X

Saturday, July 26, 2014

Chưa Thấy Có Quốc Gia Nào Xem Kẻ Thù Cướp Nước Là Bạn Tốt Cả




NGOẠi TRỪ NƯỚC CỘNG HOÀ XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM,

Chưa Thấy Có Quốc Gia Nào Xem Kẻ Thù Cướp Nước Là Bạn Tốt Cả
Trúc Giang


Kiện China


1* Mở bài

Chưa thấy có quốc gia nào xem kẻ thù cướp nước là bạn tốt cả, chỉ có bọn tay sai bán nước mới tôn vinh kẻ thù như thế.

Người Việt Nam nổi giận và lên án bọn Tàu khựa nhưng đa số quên rằng chính kẻ thù ở ngay trước mắt, chính là những kẻ cỏng rắn về cắn gà nhà, rước voi về vầy mả tổ. Đó là những Trần Ích Tắc, những Lê Chiêu Thống của thời đại ngày nay. Cụ thể là những Hồ Chí Minh, Phạm Văn Đồng, Nguyễn Văn Linh, Đỗ Mười…và các lãnh đạo tiếp nối sự nghiệp bán nước của đảng CSVN.

Vì sao nên nổi? Vì sao dân tộc VN có thảm cảnh như ngày hôm nay? Đảng đã cắt đất dâng biển và trơ trẻn nhất là luôn miệng ca tụng kẻ thù bằng những từ ngữ vô cùng tốt đẹp. Trong khi bọn giặc vào nhà giết hại ngư dân, chiếm biển đảo thì người đứng đầu “quân đội nhân dân anh hùng” lại tuyên bố là quan hệ chủ tớ vẫn tốt đẹp, việc tranh chấp thuộc về nội bộ giữa anh em trong một gia đình.

Mãi quốc cầu vinh đã bị lịch sử dân tộc nguyền rũa muôn đời. Đảng CSVN đã làm hoen ố trang sử của dân tộc.

2* Giàn khoan rút đi là do bão
Cây đinh và chiếc búa


Sau khi giàn khoan HD-981 rút đi thì có ý kiến nêu nhiều lý do khác nhau. Một trong những nguyên nhân được thấy rõ là giàn khoan tránh bão.

2.1. Cơn bão Rammasun

Rammasun tiếng Thái là “thần sấm sét”. Tên Phi là Glenda và Việt Nam gọi là cơn bão số 2. Đó là cơn bão mạnh nhất trong năm nay (2014). Sức gió được duy trì và phát triển từ 165km/g, 240km/g và 250km/g.

Rammasun đánh vào Phi Luật Tân ngày 15-7-2014, làm cho 400,000 người phải chịu ảnh hưởng trực tiếp của cơn bão. Sau bão là ngập lụt, nhà trốc mái, cây ngã, tình trạng mất điện xảy ra trên bình diện rộng lớn.

Cơn bão đã đánh vào Việt Nam. Đến ngày 22-7-2014 đã có 27 người chết, 2 người mất tích, 2 người bị thương. Đã làm hư hại 7,200 căn nhà và 4,200 hecta lúa và hoa màu. Thiệt hại vật chất lên tới 4.4 triệu euro.

2.2. Giàn khoan tránh bão

Tháng 7 được coi là mùa mưa bão ở Biển Đông, với sức gió từ cấp 13, 14 đến 15, 16, tốc độ cao nhất 250km/g nên sức mạnh thật là khủng khiếp.

Giàn khoan HD-9 với trên 150 tàu bè bảo vệ, sẽ vô cùng nguy hiểm nếu đối diện với cơn bão. Vì thế phải di dời vị trí để tránh bão sớm hơn thời gian tuyên bố rút lui là ngày 15-8-2014.

2.3. Việc rút giàn khoan có ảnh hưởng gì đến nghị quyết của Thượng viện Mỹ hay không?

Trả lời câu hỏi nầy, GS Carlyle Alan Thayer cho biết “Việc Trung Quốc rút giàn khoan không có liên hệ gì đến Nghị quyết S.RES-412 ngày 10-7-2014 của Thượng Viện Hoa Kỳ cả. Trung Quốc có thể đã có quyết định di dời gian khoan vì mục đích thu thập các dữ liệu cần thiết đã thực hiện xong. Họ không có gì để mất sau khi kết thúc cuộc thăm dò. Điều chắc chắn là họ di dời giàn khoan và hàng trăm tàu thuyền bảo vệ là để tránh bão”.

Việc tránh bão cũng rất phức tạp vì không có thể xác định được hướng di chuyển của cơn bão. Nó thay đổi không theo một quy luật nào cả.

blank
Từ giàn khoan tới cướp nước.

3* Việt Cộng lên gân sau khi giàn khoan Trung Cộng rút đi
Chủ trương bám biển của đảng


Sau khi Trung Cộng rút giàn khoan ra khỏi vùng biển Việt Nam thì mấy cha nội Việt Cộng gáy to, nổ lớn hơn pháo Gò Vấp theo cái luận điệu tuyên truyền cũ mèm như trước kia.

- Ông Lê Quế Lâm, cựu chuẩn đô đốc lớn tiếng cho rằng: “Sự đấu tranh kiên cường quyết liệt của nhân dân Việt Nam dưới sự lãnh đạo kiên cường của Đảng và nhà nước ta”. Ông Lâm còn ví von: “Việc Trung Quốc đặt giàn khoan trái phép khiến cho trời không dung, đất không tha”.

- Ông Lê Mã Lương, cựu tướng một sao: “Đây là sự thành công về cuộc chiến về pháp lý và ngoại giao của Nhà nước và nhân dân ta”.

- Ông Lê Hà, Cục Phó Kiểm ngư: “Trung Quốc di chuyển giàn khoan vì sức ép đấu tranh của lực lượng chấp pháp Việt Nam trên biển”.

Mấy tay tổ nầy nổ lớn hơn pháo Gò Vấp mà không biết mắc cở miệng.

Trích: “Trận thư hùng oanh liệt giữa tàu Việt Nam và tàu lạ diễn ra sáng ngày 5-5-2014 tại một điểm cách giàn khoan HD-981 3 hải lý. Đoàn tàu 29 chiếc lãnh nhiệm vụ lên đường bảo vệ chủ quyền biển của VN.

Đoàn tàu đã anh dũng, bất chấp những loạt súng bắn bổng cảnh cáo của tàu lạ, hiên ngang tiến ra phía trước với khí thế sôi sục quyết chiến, quyết thắng. Nhưng tàu lạ ỷ thế đông, to lớn, tốc độ nhanh và mạnh, đã dùng vòi rồng và súng bắn nước áp suất cao, ngăn chặn không cho tàu VN đến gần. Đồng thời tàu lạ đâm vào hông tàu chấp pháp VN, làm hư hỏng máy móc và trang thiết bị.

Vì có lịnh tuyệt đối cấm nổ súng, nên tàu VN đưa hông ra cho tàu lạ đâm vào mà không cần đâm trả. Kết cuộc có 25 tàu VN bị bể sườn và 9 chiến sĩ bị thương”.

Đó là thành tích mà các đồng nổ to như đã nêu trên.

4* Việt Cộng bị Trung Cộng chửi tơi bời

Dưới đây là một bài báo đăng trên trang www.cnweapon.com bằng tiếng Trung do ông Vũ Cao Đàm dịch.

“Sát Việt khấu vi Nam Sa chi chiến tế kỳ” có nghĩa là “Giết bọn giặc Việt Nam để làm lễ tế cờ trong trận chiến Nam Sa”.

Tục lệ của người Tàu, trước khi xuất quân đánh trận họ thường làm lễ tế cờ bằng máu thú vật hay máu của kẻ thù đang bị họ giam giữ.

Trong khi VC khom lưng cúi đầu vâng vâng, dạ dạ thốt ra những lời tâng bốc, bợ đít thì Trung Cộng chửi tơi bời tàu xà lúp chở không hết.

Trích nguyên văn bài viết có tựa đề “Sát Việt khấu vi Nam Sa chi chiến tế kỳ” như sau:

Trích.

“Quần đảo Nam Sa (Trường Sa) vốn dĩ là chuỗi ngọc trai lấp lánh của đất mẹ Trung Hoa nhưng lại bị kẻ trộm cắp muốn chiếm đoạt, giành giật, việc nầy làm phân tán ánh hào quang của chuỗi ngọc trai. Trong số các đảo bị chiếm đoạt, Việt Nam kiêu ngạo, vong ân bội nghĩa, ráo riết chiếm đóng quần đảo với số lượng nhiều nhất.

Nam Sa là một trong những vùng biển hiểm yếu mà Trung Quốc quyết không ngần ngại thu hồi Nam Sa.

Việt Nam là bọn tham lam, kiêu ngạo, vô lễ, tuyệt đối không thể thông qua đàm phán. Không chiến đấu thì không thu hồi biên cương quốc thổ. Như vậy, cuộc chiến Nam Sa là không tránh khỏi.

Đánh muộn không bằng đánh sớm. Bị động ứng phó không bằng chủ động tấn công. Không đánh thì thôi, đã đánh thì phải thắng nhanh.

Trên lĩnh vực kinh tế, để sống chung hòa bình cần phải thực hiện chiến lược “Dùng đất đổi lấy hòa bình”. Để được phát triển thì phải thực hiện chiến lược “Dùng tiền bạc đổi lấy đất đai”. Đối với quần đảo Nam Sa thì phải thực hiện phương châm “Chủ quyền thuộc về tôi. Cùng nhau phát triển, thỏa hiệp hòa bình chia sẻ lợi ích. Thiết lập một khu vực cùng phát triển ở giáp giới với các nước ASEAN, gần quần đảo Nam Sa. Lấy nước ta làm chủ, lần lượt cùng hợp tác phát triển với Philipin, MalaysiaBrunei.

Chúng ta có đầy đủ lý do để tấn công Việt Nam. Việt Nam cũng có đầy đủ điều kiện để trở thành vật tế của trận chiến thu hồi Nam Sa.

Lấy gương Việt Nam để răn đe các nước khác, buộc chúng phải tự mình rút lui”.(hết trích)

blank
Từ giàn khoan tới cướp nước.

5* Thêm những bằng chứng làm tay sai bán nước của Việt Cộng

5.1. Tổ chức long trọng chào mừng Quốc khánh của Trung Cộng ngày 1 tháng 10

Đại lễ 1,000 năm Thăng Long được tổ chức vào ngày quốc khánh của Trung Cộng, ngày 1 tháng 10 (1-10-1949). Đại lễ vô cùng long trọng tốn phí 300 tỷ đồng kéo dài 10 ngày. Nội dung là việc vua Lý Thái Tổ (Lý Công Uẩn) dời đô từ Hoa Lư về thành Đại La rồi đổi tên Đại La thành Thăng Long.

5.2. Lý Công Uẩn là người Tàu

Đảng CSVN muốn cho quan thầy Tàu khựa tin tưởng rằng người Việt Nam là một sắc tộc thuộc đại gia đình của Trung Quốc như nguyện vọng của lãnh đạo CSVN ở Thành Đô ngày 3-9-1990. Lý Công Uẩn là hình ảnh của một ông vua Trung Hoa trong bộ phim 19 tập mang tên “Lý Công Uẩn: Đường tới thành Thăng Long”.

Một em bé thường xem phim bộ phải thốt lên rằng “Tần Thủy Hoàng” khi thấy Lý Thái Tổ xuất hiện trong phim. Lý Công Uẩn giống y chang như một ông vua Tàu vì toàn bộ khung cảnh là hình ảnh của nước Trung Hoa. Phong cảnh, ngoại cảnh, trang phục, diễn xuất, đối thoại hoàn toàn Trung Hoa. Bộ phim tốn phí 100 tỷ đồng do đạo diễn nổi tiếng Trung Hoa là Cận Đức Mậu cùng với các diễn viên người Việt Nam.

5.3. “Một sự kiện điện ảnh ngu dốt đến như vậy!”

Đó là kết luận đánh giá bộ phim của một nhà phê bình văn hóa trong nước. “Đây là một sự lệ thuộc văn hoá vào Trung Quốc và cũng là một sự phá hoại nhân dịp kỷ niệm. Cần cho bộ phim vào nhà kho để đánh dấu rằng trong lịch sử điện ảnh Việt Nam đã từng có một sự kiện ngu dốt đến như vậy”.

5.4. Chứng tỏ đã lệ thuộc vào Trung Cộng

Một nhận xét cho rằng Việt Nam có những trang sử chống ngoại xâm lẫy lừng, oanh liệt thế mà Đảng lại chọn một giai đoạn nội chiến, tranh giành quyền lực tàn sát lẫn nhau, đó là Đinh Bộ Lĩnh dẹp loạn 12 sứ quân rồi lên làm vua, nhưng không được bao lâu thì anh em nhà họ Đinh giết nhau để tranh giành ngôi báu tạo ra biến loạn. Tướng quân Lê Hoàn dẹp loạn lên làn vua tạo ra nhà Tiền Lê. (Nhà hậu Lê là Lê Lợi). Cảnh huynh đệ tương tàn, Lê Long Đĩnh (Lê Ngoạ Triều) giết anh đoạt ngôi. Lê Long Đĩnh cai trị tàn ác, đam mê dâm dục nên bị Lý Công Uẩn đoạt ngôi xưng là Lý Thái Tổ, lập ra nhà Lý.

5.5. Lý Thái Tổ được nhà Tống phong vương

Lịch sử ghi lại như sau: “Lúc bấy giờ nhà Tống bận nhiều việc nên không sinh sự lôi thôi với Đại Việt. Bởi vậy khi Lý Thái Tổ lên ngôi, sai sứ sang cầu phong, hoàng đế nhà Tống cho làm Giao chỉ Quận vương. Sau lại phong Nam Bình Vương (năm 1017).

Ăn tiền là ở chỗ nầy.

Đảng CSVN muốn ám chỉ họ như Lý Thái Tổ, và lễ 1,000 năm Thăng Long là để ăn mừng quốc khánh của Trung Cộng. (1-10-1949)

Sự thật thì vua Lý Thái Tổ không có ngày giờ nào dính líu tới ngày 1 tháng 10 cả.

Lý Công Uẩn sinh ngày 8-3-974. Mất ngày 31-3-1028. Thọ 54 tuổi.

Lên ngôi năm 1009. Qua đời ngày 31-3-1028.Trị vì 19 năm. Như vậy thời gian về mọi việc của Lý Thái Tổ không có ăn nhậu gì tới ngày quốc khánh 1 tháng 10 của Trung Cộng cả.

Tóm lại, tổ chức đại lễ 1,000 Thăng Long chỉ gián tiếp lệ thuộc, thần phục, và mừng ngày quốc khánh của Trung Cộng mà thôi. Đó là sắc tộc Việt vẫn còn nằm trong đại gia đình Trung Quốc, và mong muốn được cầu phong mà thôi.

Mấy tay tiến sĩ tốt nghiệp các đại học nước ngoài trong Ban chấp hành TW Đảng CSVN cũng có cao kiến lương lẹo tinh vi, đã lừa được quần chúng nhân dân vô tình, vô cảm hiện nay trong nước.

blank
Từ giàn khoan tới cướp nước.

6* Trung ương đảng Cộng Sản Trung Hoa đào tạo cán bộ cho “Chi Bộ đảng Việt Nam”

Trong khi tàu lạ đâm bể hông, nát sườn tàu chấp pháp, bắn chìm tàu cá và bắt giữ ngư dân Việt Nam thì lãnh đạo “Chi Bộ Việt Nam” vẫn tiếp tục thực hiện chương trình đào tạo Hán ngụy làm tay sai cho chính quyền trung ương ở Bắc Kinh. Đó là một đoàn cán bộ cấp “Vụ” do đồng chí Quản Minh Cường hướng dẫn sang thụ huấn ở Bắc Kinh từ ngày 15-6 đến 24-6-2014.

Đoàn của Chi Bộ Việt Nam được đào tạo về hai chủ đề: một là công tác quản lý đảng, hai là công tác quản lý xã hội.

6.1. Về mặt đảng

Chủ yếu nhấn mạnh đến công tác phát triển đảng bao gồm: kinh nghiệm về tuyên truyền, giáo dục, đánh giá, tuyển chọn, bồi dưỡng đào tạo đảng viên có khả năng, có quan điểm chính trị đúng theo đường lối của trung ương đảng ở Bắc Kinh. Tuyệt đối trung thành với lãnh đạo Chi Bộ Việt Nam và lãnh đạo TW ở Bắc Kinh.

6.2. Thụ huấn về công tác quản lý xã hội

Đoàn của Chi Bộ Việt Nam được đưa đi tham quan thực tế ở tỉnh Triết Giang. Được hướng dẫn và làm việc cụ thể với các đồng chí lãnh đạo các ban ngành để học tập kinh nghiệm quản lý về kinh tế, thông qua các doanh nghiệp quốc doanh, tư doanh, về đầu tư nước ngoài …Chương trình tập huấn nằm trong chiến lược hợp tác toàn diện của khu tự trị với chính quyền TW Bắc Kinh.

Tóm lại, đó là chủ trương “ăn đời ở kiếp” của Nguyễn Phú Trọng và quan điểm mâu thuẩn nội bộ trong gia đình đã được tướng Phùng Quang Thanh tuyên bố ở hội nghị Singapore.

Trong khi Tây Tạng và Tân Cương cố sức “thoát Trung”, thì lãnh đạo Việt Nam tiếp tục đẩy dân tộc đút đầu vào cái thòng lọng của quan thầy Trung Cộng. 

Mặc dù bị đánh đập, bị chửi bới tơi bời nhưng Chi Bộ Việt Nam vẫn cúi đầu khom lưng xin làm chư hầu cho Tàu khựa. Bán nước!

Những lời tuyên bố “linh tinh vô tổ chức” về chủ quyền dân tộc, về việc bảo vệ lãnh thổ quốc gia, chỉ là những lời đầu môi chót lưỡi nhằm lừa bịp nhân dân mà thôi. Đừng tin những gì mấy ảnh nói, hãy nhìn kỹ vào những gì bọn họ đã làm và đang làm. Việc cử người sang thụ huấn chương trình đào tạo cán bộ phục vụ cho Bắc Kinh là bằng chứng cụ thể. Trung Cộng nó có ngu dại gì mà bỏ tiền ra đài thọ nơi ăn chỗ ở, chi phí di chuyển và công trình giáo dục nầy. Bótay.com!

7* Nói về Ủy Ban Chỉ đạo hợp tác song phương toàn diện của Việt Nam.

7.1. Tổng quát về Ủy Ban chỉ đạo

Ủy Ban chỉ đạo hợp tác song phương (Guiding Committeee for China-Vietnam Bilateral Cooperation), thành lập ngày 11-11-2006 tại Hà Nội. Phía Trung Cộng: Đường Gia Triều, Ủy viên Quốc vụ, chủ tịch.

Phía Việt Nam: Phạm Gia Khiêm, Phó TT, Bộ trưởng Ngoại giao, chủ tịch.

Mục đích: Một tương lai tốt đẹp. Thúc đẩy hợp tác toàn diện mạnh mẽ, lâu dài. Tăng cường tin cậy lẫn nhau.

Nhiệm vụ: Tăng cường chỉ đạo. Điều phối vĩ mô. Hợp tác cơ chế.

Trang web: chinavietnam.gov.comvietnamchina.gov.com. Hai trang web đều Trung Cộng quản lý.

Trang nhà của Việt Nam nhưng do Trung Cộng phụ trách nên tin tức của trang web VN đều được thể hiện theo quan điểm của Trung Cộng, cụ thể là hai quần đảo HS/TS đều của TC.

7.2. Hai bên nhất trí trong các phiên họp

* Phiên họp thứ 2 (từ 23 đến 25-1- 2008, tại Bắc Kinh). Việt Nam dâng đất cho Trung Cộng.

- Sửa tên “Biên giới Việt-Trung” thành tên “Biên giới hữu nghị”. Lý do, biên giới không phải là ranh giới phân chia 2 nước, mà để chỉ hợp tác hữu nghị.

- Việc cắm móc biên giới đã hoàn thành năm 2008, nhưng nhà nước VN không công bố bản đồ chi tiết. Thế nhưng tài liệu không chính thức của các nhà nghiên cứu tư nhân cho rằng Việt Nam bị mất rất nhiều đất sau khi các móc được cắm.

• Phiên họp thứ ba (19-3-2009 tại Hà Nội).

Nội dung hai bên nhất trí là “Duy trì hoà bình và ổn định”. Hiểu theo nghĩa của Trung Cộng là VN không được cãi lịnh đánh bắt cá từ 16-5 đến 1-8-2009. “Duy trì hoà bình và ổn định” là VN không được cản trở lịnh cấm nói trên.

Ngày 21-6-2009. Trung Cộng bắt giữ 3 tàu cá VN cùng với 37 ngư dân, buộc đóng tiền phạt 210,000 tệ.

Ngày 1-8-2009. Ba ngư dân vào tránh bão trong vùng Hoàng Sa bị bắt giữ.

Ngày 8-11-2009. TC quyết định thành lập “Ủy Ban Thôn Đảo” trên đảo Phú Lâm và Đảo Cây (Hoàng Sa)

• Phiên họp thứ tư (29-6 đến 2-7-2010). Nhất trí “Xử lý đúng đắn vấn đề tranh chấp trên Biển Đông và bảo đảm ổn định phát triển có lợi cho quan hệ song phương đi đúng hướng”.

Hiểu theo nghĩa của Trung Cộng thì: “Bảo đảm ổn định phát triển” là VN không được cản trở việc tàu ngư chính Trung Cộng đến tuần tra trên vùng biển VN. Phái đoàn VN vâng lời và chấp nhận.

Tóm lại Ủy Ban Chỉ đạo là Trung Cộng chỉ đạo, ra lịnh những việc mà Việt Cộng phải làm để đạt “đại cuộc”.

Nguyễn Phú Trọng tuyên hứa với Dương Khiết Trì: “Việt Nam khẳng định chính sách nhất quán của Đảng, Nhà nước và nhân dân VN, luôn luôn coi trọng quan hệ hữu nghị, hợp tác với Trung Quốc, mong giữ gìn, củng cố và không ngừng làm cho quan hệ Việt-Trung phát triển mạnh mẽ, ổn định và lợi ích lâu dài của nhân dân hai nước dựa trên căn bản 16 chữ vàng và 4 tốt”.

8* Nghĩa của một số cơ quan và chức vụ của Trung Cộng

1). Chủ tịch Cộng Hoà Nhân Dân Trung Hoa

Là chức vụ có quyền lực cao nhất. Là nguyên thủ quốc gia. Chủ tịch nước đồng thời là chủ tịch đảng (Tổng bí thư). Hiện tại là Tập Cận Bình.

2). Quốc Vụ Viện nước Cộng Hòa Nhân Dân Trung Hoa.

Gọi tắt là Quốc Vụ Viện. Là nội các chính phủ. Đứng đầu là Thủ tướng. Dưới đó là các phó thủ tướng, các Ủy viên Quốc Vụ và sau cùng là các Bộ trưởng. Hiện tại có 28 bộ và các ủy ban.

3). Ủy viên Quốc Vụ.

Chức vụ nầy dưới phó thủ tướng, nhưng trên các bộ trưởng. Hiện có 5 Ủy viên Quốc Vụ. nhiều người kèm thêm chức vụ Bộ trưởng.

Năm Ủy viên Quốc vụ:

1. Dương Khiết Trì: nguyên Bộ trưởng Ngoại giao.

2. Thường Vạn Toàn: Bộ trưởng Quốc phòng

3. Quách Thanh Côn: Bộ trưởng Công an

4. Dương Tinh: Tổng Thư ký Quốc vụ viện

5. Vương Dũng.

4). Đại hội Đại biểu Nhân dân toàn quốc. Là quốc hội.

8* Giấc mơ Trung Hoa

Sau khi nắm quyền, Tập Cận Bình đề ra khái niệm “Giấc mơ Trung Hoa”, mục đích “Chấn hưng Trung Hoa” đưa nước nầy trở lại thời kỳ độc bá khu vực của thời xa xưa.

Kích động chủ nghĩa dân tộc đã từng bị ô nhục, khinh miệt, bị xếp ngang hảng với chó, được thể hiện bằng tấm bản gắn trước công viên, “cấm chó và ngưởi Tàu” (No dogs and Chinese allowed). Mục đích đưa Trung Cộng trở thành một cường quốc biển, tiến ra biển bằng sức mạnh quân sự để tìm kiếm, vơ vét, chiếm đoạt tài nguyên và năng lượng.

Thống trị Biển Đông bằng giành lấy chủ quyền vùng biển hình lưỡi bò, chiếm 80% diện tích khu vực. Tuy cần tài nguyên, nhưng mục tiêu khống chế vùng biển là cao nhất. Đó là bảo vệ con đường tiếp tế huyết mạch, vận chuyển dầu từ các nơi đưa về lục điạ Trung Hoa.

Giàn khoan HD-981 rút lui không phải là từ bỏ ý đồ chiếm Biển Đông, mà nó sẽ trở lại với nhiều hình thức khác nhau nhưng mục đích vẫn không đổi. Thế hệ nầy không thực hiện được thì thế hệ sau nối tiếp, và thế hệ sau nữa. Vì đó là vấn đề sinh tử của nước Trung Hoa.

9* Chiến lược biển của Trung Cộng

Sự phát triển nhanh chóng về kinh tế khiến cho Trung Cộng cần một số năng lượng rất lớn. Mức tiêu thụ dầu lớn thứ hai trên thế giới. 90% dầu nhập cảng phải đi qua Biển Đông. Vấn đề bảo vệ an ninh năng lượng là chính sách cốt lỏi của Trung Cộng, cụ thể là kiểm soát tuyến đường hàng hải từ Trung Đông qua Ấn Độ Dương, theo eo biển Malacca đến lục địa.

Với chiến lược Biển Xanh (Lam sắc quốc thổ chiến lược), Trung Cộng đã tuyên bố chủ quyền trên một vùng biển 300 triệu km2, bao gồm vùng biển của các quốc gia như Nam Hàn, Nhật Bản, Việt Nam, Philippines, Malaysia và Brunei. Đó là vùng lưỡi bò hay đường 9 đoạn. Để kiểm soát tuyến đường giao thông hàng hải để chở dầu, Trung Cộng đưa ra chiến lược chuỗi ngọc trai (“nhất xuyến trân châu”)

Với chiến lược Chuỗi Ngọc Trai (Nhất xuyến trân châu-String of Pearls) Trung Cộng bộc lộ rõ ý đồ khống chế cả Biển Đông và một vùng của Ấn Độ Dương, sự việc trực tiếp đe dọa Ấn Độ.

Chuỗi Ngọc Trai là một vành đai trên biển bắt đầu từ đảo Hải Nam, xuống đảo Phú Lâm (Woody Island) của Hoàng Sa, tiến xuống nhóm đảo Trường Sa, qua eo biển Malacca, ôm lấy Myanmar (Miến Điện), dừng lại ở Karachi, Pakistan.

Vì eo biển Malacca do Mỹ kiểm soát tại cửa ra vào ở Singapore, nên Trung Cộng xây dựng con đường khác là kinh đào Kra.

Kinh đào Kra là dự án nhiều tham vọng của Thái Lan với sự trợ giúp của Trung Cộng vì nó nằm trên lãnh thổ Thái. Con kinh nối liền Thái Bình Dương với Ấn Độ Dương ở phần đất phía Nam Thái Lan, nó nằm ở phía trên eo biển Malacca. Dự án 10 năm, huy động 30,000 công nhân, với ngân khoản từ 20 đến 30 tỷ đô la. Trung Cộng phụ giúp Thái thực hiện.

Cụ thể của Chuỗi Ngọc Trai là một hệ thống căn cứ hải quân thuộc các quốc gia như sau:

1. Căn cứ hải quân ở cảng Gwadar, Pakistan

2. Căn cứ Marao, Maldives (Quần đảo, cách Sri Lanka 700 km. Dân số 349, 106 người)

3. Căn cứ Hambantota, Sri Lanka (Đảo ngoài khơi phía Nam, cách bờ biển Ấn Độ 31km)

4. Căn cứ ở hải cảng Chittagong, Bangladesh

5. Căn cứ ở hải cảng Ile Cocos, Myanmar

6. Căn cứ ở hải cảng Sihanoukville, Campuchia

Xây dựng một màng lưới hải quân như thế, rõ ràng là Trung Cộng muốn khống chế Biển Đông để bảo vệ đường hàng hải huyết mạch phục vụ cho năng lượng cần thiết để thực hiện giấc mơ Trung Hoa của Trung Cộng.

10* Cơ hội tốt để Việt Nam thoát khỏi tay Trung Cộng

10.1. Chủ nghĩa bành trướng của Đại Hán

Chủ nghĩa bành trướng Đại Hán của Trung Cộng chủ trương thống nhất thiên hạ, mở mang bờ cõi được coi là một sứ mạng thiêng liêng. Mục tiêu hàng đầu của Hán tộc là thu phục thiên hạ. Thiên hạ được coi là thái bình dưới sự lãnh đạo của Thiên triều.

Việt Nam không có một hiệp ước liên minh nào với Mỹ. Quan hệ liên minh và giúp đỡ của Nga cũng không có. Kinh tế lệ thuộc vào Trung Cộng, nên phải nhận giặc làm cha.

10.2. Cơ hội tốt để Việt Nam thoát khỏi tay của Trung Cộng

Các nhà quan sát cho rằng tình hình hiện nay làm cho Việt Cộng sáng mắt ra, nhận định ai là kẻ thù, thoát ra cái vòng mê muội của 16 chữ vàng và 4 tốt, chấm dứt hành động bán nước đã có từ thời Hồ Chí Minh đến nay.

Việt Nam phải theo con đường mà các quốc gia văn minh đã chọn. Phải cải cách thể chế chính trị, đổi từ chế độ độc tài lạc hậu xấu xa sang chế độ văn minh của thời đại. Chấm dứt cái chiêu bài lừa bịp như là dùng bản Hiến pháp có nhiều quyền tự do mà chỉ để trang trí và lừa bịp thế giới và dân tộc Việt Nam.

Một Đài Loan giữ được chủ quyền thì vì sao mà Việt Nam không thực hiện được?

Nhà báo Bùi Tín viết: “Đáng trách nhất là tướng Phùng Quang Thanh, ủy viên Bộ Chính trị, ra trước cuộc họp quốc tế ở Singapore, đã đọc diễn văn, trả lời báo chí một cách yếu ớt, thái độ nhu nhược, không có khí thế chiến đấu…(Bùi Tín)


Ngoài ông tướng nhu nhược nầy ra, ông Bùi Tín còn lôi ra tiếp những tên nhu nhược, xin trích: “Trong BCT cần phải chỉ tên ra thêm người phụ trách ngành tuyên huấn Đinh Thế Huynh và bí thư thành ủy Hà Nội Phạm Quang Nghị, cũng đã tỏ ra nhu nhược”.

Chưa hết. Ông Bùi Tín còn vạch ra thêm,“Còn hai bà phụ nữ trong BCT là Tòng Thị Phóng và Nguyễn Thị Kim Ngân đã im hơi kín tiếng, khác hẳn các blogger như Huỳnh Thục Vy, Đoan Trang hay nhà văn Võ Thị Hảo, nghệ sĩ Kim Chi”.

Như thế, có thể thấy được rằng cả Bộ Chính Trị đều là những cao thủ nhu nhược. Quá xệ. Không gánh vác được chuyện đại sự của quốc gia, dân tộc. Vậy đảng ta còn một chút vinh quang nào hay không? Xin cám ơn ông Bùi Tín.

11* Nội bộ đảng Cộng Sản Việt Nam chia rẻ
Làm sao để thoát Hán...g


Vấn đề tranh chấp chủ quyền trên biển giữa Việt Nam và Trung Cộng có hai phần rõ rệt. Vùng biển Trường Sa và vùng biển bao gồm hai quần đảo Hoàng Sa và Trường Sa mà Trung Cộng gọi là vùng lưỡi bò hay đường 9 đoạn.

11.1. Nội bộ chia rẽ và “Nguyễn Tấn Dũng có nguy cơ bị gạt qua một bên”

Trả lời phỏng vấn của đài BBC, GS Carl. Thayer cho biết: “Việt Nam đã cân nhắc hành động pháp lý chống Trung Quốc từ 6 năm nay. Khi xảy ra vụ giàn khoan HD-981 VN chưa khởi kiện vì nội bộ “Sang Trọng Hùng Dũng” bất đồng ý kiến, nên chưa thống nhất hành động, nhất là khi Ủy viên Quốc vụ TQ Dương Khiết Trì đã sang cảnh cáo, VN không được tìm kiếm hành động pháp lý”.

Ông Thayer phân tích, Bộ Chính trị có hai nhóm, phe gọi là “thân Trung Cộng” hay thỏa hiệp (Accommodationist). Phe thân TC sẽ chống lại mọi hành động làm xấu thêm quan hệ với TQ. Do đó phương án pháp lý và việc nâng cấp quan hệ với Mỹ không có thể xảy ra trong tương lai gần, và Nguyễn Tấn Dũng có nguy cơ bị gạt qua một bên”.

11.2. Việc nâng cấp quan hệ ngoại giao với Hoa Kỳ

GS Thayer nêu nhận xét, việc nâng cấp quan hệ ngoại giao với Hoa Kỳ sẽ bị Trung Quốc trừng phạt, vì VN đã lệ thuộc quá nhiều vào TQ. Hơn nữa, muốn liên kết với Mỹ thì VN phải đáp ứng một số điều kiện của Hoa Kỳ.

1. Đó là nhân quyền. Có liên quan đến những quyền con người thuộc về dân chủ, tự do và các quyền căn bản của con người.

2. Tập trận chung. Việc tập trận chung sẽ cho phép quân đội Mỹ xử dụng các cơ sở quân sự như hải cảng, phi trường và chỗ ở tạm thời cho các đơn vị Mỹ”.

12* Kết luận

Trong bài viết tựa đề “Ai thống trị Việt Nam ngày nay?”, GS Stephen B. Young, thuộc Đại học Minnesota đã viết: “Buồn mà nói. Vì nói cho đúng thì phải nói lớn, nói rõ, phe nhóm cai trị Việt Nam hiện nay là một bọn Hán ngụy”.

Trước thái độ của Trung Cộng hiện nay đã đến lúc lãnh đạo đảng CSVN “sáng mắt sáng lòng” để không còn u mê trong cái chiêu bài lừa bịp 16 chữ vàng và 4 tốt nữa.

Dứt khoát không tiếp tục con đường của Lê Chiêu Thống, Trần Ích Tắc, nhận giặc làm cha nữa. Hãy từ bỏ chủ trương “để đảng lo”, cùng với quần chúng nhân dân một lòng một dạ bảo vệ chủ quyền của quốc gia dân tộc.

Đài Loan họ làm được, tại sao đảng CSVN vinh quang lại hèn nhát đến như thế?

Trúc Giang

Minnesota ngày 24-7-2014




Vì sao các nhà tranh đấu ở SG bị cấm ra khỏi nhà hôm 25/7?

Gia Minh, PGĐ Ban Việt ngữ
2014-07-25

Email
Ý kiến của Bạn
Chia sẻ
In trang này
giaminh07252014.mp3Phần âm thanh Tải xuống âm thanh
nguyen-dan-que-305
Bác sĩ Nguyễn Đan Quế chứng kiến cảnh khám xét tại nhà của mình hồi tháng 2/2011. (Ảnh minh họa)
File photo






Một số các nhà hoạt động, đấu tranh tại Sài Gòn vào ngày hôm nay 25 tháng 7 bị lực lượng an ninh theo dõi một cách gắt gao hay bị buộc không được ra khỏi nhà. Nguyên nhân vì sao?

Theo dõi, ngăn chặn

Hôm nay, tại Sài Gòn những nhà đấu tranh hoạt động có tiếng như bác sĩ Nguyễn Đan Quế, tiến sĩ Phạm Chí Dũng, bà Dương Thị Tân- vợ tù nhân lương tâm Điếu Cáy Nguyễn Văn Hải, cựu tù nhân chính trị Phạm Bá Hải, bị lực lượng an ninh canh chừng, theo dõi hay cấm ra khỏi nhà.
Bác sĩ Nguyễn Đan Quế cho biết:
“Ngày hôm nay 25 tháng 7 năm 2014, theo như những nguồn tin mà tôi có được là ông Heiner Biederfeldt, báo cáo viên Liên Hiệp Quốc về nhân quyền bay từ Hà Nội vào Sài Gòn mà theo tin mới nhất là khoảng từ 12 giờ ông đến.
Có lẽ họ cẩn thận, hoặc sợ hãi hoặc nghi điều gì đó thì tôi không biết; ngay từ tối hôm qua họ đặt hai chốt, mỗi chốt 3 người ngồi ngay hai chỗ đầu nhà tôi. Sáng nay độ khỏng 4 giờ, 4 giờ 30 gì đó, tôi đi ra khỏi nhà để tập thể thao, nhưng có 3 người đi 2 xe gắn máy đứng chắn ở cửa nhà tôi không cho tôi đi ra, mặt mày dữ dằn. Họ khoảng hai mấy, ba chục tuổi tay cầm điện thoại, mặt mày dữ dằn, rõ ràng cương quyết không cho tôi ra. Nhưng tôi cứ mở cửa tôi ra để xem họ làm gì. Tôi lách họ tôi đi, thì họ liền theo dõi mỗi người một bên, và một người đi theo sau. Tôi đạp xe một vòng để xem sao thì họ lẵng nhẵng như vậy. Tôi ra đến chỗ vườn hoa gần nhà tập thể dục nhịp điệu thì họ ngồi đối diện, canh. Tập được nửa giờ, tôi ra lấy xe đi đến hồ bơi, họ cũng đi theo. Bơi xong đến bảy giờ tôi lên lấy xe về nhà thì họ cũng đi theo. Về đến nhà, chốt còn nguyên và những người đi theo bàn giao cho hai chốt đó. Hiện chốt vẫn còn để không cho tôi ra khỏi nhà.
Có lẽ họ cẩn thận, hoặc sợ hãi hoặc nghi điều gì đó thì tôi không biết; ngay từ tối hôm qua họ đặt hai chốt, mỗi chốt 3 người ngồi ngay hai chỗ đầu nhà tôi.
-BS Nguyễn Đan Quế
Rất là bất thường, vì tôi không bị quản chế và ngày hôm nay họ lại đối xử với một công dân bằng những mánh khóe côn đồ, hạn chế quyền tự do đi lại của một người công dân bình thường.”
Bà Dương Thị Tân cũng cho biết việc bị lực lượng công an không cho ra khỏi nhà trong ngày 25 tháng 7 như sau:
“Cũng như mọi khi thôi, tôi từ trên nhà chung cư đi xuống dưới sân thì lập tức có 4 người mặc thường phục và một người mặc cảnh phục yêu cầu tôi không được ra khỏi nhà. Tôi nói căn cứ vào điều nào mà các anh chặn tôi như vậy. Tôi yêu cầu nếu không cho tôi ra khỏi nhà, không cho tôi có quyền tự do đi lại như vậy thì cho tôi giấy có lệnh gì đó mà cấm tôi như vậy. Lập tức có một cậu chỉ vào mặt tôi chửi rất bậy và đưa tay định đấm vào mặt tôi, khi chưa kịp đấm thì cậu mặc cảnh phục đẩy cậu đó ra. Và rồi cứ thế họ chửi. Tôi không nghĩ được họ có sự giáo dục mà đối xử với người dân (như thế).”
Về trường hợp cựu tù nhân chính trị Phạm Bá Hải, bác sĩ Nguyễn Đan Quế cho biết ông này gọi điện báo lúc 11 giờ trưa ngày 25 tháng 7, công an vào nhà và đọc lệnh không cho ông Hải ra khỏi nhà cho đến ngày thứ ba tuần tới.

Hành xử bất nhất

cuhuyhavu-04072014-600
TS Cù Huy Hà Vũ và vợ LS Nguyễn Thị Dương Hà, cùng cô Jenifer L Neidhart de Ortiz, đặc trách nhân quyền của Toà Đại sứ Hoa Kỳ tại Việt Nam, đặt chân xuống phi trường Dulles International Airport, ngày 7 tháng 4, 2014.
Trong thời gian qua dư luận tỏ vẻ hân hoan sau khi có một số tù nhân lương tâm được nhà cầm quyền Hà Nội trả tự do trước thời hạn như ông Nguyễn Hữu Cầu, tiến sỹ luật Cù Huy Hà Vũ, rồi nhà hoạt động công đoàn Đỗ Thị Minh Hạnh. Tuy nhiên theo những người bị sách nhiễu mới nhất vào ngày 25 tháng 7 thì hành xử của nhà cầm quyền Việt Nam bất nhất, nói không đi với làm. Bác sĩ Nguyễn Đan Quế đánh giá:
“Tôi là người hoạt động thường xuyên trong cuộc đấu tranh này thì tôi thấy với việc canh gác như thế này, chính quyền Hà Nội về vấn đề nhân quyền, tôn giáo, chính trị có hai mặt. Một mặt vuốt ve những chỉ trích của thế giới. Nhất là qua Hội đồng Nhân quyền mà Hà Mội mới được vào đó nhưng bị chỉ trích. Hà Nội vuốt ve để mưu cầu những chuyện như giảm áp lực, rồi xin gia nhập Hiệp ước Xuyên Thái Bình Dương…
Còn mặt khác tôi thấy rất rõ ràng: về mặt bên trong những gì mà quốc tế chưa biết thì ( Hà Nội) thẳng tay để giữ trật tự, sợ xáo trộn, sợ quần chúng. Nói thẳng ra là (Hà Nội) sợ sức mạnh quần chúng đang rất bất mãn, sợ nổi dậy.
Theo tôi bây giờ nội tình bên trong đảng cộng sản Việt Nam rất bối rối, nhất là sau vụ giàn khoan của Trung Quốc. Một mặt họ rất muốn được quốc tế ủng hộ nhất là Hoa Kỳ, để thoát khỏi những khó khăn về kinh tế, áp lực về chính trị, về nhân quyền.
Riêng về mặt nhân quyền, họ muốn thế giới nhìn họ như người hành xử chính đáng khi gia nhập Hội đồng Nhân quyền Liên Hiệp Quốc; thế nhưng bên trong những gì chưa được biết, những gì truyền thông đại chúng chưa được biết thì họ thẳng tay. Chuyện lời nói không đi với việc làm, bất nhất hoặc là nói trước rồi làm ngược lại sau, theo tôi đó là bản chất của những người cộng sản.”

Hoạt động quốc tế

Khi chúng tôi tràn lên cần đòi hỏi sự hỗ trợ của quốc tế, trong đó có những kênh đối thoại về nhân quyền của Mỹ, của Liên minh Châu Âu, của Úc, của Canada.
-BS Nguyễn Đan Quế
Thông tin cho biết báo cáo viên đặc biệt của Liên Hiệp Quốc về tôn giáo, tín ngưỡng- ông Heiner Biederfeldt vào ngày 25 tháng 7 đến Sài Gòn trong khuôn khổ chuyến làm việc tại Việt Nam trong 10 ngày từ ngày 21 đến 31 tháng 7.
Và cũng theo kế hoạch thì vào ngày chủ nhật 28 tháng 7 này tại Hà Nội sẽ diễn ra cuộc đối thoại nhân quyền lần thứ 11 giữa Việt Nam và Australia.
Về việc nhà cầm quyền Hà Nội có những hoạt động như đối thoại nhân quyền với các quốc gia hay khối nước khác, bác sĩ Nguyễn Đan Quế có ý kiến:
“Khi chúng tôi tràn lên cần đòi hỏi sự hỗ trợ của quốc tế, trong đó có những kênh đối thoại về nhân quyền của Mỹ, của Liên minh Châu Âu, của Úc, của Canada. Chúng tôi hoan nghênh những đối thoại đó, chúng tôi cần những đối thoại đó, nhưng cái chính yếu trong nước chúng tôi đang cố gắng là huy động để đưa sức mạnh quần chúng lên theo hướng tự do dân chủ để bắt buộc chế độ này phải thay đổi, và thay đổi gốc rễ theo nền có tự do dân chủ, nhân quyền thì mới có thể phát triển được đất nước.”
Như những người trong cuộc nhận xét, mọi cam kết mà nhà cầm quyền Hà Nội đưa ra với quốc tế trong những cuộc gặp gỡ hay qua những công ước được phê chuẩn vẫn chưa được thực thi một cách chân thành. Tất cả hầu như chỉ là đối phó và những tiếng nói đối lập vẫn tiếp tục bị cố tình bóp nghẹt.


Kiểm tra tài sản ông Trần Văn Truyền


UB Kiểm tra TƯ cử đoàn cán bộ đến Bến Tre xác minh toàn bộ tài sản của nguyên Tổng Thanh tra Chính phủ Trần Văn Truyền.
Ngày 23/7, nguồn tin từ Tỉnh ủy Bến Tre cho biết UB Kiểm tra TƯ đã công bố quyết định kiểm tra dấu hiệu vi phạm của đảng viên đối với ông Trần Văn Truyền.
biệt thự, Trần Văn Truyền, Bến Tre
Căn biệt thự xây dựng trên khu đất rộng hơn 16.000 m2 tại xã Sơn Đông, TP Bến Tre của ông Trần Văn Truyền
UB cũng cử đoàn cán bộ đến phối hợp với tỉnh Bến Tre để kiểm tra, xác minh toàn bộ tài sản và bất động sản của ông Truyền. Thời gian làm việc kéo dài 90 ngày.
Trước đó, trong tháng 2 và 3/2014, báo chí liên tục phản ánh căn biệt thự của ông Truyền xây dựng trên khu đất rộng hơn 16.000 m2 tại ấp 2, xã Sơn Đông, TP Bến Tre. Ngoài căn biệt thự trên, ông Truyền còn sở hữu ngôi nhà mặt tiền khác tại trung tâm TP.
Dư luận còn đặt nghi vấn ông Truyền và người thân đang sở hữu những căn biệt thự sang trọng tại TP HCM như ở khu đô thị Phú Mỹ Hưng (quận 7), phường Thảo Điền (quận 2)… Ngoài ra, ông Truyền đã ký bổ nhiệm hàng loạt cán bộ lãnh đạo các cục, vụ trực thuộc cơ quan TTCP trước khi về hưu. Trong số cán bộ được bổ nhiệm, có người không thuộc diện quy hoạch, trình độ năng lực hạn chế.
Những dư luận không tốt về vị quan chức từng đứng đầu cơ quan chống tham nhũng của Chính phủ được các đại biểu QH và cử tri quan tâm. Chiều 12/6, trả lời chất vấn tại QH, Tổng TTCP Huỳnh Phong Tranh cho biết Ban Bí thư đã chỉ đạo UB Kiểm tra TƯ nắm tình hình tài sản của ông Trần Văn Truyền.
Về việc ông Trần Văn Truyền bổ nhiệm 60 cán bộ của cơ quan thanh tra, Tổng TTCP Huỳnh Phong Tranh khẳng định đây là thông tin chính xác. “Thực tế do yêu cầu công tác cán bộ để thực thi công vụ. Tuy nhiên, cũng có sơ suất như thời gian bổ nhiệm chưa đầy đủ, số lượng cấp phó nhiều hơn quy định, năng lực một số cán bộ chưa đáp ứng yêu cầu” - ông nhận định.
Người đứng đầu TTCP thừa nhận: “Chúng tôi đã nghiêm túc kiểm điểm, khắc phục kịp thời một cách nghiêm túc”.
Tại các cuộc tiếp xúc với cử tri TP Hà Nội sau kỳ họp QH, Tổng bí thư Nguyễn Phú Trọng khẳng định: Cán bộ dù về hưu cũng nhất định phải làm rõ, chứ không nhân nhượng cho qua. Cụ thể Ban Bí thư đã chỉ đạo, giao UB Kiểm tra TƯ vào cuộc.
Theo Người lao động

Trộm vào nhà, quan chức lộ ra vàng khối, tiền tỷ


alt- Chỉ đến khi bị trộm viếng thăm, khối tài sản khủng trị giá hàng chục, hàng trăm cây vàng, hàng tỷ đồng hay vài chục nghìn đôla... được giấu kín của nhiều quan chức mới bị lộ. 
Mất trộm, quan tỉnh lộ 65 cây vàng dưới gầm giường
TAND tỉnh Gia Lai vừa tuyên phạt tổng cộng gần 72 năm tù cho 4 bị cáo gồm: Nguyễn Mạnh Quân, Lê Đình Đạt, Nguyễn Quốc Nam, Nguyễn Ngọc Thuận cùng về tội “trộm cắp tài sản”.
Cách đây hơn 1 năm, 4 đối tượng trên đã thực hiện vụ trộm cắp tại nhà riêng của vợ chồng ông Đặng Xuân Thọ - Giám đốc Sở Tài chính tỉnh Kon Tum và bà Trần Thị Xuân Lan - trưởng phòng tổ chức Cục thuế tỉnh Gia Lai. Trong lúc tìm kiếm, Quân phát hiện dưới gầm giường một valy khóa số, bên trong có nhiều vàng thẻ đóng gói thành dây bọc trong túi nilon, nhiều nhẫn vàng, bông tai, lắc vàng, dây chuyền vàng... Tổng số tài sản do nhóm trộm lấy tại nhà ông Thọ khoảng 2,792 tỷ đồng.
trộm, quan-chức, tiền, vàng, tiền-tỷ, lộ, ăn-cắp, tội-phạm, tòa, tham-nhũng, ông-lớn
Đối tượng Lê Đình Đạt khi bị cơ quan điều tra bắt giữ 
Vụ trộm xảy ra khi gia đình bà Lan đang đi du lịch. 5 ngày sau bà Lan trở về phát hiện nhà bị trộm “viếng thăm”, lấy đi nhiều tài sản quý giá nhưng bà lại trình báo lên Công an phường Yên Đổ (TP. Pleiku) là bị trộm đột nhập nhà, nhưng không bị mất tài sản. Khoảng một tuần sau, bà Lan lại có đơn trình báo gửi Công an TP. Pleiku, vào đêm 31/12/2012, nhà bà bị kẻ trộm đột nhập lấy cắp 5 cây vàng (?).
Vụ quan tỉnh mất trộm này đã gây xôn xao dư luận suốt một thời gian dài. Người dân nơi phố núi trong các cuộc “trà dư tửu hậu” vẫn đưa câu chuyện quan tỉnh mất trộm để nói vui rằng “mất trộm, lòi vàng nhà quan”.  
Nhà giám đốc Sở GTVT bị trộm "khoắng" hơn 1 tỷ
Ngày 30/5, Cơ quan CSĐT Công an tỉnh Bắc Kạn tiến hành tạm giữ hình sự 3 đối tượng Phan Thế Anh (ở xã Lục Bình, huyện Bạch Thông), La Văn Thắng (SN 1993, huyện Chợ Mới) và Đỗ Văn Ngọc (SN 1997, ở phường Sông Cầu, thị xã Bắc Kạn) do liên quan đến vụ trộm cắp tài sản hơn 1 tỷ đồng trên địa bàn.
Trước đó, ngày 10/5, bà Dương Thị Hạnh, ở phường Đức Xuân, thị xã Bắc Kạn (vợ ông Lăng Văn Hòa - Giám đốc Sở GTVT tỉnh Bắc Kạn) trình báo: Ngày 7/5, gia đình bà bị kẻ gian đột nhập lấy trộm 40 000 USD, 5 cây vàng SJC, 1 lắc tay, 1 đôi nhẫn cưới và số tiền gần 100 triệu đồng.
Ngôi nhà của vợ chồng ông Hòa bị trộm “hỏi thăm”.
Trộm "rinh" nửa tỷ đồng nhà PGĐ Sở Tài chính
Sáng 10/9/2013, lợi dụng lúc chủ nhà đi vắng, kẻ trộm phá cửa đột nhập vào nhà ông Trần Cang, Phó Giám đốc Sở Tài chính Bình Định (ở đường Phan Huy Chú, phường Lý Thường Kiệt, TP. Quy Nhơn), lấy đi két sắt và nhiều tài sản giá trị khác.
Đến trưa cùng ngày, khi gia đình ông Trần Cang về thì phát hiện đồ đạc trong nhà bị lục tung, còn két sắt cũng biến mất, nạn nhân đã báo cho cơ quan chức năng. Tổng giá trị tài sản bị mất ước tính khoảng 500 triệu đồng. 
Trộm "hỏi thăm" 57 lượng vàng trong nhà cán bộ tỉnh
Sáng ngày 3/7/2013, Công an TP. Vinh (Nghệ An) đã bắt ba nghi can gồm: Phan Xuân Nam (14 tuổi, trú tại thị trấn huyện Nam Đàn); Lữ Văn Sang (14 tuổi, trú xã Mậu Đức, huyện Con Cuông); Nguyễn Cao Cường (18 tuổi, trú tại phường Hồng Sơn, TP. Vinh) vì liên quan đến vụ trộm 57 lượng vàng và 50 triệu đồng tại nhà một cán bộ văn phòng UBND tỉnh.
Ngày 25/6/2013, nhóm đối tượng này đã đột nhập gia đình bà Trần Thị Anh Đào (53 tuổi, trú tại P.Hưng Dũng, TP. Vinh) cạy tủ, két sắt để trộm số tài sản nêu trên. Được biết, bà Đào là cán bộ văn phòng UBND tỉnh Nghệ An (chồng bà Đào nguyên cảnh sát giao thông thuộc Công an tỉnh Nghệ An, đã về hưu).
Nhà trưởng BQLDA bị trộm khoắng 1,5 tỷ
Tháng 2/2013, trộm đã đột nhập nhà riêng ông Phạm Minh Tú, Trưởng Banquản lý dự án huyện Đông Hải (Bạc Liêu), ở thị trấn Giá Rai, huyện Giá Rai (Bạc Liêu) lấy trộm tài sản với trị giá khoảng 1,5 tỷ đồng trong két sắt. Ông Tú trình báo, tài sản trên gồm 1 tỷ đồng tiền mặt của nhiều doanh nghiệp gửi để qua Tết nộp ngân sách; 4.000 USD của cha mẹ vợ ông Tú và tiền, vàng là tài sản của gia đình.
Các đối tượng trong vụ trộm nhà Trưởng ban quản lý dự án Bạc Liêu
Điều đáng nói, bọn trộm đột nhập nhà ông Tú có liên quan đến hàng loạt vụ trộm trên địa bàn tỉnh Bạc Liêu, Sóc Trăng, Hậu Giang, Cần Thơ, Trà Vinh... Chúng chỉ tìm đến nhà cán bộ khá giả hoặc tiệm vàng để trộm. 
Trộm "cuỗm" ôtô 800 triệu nhà Phó ban chống tham nhũng tỉnh
Ngày 18/10/2012, ngôi biệt thự của ông Đồng Xuân Thọ (Phó Ban chỉ đạo phòng chống tham nhũng tỉnh Đồng Nai) tại phường Bửu Hòa, TP. Biên Hòa cũng bị trộm ‘viếng thăm’ và lấy chiếc Toyota Altis trị giá trên 800 triệu đồng của gia đình.
Trước đó, vào tối 17/10/2012, tài xế lái chiếc xe ô tô trên cho xe vào gara, để toàn bộ giấy tờ và chìa khóa trên xe rồi đi ngủ. Theo khai báo của gia chủ, tên trộm đã cắt khóa cổng căn biệt thự, vào khu vực nhà để xe ở sảnh trước ngôi biệt thự, đánh xe đi mất.
Cổng ngôi biệt thự nhà ông Thọ bị trộm cắt khóa, trộm ôtô.
Nhà cán bộ thuế bị trộm hơn 6 tỷ đồng
Ngày 5/12/2011, bà Phạm Thị Thanh Loan (SN 1962, kế toán trưởng Trung tâm Dạy nghề huyện Bình Chánh, vợ ông Trương Công Chiến - SN 1960, Đội trưởng Đội Đăng ký trước bạ thuộc Chi cục Thuế quận Bình Tân, TP.HCM) đi làm về thì phát hiện nhà bị trộm.
Chiếc két sắt đặt trong phòng ngủ bị cạy phá, toàn bộ tài sản bên trong đã bị trộm. Theo trình báo của nạn nhân, tài sản bị mất gồm 10 lượng vàng SJC, 2 bông tai hột xoàn, 1 nhẫn kim cương, 6.000 USD, 12 cuốn sổ tiết kiệm trị giá 5 tỷ đồng đứng tên bà Loan... , tổng trị giá hơn 6 tỷ đồng.
Gương mặt lì lợm của siêu trộn Đặng Ngọc Tân tại tòa.
"Siêu trộm" chỉ thích trộm tiền của quan chức
Hồi tháng 6/2013, TAND Đà Nẵng đã xét xử Đặng Ngọc Tân - thủ phạm đột nhập tư gia của hàng chục vụ trộm tại nhà các đại gia, quan chức ở Đà Nẵng. Tân thừa nhận nhà đại gia, quan chức lắm tiền nhiều của chứ nhà dân thường lấy đâu ra tiền mà đột nhập vào cho mất công?
Cụ thể, từ tháng 3/2008 đến 30/4/2011, Tân và đồng phạm Nguyễn Hữu Phước đã thực hiện 45 vụ trộm cắp tài sản, trong đó trót lọt 36 vụ. Số tiền trộm được khoảng hơn 10 tỷ đồng được Tân sử dụng mua đất, mua nhà, xe ôtô và ăn chơi.
Hạnh Nguyên(tổng hợp)

Xích lại gần nhau để thoát Trung hay bảo vệ Đảng?

Nam Nguyên, phóng viên RFA
2014-07-24

Email
Ý kiến của Bạn
Chia sẻ
In trang này
namnguyen07242014.mp3Phần âm thanh Tải xuống âm thanh
000_Hkg8602373-305.jpg
Thành phần lãnh đạo Đảng Cộng sản Việt Nam: Tổng Bí thư Nguyễn Phú Trọng, Chủ tịch nước Trương Tấn Sang, Thủ tướng Nguyễn Tấn Dũng, Chủ tịch Quốc hội Nguyễn Sinh Hùng trước khai mạc kỳ họp Quốc Hội tại Hà Nội ngày 20 tháng 5 năm 2013.
AFP photo





Khi có mối đe dọa ngoại xâm, Đảng Cộng sản Việt Nam cần thiết một sự đoàn kết nhất trí ở trong nội bộ. Sự xích lại gần nhau của các nhà lãnh đạo cao cấp nhất thể hiện điều gì.

Tạm thời và tương đối?

Gần đây thông tin cho thấy quan điểm của ông Tổng Bí thư Nguyễn Phú Trọng về Biển Đông trở nên gần gụi hơn với Chủ tịch nước Trương Tấn Sang và Thủ tướng Nguyễn Tấn Dũng. Tiến sĩ Phạm Chí Dũng, thành viên sáng lập Hội Nhà báo độc lập từ Saigon nhận định:
“Tôi cho đó chỉ là sự xích lại gần nhau tạm thời và rất tương đối mà thôi. Tại vì nếu mà gọi là thay đổi chất giọng thì cách nói năng cách phát ngôn từ năm 2011 đến nay, đây là lần đầu tiên ông Nguyễn Phú Trọng đổi giọng từ quan hệ hữu hảo sang chuẩn bị tình huống xấu nhất hàm ý chiến tranh có thể xảy ra với Trung Quốc. Đối với việc xích lại gần nhau trong một bối cảnh phải đối phó với kẻ thù chung là Trung Quốc, chúng tôi cho rằng mối quan hệ xích lại gần nhau đó còn có thể bị chi phối bởi sự mâu thuẫn giữa các lợi ích chính trị. Do đó khó thể nói có sự xích lại gần nhau một cách hoàn hảo trong thời gian tới mà có lẽ chỉ là một mối tương quan chiến thuật mà người ta tạm bắt tay nhau còn sau đó phải chờ tới kỳ bỏ phiếu ở trong Đảng vào cuối năm nay.”
Sự xích lại gần nhau một cách hoàn hảo trong thời gian tới mà có lẽ chỉ là một mối tương quan chiến thuật mà người ta tạm bắt tay nhau còn sau đó phải chờ tới kỳ bỏ phiếu ở trong Đảng vào cuối năm nay.
-TS Phạm Chí Dũng
Giới nghiên cứu về chính trị Việt Nam ghi nhận điều gọi là sự thay đổi đáng ngạc nhiên trong lập trường của Tổng Bí thư Nguyễn Phú Trọng về Biển Đông. Người đứng đầu Đảng Cộng sản Việt Nam từ chỗ né tránh các phát biểu mang tính phản ứng trực tiếp trong thời gian căng thẳng nhất của sự kiện giàn khoan, thì đến đầu tháng 7 đã biểu tỏ một thái độ khác. Hai tuần trước khi Trung Quốc rút giàn khoan,  ngày 1/7/2014 Tổng Bí thư Nguyễn Phú Trọng đã công khai đề cập tới ý đồ của Trung Quốc muốn hiện thực hóa chủ quyền đường lưỡi bò trên Biển Đông. Theo báo chí nhà nước, khi đề cập tới quần đảo Hoàng sa, Tổng Bí thư đã nói rằng, Việt Nam tiếp tục khẳng định chủ quyền, đấu tranh để lấy lại Hoàng Sa. Đáp câu hỏi của cử tri Hà Nội, ông Nguyễn Phú Trọng cho biết, Việt Nam mong không xảy ra chiến tranh một lần nữa với Trung Quốc và cố gắng làm cho nó đừng xảy ra. Nhưng Việt Nam chuẩn bị tất cả mọi khả năng.
Tổng Bí Thư Nguyễn Phú Trọng được mô tả là người có khuynh hướng thân Trung Quốc. Ngay cả khi nói tới tình thế xấu nhất có thể xảy ra, ông Trọng vẫn không quên nhấn mạnh: “Việt Nam cần phải gìn giữ hữu nghị với Trung Quốc nhưng đồng thời cũng phải giữ được chủ quyền.”

Thế bắt buộc của Đảng CSVN

000_Hkg160644-305.jpg
Công nhân đang treo tranh cổ động chào mừng Đại hội Đảng X tại Hà Nội.
Giữ gìn hữu nghị với Trung Quốc mà giữ được chủ quyền thì là vô phương, hoặc đó chỉ là thứ hữu nghị viển vông như Thủ tướng Nguyễn Tấn Dũng từng tuyên bố và có một lúc tạo được sự phấn khởi cho nhân dân. Tuy vậy hữu nghị với Trung Quốc được cho là cái thế bắt buộc của Đảng Cộng sản Việt Nam.
Tiến sĩ Trần Đình Bá thành viện Hội Khoa học Kinh tế Việt Nam từ Hà Nội nhận định:
“Khi nói tình hữu nghị thì họ đã không làm những chuyện vượt quá đạo lý quốc tế, ví dụ như là đâm tàu vào ngư dân một hành động rất là man rợ mà cả thế giới người ta lên án. Khi xem băng ghi hình này ai cũng phẫn nộ. Bây giờ tính mạng của ngư dân trên biển là thế nào, ai bảo vệ cho nên phải kiên quyết đấu tranh bằng pháp lý, để cho Trung Quốc cũng phải có lương tâm để nhận ra họ là Ủy viên thường trực Hội đồng Bảo an Liên Hiệp Quốc càng phải gương mẫu chấp hành Luật Biển, trong quan hệ quốc tế không thể dùng thế nước lớn để ép và bắt nạt các nước nhỏ. Thời thế bây giờ thế giới là thế giới phẳng, mọi vấn đề xảy ra đều công khai với quốc tế và đều được đưa lên màn hình. Cái này không thể giấu diếm được nữa. Nguyện vọng của bao nhiêu người Việt Nam đều mong muốn rõ ràng là đưa ra để giải quyết tranh chấp bằng biện pháp hòa bình.”
Vấn đề kiện Trung Quốc ra Tòa án theo Công ước Luật Biển hoặc Tòa án Công Lý Quốc tế được báo chí nhà nước khuấy động một thời gian thì bây giờ đã im ắng. Điều này được các học giả cho rằng là vì Bộ Chính trị đã không nhất trí cho hành động này, dù Thủ tướng Nguyễn Tấn Dũng là người ủng hộ.
Khi nói tình hữu nghị thì họ đã không làm những chuyện vượt quá đạo lý quốc tế, ví dụ như là đâm tàu vào ngư dân một hành động rất là man rợ mà cả thế giới người ta lên án.
-TS Trần Đình Bá
TS Phạm Chí Dũng từ TP.HCM nhận định:
“Tôi cũng không hoài nghi là Việt Nam sẽ không kiện Trung Quốc. Tại vì thực sự nhà nước Việt Nam chưa bao giờ quyết tâm kiện Trung Quốc ra tòa và tôi cũng không dám chắc là bộ hồ sơ kiện Trung Quốc như là chỉ đạo của Thủ tướng Nguyễn Tấn Dũng đã được hoàn chỉnh tới đâu. Tôi còn sợ rằng bộ hồ sơ đó gần như chưa được hoàn chỉnh gì cả.”
Sự thống nhất đoàn kết trong Đảng tùy thuộc vào sự thắng thế của khuynh hướng thân Trung Quốc, hay khuynh huớng cải cách tìm đồng minh mới. Nhà báo lão thành Lê Phú Khải từ Hà Nội nhận định:
“Tôi nghĩ rằng ngay cả những người lãnh đạo Việt Nam họ cũng có những giằng xé trong tư duy chứ không phải là không. Nếu tôi là lãnh đạo tôi cũng thế và người Việt Nam nào cũng thế thôi là có cái giằng xé. Vấn đề là có vượt qua hay không thì đó là vấn đề rất là lớn. Có vượt được qua cái lợi ích của tập đoàn, đặt lợi ích của tổ quốc lên trên, có vượt qua được hay không là vấn đề khó. Như ông Gorbachev khi rời chức tổng thống đã nói, tôi có thể làm Sa Hoàng 20 năm nữa, nhưng đó là vô đạo đức cho nên tôi phải cải cách. Ông nhận thức được như thế nên ông ấy cải tổ, đúng là khi cải tổ thì không còn chế độ Xô Viết nữa mà sang một trang sử mới của nước Nga.”
Nhà báo Lê Phú Khải đề ra một lối thoát cho Đảng, ông nhấn mạnh:
“Tôi nghĩ rằng trước tình hình đất nước bây giờ, những người trí thức và nhân dân có suy nghĩ đều mong muốn đảng Cộng sản Việt Nam thay đổi có bước ngoặt trong tư duy để đưa đất nước vượt hiểm nghèo, họ vẫn lãnh đạo vẫn cai trị đất nước. Nhưng mà đất nước chúng ta thoát khỏi sự ràng buộc của Trung Quốc để dần dần chúng ta sẽ dân chủ hóa đất nước thì đó là con đường tốt đẹp nhất, ai cũng mong muốn như thế. Chứ còn để đến đổ vỡ đến đối đầu để thay đổi, nhân dân phải đứng dậy để bảo vệ đất nước thì không ai muốn điều đó xảy ra.”
Đấu tranh nội bộ trong Đảng để tìm sự đồng thuận chung đặc biệt trước Đại hội Đảng khóa XII sắp tới có thể có những ý nghĩa hai mặt. Đồng thuận để cải tổ chính trị, dân chủ hóa mưu tìm đồng minh cho mình, hoặc đồng thuận để bảo vệ sự tồn tại của Đảng và thể chế toàn trị nằm trong vòng ảnh hưởng của Trung Quốc. Nhân dân Việt Nam sẽ sớm được biết những chọn lựa này.

















Ảnh của Ngoc Bui.

HTTP://DANLAMBAOVN.BLOGSPOT.COM/2014/05/HANG-VAN-CONG-NHAN-BINH-DUONG-INH-




Chiến tranh biên giới Việt Trung năm 1979


Battlefield Vietnam - Part 01: Dien Bien Phu The Legacy

SBTN SPECIAL: Phim Tài Liệu TỘI ÁC CỘNG SẢN (P1)

SBTN SPECIAL: Phim Tài Liệu TỘI ÁC CỘNG SẢN (P2)

SBTN SPECIAL: Phim Tài Liệu TỘI ÁC CỘNG SẢN (P3)




__._,_.___

Posted by: hung vu 

No comments:

Post a Comment

Thanks for watching

Popular Posts

Popular Posts