Một kiểu phản ứng thủ thỉ
Gs Nguyễn Văn Tuấn
Sáu ngư dân đã bị Tàu cộng bắt dưới họng súng, và lôi về Tàu. Không ai
biết họ đang bị giam ở đâu và tính mạng ra sao. Đã BỐN ngày trôi qua. Phía VN
phản ứng ra sao? Nói chung là phản ứng như thủ thỉ. Nhưng qua những cái gọi là
phản ứng này chúng tôi mới thấy tình cảnh của ngư dân là giống như “đem con bỏ
chợ”.
Đây là vài cái tít tiêu biểu:
Thoạt đầu là xác định vị trí bị bắt:
Thoạt đầu là xác định vị trí bị bắt:
• “Cục Kiểm ngư xác minh địa điểm TQ bắt 6 ngư dân Việt”
• “Đề nghị Trung Quốc cung cấp vị trí tọa độ, lý do bắt 6 ngư dân và tàu cá Việt Nam”
Rồi xem ra chẳng ăn thua gì, tiếp đến là:
• “Trung Quốc phải giải thích việc bắt sáu ngư dân Việt Nam”
• “Yêu cầu Trung Quốc làm rõ tọa độ nơi bắt 6 ngư dân”
Nhưng vui nhất là:
• “Phóng viên nước ngoài lo lắng ngư dân Việt bị Trung Quốc tấn công”
Nhờ kẻ cướp xác định tọa độ? Đúng là một yêu cầu chỉ làm cho kẻ cướp cười xòa. Thế lực lượng hải quân và kiểm ngư ở đâu mà không theo dõi được tàu đánh cá? Tôi hiểu một cách bình thường nếu khuyến khích (hay xúi giục) ngư dân ra đánh cá thì phải có cái gì hỗ trợ người ta chứ, ít nhất là hệ thống thông tin hay định vị để liên lạc với tổng đài. Nhưng đến khi sự việc xảy ra, chúng ta mới biết ngư dân chẳng được hỗ trợ gì!
Rồi lại yêu cầu kẻ cướp giải thích tại sao bắt?! Tại sao không yêu cầu giải thích tại sao chúng húc vào tàu kiểm ngư và ngư thuyền của VN? Có lẽ trong khi lúng túng, các quan chức đưa ra hết cái adhoc này đến cái adhoc nọ. Điều này chứng tỏ họ không có lên kế hoạch đối phó trong tình huống xấu nhất xảy ra cho ngư dân.
Đọc cái tít kí giả nước ngoài lo lắng cho ngư dân VN tôi chỉ biết xấu hổ. Người ta chẳng có bà con họ hàng gì với mình mà người ta còn quan tâm đến tính mạng của ngư dân mình. Còn phía VN đã ba ngày qua chưa chứng minh bằng hành động mối quan tâm như người nước ngoài chưa?
Bộ Ngoại giao vẫn im lặng. Các lãnh đạo vẫn im lặng. Bây giờ mà có ai nói gì hay làm gì thì cũng chẳng ai thèm nghe và tin, vì nếu thật lòng thì nên làm ngay lúc dân mình bị nạn, còn làm sau khi bị áp lực nào đó thì chưa chắc là hành động thành thật. Ấy vậy mà ngư dân cứ được khuyến khích bám biển!
Có một yêu cầu đơn giản mà họ không dám nói ra: thả ngư dân VN vô điều kiện.
------
Ghi thêm: sau khi viết xong cái entry này tôi mới đọc được tin có cái hội gọi là “Hội nghề cá” ra yêu cầu thả ngư dân. Cái hội này lâu lâu xuất hiện ra yêu cầu này yêu sách nọ, nhưng tôi nghĩ hoàn toàn chẳng có ý nghĩa gì và cũng chẳng ai nghe. Vấn đề là giữa 2 quốc gia, và Bộ Ngoại giao hay bộ nào đó liên quan phải có trách nhiệm ra tuyên bố, chứ cái hội vô danh đó thì chỉ làm trò hề cho Tàu. (Thú thật, chỉ đọc qua tên là thấy khó chịu. Tại sao không là hội ngư nghiệp như trước 1975 người ta vẫn gọi; tại sao phải tài không sửa lại thành hội “nghề cá”?)
Theo FB Nguyen Tuan - https://www.facebook.com/drtuannguyen?fref=nf
Ánh sáng xuyên màn đêm
Anton Lê Ngọc Thanh
"Con thì đã xong rồi, nhưng còn các anh em trong tù thì sao?”
Đó là câu hỏi của Huỳnh Anh Trí đặt ra với tôi sau khi anh biết mình đã
bị nhiễm HIV. Cái ngày mà tôi không thể quên : 28.05.2014.
Huỳnh Anh Trí sinh năm 1971 tại Sài Gòn. Đầu thập niên 90, anh Trí theo
gia đình di cư sang Thái Lan. Năm 1999, anh tham gia vào tổ chức Việt Nam Tự Do
tại Bangkok, một tổ chức có đường lối đấu tranh chống lại sự độc tài của đảng
cộng sản Việt Nam.
Tháng 12.1999, Huỳnh Anh Trí bị bắt cùng với người anh ruột là Huỳnh Anh
Tú (sinh năm 1968) tại Sài Gòn. Anh Trí và người anh cùng bị kết án 14 năm tù
giam với tội danh “khủng bố” theo điều 79 của Bộ Luật Hình Sự .
Năm 2001, Huỳnh Anh Trí bị chuyển đến giam tại nhà tù Xuân Lộc (tỉnh Đồng
Nai). Trong thời gian bị giam giữ tại đây, anh Trí đã đấu tranh với các quản giáo
và giám thỉ trại giam để phản đối tình trạng giam giữ vô nhân đạo đối với tù
nhân, đặc biệt là các tù nhân chính trị.
Năm 2005 và 2006, Huỳnh Anh Trí cùng với các tù nhân chính trị đã gởi đơn
đến bộ trưởng bộ Công an lúc đó là ông Lê Hồng Anh, Ban giám thị nhà tù để phản
đối quy định chỉ cho sử dụng một dao lam cạo râu, hớt tóc cho rất nhiều rất tù
nhân (cả thường phạm và chính trị), điều này dẫn đến lây nhiễm HIV và các bệnh
truyền nhiễm khác cho nhiều tù nhân bị giam giử chung. Nhất là việc sử dụng cùm
không sạch, sau khi người nhiễm HIV/AIDS đã cùm bị chảy máu, cho các tù nhân
chính trị và Huỳnh Anh Trí đã bị lây nhiễm.
Anh Trí kể, khi bị cùm, người tù rất sợ cùm dơ. Cùm dơ là cùm đã khóa
chân người nhiễn HIV/AIDS dính đầy máu, thậm chí có cả da và ít thịt, nhưng
không bao giờ được tẩy sạch. Anh Trí nói: "Tôi đã hỏi bác sĩ tuyên truyền
về HIV/AIDS của Tổng cục VIII rằng khi cùm dính máu người nhiễm, rồi cùm cho
tôi thì tôi có bị nhiễm không? Ông bác sĩ đó trả lời : “ tôi không biết!"
Người tù muốn thoát cùm dơ thì phải biết điều, phải cắt phần tiền trong
sổ cantin trại giam, có khi phải tới một triệu, cho người quản cùm thì mới được
cùm sạch. Anh Trí bị cùm dơ trong cả một thời gian dài.
Chúng tôi hỏi, tại sao anh muốn kể lại chuyện anh bị nhiễm HIV/AIDS? Anh
Trí cho biết là phải tố cáo những độc ác của nhà tù để bảo vệ những tù nhân
chính trị. Ông Nguyễn Hữu Cầu cũng có mặt trong buổi nói chuyện đã bổ sung.
"Tôi thấy một anh chuẩn bị cùm vào cùm dơ đã quỳ và bái lậy nhiều lần
trung úy Giang để khỏi phải bị đưa chân vào đó".
Kết quả xét nghiệm làm tại một Trung tâm y khoa ở Sài Gòn, ngày
28.05.2014 cho biết "Test HIV (test nhanh), kết quả phát hiện kháng thể
kháng HIV, đề nghị làm thêm Elisa HIV". Kết quả xét nghiệm Elisa tại Viện
Pasteur TP.HCM, ngày 29.05.2014, do thạc sĩ Lê Chí Thanh ký cho biết: Tỉ lệ tế
bào TCD4 là 5.89%, trong khi bình thường phải là từ 29.5 - 41.9%. Số lượng tế
bào TCD4 là 44.00/mm3, trong khi đó ngưỡng phải đạt từ 576 - 1254/mm3. Cơ thể
của anh Huỳnh Anh Trí đã có nhiều bệnh cơ hội phát triển ngoài da và lao. Anh
đã vào giai đoạn cuối của AIDS.
Một người em kết nghĩa đã đưa anh Trí đi làm các xét nghiệm kể: "Khi
có kết quả, bác sĩ nói chuyện riêng với anh Trí. Anh Trí nói mình đã đoán biết
và sẵn sàng cho kết quả hôm nay. Bác sĩ ôm chầm lấy anh Trí và khóc. Ông nói họ
đã dùng cách này để giết hại bao nhiêu người yêu nước". Anh Trí kể,
"bác sĩ cho tôi tiền và bảo ông sẽ cố gắng hết sức để cứu tôi. Tôi nói
không sao đâu bác sĩ. Tôi lo cho các chiến hữu còn trong tù của tôi, vì khi ở
trong tù, tôi đã chứng kiến 14 trường hợp tù chính trị bị nhiễm SIDA và
chết".
Anh Huỳnh Anh Tú, người anh trai cùng tội danh và bản án nói :
"Những người tù chính trị chúng tôi phải giữ tư cách, không có chuyện xâm
mình như các tù hình sự, nên không thể nói lây bệnh AIDS qua đó được".
Khi được hỏi những ngày cuối cùng, anh Trí có ước mơ gì không? Cô Võ Thị
Ánh Tuyết, sinh năm 1986, người yêu của anh Trí mới sáu tháng qua và cũng
làngười chăm sóc anh tận tình kể từ khi anh biết mình bị nhiễm AIDS.Cô nói:
"Anh Trí muốn hai chúng tôi về quê chung sống, tôi hỏi ảnh, bây giờ mình
làm đám cưới nha anh. Ảnh nói để anh khỏe rồi tính, chứ giờ lỡ có gì thì thiệt
thòi cho em lắm".
"Khi hay tin anh Trí bệnh, ba má chị Tuyết định lên thăm, thì anh
Trí nói mình trẻ không đi thăm ông bà, để ông bà đi lên là không được. Anh dậy
đi về An Giang thăm ba má vợ tương lai’-Người em kết nghĩa của Trí kể.
Ông bà rất muốn con gái mình chăm sóc cho anh Trí, vì xem đây là cái
phước cũng như cái nghiệp của con gái mình.
Chúng tôi hỏi, tại sao cô Tuyết là đi yêu một cựu tù? Cô Tuyết lắng lại
một lúc lâu rồi nói: "Anh Trí là người rất tình nghĩa".
Khi nghe anh Trí lâm trọng bệnh, nhiều người đã quen từ lâu, và nhiều
người hơn chưa hề quen biết đã hỏi thăm, cầu nguyện và giúp đỡ.
Khoảng hơn 22:00, ngày 04.07, anh Tú và cô Tuyết thấy tình trạng sức khỏe
của anh đã nguy kịch, nên đã đưa anh đến Bệnh viện Nhiệt Đới, nhưng ở đây không
nhận mà chỉ qua bệnh viện Phạm Ngọc Thạch. Những người thân đưa anh đến Phạm
Ngọc Thạch thì ở đây không nhận với lý do không có hộ khẩu. Cấp cứu mà cũng cần
có hộ khẩu nữa sao? Sau đó anh Trí bị ngất, không biết gì nữa. Các bác sĩ và
nhân viên ý tế bệnh viện này đuổi anh và người nhà ra. Nhưng có một bác sĩ đến lay
lay làm anh Trí tĩnh lại, nên họ chất nhận đưa anh vào phòng hồi sức.
13:30, ngày 05.07.2014, anh Huỳnh Anh Trí từ trần tại bệnh viện Phạm Ngọc
Thạch. Anh đã ra đi, gia đình xin mang xác về để lo an táng. Đến đây thì bệnh viện
không cho với lý do không có ai chứng thực được là thân nhân. Tiêu chuẩn phải
để xác định thân nhân là có chung hộ khẩu. Lại hộ khẩu ! Anh Tú và anh Trí khi
ra tù đến nhà người chị là chị Đào xin nhập hộ khẩu thì công an gây khó khăn,
suốt từ cuối năm 2013 đến nay vẫn chưa có hộ khẩu thì lấy đâu ra cùng tên trong
hộ khẩu để xác nhận thân nhân. Cách thứ hai là về công an địa phương xác nhận
anh Trí là thân nhân chị Đào. Chiều thứ bảy không tìm được công an, mà gia đình
cũng cho rằng công an đã tìm cớ không làm hổ khẩu thì họ cũng tìm cớ không xác
nhận. Thế là không còn cách nào để xác nhận người ruột thịt với anh Huỳnh Anh
Trí để lãnh xác về.
Người tù thế kỷ Nguyễn Hữu Cầu có mặt ngay sau khi anh Trí mất cho biết,
"có mấy người cò mồi cứ đi theo hỏi hoài rằng có muốn lo không, họ sẽ lo
từ A tới Z cho". Theo ông Cầu đây là việc làm có phân công tổ chức, chứ
không chỉ là một việc làm kiếm tiền của những người ăn bám vào xác chết. Ông
kể, "một người đang nói thì có một bà mặc quần lửng bước tới nói, hôm nay
thứ bảy là ngày lẽ, đâu phải của tụi bay đâu mà nói. Tức thì người kia bỏ
đi".
Chúng tôi vào cùng với anh Tú để thuyết phục cô điều dưỡng trưởng tên
Hương rằng anh Tú và anh Trí cùng ra tù, và trên giấy quyết định ra tù có ghi
rõ tên cha mẹ của hai người giống nhau, nên chắc chắn hai người này là ruột
thịt, nên xin ch anh Tú lãnh xác. Cô Hương trả lời, "anh này cũng không có
hộ khẩu thì làm sao, chúng tôi phải nắm người có tóc". Giải thích và
thuyết phục khá lâu, nhưng cô điều dưỡng trưởng tên Hương vẫn cứ nói rằng
"chúng tôi không thể làm sai nguyên tắc".
Sau đó chúng tôi yêu cầu gặp trực lãnh đạo của bệnh viện, cô gọi một bác
sĩ xuống, có lẽ là bác sĩ phó khoa, ông này cũng xuôi theo cô điều dưỡng.Khi
chị Đào mang giấy khai sanh của chị và anh Trí ra, thì ông bác sĩ này mới gọi
điện thoại xin ý kiến lãnh đạo, và cuối cùng đã đồng ý cho nhận xác về.
Các linh mục DCCT, các nhân viên truyền thông VRNs, cộng tác viên phòng
Công lý Hòa bình, và anh em Con đường Việt Nam cùng vài tù nhân lương tâm có
mặt để tẩn liệm cho anh ngay tại bệnh viện Phạm Ngọc Thạch lúc 18:00. Sau đó
thi hài anh Trí được đưa về quàn tại nhà nguyện xóm 2 thuộc giáo xứ Đức Mẹ Hằng
Cứu Giúp, trên đường Hoàng Sa, gần ngã tư Rành Bùng Binh.
Bóng tối không che được ánh sáng, cũng chẳng làm mờ mắt người có ánh sáng
trong con tim và cộng đồng như anh Huỳnh Anh Trí.
Antôn Lê Ngọc Thanh, CSsR
Nguồn: VRNs
Lực lượng công an trong mắt triết gia Trần
Đức Thảo
Blog / Bùi Tín / VOA
Sau khi tôi giới thiệu
trên VOA cuốn sách Trần Đức Thảo – Những lời trăng trối của nhà
báo Tri Vũ, một số bạn trẻ trong nước gửi thư điện tử cho tôi hỏi rằng tôi đã
trích ra mấy đoạn ngắn khi tác giả khắc họa chân dung “ông Cụ” - cụ Hồ - rất
sống động, chân thực, vậy cuốn sách có chứa đựng chân dung nào khác cũng lý
thú, sinh động như vậy không?
Xin thưa là có, có khá nhiều, như chân dung các ông Trường Chinh, Lê Duẩn, Phạm Văn Đồng, Tố Hữu…cũng cô đọng, sinh động không kém.
Đó là những nhân vật đè nặng như ma ám suốt 40 năm ròng trên sinh mệnh của triết gia Trần Đức Thảo, buộc ông phải ngậm đắng nuốt cay, đóng vai kẻ lẩn thẩn dở hơi để tồn tại, để rồi trong gần 6 tháng cuối đời đã để lại cho hậu thế những phán xét sâu sắc được nghiền ngẫm kỹ càng. Qua lời kể của ông, mới vỡ lẽ ra là khi ông phê phán bài “Hãy đi theo bảng chỉ đường của trí tuệ” của nhà dân chủ Hà Sỹ Phu là làm theo lệnh trên, nhằm được yên thân để còn sống
được và thổ lộ tư duy tỉnh táo của mình và lúc cuối đời.
Dưới đây xin trích dẫn vài đọan ngắn khi ông Trần Đức Thảo nói về lực lượng công an CS Việt Nam, những người đã theo dõi, rình rập, đe dọa, đấu tố ông trong suốt 40 năm ông phải sống trong nhà tù lớn Việt Nam.
Nhận định về lực lựơng công an chìm và nổi, Trần Đức Thảo cho biết:
“Có một ngành quen dùng
dối trá như một phương pháp hành động chính quy, đó là ngành công an, Với những
cán bộ chìm và nổi dày đặc trong xã hội, miệng thì nói công an là bạn dân, là
bảo vệ dân, nhưng thực tế công an là ngành đã quản thúc, quản chế dân bằng
phương pháp khủng bố tinh thần, đe dọa tính mạng, đe dọa tài sản. Công an đáng
lẽ là lực lượng giữ gìn, bảo vệ trật tự, kỷ cương cho xã hội, mà lại luôn tận
dụng dối trá thủ đoạn để áp đảo, thống trị xã hội như thế thì làm sao duy trì
được tính lương thiện trong dân, làm sao giữ được trật tự kỷ cương, được luân
thường đạo lý cho xã hội? Các cụ ta đã dạy “thượng bất chánh, hạ tắc loạn”,
“gieo gió thì gặt bão”, ngày nay ngành công an dùng quá nhiều hành động bất
chính, gieo toàn là thủ đoạn dối trá, hận thù… thì rồi chế độ này sẽ gặt được
gì? Các dân tộc từng sống trong chế độ xã hội chủ nghĩa đã có đủ kinh nghiệm để
trả lời! Thực tế là guồng máy công an đã phá hoại lý tưởng, đã bôi đen, bôi bẩn
đảng, đã làm ô danh chế độ, làm ung thối cách mạng nhiều nhất. Dư luận vẫn than
sự lộng quyền của ngành công an là đã hằng ngày đào sâu mồ chôn chế độ”.
Ở một đoạn khác, ông nói thêm:
“Tôi thấy
cái cấp bách là cần phải can đảm bãi bỏ hẳn mọi phương pháp tổ chức. mọi chính
sách hành động bất chánh trong toàn thể guồng máy cai trị của đảng và nhà nước,
cả về mặt tuyên truyền lẫn mặt hành chính. Đứng đầu là phải thay đổi hẳn cách
huấn luyện, phải tổ chức hẳn lại ngành công an. Dùng công an để kiểm soát và
đàn áp tư tưởng là việc làm vô ích. Công an không thể bịt miệng dân, không thể
kiểm soát những suy tư trong đầu người dân. Chính những người CS lãnh đạo có
kinh nghiệm đó hồi bị thực dân, phong kiến đàn áp, cầm tù. Nhà tù, trại cải tạo
luôn luôn là lò đào tạo ý chí phản kháng mạnh nhất. Vậy mà nay chính quyền lại
hành động thống trị còn tệ hơn cả thời thực dân phong kiến! Dân chúng cứ bị đẩy
về phía căm thù chế độ. Chế độ như vậy thì không thể nào sửa sai, sửa lại mà
dùng được…”
Rồi ông kết luận đoạn này như sau:
“Tôi chống thủ đoạn gian
dối về mọi mặt chứ không chỉ về mặt tuyên truyền hay công an… Tôi chống đây là
chống cái gian, cái ác, tức là chống một cách xây dựng. Không lắng nghe tôi là
chế độ sẽ ngày càng bị lún sâu vào hư đốn, cho đến khi bị đào thải… Tôi biết
những nhận xét ngay thẳng đó là những liều thuốc đắng, nhưng không chịu lắng
nghe thì rồi chính lãnh đạo và nhân dân sẽ phải trả giá, có khi là rất đắt. Tôi
luôn luôn cố vận dụng sự trong sáng của lương tri trong những ý kiến đối kháng,
phản biện… "
Có những hoài nghi rất có cơ sở là chính một vài tên công an nổi và chìm trong sứ quán VN ở Paris đã được lệnh kết thúc cuộc đời ông khi họ nghi rằng ông đang viết một cuốn sách tâm huyết, bạch hóa hết những thâm cung bí sử mà ông được biết, nhằm đền đáp lại nhân dân, với niềm tin rằng nhân dân sẽ hiểu ra cuộc đời trong sáng của một trí thức chân chính và nhận ra chủ nghĩa Mác và đảng CS VN cũng như “ông Cụ” và các đồng chí của “ ông Cụ” là tai họa thật sự của dân tộc, của nhân dân.
Phải chăng để che giấu cả chuỗi dài tội ác với nhân dân và với cá nhân ông Trần Đức Thảo mà đã có những điều không bình thường xảy ra sau khi ông chết bất ngờ vì “đau bụng” ngày 23/4/1993: đó là việc Đại sứ VN Trịnh Ngọc Thái ở Pháp được lệnh đến cơ sở hỏa táng trong Nghĩa trang Père Lachaise ngày 29/4/1993 để báo tin ông được truy tặng Huân chương Độc lập (mà không có một lời điếu văn nào); sau đó 7 năm, năm 2000 ông được tặng “Giải thưởng Nhà nước”, mà không ai nói rõ về thành tích và công lao gì. Hẳn dưới suối vàng ông đã cười to một mình về những điều trái khoáy kỳ quặc như thế trong một chế độ quái dị.
Cả Bộ Chính trị 16 người, 200 ủy viên Trung ương đảng CS, và đặc biệt là hơn 400 viên tướng và hơn 1.000 cán bộ cấp cao khác của riêng ngành Công an hãy đọc kỹ “Những lời trăn trối” của nhà triết gia Trần Đức Thảo và tự vấn lương tâm, rút ra nhiều điều bổ ích.
Đây là việc làm cấp bách, vì khi nhà triết học nói lên những sự thật trên đây từ 21 năm trước đến nay, lực lượng công an còn sa sút thêm nhiều, trượt dài trên quá trình trở thành tai họa thật sự cho nhân dân. Công an bịt mồm linh mục giữa tòa án, đạp giày lên mặt anh đảng viên CS trẻ đang xuống đường chống bành trướng, tra tấn hành hung các cụ ông cụ bà cao tuổi, giết hại nhiều công dân ngay trong trụ sở công an…
Nếu còn sống triết gia Trần Đức Thảo chắc sẽ đau lòng lắm khi thấy những tên móc túi, những kẻ trộm vặt, trộm gà, trộm chó thì bị bắt, bị tra khảo, ngồi tù, còn những quan chức, tướng lãnh cướp của nhà nước, của nhân dân hàng triệu, hàng tỷ, hàng trăm ngàn tỷ đồng, kết thành nhóm thành phe thì vẫn nhởn nhơ thống trị xã hội, còn được phong tướng tá công an, với một ngân sách kinh hoàng là không kém ngân sách quốc phòng.
Chỉ tiếc là triết gia yêu nước thương dân không còn sống để chứng kiến sự rệu rã của một chế độ mục nát phi nhân, đúng như ông đã dự đoán trong những lời trăng trối tâm huyết và những lời cảnh báo nghiêm khắc “Công an đang hằng ngày đào mồ chôn chế độ”.
Nguồn:http://www.voatiengviet.com/content/luc-luong-cong-an-trong-mat-triet-gia-tran-duc-thao/1952573.html?utm_medium=email
__._,_.___
No comments:
Post a Comment
Thanks for watching