Lầu Năm Góc triển khai chiến thuật mới để răn đe Trung Quốc ở Biển Đông
MỸ - TRUNG -
Bài đăng : Thứ năm 10 Tháng Bẩy 2014 - Sửa đổi lần cuối Thứ năm 10 Tháng Bẩy 2014
Mỹ xác định « không thể chấp nhận » việc Trung Quốc thay đổi nguyên trạng tại Biển Đông
Ngoại trưởng Mỹ John Kerry phát
biểu trong buổi khai mạc Đối thoại Chiến lược Mỹ Trung lần thứ 6, ngày
09/07/2014 tại Bắc Kinh
Bộ Ngoại Giao Mỹ
Trọng
Nghĩa
Đối thoại Chiến lược và Kinh tế Mỹ-Trung lần thứ sáu giữa Hoa Kỳ và Trung Quốc đã mở ra hôm qua, 09/07/2014 tại Bắc Kinh, với những tuyên
bố hòa dịu từ phía lãnh đạo hai nước. Các tuyên bố đó tuy nhiên đã không ngăn cản Mỹ nêu bật quan điểm bất đồng tình của mình trước hành động của Bắc Kinh trên nhiều vấn đề trong đó có Biển Đông.
Theo hãng AFP, trong buổi họp kín với phía Trung Quốc, Ngoại trưởng Mỹ John Kerry đã « mạnh mẽ » gây sức ép trên Trung Quốc trong hồ sơ tranh chấp biển đảo khi cảnh báo đối tác Trung Quốc là Washington « không thể chấp nhận » các mưu toan tạo ra một hiện trạng mới ở vùng Biển Đông và Biển Hoa Đông.
Đây là
hai nơi mà Bắc Kinh đang có tranh chấp chủ quyền với các nước láng giềng.
Theo một quan chức Mỹ cấp cao xin giấu tên, thì ông
Kerry đã nói thẳng với Ủy viên Quốc vụ Trung Quốc phụ trách ngoại giao Dương Khiết Trì bất kỳ quốc gia nào cũng đều không có quyền « hành động đơn phương để đẩy mạnh các đòi hỏi chủ quyền hay lợi ích của minh ».
Theo nguồn tin trên, thì phía Mỹ đã tái khẳng định sự cần thiết của « một trật tự dựa trên luật lệ trong khu vực Châu Á-Thái Bình
Dương », và yêu cầu Trung Quốc « đóng góp và
tham gia vào trật tự đó, thay vì chống lại các chuẩn mực khu vực và toàn cầu ».
Quan chức cao cấp Mỹ tiết lộ tiếp là phía Mỹ đã nói rõ với đối tác Trung Quốc rằng : « Tìm cách giải quyết vấn đề bằng cách tạo ra một hiện trạng mới bất kể sự ổn định của khu vực, sự hài hòa của khu vực, là điều không thể chấp nhận được ».
Trung Quốc đang dùng sức mạnh áp đặt chủ quyền trên gần như toàn bộ Biển Đông, bất chấp tuyên bố chủ quyền của các láng giềng Đông Nam Á trong đó có Việt Nam và
Philippines.
Trong những tháng gần đây, Bắc Kinh có hành động hung hăng hơn trong mưu toan bành trướng tại Biển Đông, làm tình
hình căng thẳng hẳn lên khi đưa giàn khoan xuống hạ đặt trong vùng đặc quyền kinh tế của Việt Nam, cho tàu Trung Quốc đâm vào các tàu
công vụ và tàu cá Việt Nam đến gần giàn khoan, dùng vòi rồng xua đuổi tàu Việt Nam, thậm chí bắt giữ ngư dân Việt Nam.
Trên Biển Hoa Đông, Trung Quốc cũng thường xuyên cho tàu
thuyền và phi cơ quân sự tiến vào vùng quần đảo Senkaku/Điếu Ngư đang được đặt dưới quyền kiểm soát của Tokyo, nhưng bị Bắc Kinh đòi chủ quyền.
QUÂN SỰ -
Bài đăng : Thứ năm 10 Tháng Bẩy 2014 - Sửa đổi lần cuối Thứ năm 10 Tháng Bẩy 2014
Lầu Năm Góc triển khai chiến thuật mới để răn đe Trung Quốc ở Biển Đông
Trinh sát cơ RC 135 tại khu căn cứ không quân
Offutt, Hoa Kỳ.
Wikipedia
Trọng
Nghĩa
Vào lúc tàu Việt Nam và Trung Quốc đối đầu nhau trên Biển Đông
tại khu vực giàn khoan Trung Quốc, trong thời gian gần đây, phi cơ trinh sát Mỹ bắt đầu xuất hiện trên khu vực. Sự kiện khác lạ này phải chăng
là một chiến thuật bắt đầu được Mỹ áp dụng để đối phó với các hành động của Bắc Kinh bị đánh giá là «
khiêu khích », « gây bất ổn định » trong vùng ? Theo nhật báo Anh Financial Times, số ra hôm nay, 10/07/2014, sự kiện đó có thể được xem là chiến thuật mới đang được Bộ Quốc phòng Mỹ áp dụng để răn de Trung Quốc.
Theo tờ báo, chiến thuật mới được Lầu Năm Góc triển khai bao gồm nhiều thành tố, trong đó có việc sử dụng một cách thường xuyên hơn và mạnh bạo hơn các loại phi cơ trinh sát cũng như tàu hải quân ngay tại khu vực có tranh chấp.
Sự kiện đầu tiên phản ánh chiến thuật mới đó diễn ra vào tháng Ba
vừa qua khi Mỹ cho một chiếc phi cơ trinh sát P-8A
bay ngang qua bãi Second Thomas Shoal ở khu vực Trường Sa. Tại nơi đó, tàu Trung Quốc đang phong tỏa đường tiếp tế cho một toán thủy quân lục chiến Philippines đồn trú trên bãi mà Manila tuyên bố chủ quyền nhưng bị Bắc Kinh tranh chấp. Phi cơ Mỹ đã bay rất thấp, sao cho phía
Trung Quốc có thể nhìn thấy được.
Cũng như vậy, lực lượng Cảnh sát biển Việt Nam mới đây đã cho biết là vào ngày 30/06 vừa qua, một chiếc máy bay EP3 của Mỹ cũng đã bay qua khu vực có giàn khoan
HD-981 của Trung Quốc, và ở độ cao rất thấp, chỉ khoảng 200m. Sau đó,
có thêm một chiếc trinh sát cơ RC135 của Mỹ bay ở độ cao 3.000m. Đây
là một khu vực dầy đặc tàu Trung Quốc được phái tới để bảo vệ giàn khoan của họ.
Trả lời báo Financial
Times, một cựu quan chức Lầu Năm Góc quen thuộc với những hoạt động kể trên xác nhận đó là một chiến thuật mới của Hải quân Mỹ : « Thông điệp là ‘chúng tôi biết những gì quý vị đang làm, hành động của quý vị sẽ có hậu quả, chúng tôi vừa có khả năng vừa có quyết tâm và chúng tôi đang hiện diện ở đây’. »
Đối với Hoa Kỳ, thách thức hiện nay là làm sao
có được phương cách hữu hiệu nhằm đối phó với chiến lược tằm ăn dâu của Trung Quốc tại Biển Đông, tức bành trướng từ từ nhưng một cách vững chắc chắn trên các khu vực mà họ đòi chủ quyền. Khó khăn đối với quân đội Mỹ là làm sao ngăn chặn được các hành động gặm nhắm của Trung Quốc trên quy mô nhỏ, sao cho tình hình không leo thang thành xung đột quân sự trên binh diện rộng.
Không phải là ngẫu nhiên mà gần đây, ngành ngoại giao Mỹ đã cực lực lên tiếng đả kích các hành động của Trung Quốc bị cho là nhằm thiết lập một hiện trạng mới trong vùng. Đó
là những việc như đưa giàn khoan xuống hoạt động tại những vùng tranh chấp với Việt Nam, cho xây dựng hạ tầng cơ sở kiên cố trên những thực thể địa dư mà họ từng dùng võ lực đánh chiếm của Việt Nam hay
Philippines, ban bố những luật lệ gọi là quốc gia nhưng lại áp dụng trên những khu vực mà Trung Quốc đơn phương cho là của mình.
Ngoài việc tích cực sử dụng máy bay do thám
và đưa tàu đến hoạt động gần khu vực các tranh chấp, Hoa Kỳ cũng
nghĩ đến khả năng công bố rộng rãi hình ảnh hoặc video về các hành vi thái
quá của Trung Quốc trên biển. Một số quan chức Mỹ cho rằng nếu hình ảnh tàu Trung Quốc xách nhiễu ngư dân Việt Nam hay
Philippines được loan truyền rộng rãi, điều đó có thể khiến Bắc Kinh chùn tay.
Sau cùng, trong các chiến thuật mới đó, Mỹ cũng sẽ giúp các nước trong vùng có thông tin nhanh chóng và kịp thời về vị trí các con tàu trong khu vực. Mỹ đã cung cấp cho Philippines,
Nhật Bản và một số nước khác trong khu vực các thiết bị radar và hệ thống giám sát, và hiện đang tìm cách để tích hợp thông tin thu thập được vào một mạng lưới khu vực rộng lớn hơn, có chức năng chia sẻ dữ liệu.
__._,_.___
No comments:
Post a Comment
Thanks for watching