Đối thoại chiến lược : Mỹ-Trung
kêu gọi san bằng các bất đồng
Chui đầu vào thòng lọng Trung Cộng
https://www.youtube.com/watch?v=fNkhK5Kvy1g
Ngoại trưởng Mỹ John
Kerry gặp Chủ tịch Trung Quốc Tập Cận Bình nhân cuộc Đối thoại chiến lược
Mỹ-Trung - REUTERS /Evan Vucci
Trọng Nghĩa
Cuộc Đối thoại Chiến lược và Kinh tế thường niên Mỹ-Trung đã mở ra
vào hôm nay, 09/07/2014 tại Bắc Kinh ở cấp bộ trưởng. Sự kiện nổi bật là lãnh
đạo tối cao của cả hai nước đều đã lên tiếng công nhận các bất đồng tồn tại
trong quan hệ giữa hai cường quốc, nhưng đồng thời kêu gọi tăng cường đối thoại
để san bằng các khác biệt.
Phát biểu ngay tại nơi
mà cố lãnh đạo Trung Quốc Mao Trạch Đông đón tiếp cố Tổng thống Mỹ Richard
Nixon vào năm 1972 mở rộng cửa cho bang giao Mỹ-Trung, Chủ tịch Trung Quốc Tập
Cận Bình đã kêu gọi hai bên giải tỏa các bất đồng đang khuấy động quan hệ song
phương.
Trước một cử tọa trong
đó có Ngoại trưởng Mỹ John Kerry, ông Tập Cận Bình xác định : « Việc Trung Quốc
và Hoa Kỳ có quan điểm khác nhau, và thậm chí có tranh chấp về một số vấn đề
nhất định là điều tự nhiên ». Trong bối cảnh đó, theo Chủ tịch Trung Quốc : «
Vấn đề thông tin liên lạc và hợp tác (Mỹ-Trung) lại càng cần thiết hơn ».
Đối với ông Tập Cận
Bình, quyền lợi giữa các nước hiện đang « gắn bó với nhau hơn bao giờ hết », vì
vậy, các quốc gia Thái Bình Dương cần phải « thoát khỏi khuôn mẫu đã lỗi thời
là tất yếu phải đối đầu với nhau ».
Trong một tuyên bố phát
đi từ Washington trước lúc cuộc Đối thoại Mỹ-Trung mở ra, Tổng thống Mỹ Barack
Obama cũng kêu gọi hai nước « đối mặt một cách thẳng thắn với các bất đồng song
phương » Ông Obama thừa nhận rằng « Hoa Kỳ và Trung Quốc không thể đồng ý với
nhau trên mọi chủ đề ».
Về phần minh, Ngoại
trưởng Mỹ John Kerry, đứng đầu phái đoàn Mỹ cùng với Bộ trưởng Tài chính, Jack
Lew, đã đảm bảo rằng Hoa Kỳ không hề tìm cách « hạn chế sự mở rộng của Trung
Quốc », mà trái lại luôn hoan nghênh « sự vươn lên của một Trung Quốc hòa bình,
ổn định và thịnh vượng. »
Các tuyên bố mang đầy
tính chất ngoại giao trên đây được đưa ra sau khi nhiều quan chức Mỹ đã nêu bật
các vấn đề gây căng thẳng trong quan hệ Mỹ-Trung cần phải giải quyết, từ các vụ
đánh cắp bí mật công nghệ Mỹ của đạo quân tin tặc Trung Quốc cho đến chủ trương
ghìm giá đồng nhân dân tệ của chính quyền Bắc Kinh gây thiệt hại cho Mỹ …
Về vấn đề an ninh khu
vực, trọng tâm được Mỹ nêu bật là các hành vi gây mất ổn định của Trung Quốc
trên Biển Đông và Biển Hoa Đông. Vào hôm qua, một quan chức ngoại giao cao cấp
của Mỹ trong phái đoàn của Ngoại trưởng John Kerry đã không ngần ngại đả kích
các yêu sách chủ quyền quá đáng của Trung Quốc trên Biển Đông được thể hiện
trong tấm bản đồ hình lưỡi bò.
Đối với quan chức xin
giấu tên đó thì việc Bắc Kinh tuyên bố chủ quyền trên gần như toàn bộ Biển Đông
quả là « có vấn đề ».
Trong phát biểu vào hôm
nay 09/07/2014, ông Tập Cận Bình chỉ gián tiếp đề cập đến các tranh chấp chủ
quyền đó, khi nhắc lại rằng Trung Quốc đã cam kết xây dựng « quan hệ hữu nghị
với các nước láng giềng và hơn thế nữa. ».
Mỹ-Trung khẳng định ý
muốn hợp tác
Ngoại trưởng Mỹ John
Kerry gặp Chủ tịch Trung Quốc Tập Cận Bình tại Bắc Kinh, ngày 9/7/2014.
Tin liên hệ
Richard Green
09.07.2014
Các giới chức Hoa Kỳ và
Trung Quốc hôm nay khẳng định ý muốn hợp tác trong lúc bắt đầu cuộc họp hàng
năm kéo dài hai ngày ở Bắc Kinh.
Phát biểu tại lễ khai
mạc hộïi nghị có tên Đối thoại Chiến lược và Kinh tế Mỹ-Trung, Chủ tịch Trung
Quốc Tập Cận Bình nói rằng đối đầu giữa Hoa Kỳ và ta “chắc chắn sẽ là một thảm
họa.”
"Chúng ta nên tôn
trọng lẫn nhau và đối xử với nhau một cách bình đẳng, tôn trọng chủ quyền và sự
toàn vẹn lãnh thổ của nhau và tôn trọng sự lựa chọn của nhau về đường hướng
phát triển. Chúng ta phải tránh áp đặt quan điểm và mô hình của mình lên phía
bên kia."
Ý kiến đó đã được nhắc
lại bởi Ngoại trưởng John Kerry và Bộ trưởng Tài chánh Jack Lew, là hai giới
chức hướng dẫn phái đoàn Hoa Kỳ tham dự hội nghị.
Ngoại trưởng Kerry nói
rằng Hoa Kỳ không hề tìm cách ngăn chận sự trỗi dậy của Trung Quốc, và Washington
hy vọng Trung Quốc sẽ trở thành một nước hòa bình, ổn định, thịnh vượng và đóng
góp cho sự ổn định của khu vực.
"Bất chấp những sự
khác biệt giữa đôi bên, hai nước chúng ta có khả năng tìm ra một lập trường
chung. Đó là nền tảng mà chúng ta dựa vào để xây dựng nhiều thập niên thịnh
vượng cho tương lai và đồng thời cũng để xây dựng những khả năng có được ổn
định và hòa bình."
Những tuyên bố công khai
có tính chất hòa hoãn như vậy là điều thường thấy tại các cuộc họp hàng năm
giữa Hoa Kỳ và Trung Quốc. Nhưng trong các cuộc thảo luận không công khai, cả
đôi bên đều tìm cách ứng phó với những vấn đề có tính chất nhạy cảm và đang gây
ra nhiều thách thức cho các mối quan hệ song phương.
Một lãnh vực gây nhiều
tranh cãi là các vấn đề kinh tế, chẳng hạn như giá trị của đồng tiền của Trung
Quốc và quyền tiếp cận của Mỹ đối với thị trường Trung Quốc.
Những vụ tranh chấp chủ
quyền biển đảo giữa Trung Quốc với các nước láng giềng ở Biển Hoa Ðông và Biển
Ðông có phần chắc cũng là một nguồn gây ra tranh cãi tại hội nghị năm nay.
Nhiều nước Châu Á tố cáo
Trung Quốc ỷ vào sức mạnh quân sự ngày càng tăng để thực hiện những hành vi có
tính chất hung hãn nhằm khẳng định chủ quyền tại các vùng biển đang có tranh
chấp và khai thác tài nguyên thiên nhiên trong khu vực.
Biển Đông : Mỹ tố cáo yêu sách chủ quyền quá đáng của Trung Quốc
Ngoại trưởng Mỹ John Kerry đến Bắc Kinh hôm nay để chuẩn bị cho cuộc Đối thoại Chiến lược và Kinh tế Mỹ-Trung - REUTERS /B. Smialowski
Các đòi hỏi chủ quyền của Bắc Kinh trên gần như toàn bộ Biển Đông "có vấn đề". Một hôm trước lúc mở ra cuộc Đối thoại Chiến lược và Kinh tế thường niên Mỹ-Trung tại Bắc Kinh, một quan chức Mỹ cao cấp đã nhận xét như trên vào hôm nay,
08/07. Vấn đề chính là các hành động của Trung Quốc nhằm áp đặt các yêu sách đã
gây căng thẳng trong vùng.
Trung Quốc hiện cũng tranh chấp chủ quyền quần đảo Senkaku/Điếu Ngư với Nhật Bản, một đồng minh có hiệp định an ninh với Hoa Kỳ và sẽ được Washington bảo vệ nếu bị tấn công. Các quan
chức Mỹ tháp tùng theo Ngoại trưởng Mỹ đã cho biết là Mỹ "hết sức quan ngại" về "sự sẵn sàng của các bên tranh chấp trong việc sử dụng các lực lượng quân sự, bán quân sự, tuần duyên nhằm thúc đẩy các đòi hỏi chủ quyền của mình".
Ngoại trưởng Mỹ John Kerry đã đến Bắc Kinh vào hôm nay
để chuẩn bị cho hai ngày họp với phía Trung Quốc trong khuôn khổ cuộc Đối thoại Chiến lược và Kinh tế Mỹ-Trung lần thứ sáu. Hồ sơ tranh chấp biển đảo giữa Bắc Kinh và các láng
giềng được cho là sẽ chiếm một vị trí quan trọng trong chương trình nghị sự vì đã khuấy động quan hệ giữa hai cường quốc trong thời gian gần đây, bên cạnh hai vấn đề khác là tin tặc và thương mại.
Riêng về Biển Đông, phía Mỹ đặc biệt tố cáo tính chất mập mờ của tấm bản đồ 9 đường gián đoạn mà Bắc Kinh dùng làm cơ sở để đòi thâu tóm gần như toàn bộ Biển Đông, bất chấp tuyên bố chủ quyền của các nước khác, trong đó
có Việt Nam và Philippines. Một quan chức Mỹ trong đoàn của Ngoại trưởng Kerry xác định : "Sự mơ hồ gắn với đường chín đoạn quả là có vấn đề."
Trung Quốc và các láng giềng đã tăng cường công việc tuần tra trên các khu
vực tranh chấp, và gần đây ở Biển Đông giữa Trung Quốc và Việt Nam đã xẩy ra những vụ phun vòi rồng, tàu hai bên đâm vào nhau, ngư dân bị bắt giữ.
Theo quan chức cao cấp Mỹ nói trên tình
hình căng thẳng leo thang "có liên quan đến Mỹ trong tư cách là một cường quốc Thái Bình Dương, là một quốc gia thương mại chủ chốt, một khách tiêu thụ quan trọng của các tuyến đường biển và là người bảo kê lâu dài cho sự ổn định trong khu vực Châu Á-Thái Bình
Dương."
Theo hãng tin Pháp AFP, viên chức cao cấp Mỹ đã xin được giấu tên để có thể nói thẳng thắn về các vấn đề tế nhị. Nhân vật này khẳng định rằng các cuộc nói chuyện với phía Trung Quốc sẽ "rất trực tiếp, thẳng thắn, và xây dựng".
Hoa Kỳ luôn nhấn mạnh rằng họ không bênh bên
nào trong cuộc tranh chấp chủ quyền, nhưng đã tố cáo Bắc Kinh về những hành vi gây mất ổn định và thúc giục Trung Quốc tôn trọng quyền tự do hàng hải trên các tuyến đường thủy quan trọng.
Theo quan chức Mỹ được AFP trích dẫn, Trung Quốc từng tuyên bố là họ quyết tâm dùng các biện pháp ngoại giao và hòa bình
để giải quyết tranh chấp, do đó phía Mỹ sẽ yêu cầu Bắc Kinh tôn trọng các cam kết.
3 triệu đảng viên đảng csvn thua 1 cô
gái ăn sương
Trung Cộng tấn công Việt Nam
__._,_.__
__._,_.___
No comments:
Post a Comment
Thanks for watching