X

Friday, July 11, 2014

Wolfgang Hirn - Hoa Kỳ đối xử như thế nào với Trung Quốc?

 

Wolfgang Hirn - Hoa Kỳ đối xử như thế nào với Trung Quốc?

Thứ Tư, ngày 09 tháng 7 năm 2014

Đảng Cộng Sản Việt Nam đang tan rã (P.3 : Tan rã như thế nào?)




Quan hệ Mỹ-Trung Quốc sẽ có nhiều xung đột hơn, ngay cả khi các bộ trưởng mới của ông John Kerry (Bộ trưởng Bộ Ngoại giao) và Chuck Hagel (Bộ trưởng Bộ Quốc phòng) là bồ câu nhiều hơn là diều hâu. 

Ngày 17 tháng Giêng 2011, Chủ tịch Trung Quốc lúc đó, Hồ Cẩm Đào, đã đáp xuống căn cứ không quân Andrews gần Washington vào buổi chiều. Buổi tối hôm đó – theo nghi thức là sự công nhận cao nhất cho một người khách nhà nước – có buổi ăn tối riêng với tổng thống trong Tòa Nhà Trắng.

Vào ngày hôm sau, 21 phát súng đại bác chào mừng người khách Trung Quốc. Cái ngày có nhiều sự kiện đó chấm dứt với một buổi chiêu đãi có nhiều người nổi tiếng hiện diện, cả từ ngành kinh doanh giải trí nữa. Sau khi ăn tôm hùm và bánh táo, huyền thoại nhạc Jazz Mỹ Herbie Hancock và người chơi dương cầm Trung Quốc Lang Lãng đã biểu diễn.

Hồ Cẩm Đào thăm chính thức Hoa Kỳ

Đó là một cuộc họp thượng đỉnh không có những tiếng nói nghịch tai và đầy sự hài hòa, cái đã diễn ra vào đầu năm 2011 ở Hoa Kỳ. Sau đó, Hồ Cẩm Đào đã nói về một tình thế hai bên cùng có lợi. Các vị khách Trung Quốc thích coi trọng địa vị đã hài lòng, vì họ đã được tiếp đón với những nghi thức danh dự cao nhất, và tổng thống hai cường quốc có thể nói là đã gặp nhau ngang tầm. Chủ nhà Mỹ vui mừng vì hợp đồng xuất khẩu có giá trị $45 tỉ đã được ký kết.

Tất nhiên là có ích và cần thiết, việc người Trung Quốc và người Mỹ đàm thoại với nhau – nhất là trên bình diện cao nhất. Nhưng họ có nói cùng tiếng nói không? Họ có hiểu nhau không? Ở đây thì sự nghi ngờ là thích đáng. “Vấn đề chính trong quan hệ giữa hai nước là sự nghi ngờ lẫn nhau”, Paul Gewitz, giám đốc của China Law Center ở Đại học Yale.

Nó là một sự ngờ vực đã đi kèm theo quan hệ của hai quốc gia từ 1949, với cường độ khác nhau. Quan hệ giữa hai nước luôn dao động rất lớn. Nó luôn phụ thuộc vào thời tiết chính trị thế giới đang thống trị. Trong quyển A Contest for Supremacy của ông, giáo sư Princeton Aaron Friedberg đã chia các quan hệ của hai cường quốc ra thành ba thời kỳ – mỗi thời kỳ bao gồm 20 năm. Ngay sau khi Cộng hòa Nhân dân Trung Hoa được thành lập năm 1949, người Mỹ đã bắt đầu cô lập và làm mất ổn định Trung Quốc cộng sản. Đó là thời cao trào chống cộng sản ở Hoa Kỳ. Trung Quốc cố gắng xuất khẩu cuộc cách mạng của mình ra thế giới thứ ba. Hoa Kỳ muốn ngăn chận điều đó.

Giai đoạn ngăn chận Trung Quốc đầu tiên này kéo dài cho tới 1969. Chậm nhất là cho tới lúc đó, người Mỹ nhận ra rằng kẻ thù không phải ngồi ở Bắc Kinh, mà là ở Moscow. 

Trung Quốc đã lộ ra rằng mình là một con cọp giấy, nước Nga ngược lại – ít nhất thì người ta đã tin là như vậy vào thời đó – là một con gấu hung hãn. Vì lúc đó Liên bang Xô viết và nước Cộng hòa Nhân dân Trung Quốc đang đi trên những con dường khác nhau để tiến lên thiên đàng cộng sản, và vì vậy mà tranh cãi với nhau, nên người Mỹ cư xử theo khẩu hiệu “kẻ thù của kẻ thù mà bạn của tôi” và đã tiến gần tới Trung Quốc dưới thời tổng thống Nixon lúc đó. Liên minh Trung Quốc – Hoa Kỳ này kéo dài đúng hai mươi năm – cho tới khi cuộc Chiến tranh Lạnh chấm dứt năm 1989. Rồi Liên bang Xô viết sụp đổ. Mặt trận hệ tư tưởng – ở đây là thế giới tự do, ở đó là thế giới cộng sản – thuộc về quá khứ. Vì vậy mà Hoa Kỳ không còn cần Trung Quốc như là đồng minh trong cuộc chinh chiến chống vương quốc Xô viết xấu xa nữa.

Sau 1989, một thời kỳ rất mâu thuẫn của quan hệ Mỹ-Trung bắt đầu, cái mà nhiều nhà quan sát Hoa Kỳ mô tả với từ congagement. Từ mới này là một sự lai ghép từ containment und engagement, tức là ngăn chận và ràng buộc.

Mâu thuẫn này là hậu quả từ sự lưỡng lự của giới lãnh đạo Mỹ trong việc họ cần phải đối xử như thế nào với Trung Quốc ngày một mạnh lên. Trung Quốc đối với họ không phải là bạn mà cũng không phải là thù. Và Trung Quốc đối với Hoa Kỳ đồng thời là đối tác, nhưng cũng là kình địch. Dù là Bill Clinton, George W. Bush hay Barack Obama – tất cả ba tổng thống Hoa Kỳ đều không có đường lối rõ ràng trong chính sách Trung Quốc của họ. Clinton và Bush, vào đầu nhiệm kỳ của họ, đã nện vào Trung Quốc, để rồi trong những năm sau đó càng lúc càng thân thiện hơn. Ở Obama thì ngược lại. Vào đầu nhiệm kỳ đầu tiên của mình, ông đã cố gắng đi theo một đường hướng ôm ấp với Bắc Kinh (cái tuy vậy đã không nhận được nhiều tình yêu thương đáp trả từ ở đó), để rồi quay sang một đường lối cứng rắn hơn với Trung Quốc.

Quan hệ Mỹ-Trung Quốc sẽ có nhiều xung đột hơn, ngay cả khi các bộ trưởng mới của ông John Kerry (Bộ trưởng Bộ Ngoại giao) và Chuck Hagel (Bộ trưởng Bộ Quốc phòng) là bồ câu nhiều hơn là diều hâu. Vì Obama muốn mở rộng hoạt động của người Mỹ ở khu vực Thái Bình Dương. Ông đã tuyên bố điều đó vào cuối nhiệm kỳ đầu của ông. Bây giờ thì ông muốn để cho hành động đi theo lời nói trong nhiệm kỳ thứ hai của chính phủ ông.


Trung Cộng nghĩ rằng họ có thể đánh bại Hoa Hỳ trong trận chiến. Nhưng họ bỏ sót một yếu tố quyết định


David Axe, Chiến Tranh thật là chán ngấy. 7/07/2014 Nguyễn Hùng (Danlambao)chuyển ngữ

Trước tiên là tin xấu. Cộng hòa Nhân dân Trung Hoa (Trung Cộng) bây giờ tin rằng họ có thể ngăn chặn thành công Hoa Kỳ can thiệp trong trường hợp một cuộc xâm lược Đài Loan của Trung Quốc, hoặc một số cuộc tấn công quân sự khác của Bắc Kinh. 

Bây giờ là tin tốt. Trung Cộng sai - và vì một lý do chính. Họ dường như không quan tâm đến sức mạnh quyết định của tàu ngầm hạt nhân của Mỹ.

Hơn nữa, vì lý do kinh tế và nhân chủng học Bắc Kinh có một cửa sổ lịch sử hẹp, trong đó là việc sử dụng quân sự để thay đổi cơ cấu quyền lực của thế giới. Nếu Trung Cộng không có một động thái quân sự lớn trong vài thập niên tới, họ có thể sẽ không bao giờ thực hiện được ý đồ. 

Tàu ngầm của Hải quân Mỹ - lực lương chính yếu bảo vệ trong im lặng của trật tự thế giới hiện tại - phải đứng ra tuyến đầu chống lại Trung Quốc thêm 20 năm nữa. Sau đó, Mỹ sẽ có thể tuyên bố một sự chiến thắng thầm lặng trong cuộc chiến tranh lạnh ngày càng lạnh với Trung Quốc. 

Xin chia buồn cùng Trung Cộng. Mỹ vẫn đang ở thế thượng phong.

Làm thế nào Trung Cộng thắng 

Tin xấu đến từ ông Lee Fuell, từ Trung tâm Tình báo Không gian Quốc gia Không quân Hoa Kỳ, trong buổi điều trần của ông Fuell trước Ủy ban Kinh tế và An ninh ở Washington DC, về quan hệ Mỹ-Trung vào ngày 30/01/2014. 

Trong nhiều năm, các nhà lập kế hoạch quân sự của Trung Cộng cho rằng bất kỳ cuộc tấn công của Quân đội Trung Cộng vào Đài Loan hoặc một hòn đảo tranh chấp sẽ phải bắt đầu với một đánh theo phương cách trận đánh Trân Châu Cảng - tấn công bằng tên lửa trước tiên của Trung Quốc chống lại lực lượng Mỹ tại Nhật Bản và Guam. Quân đội Trung cộng đã rất sợ sự can thiệp áp đảo của Mỹ mà họ thực sự tin rằng họ không thể giành chiến thắng trừ khi người Mỹ được loại khỏi chiến trường trước khi chiến dịch chính bắt đầu. 

Một cuộc tấn công phủ đầu không cần phải nói là một đề nghị rất nguy hiểm. Nếu thực hiện được, quân đội Trung Cộng may ra chỉ có thể bảo đảm có đủ không gian và thời gian để đánh bại đội quân bảo vệ, chiếm đóng lãnh thổ, và đặt họ vào vị thế thuận lợi trong việc giải quyết sau chiến tranh. 

Nhưng nếu Trung Cộng thất bại trong việc vô hiệu hóa lực lượng Mỹ với một cuộc tấn công bất ngờ, Bắc Kinh có thể tìm thấy chính họ sẽ chiến đấu một cuộc chiến tranh toàn diện trên ít nhất hai mặt trận: chống lại các quốc gia bị xâm lược cộng với sự huy động toàn bộ sức mạnh to lớn của lực lượng Thái Bình Dương Hoa Kỳ, và có thể cả việc hậu thuẫn mạnh mẽ của những nước còn lại của thế giới. 

Đó là chuyện của những thập niên năm trước. Nhưng sau hai thập niên liên tục hiện đại hóa quân sự, quân đội Trung Cộng đã cơ bản thay đổi chiến lược của mình chỉ trong năm qua. Theo ông Fuell, những bài viết gần đây của các sĩ quan Trung Cộng nêu ra "một sự tự tin ngày càng tăng trong QĐTC rằng họ có thể chống lại dễ dàng hơn sự tham gia của Hoa Kỳ vào cuộc chiến." 

Cuộc tấn công phủ đầu thì khỏi bàn - và cùng với nó là nguy cơ một pha phản công toàn diện của Mỹ. Thay vào đó, Bắc Kinh tin rằng họ có thể tấn công Đài Loan hoặc nước láng giềng khác (ý nói đến Việt Nam) cùng ngăn chặn sự can thiệp của Mỹ không cần đổ máu. Họ sẽ làm như vậy bằng cách triển khai lực lượng quân sự mạnh áp đảo - tên lửa đạn đạo, tàu sân bay, chiến đấu cơ, và như thế - để Washington không dám tham gia. 

Cú đánh - nhằm răn đe Mỹ có thể thay đổi thế giới. "Hành động rút lại cam kết của Hoa Kỳ bảo vệ Đài Loan, Nhật Bản, Philippines sẽ tương đương với việc nhượng Đông Á để Trung Cộng thống trị", Roger Cliff, một nhà nghiên cứu tại Hội đồng Đại Tây Dương, cũng cho biết tại buổi điều trần trước Ủy ban Kinh tế và An ninh vào ngày 30/01/2014

Tệ hơn nữa, trật tự kinh tế tự do của thế giới - và thực sự, toàn bộ khái niệm về dân chủ - có thể bị tác hại không thể khắc phục được. "Hoa Kỳ có cả đạo đức và lợi ích quan trọng trong một thế giới mà các quốc gia dân chủ có thể tồn tại và phát triển", ông Cliff khẳng định. 

May mắn thay cho thế giới tự do, cho đến nay nước Mỹ có một lực lượng tàu ngầm mạnh nhất thế giới - một tư thế sẵn sàng để nhanh chóng đánh chìm bất kỳ hạm đội Trung Cộng. Trong tuyên bố của Trung cộng sẵn sàng cầm chân quân đội Mỹ, quân đội Trung Cộng dường như đã bỏ qua lợi thế rất lớn dưới đáy biển của Washington.


Im lặng phục vụ 

Không ngạc nhiên khi Bắc Kinh không quan tâm đến lực lượng tàu ngầm của Mỹ. Hầu hết người Mỹ xem không ra gì về hạm đội tàu ngầm của nước mình - và đó không phải hoàn toàn do lỗi của chính họ. Lực lượng tàu ngẩm của Hải quân Mỹ làm hết sức mình né tránh giới truyền thông để giữ bí mật tối đa về khả năng chiến đấu và tàng hình của chúng. "Các tàu ngầm di chuyển vô hình trên các vùng biển đại dương của thế giới" Hải quân Mỹ tuyên bố trên Website của mình. 

Không nhìn thấy và không nghe được. Đó là lý do mà lực lượng tàu ngầm mang danh hiệu là"Im lặng phục vụ." 

Hải quân có 74 tàu ngầm, 60 trong số đó là tàu ngầm tấn công tên lửa hay tàu ngầm tối ưu hóa cho việc tìm kiếm và đánh chìm tàu khác hoặc phá hủy mục tiêu trên đất liền. Số còn lại là các tàu ngầm tên lửa đạn đạo mang tên lửa hạt nhân và sẽ không thường xuyên tham gia vào các chiến dịch quân sự chưa phải là của một thế chiến nguyên tử thứ III. 

Có ba mươi ba chiến hạm tấn công và tên lửa thuộc Hạm đội Thái Bình Dương, với căn cứ chính tại tiểu bang Washington, California, Hawaii và Guam. Các tàu ngầm nguyên tử thuộc Hạm đội Thái Bình Dương được triển khai công tác kéo dài 6 tháng hoặc dài hơn trong mỗi chu kỳ một năm hay một năm rưỡi, thường xuyên dừng chân tại Nhật Bản và Hàn Quốc và đôi khi thậm chí mạo hiểm dưới lớp băng Bắc Cực. 

Theo Đô đốc Cecil Haney, cựu chỉ huy của Hạm đội tàu ngầm Thái Bình Dương, vào bất kỳ một ngày nào đầu có 17 tàu ngầm đang làm nhiệm vụ và 8 được "chuyển tiếp-triển khai," có nghĩa là họ đang hiện diện và hoạt động trong vùng có tiềm năng chiến tranh. Đối với Hạm đội Thái Bình Dương, có nghĩa là chúng chắc chắn đang có mặt trong vùng biển gần Trung Quốc. 

Mỹ có một số loại tàu ngầm. Rất nhiều tàu ngầm tấn công lớp Los Angeles - là thành viên tích cực trong thời kỷ Chiến tranh Lạnh - đang được thay thế dần bằng loại tàu ngầm lớp mới được cải thiện khả năng tàng hình và hệ thống cảm biến. Các tàu ngầm bí mật Seawolfs, số lượng chỉ có ba - tất cả đang công tác tại vùng biển Thái Bình Dương - là loại tàu ngầm lớn, chạy nhanh, và trang bị nhiều vũ khí hơn các loại tàu ngầm khác. Các tàu ngầm tên lửa lớp Ohio là tàu ngầm tên lửa đạn đạo trước đây, nay được trang bị 154 tên lửa hành trình. 

Nói chung, Tàu ngầm Mỹ thì lớn hơn, nhanh hơn, yên tĩnh hơn, và mạnh mẽ hơn so với tàu ngầm của tất cả các nước khác trên thế giới. Và Mỹ có nhiều tàu ngầm hơn. Anh đang xây dựng chỉ 7 tàu tấn công Astute mới. Nga đặt mục tiêu duy trì khoảng 12 tàu ngầm tấn công hiện đại. Trung Cộng đang gặp khó khăn để triển khai một vài tàu hạt nhân thô sơ của họ. 

Có thể ẩn nấp âm thầm dưới những làn sóng và tấn công bất ngờ với ngư lôi và tên lửa, tàu ngầm có hiệu lực thi hành chiến thuật và chiến lược rất không cân xứng với số lượng khá nhỏ của họ. Trong cuộc chiến tranh Falklands năm 1982, tàu ngầm Conqueror của Anh đã phóng ngư lôi đành chìm tàu tuần dương Argentina General Belgrano, giết chết 323 người. Việc đánh chìm này làm cho số tàu còn lại của Hạm đội Argentina buộc phải đậu tại căn cứ trong suốt thời gian của cuộc xung đột. 

Tám chiếc tàu ngầm của Mỹ luôn thay phiên hiện diện chắn giữ trong hoặc gần vùng biển Trung Quốc có thể được xem tương đương như là phá hỏng kế hoạch quân sự của Trung Quốc, đặc biệt với kỹ năng chống tàu ngầm rất hạn chế của quân đội Trung Cộng. "Mặc dù Trung Cộng có thể kiểm soát bề mặt của vùng biển xung quanh Đài Loan, khả năng tìm kiếm và đánh chìm tàu ngầm Mỹ sẽ là rất hạn chế trong tương lai gần", ông Cliff nói. "Những tàu ngầm của Mỹ có khả năng sẽ có thể đánh chặn và chìm tàu đổ bộ Trung Công khi chúng chạy về hướng Đài Loan." 

Vì vậy, gần như là không có gì cần quan tâm khi một nhân vật trong quân đội Trung cộng được hiên đại hóa nghĩ rằng họ có các phương tiện để chống lại Mỹ trên biển, trên đất liền, và trong không trung. Nếu họ không thể di chuyển an toàn một hạm đội tàu chiến như một phần của tham vọng xâm lược lãnh thổ của họ, họ không thể đạt được mục tiêu chiến lược của họ - đánh chiếm Đài Loan và một số đảo hoặc tuyên bố chủ quyền biển đảo của một quốc gia láng giềng (ý nói Việt Nam)- thông qua phương cách chiến tranh công khai. 

Washington nên ghi nhận thực tế này cho chiến lược của mình. Hoa Kỳ đã đạt được phần lớn về trật tự thế giới trong việc đấu tranh của họ trong thế kỷ qua, Mỹ chỉ cần giữ gìn và bảo vệ trật tự này. Nói cách khác, Mỹ ở thế thượng phong về mặt chiến lược đối với Trung Cộng, đo đó Trung Cộng phải tấn công và thay đổi thế giới để có được những gì họ muốn. 

Về mặt thực tế quân sự, có nghĩa là Lầu Năm Góc ít nhiều có thể bỏ qua hầu hết các khả năng quân sự của Trung Cộng, bao gồm cả những cái gọi là sức mạnh của quân đội Trung Cộng xem ra có thể đe dọa lợi thế của Mỹ trong vấn đề vũ khí hạt nhân, chiến tranh trên không trung, hoạt động cơ giới trên mặt đất, và hoạt động hải quân trên biển. 

"Chúng tôi sẽ không xâm lược Trung Cộng, vì vậy không cần đến lực lượng bộ binh," ông Wayne Hughes, một giáo sư tại Trường Hải quân Cấp cao Mỹ, nêu ra. "Chúng ta sẽ không tiến hành một cuộc tấn công hạt nhân đầu tiên. Chúng ta không nên áp dụng một kế hoạch chiến tranh không-hải chiến với đất liền, bởi vì đó là một cách chắc chắn sẽ gây ra chiến tranh thế giới IV."

Thay vào đó, Mỹ phải ngăn chặn sư di chuyển tự do của Trung Quốc gần vùng biển của họ."Chúng tôi chỉ cần có đủ phương tiện để đe dọa một cuộc chiến tranh trên biển", ông Hughes. Theo ông, một hạm đội tối ưu hóa cho việc chống lại Trung Quốc sẽ có một số lượng lớn các tàu chiến nhỏ cho việc thực hiện phong tỏa thương mại. Nhưng các cuộc chiến đấu chính sẽ do lực lượng tàu ngầm đảm trách, "đe dọa phá hủy tất cả các tàu chiến Trung cộng và tàu thương mại trong vùng biển Trung Quốc."

Ước tính rằng trong thời kỳ chiến tranh, mỗi tàu ngầm Mỹ sẽ có thể phóng"một vài trái ngư lôi" trước khi cần phải " rút để tự bảo vệ." Nhưng giả sử 8 tàu ngầm mỗi chiếc phóng được ba ngư lôi, và chỉ một nửa những ngư lôi bắn trúng mục tiêu, tàu chiến của Mỹ có thể phá hủy tất cả các tàu đổ bộ lớn của Trung Quốc - và việc này sẽ kéo theo sự triệt hại khả năng của Bắc Kinh xâm lược Đài Loan hoặc chiếm đóng một hòn đảo đang tranh chấp.


Chờ đợi sự suy thoái của Trung Cộng 

Nếu tàu ngầm Mỹ có thể giữ thế thượng phong thêm 20 năm nữa, Trung Quốc có thể thành “người lớn” so với hiện tại, có tư thế mạnh mà không bao giờ có ý đồ tấn công xâm chiếm bất cứ nước nào. Đó là vì xu hướng kinh tế và nhân chủng ở Trung Quốc sẽ nhanh chóng hướng tới một dân số già đi, mức tăng trưởng kinh tế ổn định, và có ít nguồn lực có sẵn cho hiện đại hóa quân sự. 

Để công bằng, hầu hết các nước phát triển cũng đang trải qua quá trình lão hóa này, làm chậm lại ý đồ dùng bạo lực và tăng quan niệm sống chung hòa bình an lạc. Nhưng xu hướng này của Trung Quốc được thúc đẩy nhanh hơn do việc giảm đặc biệt nhanh tỷ lệ sinh đẻ bắt nguồn từ chính sách một con của đảng Cộng sản Tàu. 

Một yếu tố khác là tốc độ gia tăng bất thường mà nền kinh tế Trung cộng đã mở rộng tiềm năng thực sự của nước này, nhờ vào sự đầu tư tập trung có thể được thực hiện bởi một chính phủ độc tài... và cũng nhờ việc bỏ qua hoàn toàn của chính phủ đối với môi trường tự nhiên và cho quyền lợi hàng ngày của người dân Trung Cộng. 

"Mô hình kinh tế đưa Trung Cộng qua ba thập kỷ tăng trưởng nhanh chóng có vẻ xuất hiện sự không bền vững", ông Andrew Erickson, một nhà phân tích Naval War College, nói với Ủy ban Kinh tế và An ninh Mỹ-Trung. 

Những gì ông Erickson mô tả gọi là "bị dồn nén tiềm năng quốc gia" của Trung Quốc có thể sẽ bắt đầu hết hiệu lực vào đầu năm 2030, theo đó thời điểm "Trung Quốc sẽ có tỷ lệ của người trên 65 tuổi trên cả nước vượt cao nhất thế giới", ông dự đoán. "Một xã hội lão hóa với kỳ vọng tăng, gánh nặng với tỷ lệ bệnh mãn tính trầm trọng thêm và đó lối sống ít vận động, có thể sẽ chuyển hướng chi tiêu của cả hai hướng phát triển quân sự và tăng trưởng kinh tế để duy trì chúng." 

Các nhà lãnh đạo chính trị và quân sự của Mỹ đã khôn ngoan thực hiện các khoản đầu tư cần thiết để duy trì sức mạnh dưới mặt nước của Hoa Kỳ trong thời gian dài. Sau một đợt giảm đáng lo ngại trong việc sản xuất tàu ngầm, bắt đầu từ năm 2012, Lầu Năm Góc yêu cầu - và Quốc hội tài trợ - việc mua sắm hai chiếc tàu ngầm lớp Virginia mỗi năm trị giá khoảng 2,5 Tỷ USD mỗi chiếc, một số lượng đủ để duy trì hạm đội tàu ngầm hạt nhân lớn nhất thế giới vô thời hạn. 

Lầu Năm Góc cũng đang cải thiện thiết kế tàu ngầm lớp Virginia, thêm khà nặng phóng máy bay không người lái, thêm khả năng chứa nhiều tên lửa hơn, và khả năng có thêm tên lửa chống tàu loại mới. 

Với chổ đứng của Trung cộng trên thế giới, xu hướng quốc gia cơ bản và lợi thế mủi nhọn của Mỹ chỉ trong khía cạnh của sức mạnh quân sự thực sự đặc biệt gây tổn hại cho các kế hoạch bành trướng của Trung Cộng. Có vẻ sự lạc quan của các sĩ quan quân đội Trung Cộng là hoang tưởng khi cho rằng họ có thể khởi động một cuộc tấn công vào nước láng giềng của Trung Quốc mà không cần tiêu diệt trước lực lượng quân đội Mỹ. 

Không chỉ là một cuộc tấn công phủ đầu sẽ làm khác đi thế trận, vì chỉ các lực lượng Mỹ là lực lương duy nhất thực sự thực hiện được hành động kềm chế Trung Cộng, mà còn là lực lượng mà Trung Cộng không thể tiếp cận được.

Bởi vì chúng ở sau dưới lòng biển.


Ngày 11/07/2014

Bài viết tiếng Anh:
China thinks it can defeat America in battle 
But it overlooks one decisive factor 
By David Axe, War is Boring | July 7, 2014

Chuyển ngữ:




Ngô Nhân Dụng - Trung Cộng đối đầu với Nhật Bản

Thứ Năm, ngày 10 tháng 7 năm 2014


Ông Shinzo Abe đi thăm Canberra. Hai vị thủ tướng Nhật và Australia (Úc Châu) nói hai nước không liên minh để chống Trung Quốc. Trước đó, ông Tập Cận Bình sang Seoul gặp bà Park Geun-hye, tổng thống Nam Hàn. Cả hai đều nói lên nỗi lo ngại khi chính phủ Nhật giải thích bản “hiến pháp hòa bình” theo cách mới để tăng cường quân lực và sẵn sàng tham chiến, không phải chỉ để tự vệ mà cả khi cần hỗ trợ các đồng minh.

Chính phủ Úc trù tính mua tầu ngầm Soryu của Nhật, loại tầu ngầm sẽ khiến Trung Cộng phải hết sức dè dặt nếu muốn gây chiến với Nhật Bản. Soryu là thứ tầu ngầm lớn nhất và trang bị kỹ thuật mới có khả năng lặn chìm dưới đáy biển suốt hai tuần liền. Chính phủ Obama đã gia tăng số thủy quân lục chiến Mỹ đóng ở Úc lên 2,500 người. Nhật Bản cũng là nơi gần 50,000 quân Mỹ đồn trú trong nhiều căn cứ quân sự, được Mỹ bảo vệ bằng liên minh quân sự, và trao đổi kỹ thuật quân sự thường xuyên với Mỹ. Bộ tư lệnh Hạm Ðội Bảy của Mỹ cũng đặt tại Nhật Bản. Nhật Bản và Úc đang tiến tới một thỏa ước mậu dịch tự do; hiện nay Nhật là nước mua bán với Úc nhiều thứ nhì, sau Trung Quốc. Hai phần ba số quặng than và sắt Nhật nhập cảng là mua từ nước Úc.

Trong lúc ông Abe đang ở Úc, Thủ Tướng Trung Cộng Lý Khắc Cường tiếp đón bà Angela Merkel, thủ tướng Ðức, đã nhân cơ hội tố cáo các tội ác của quân đội Nhật trong thời Ðại Chiến Thứ Hai, hai nước Nhật, Ðức đã liên minh trong cuộc chiến đó.

Hàn Quốc và Trung Quốc đều đã bị quân Nhật chiếm đóng từ trước Ðại Chiến Thứ Hai; và cả hai đều còn đang tranh chấp với Nhật Bản về chủ quyền trên một số hòn đảo. Hiện có hơn 28,000 quân Mỹ còn đóng ở Nam Hàn, sau khi đẩy lui hàng triệu quân Trung Cộng trong cuộc chiến Nam Bắc Cao Ly năm 1950. Bà Park Geun-hye nói thông thạo tiếng Trung Hoa và bà đã gặp Tập Cận Bình năm lần, kể từ khi ông nhậm chức, mới gần hai năm trời. Trung Quốc là nơi các công ty Nam Hàn xuất cảng và đầu tư nhiều nhất. Ðiện thoại di động của Samsung bán chạy nhất ở nước Tàu. Dân Trung Hoa lục địa cũng mê phim bộ Hàn Quốc, mà ông Vương Kỳ San, người đứng đầu ủy ban chống tham nhũng ở Bắc Kinh rất hoan nghênh, vì luân lý trong phim bộ chính là nền đạo lý cổ truyền của các nước Á Ðông.

Tập Cận Bình kêu gọi các nước xây dựng một “cấu trúc hợp tác an ninh mới trong Á Châu và Thái Bình Dương.” Nhưng Trung Cộng hiện nay không có một đồng minh quân sự nào trong vùng, trừ Bắc Hàn, mà ông Tập sẽ đi thăm sau khi thăm Nam Hàn. Bản thông cáo chung ở Seoul kêu gọi chống võ khí nguyên tử, nhưng không nói đến tên Bắc Hàn!

Thế cờ trong vùng Á Ðông đang thay đổi, với những chuyển động mạnh kể từ sau cuộc Ðại Chiến Thứ Hai và sau khi chấm dứt Chiến Tranh Lạnh. Có những quốc gia thù nghịch (Úc, Nhật hoặc Nam Hàn, Trung Cộng) nay lại hợp tác. Nhật Bản và Nam Hàn vừa cộng tác, vừa đối đầu. Mỹ, Nhật từng là kẻ thù, nay là đồng minh. Mối thù cũ giữa Nhật Bản và Trung Quốc vẫn được chính quyền Trung Cộng dùng để khích động dân chúng, để họ lãng quên ách cai trị độc tài đầy tham nhũng.

Bản Hiến Pháp năm 1947 do quân đội Mỹ soạn trong thời gian chiếm đóng đã lỗi thời. Sau khi ông Abe xác định muốn nước Nhật trở lại vai trò “một quốc gia bình thường,” chính phủ Mỹ cũng ủng hộ lối giải thích mới của ông. Chỉ có một nửa dân chúng Nhật hoàn toàn ủng hộ chính sách quân sự mới của ông Shinzo Abe. Sống trong chế độ dân chủ tự do, cho nên nhiều người Nhật đã biểu tình phản đối, một người đàn ông đã tự thiêu ở nhà ga xe lửa Shinjuku, Tokyo.

Nước Nhật sẽ tái võ trang, lập lại quân đội chính quy, không thể nào tránh được. Một quốc gia với nền kinh tế lớn hàng thứ nhì, rồi thứ ba trên thế giới không thể nào “tự cung,” không lập quân đội và từ bỏ quyền dùng vũ lực bên ngoài lãnh thổ của mình. Trung Cộng đang hô hoán về mối đe dọa quân phiệt Nhật tái xuất hiện. Nhưng chúng ta biết dân Nhật đã nếm mùi dân chủ tự do từ hơn nửa thế kỷ qua, khó lòng chấp nhận một chính quyền quân phiệt.

Chính sách nước Nhật thay đổi chính vì mối đe dọa bành trướng của Trung Cộng, đặc biệt là tham vọng kiểm soát vùng Ðông Nam Á. Ông Shinzo Abe đã so sánh hành động của Trung Cộng trong Biển Ðông nước ta với tham vọng của các đế quốc Ðức và Áo muốn kiểm soát bán đảo Balkan đầu thế kỷ 20, đầu mối gây ra cuộc Ðại Chiến Thứ Nhất, xảy ra trước đây đúng 100 năm. So với Trung Cộng thì hiện nay quân đội Nhật Bản thua về số lượng, nhưng vượt hơn rất xa về phẩm chất. Ngân sách quốc phòng của Trung Cộng lên tới 188 tỷ đô la trong lúc nước Nhật chi 49 tỷ (Mỹ chi 640 tỷ, sau khi đã cắt giảm). Quân đội Trung Cộng có 2 tỷ 3 sĩ tốt dưới cờ, còn “quân tự vệ” Nhật Bản chỉ có 58,000 người.

Nhưng thực ra, ngay trong tình trạng chỉ có “quân tự vệ” theo bản Hiến Pháp hòa bình đòi hỏi, lực lượng quân sự Nhật cũng đủ sức đương đầu với quân Trung Cộng, không cần Mỹ can thiệp, hỗ trợ. Hầu hết các vũ khí quân Trung Quốc đang dùng đều cũ kỹ, vì nền kinh tế và công nghiệp suy sụp trong những năm Mao Trạch Ðông còn sống. Trong số gần 8,000 xe thiết giáp, chỉ có 450 chiếc thuộc thế hệ mới sản xuất. Phần lớn máy bay chiến đấu là di sản thời 1970, nhập cảng máy bay Nga Xô Viết. Hàng không mẫu hạm Liêu Ninh mua lại của Ukraine, do Nga Xô chế tạo thời 1980, chỉ dám hoạt động ở vùng ven biển Trung Quốc; không đủ sức phóng những máy bay đường xa. Chỉ có một nửa số tàu ngầm của Trung Cộng được chế tạo trong 20 năm gần đây.

Trong khi đó, Nhật Bản vẫn tiếp tục mua vũ khí, phi cơ của Mỹ từ mấy chục năm qua; cho nên hải quân và không lực Nhật mạnh hơn Trung Cộng. Trong ba năm nữa, Nhật sẽ nhận được những máy bay F-35 mới, chỉ bán cho các nước đồng minh thân nhất. Tạp chí Hoàn Cầu Thời Báo của Bắc Kinh tiết lộ rằng máy bay F-35 có thể bắn hạ những hỏa tiễn do hàng không mẫu hạm Liêu Ninh phóng lên, từ khoảng cách an toàn xa 290 cây số. Những máy bay J-15 tối tân nhất của Trung Cộng có thể bị bắn trước khi biết sắp gặp F-35 của quân địch. Hệ thống phòng thủ trên đất liền của Nhật được trang bị với các hỏa tiễn Mỹ có thể hạ các hỏa tiễn địch bắn bên trong hay bên trên bầu khí quyển.

Trong lúc ở Canberra, ông Abe phân trần rằng nước Nhật không có ý gây chiến với ai mà chỉ muốn “xây dựng một trật tự thế giới dựa trên tinh thần thượng tôn luật pháp.” Ðó cũng là điều ước ao của mọi người dân trong vùng Ðông Á. Người dân ở xã hội nào cũng muốn được bảo đảm an toàn bằng luật pháp minh bạch, công khai. Trong bang giao, các chính phủ cũng phải tôn trọng luật lệ quốc tế. Hành động của chính quyền Cộng sản Trung Quốc hiện nay trong vùng Biển Ðông hoàn toàn bất chấp luật pháp của loài người. Ðó là điều khiến tất cả các quốc gia khác đều lo ngại. Khi nào người dân Trung Hoa được sống trong một thể chế dân chủ tự do thì họa may họ mới có thể bầu lên một chính quyền biết tôn trọng luật pháp thế giới.

Chúng ta đã thấy người Trung Hoa sống ở Ðài Loan đã thực hiện được công cuộc dân chủ hóa từ ba chục năm qua. Dân Hồng Kông cũng mới biểu lộ khát vọng dân chủ trong tuần qua. Từ năm 1997, mảnh đất này được trao trả lại cho Trung Quốc, chính phủ Anh đã đòi Bắc Kinh không được áp dụng ở đó thể chế cai trị như trong lục địa, nhờ vậy dân Hương Cảng vẫn được hưởng nhiều quyền tự do như còn sống dưới chế độ thuộc địa Anh. Trong tuần qua, dân Hồng Kông đã đi bỏ phiếu trong một cuộc trưng cầu dân ý, và 87% cử tri đồng ý các cuộc bàu cử trong tương lai phải theo đúng các thủ tục dân chủ tự do quốc tế.

Chúng ta có thể tin rằng sớm hay muộn người dân Trung Hoa trong lục địa cũng đứng dậy xóa bỏ chế độ độc tài toàn trị của đảng Cộng sản. Trào lưu dân chủ hóa tràn lan khắp miền Á Ðông, có thể sẽ thay đổi cục diện bang giao. Vì các chính quyền do dân chúng bầu lên thường không thể gây chiến tranh phi lý. Dưới chế độ dân chủ chính quyền khó lòng mê hoặc dân bằng những tình tự dân tộc quá khích; mà dân nước nào cũng chỉ muốn được sống hòa bình.



Ảnh của Ngoc Bui.

 




__._,_.___

Posted by: hung vu

No comments:

Post a Comment

Thanks for watching

Popular Posts

Popular Posts