với Ngoại trưởng Ý Federica và Ngoại trưởng Croatia Vesna Pusic tại cuộc họp các bộ trưởng ngoại giao EU ở Brussel, 22/7/14
•
•
•
•
Tin liên hệ
• Phe ly khai trao chiếc hộp đen chuyến bay MH17 cho Malaysia
• LHQ thông qua nghị quyết về vụ bắn rơi máy bay Malaysia
• Chứng khoán Nga lại rớt giá sau vụ bắn rơi máy bay Malaysia
• Malaysia Airlines đứng trước nguy cơ phá sản
• Hội nghị AIDS tưởng nhớ 6 đồng nghiệp tử nạn trên chuyến bay MH17
• 3 mẹ con người Việt thiệt mạng trong vụ rơi máy bay Malaysia
Hình ảnh/Video
Trang ảnh
Hình ảnh vụ rơi máy bay Malaysia MH17
Trang ảnh
Máy bay của hãng Hàng Không Malaysia rơi ở miền đông Ukraine
Ðường dẫn
• Khủng hoảng ở Ukraine
22.07.2014
Các nhà lập pháp của cả hai đảng của Hoa Kỳ nói Nga phải trả giá cho những sự việc ở Ukraine, nhưng cái giá đó đòi hỏi sự hợp tác đầy đủ và mạnh mẽ của châu Âu. Thông tín viên VOA Michael Bowman tường thuật rằng các thành viên của Quốc hội đang theo dõi sát cuộc họp của các ngoại trưởng EU vào tuần này ở Brussels.
Việc bắn hạ máy bay của hang Hàng không Malaysia ở miền đông Ukraine đã dẫn đến những lời chỉ trích mạnh mẽ đối với Nga của Quốc hội Mỹ kể từ Chiến tranh Lạnh. Tại Thượng viện, Thượng nghị sĩ đảng Cộng Hòa Dan Coats nói Tổng thống Nga Vladimir Putin đang bị “bệnh thiếu tự tin” và “tham vọng đế quốc” điều khiển và phải bị buộc phải ngừng can thiệp vào Ukraine.
Ông nói:
“Tôi đề nghị chúng ta làm bất cứ điều gì cần thiết để khiến cho nền kinh tế Nga phải suy sụp. Chúng ta cần thấy rằng thị trường chứng khoán Nga bị giảm mạnh. Chúng ta cần thấy sự tin cậy và ủng hộ cho bất cứ thứ gì Nga làm ra và xuất khẩu bị từ chối”.
Nhưng để những biện pháp trừng phạt nặng hơn có hiệu quả, Hoa Kỳ và các đồng minh châu Âu phải ở cùng ở trên một trận tuyến thống nhất, theo Thượng nghị sĩ Dân Chủ Chris Murphy. Ông nói:
“Brussels có khả năng gửi thông điệp rõ ràng tới Nga trong tuần này rằng sẽ có những hậu quả cho việc tiếp tục khích đồng ở miền đông Ukraine, vốn đã dẫn tới cái chết của hàng trăm người châu Âu. Ông Putin sẽ phải suy nghĩ lại nếu ông ta thấy có những hậu quả thực sự đối với nền kinh tế. Rất khó cho Hoa Kỳ một mình đưa ra các hậu quả mà không có châu Âu”.
Trước đó trong ngày, EU loan báo việc thắt chặt các biện pháp chế tài nhắm vào Nga với khả năng các biện pháp mạnh hơn sẽ được áp dụng vào cuối tuần này.
Washington và Brussels cần phải làm nhiều hơn nhắm vào lĩnh vực trọng yếu của nền kinh tế Nga như lĩnh vực năng lượng, trong số những lĩnh vực khác, theo chủ tịch Ủy ban đối ngoại thượng viện, thượng nghị sĩ Dân Chủ Robert Menendez.
Ông nói:
“Cái giá ấy cần phải được thực hiện bởi châu Âu và Hoa Kỳ với các biện pháp trừng phạt trong những lĩnh vực quan trọng. Tôi cho rằng phương Tây cần phải mạnh tay hơn trước khi chuyến bay Malaysia bị bắn hạ và tôi tin chắc là cần phải làm nhiều hơn nữa lúc này”.
Nhưng nhiều nhà lập pháp Hoa Kỳ nghi ngờ về cái ngưỡng 'đau', cái mức chấp nhận, của các quốc gia châu Âu khi đề cập đến các biện pháp trừng phạt có thể làm tổn hại đến nền kinh tế của họ. Thượng nghị sĩ Cộng Hòa John McCain nói, trong một thời gian dài châu Âu phụ thuộc vào Nga về năng lượng, các biện pháp trừng phạt của EU sẽ yếu ớt.
Ông nói:
“Người châu Âu sẽ không làm gì đâu. Nếu ai đó tin là các biện pháp trừng phạt của châu Âu là chắc chắn thì tôi có một số tài sản ở ngay mặt biển dành cho họ ở Arizona”.
Arizona, quê nhà của ông McCain, là đất liền không có biển.
Với các biện pháp trừng phạt có thể của Hoa Kỳ, thượng nghị sĩ Murphy nói Tổng thống Barack Obama có nhiều thẩm quyền để áp dụng những biện pháp trừng phạt mạnh hơn đối với Nga.
Những bức ảnh chân thực về thảm kịch MH17 khiến bất cứ ai cũng phải choáng váng và ám ảnh.
Ngày 17/7, 1 cánh đồng hoa hướng dương rộng lớn của ngôi làng Torez, miền Đông Ukraine bỗng biến thành nghĩa địa khổng lồ của gần 300 nạn nhân xấu số thiệt mạng trên chuyến bay MH17.
Là 1 trong số những người có mặt sớm nhất tại hiện trường, nhiếp ảnh gia người Pháp Jerome Sessini vô cùng bàng hoàng trước cảnh tượng mà ông phải chứng kiến.
Mặc dù đã từng tác nghiệp trên chiến trường Iraq hay Somalia, nhưng ông cho biết ông “chưa hề chuẩn bị tinh thần” cho những gì sắp diễn ra trước khi đến đây.
Nhiếp ảnh gia chia sẻ ban đầu 1 người bạn làm phóng viên của ông nói rằng có 1 máy bay quân sự bị bắn hạ gần khu vực Torez.
Do làm việc gần đó nên ông đã cùng người bạn này đã di chuyển tới hiện trường. Tuy nhiên, sau đó, 2 người mới biết chiếc máy bay bị bắn hạ là máy bay dân sự với rất nhiều hành khách trong đó.
Tiếp cận hiện trường, nhiếp ảnh gia Sessini bị 1 nhóm phiến quân ngăn cản, không cho vào.
Tuy nhiên, lúc đó, chưa có quá nhiều người nên sau một hồi, ông cũng được cho phép vào và chụp ảnh.
Nhiếp ảnh gia cho biết “Những gì tôi nhìn thấy thật kinh hoàng, không thể tưởng tượng nổi. Bên cạnh những mảnh vỡ của chiếc máy bay, xác người nằm la liệt khắp cánh đồng. Nhiều người thậm chí còn dính chặt với chiếc ghế máy bay.
Tôi hoàn toàn choáng váng. Tôi chắc chắc sẽ bị ám ảnh mãi mãi mỗi khi đặt chân lên máy bay”.
Thi thể 1 hành khách thiệt mạng trên chuyến bay MH17 của Malaysia Airlines nằm dưới sàn nhà của 1 người dân ở Rasipnoye, Ukraine sau khi người này bị rơi xuyên mái nhà xuống đất.
Igor Tiponov, 26 tuổi, bàng hoàng khi chứng kiến nạn nhân xấu số rơi xuyên mái nhà và nằm bất động trên sàn.
Các công nhân hầm mỏ đi khắp cánh đồng rộng lớn để tìm kiếm thi thể các nạn nhân xấu số trong vụ máy bay MH17.
Một mảnh vải trắng được dùng để đánh dấu nơi tìm thấy xác nạn nhân thiệt mạng trong vụ MH17bị trúng tên lửa ở vùng Torez, Ukraine.
Các công nhân hầm mỏ và nhân viên cứu hộ lục tìm khắp cánh đồng rộng lớn.
Thi thể của 1 đứa trẻ được che bởi lớp nilon trong.
Mảnh vỡ của chiếc máy bay chở theo 298 hành khách gặp nạn.
Đồ đạc của các nạn nhân tại hiện trường vụ máy bay rơi.
Thi thể 1 nạn nhân xấu số nằm úp mặt trên cánh đồng.
Một nhân viên cứu hỏa và một người có vũ trang đang đứng trước đống tàn tích của chiếc máy bay Boeing 777.
Người dân địa phương tập trung tại hiện trường vụ máy bay rơi.
Lực lượng cứu hỏa với cái nhìn bất lực tại hiện trường.
Một nạn nhân bị rơi xuống đất khi cơ thể còn dính chặt vào chiếc ghé của máy bay.
Nhà nghiên cứu AIDS hàng đầu thế giới tử nạn trong MH17
Nạn nhân của chuyến bay bị bắn hạ tại đông Ukraine hôm qua gồm nhiều nhà khoa học, hoạt động xã hội đang trên đường đến Hội thảo Quốc tế phòng chống AIDS ở Australia, nơi cựu tổng thống Clinton cũng sẽ tới phát biểu.
• Tổng thống Ukraine: 'Chuyến bay MH17 bị khủng bố' / Máy bay Malaysia rơi ở Ukraine, 298 người chết
Joep Lange, cựu Chủ tịch Hiệp Hội Quốc tế về AIDS, được tin là đã qua đời trong tai nạn máy bay.
"Xin dành mọi ý nghĩ và cầu nguyện của tôi tới gia đình những nạn nhân xấu số trên chuyến bay MH17. Rất nhiều hành khách đang trên đường tới dự hội thảo về AIDS 2014 ở Melbourne", Michel Sidibe, giám đốc điều hành của Chương trình phối hợp của Liên hợp quốc về HIV/AIDS UNAIDS, chia sẻ trên Twitter.
Joep Lange, nhà nghiên cứu AIDS hàng đầu, cựu Chủ tịch Hiệp Hội Quốc tế về AIDS (International AIDS Society), được cho là có mặt trên chuyến bay mà giới chức Mỹ tin rằng nó đã bị bắn hạ bởi một tên lửa phòng không.
National AIDS Trust, một tổ chức từ thiện về AIDS, đã dành những lời chia buồn trước thông tin Joep Lange thiệt mạng. "Nhiều tin tức cho hay Joep Lange đã qua đời trong tai nạn máy bay của Malaysia hôm nay, cùng các nhà khoa học khác đang trên đường tới hội nghị về AIDS. Những thông tin thực sự đau lòng", tổ chức chia sẻ trên Twitter.
Gregg Gonsalves, một nhà hoạt động về AIDS, nói về Joep Lange: "Joep Lange là một nhà nghiên cứu AIDS hàng đầu, một thầy thuốc và một nhà hoạt động xã hội có tâm".
Hiệp hội Quốc tế về AIDS (IAS) xác nhận trong một phát ngôn: "Một số đồng nghiệp và bạn bè của chúng tôi có mặt trên chuyến bay MH17. Trong thời điểm đau buồn và nhạy cảm này, IAS sẽ sát cánh cùng gia đình quốc tế và gửi lời chia buồn tới người thân của những nạn nhân qua đời trong thảm kịch".
Hội thảo Quốc tế về phòng chống AIDS tại Melbourne sẽ bắt đầu vào 23/7. Sự kiện có khoảng 12.000 người tham dự trong đó có cựu tổng thống Mỹ Bill Clinton. Ông đang ở thăm Việt Nam và sau đó sẽ tới Indonesia, Papua New Guinea và dự kiến có bài phát biểu tại hội nghị ở Australia.
VÔ CÙNG THƯƠNG TIẾC
Ngày 18/7, tờ Guardian của Anh cho biết 100 nhà khoa học và chuyên gia nghiên cứu về HIV/AIDS cùng nhân viên Tổ chức Y tế Thế giới (WHO) đang trên đường đến Melbourne (Úc) để tham dự một hội nghị về AIDS đã thiệt mạng trên chuyến bay xấu số MH17.
Tiến sĩ Rachel Baggaley thuộc Phòng nghiên cứu HIV của WHO cho biết các thành viên tham dự hội nghị này đã vô cùng sốc và sững sờ khi nhận được tin 100 đồng nghiệp của họ thiệt mạng trên chuyến bay này, trong đó có ông Glenn Thomas, điều phối viên truyền thông của WHO.
Hộ chiếu của các nạn nhân thiệt mạng trong vụ máy bay rơi
Tiến sĩ Baggaley cho hay bà vừa đặt chân xuống Melbourne thì nhận được tin dữ khiến bà bị sốc: “Tôi gần như bị suy sụp. Ông Thomas là người đồng nghiệp thân thiết mà tôi làm việc cùng hầu như hàng ngày. Ông ấy vừa mới qua ngày sinh nhật, và đang dự định tổ chức tiệc mừng.”
Ngoài ra, cựu chủ tịch Hiệp hội AIDS Quốc tế Joep Lange, nhà vận động chiến dịch phòng chống AIDS Pim de Kuijer cũng nằm trong số những hành khách xấu số có mặt trên chuyến bay này. Tin dữ về sự ra đi đột ngột của 100 đồng nghiệp đã được các chuyên gia, bác sĩ tham dự hội nghị AIDS lần này chia sẻ với nhau trên mạng xã hội.
Hội nghị AIDS Quốc tế lần thứ 20 sẽ diễn ra ở Melbourne, Úc từ ngày 20-25 tháng này. Hiệp hội AIDS Quốc tế (IAS), cơ quan đứng ra tổ chức hội nghị trên đã ra thông báo sau khi nhận được tin về thảm kịch.
Hội nghị AIDS Quốc tế lần thứ 20 sắp diễn ra ở Melbourne, Úc
Trong thông báo này, IAS thể hiện sự đau buồn sâu sắc sau khi nhận được tin dữ, và khẳng định IAS luôn sát cánh cùng gia đình các nạn nhân và gửi lời chia buồn đến người thân của các nạn nhân thiệt mạng trong thời khắc tang thương và nhạy cảm này.
Được biết cựu Tổng thống Mỹ Bill Clinton và nhà hoạt động Bob Geldof sẽ có bài phát biểu quan trọng tại Hội nghị AIDS Quốc tế lần thứ 20 diễn ra tại Úc.
Bên ngoài đại sứ quán của Hà Lan tại Ukraine, rất nhiều người đã tập trung đến đây đặt hoa để tưởng niệm các nạn nhân thiệt mạng trong thảm kịch kinh hoàng khiến 298 người thiệt mạng, trong đó có hơn một nửa là người Hà Lan.
Dòng người đông đúc đã tập trung trước đại sứ quán Hà Lan tại thủ đô Kiev của Ukraina để cầu nguyện cho 298 người thiệt mạng, khi chuyến bay mang số hiệu MH17 của hãng hàng không Malaysia Airlines bị bắn rơi trên lãnh thổ đang thuộc quyền kiểm soát của tổ chức ly khai ở miền đông Ukraine.
Liên tục có những người dân Hà Lan tới đây để đặt hoa tưởng nhớ MH17. Ảnh: AFP/Sergei Supinsky
Dòng người thắp nến tại Đại sứ quán Hà Lan cho các nạn nhân trong thảm họa mang tên MH17. Ảnh: REUTERS/Valentyn Ogirenko RTR3Z4MA
Nỗi xót xa hiện rõ trên khuôn mặt của những người ở lại. Ảnh: REUTERS/Valentyn Ogirenko RTR3Z4MF
Chiếc máy bay xấu số này đã bị rơi ở miền đông Ukraine vào ngày 17/7/2014, làm thiệt mạng toàn bộ 298 hành khách và phi hành đoàn. Đó là một chiếc Boeing 777, bay từ Amsterdam đến Kuala Lumpur.
Thủ tướng Hà Lan Mark Rutte đã ra lệnh kéo tất cả các lá cờ của nước này xuống còn nửa cột sau thảm kịch. "Toàn bộ đất nước Hà Lan đang trong tang lễ", Rutte nói. "Ngày hè xinh đẹp này đã kết thúc một cách đen tối nhất có thể".
Theo thông tin mới nhất, Hà Lan là nước có số công dân bị thiệt mạng nhiều nhất trong thảm họa lần này. Cụ thể, trong tổng số 298 người thiệt mạng thì có đến 154 người Hà Lan.
Chỉ vài tháng sau thông tin chuyến bay MH370 biến mất khi đang trên đường từ Kuala Lumpur đến Bắc Kinh vào ngày 8/3, thì MH17 là sự mất mát thứ hai cho Malaysia Airlines chỉ trong vòng 4 tháng trong một năm.
Một ông bố cùng cô con gái bé bỏng cũng đến cầu nguyện cho MH17. Ảnh: REUTERS/Valentyn Ogirenko RTR3Z4MI
Hoa, nến, thú nhồi bông,... tất cả là dành cho 298 người thiệt mạng trên MH17. Ảnh: REUTERS/Valentyn Ogirenko RTR3Z4NK
Một thông điệp chia buồn được để lại giữa nến và hoa gần Đại sứ quán Hà Lan tại Kiev. Ảnh: REUTERS/Valentyn Ogirenko RTR3Z4NN
Quốc kỳ của Hà Lan được đặt vây quanh bởi hoa, nến, diêm cùng thông điệp. Ảnh: REUTERS/Valentyn Ogirenko
Một bé gái ôm gấu bông và nằm hẳn người xuống để bày tỏ sự xót thương đối với những nạn nhân xấu số trong thảm họa MH17. Ảnh: AFP/Sergei Supinsky
VÔ CÙNG THƯƠNG TIẾC
Ngày 18/7, tờ Guardian của Anh cho biết 100 nhà khoa học và chuyên gia nghiên cứu về HIV/AIDS cùng nhân viên Tổ chức Y tế Thế giới (WHO) đang trên đường đến Melbourne (Úc) để tham dự một hội nghị về AIDS đã thiệt mạng trên chuyến bay xấu số MH17.
Tiến sĩ Rachel Baggaley thuộc Phòng nghiên cứu HIV của WHO cho biết các thành viên tham dự hội nghị này đã vô cùng sốc và sững sờ khi nhận được tin 100 đồng nghiệp của họ thiệt mạng trên chuyến bay này, trong đó có ông Glenn Thomas, điều phối viên truyền thông của WHO.
Hộ chiếu của các nạn nhân thiệt mạng trong vụ máy bay rơi
Tiến sĩ Baggaley cho hay bà vừa đặt chân xuống Melbourne thì nhận được tin dữ khiến bà bị sốc: “Tôi gần như bị suy sụp. Ông Thomas là người đồng nghiệp thân thiết mà tôi làm việc cùng hầu như hàng ngày. Ông ấy vừa mới qua ngày sinh nhật, và đang dự định tổ chức tiệc mừng.”
Ngoài ra, cựu chủ tịch Hiệp hội AIDS Quốc tế Joep Lange, nhà vận động chiến dịch phòng chống AIDS Pim de Kuijer cũng nằm trong số những hành khách xấu số có mặt trên chuyến bay này. Tin dữ về sự ra đi đột ngột của 100 đồng nghiệp đã được các chuyên gia, bác sĩ tham dự hội nghị AIDS lần này chia sẻ với nhau trên mạng xã hội.
Hội nghị AIDS Quốc tế lần thứ 20 sẽ diễn ra ở Melbourne, Úc từ ngày 20-25 tháng này. Hiệp hội AIDS Quốc tế (IAS), cơ quan đứng ra tổ chức hội nghị trên đã ra thông báo sau khi nhận được tin về thảm kịch.
Hội nghị AIDS Quốc tế lần thứ 20 sắp diễn ra ở Melbourne, Úc
Trong thông báo này, IAS thể hiện sự đau buồn sâu sắc sau khi nhận được tin dữ, và khẳng định IAS luôn sát cánh cùng gia đình các nạn nhân và gửi lời chia buồn đến người thân của các nạn nhân thiệt mạng trong thời khắc tang thương và nhạy cảm này.
Được biết cựu Tổng thống Mỹ Bill Clinton và nhà hoạt động Bob Geldof sẽ có bài phát biểu quan trọng tại Hội nghị AIDS Quốc tế lần thứ 20 diễn ra tại Úc.
Bên ngoài đại sứ quán của Hà Lan tại Ukraine, rất nhiều người đã tập trung đến đây đặt hoa để tưởng niệm các nạn nhân thiệt mạng trong thảm kịch kinh hoàng khiến 298 người thiệt mạng, trong đó có hơn một nửa là người Hà Lan.
Dòng người đông đúc đã tập trung trước đại sứ quán Hà Lan tại thủ đô Kiev của Ukraina để cầu nguyện cho 298 người thiệt mạng, khi chuyến bay mang số hiệu MH17 của hãng hàng không Malaysia Airlines bị bắn rơi trên lãnh thổ đang thuộc quyền kiểm soát của tổ chức ly khai ở miền đông Ukraine.
Liên tục có những người dân Hà Lan tới đây để đặt hoa tưởng nhớ MH17. Ảnh: AFP/Sergei Supinsky
Dòng người thắp nến tại Đại sứ quán Hà Lan cho các nạn nhân trong thảm họa mang tên MH17. Ảnh: REUTERS/Valentyn Ogirenko RTR3Z4MA
Nỗi xót xa hiện rõ trên khuôn mặt của những người ở lại. Ảnh: REUTERS/Valentyn Ogirenko RTR3Z4MF
Chiếc máy bay xấu số này đã bị rơi ở miền đông Ukraine vào ngày 17/7/2014, làm thiệt mạng toàn bộ 298 hành khách và phi hành đoàn. Đó là một chiếc Boeing 777, bay từ Amsterdam đến Kuala Lumpur.
Thủ tướng Hà Lan Mark Rutte đã ra lệnh kéo tất cả các lá cờ của nước này xuống còn nửa cột sau thảm kịch. "Toàn bộ đất nước Hà Lan đang trong tang lễ", Rutte nói. "Ngày hè xinh đẹp này đã kết thúc một cách đen tối nhất có thể".
Theo thông tin mới nhất, Hà Lan là nước có số công dân bị thiệt mạng nhiều nhất trong thảm họa lần này. Cụ thể, trong tổng số 298 người thiệt mạng thì có đến 154 người Hà Lan.
Chỉ vài tháng sau thông tin chuyến bay MH370 biến mất khi đang trên đường từ Kuala Lumpur đến Bắc Kinh vào ngày 8/3, thì MH17 là sự mất mát thứ hai cho Malaysia Airlines chỉ trong vòng 4 tháng trong một năm.
Một ông bố cùng cô con gái bé bỏng cũng đến cầu nguyện cho MH17. Ảnh: REUTERS/Valentyn Ogirenko RTR3Z4MI
Hoa, nến, thú nhồi bông,... tất cả là dành cho 298 người thiệt mạng trên MH17. Ảnh: REUTERS/Valentyn Ogirenko RTR3Z4NK
Một thông điệp chia buồn được để lại giữa nến và hoa gần Đại sứ quán Hà Lan tại Kiev. Ảnh: REUTERS/Valentyn Ogirenko RTR3Z4NN
Quốc kỳ của Hà Lan được đặt vây quanh bởi hoa, nến, diêm cùng thông điệp. Ảnh: REUTERS/Valentyn Ogirenko
Một bé gái ôm gấu bông và nằm hẳn người xuống để bày tỏ sự xót thương đối với những nạn nhân xấu số trong thảm họa MH17. Ảnh: AFP/Sergei Supinsky
2 binh si nga khai da ban roi phi co hang khong Malaysia.
Phi co Malaysia bi linh nga dung phi dan ten lua ban ha .
Phi¬a Ukraine đã bắt được hai binh sĩ Nga va nha¬n được lời khai vũ khi¬ bắn hạ máy bay Malaysia la của Nga.
Tổng thống Mỹ gọi hanh động tấn công vao một máy bay dân sự, cướp đi mạng sống của 298 thường dân la một tội ác, một hanh động khủng bố.
Tổng thống Obama yêu cầu Tổng thống Nga Putin phải có trách nhiệm về việc ba sĩ quan người Nga bị bắt va buộc tội đã bắn vao chiếc Boeing.
Ông nói: “Đây la lúc để ông Putin lộ mặt, cha¬nh thức vao cuộc để chấm dứt hoang toan bạo loạn ở miền Đông Ukraine” .
Trước đó, một nguồn tin ma¬t cho biết một trong hai hộp đen của máy bay MAS đã được ngấm ngầm giao cho Nga.
Trong một thông điệp gay gắt go¬i đến ông Putin, ông Obama nói: “Chúng tôi không có thời gian để tuyên truyền, không có thời gian để chơi trò chơi khi ma điều kinh hoang nay đã xảy ra. Cộng đồng quốc tế phải đứng về phi¬a công lý. Phải chắc chắn sự tha¬t được phơi bay”.
Hình ảnh vệ tinh cho thấy xe chở bệ phóng tên lu¬a Buk rút chạy về phi¬a biên giới Nga
Đứng đầu tổ chức tình báo của Kiev, tướng Valentyn Nalyvaichenko cho biết vệ tinh đã quay được một đoạn clip khu vực Donetsk khi cuộc tấn công xảy ra.
Qua hình ảnh cho thấy ba bệ phóng (ba chiếc xe chuyên dụng) chở tên lu¬a rút chạy về phi¬a biên giới với Nga.
“Chi tiết quan trọng nhất la tên của ba người đã trực tiếp bấm nút khai hỏa hệ thống tên lu¬a Buk”, ông nói.
Với bằng chứng bằng hình ảnh rõ rang nay, Ukraine va Mỹ đang yêu cầu điện Kremlin có lời giải thi¬ch rõ rang.
Tướng Nalyvaichenko còn cho biết thêm quân đội đã bắt được hai binh li¬nh mang quốc tịch Nga. Cả hai người cùng khai nhu¬ng tên lu¬a bắn máy bay
Malaysia la của Nga.
Đại sứ Anh ở Liên hợp quốc, ông Mark Lyall Grant thẳng thừng nói: “Rõ rang trách nhiệm của những vụ việc bạo lực vô nghĩa nay thuộc về kẻ đã cung cấp vũ khi¬, thiết bị va tư vấn cho phe nổi loạn”.
Cựu ngoại trưởng Hillary Clinton yêu cầu cộng đồng EU gây áp lực mạnh hơn cho ông Putin trong vụ việc nay.
Thủ tướng Australia Tony Abbott cũng nóng lòng kêu gọi một cuộc điều tra độc la¬p . Ông đánh giá việc Nga đổ trách nhiệm lên Ukraine la hoang toan không thỏa đáng.
Đại diện cho Anh Quốc, hoang tu¬ William cũng phát biểu, chia sẻ nỗi mất mát với thân nhân các hanh khách va nhấn mạnh “lời nói không thể che mờ được công lý va các bằng chứng".
Hiện tổng thống Nga đang phải đối mặt với áp lực tứ phi¬a sau thảm kịch MH17.
Trong khi đó, dư lua¬n quốc tế đang đứng về phi¬a tổng thống Petro Poroshenko ngay cang rõ.
An Khương (Theo Reuters)
Tag :
Ukraina, tên l�¬a, Nga, Vladimir Putin, máy bay, Malaysia, vệ tinh
Truyền thông nước Nga nhồi sọ dân chúng với những tin tức dựng đứng về vụ MH17
Hình ảnh liên quan đến MH17 trên báo chí Nga
DienDanCTM - 23/7/2014
Trong khi dân chúng ở các quốc gia Tây phương tiếp nhận đầy đủ những thông tin liên quan đến việc chiếc máy bay MH17 bị bắn hạ thì người dân nước Nga bị truyền thông nước này nhồi sọ với những tin tức hoàn toàn sai lạc mà chủ đích là cáo buộc chính quyền Ukraine là chủ mưu bắn hạ máy bay MH17.
Bà Yekaterina Andreyeva, một trong những nhà báo nổi tiếng nhất ở Nga, chỉ vài giờ đồng hồ sau khi tin máy bay MH17 được phổ biến, đã lập tức dựng lên một giả thuyết theo đó chiếc máy bay chở Tổng Thống Nga Vladimir Putin, trên đường bay từ Brasil trở về nhà, đã bay cùng lộ trình của chiếc MH17 chỉ 1 giờ đồng hồ trước khi MH17 bị bắn hạ, ngụ ý là đã có một âm mưu ám sát ông Putin.
Bà Yekaterina Andreyeva viết: "Máy bay của Tổng Thống và chiếc máy bay Boeing Mã Lai (MH17) đã gặp nhau ở cùng một điểm, cùng cao độ, hình dạng và chiều dài của 2 máy bay giống hệt nhau, và màu của chúng nhìn từ khoảng cách đó cũng giống hệt như nhau". Andreyeva còn viết thêm là "các màu đỏ, trắng và xanh dương, huy hiệu của máy bay Mã Lai, giống màu cờ của nước Nga", ngụ ý là Ukraine đã âm mưu bắn hạ một chiếc máy bay của Nga.
Qua sáng ngày hôm sau, Thứ Sáu, thuyết âm mưu về vụ ám sát đã được thay thế bằng những kịch bản khác. Một trong những kịch bản tập trung vào giàn phóng tên lửa Buk mà Ukraine nói là đã bắn hạ MH17. Đài truyền hình nhà nước Nga Rossyia cáo buộc Kiev bằng cách nói là phiến quân ly khai không có loại tên lửa này trong khi chính phủ Ukraine mới đây đã triển khai một giàn phóng đó trong khu vực. Một ký giả thuộc Associated Press đã nhìn thấy một giàn phóng tên lửa Buk - mà các phiến quân khoe trên mạng là họ sở hữu - trong khu vực máy bay rơi chỉ vài giờ trước khi máy bay bị bắn hạ.
Komsomolskaya Pravda, tờ báo nhiều độc giả nhật ở Nga, đưa ra một luận điệu khác. Tờ báo này nói là các nhân viên không lưu Ukraine đã đổi lộ trình của MH17 để máy bay này bay qua khu đang có tranh chấp, và phổ biến trên mạng những hình ảnh của việc thay đổi lộ trình. Và vào Thứ Ba, tờ báo này đưa ra giả thuyết là máy bay đã bị quân đội Ukraine bắn hạ với sự trợ giúp của Hoa Kỳ. Tờ báo viết: "Một chiến đấu cơ Ukraine và một vệ tinh gián điệp của Hoa Kỳ đã theo dõi máy bay bị bắn hạ".
Nói chung là truyền thông Nga nói là chính quyền Ukraine đã sắp xếp việc bắn hạ MH17 cho có vẻ như là một cuộc tấn công của phiến quân với mục đích lôi kéo phương Tây vào việc can thiệp quân sự.
Một dân biểu quốc hội Nga, Vladimir Zhirinovsky nói với đài phát thanh FM là "Họ làm mọi cách để đổ tội cho nước Nga. Không chừng họ đã để sẵn các xác chết trong máy bay bị bắn hạ"./.
Nguồn: https://ca.news.yahoo.com/russians-fed-steady-diet-conspiracy-theories-media-malaysia-145639390.html
Một số người Nga "sợ hãi, hổ thẹn, xin tha thứ" vì vụ MH17
Một số người Nga đang cảm
thấy đất nước họ có trách nhiệm với những gì xảy ra trong thảm kịch MH17 tại
Ukraine.
Nhiều người dân Nga đã tới đặt hoa và đồ chơi trẻ em tại một khu tưởng
niệm tạm thời cho những người thiệt mạng trong vụ máy bay Malaysia bị rơi ở miền
Đông Ukraine ở bên ngoài Đại sứ quán Hà Lan ở Moscow, Nga. Trong số 298 người nạn
nhân xấu số có 2/3 là người Hà Lan.
Tại khu tưởng niệm, có một bức tranh vẽ chiếc máy bay bị vỡ tan
trên bầu trời cùng dòng chữ viết tay của trẻ con: “Trẻ em không đáng phải chết
thế này.”
Một tờ giấy khác ghi: "Chúng tôi sợ hãi, chúng tôi hổ thẹn,
chúng tôi tiếc thương".
Đáng chú ý, "Xin hãy tha thứ cho chúng tôi" là cụm từ xuất
hiện nhiều lần trong các mẩu giấy được đặt bên ngoài Đại sứ quán này. Một trong
số đó ghi: "Làm ơn hãy tha thứ cho chúng tôi nếu có thể. Xin lỗi! Nga,
Moscow".
Ông Muscovite Yuri Yemshanov chia sẻ với CNN: "Thật khó khăn để
thừa nhận rằng đất nước chúng tôi có thể liên quan trong vụ tai nạn này. Tôi
cho rằng có nhiều bằng chứng cho thấy chúng tôi có quan hệ và liên hệ chặt chẽ
với lực lượng ly khai ở Ukraine. Tôi nghĩ rằng việc chúng tôi ủng hộ họ bằng
cách cung cấp cho họ súng là đã quá rõ ràng, và tôi nghĩ rằng việc ai bắn tên lửa
không phải là điều quan trọng. Chỉ bởi vì chúng tôi đã ủng hộ lực lượng ly khai,
nghĩa là chúng tôi có liên quan".
Vợ ông, bà Marina, cho biết “Tôi nghĩ cần có một cuộc điều tra,
nhưng tất nhiên là giờ đây, nhiều điều đã sáng tỏ, và chúng tôi có thể biết ai
đã làm điều đó. Tôi cho rằng giờ là lúc nói câu xin lỗi. Đây là điều đầu tiên
phải làm.”
Một phụ nữ khác tên là Olga thì bày tỏ rằng bà chắc chắn Nga không
hề liên quan đến thảm kịch này và cuộc điều tra cần phải tìm ra ai là kẻ đã làm
việc đó, nhưng bà nói: “Dù sao, tôi cũng sẽ nói ‘xin tha thứ’. Tôi cũng có cùng
cảm giác đó.”
Ông Arnold van Sinderen, một công dân Hà Lan sống ở Moscow chia sẻ
phương Tây đã vẽ lên hình ảnh sai lệch về ông Putin, nhưng dù thế đi chăng nữa
thì nhà lãnh đạo Nga vẫn cần phải đứng lên để nhận trách nhiệm.
“Đã đến lúc nhận trách
nhiệm và mang lại hòa bình trong khu vực đó. Ông ấy cũng nên nhận trách nhiệm với
những gì đã xảy ra trong vụ máy bay rơi, điều này có thể giúp cải thiện tình
hình.”
NL tổng hợp
~~~~~~~~~~~~~~~~~~~
__._,_.___
Posted
by: Nhat Lung <vanlongtran@sympatico.ca>
http://danlambaovn.blogspot.com/2014/05/hang-van-cong-nhan-binh-duong-inh-
__._,_.___
________________________________________
Posted by: hung vu
No comments:
Post a Comment
Thanks for watching